6 Cấu trúc luận văn
2.1.2.1. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Trong mối quan hệ giữa các thành viên gia đình, cha mẹ với con cái là mối quan hệ được quan tâm hàng đầu, nó chính là nền tảng cơ bản xây dựng nhân cách con người. Một gia đình được coi là có văn hóa truyền thống khi “con cái
52
đối với cha mẹ luôn kính trọng, vâng lời, tu dưỡng đạo đức, làm nên sự nghiệp để báo hiếu, đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành. Về phía cha mẹ, phải có trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dưỡng, bao bọc, dạy bảo các con nên người”[24, tr.56]. Từ những nét văn hóa truyền thống ấy, Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng tình cảm giữa cha mẹ và con cái như một sự hội tụ lắng đọng của hơi thở xưa với chút mới mẻ của thời hiện đại. Đó là mối quan hệ có sự tác động và ảnh
hưởng lên nhau, nó mang tính hai chiều trong một chỉnh thể thống nhất. Nhà
văn đã gom nhặt những giá trị đẹp đẽ trong mối quan hệ ấy để tô đậm những nhân cách được nuôi dưỡng, chăm chút từ thuở lọt lòng.
Giống như tiếng nói của Xti- ven- tơn trong Đảo giấu vàng, Nguyễn Ngọc
Thuần đã xây dựng người bố và người mẹ luôn yêu thương và coi trọng con cái của mình. Nhà văn nhắc nhủ người lớn chúng ta phải hiểu biết và tôn trọng các em nhỏ cùng cái thế giới của chúng mới có thể viết hay và giáo dục tốt các em được bởi “Trẻ thơ có một thế giới riêng, thường vượt ra ngoài những tưởng tượng của người lớn, và chính trong thế giới ấy, bản lĩnh làm người của chúng đã hình thành” [25, tr.90].
Trước hết, Nguyễn Ngọc Thuần đã khắc họa đậm nét hình ảnh người bố và người mẹ hạnh phúc tột đỉnh khi đón chờ đứa con chào đời. Thiên thần bé bỏng có mặt ở trên đời chắp cánh những ước mơ cho cả cha và mẹ. Và cũng từ đây, cuộc sống thay đổi, cha mẹ đều dành hết tình yêu thương cho thiên thần
của họ. Trong tập truyện Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ, hình ảnh một ông bố
khi được bế trên tay đứa con cưng mà bấy lâu nay bố ngóng từng giây phút. Niềm vui được thăng hoa, người bố hôn nhẹ vào cái miệng chúm chím đang khóc, nụ cười bố nở như những điều hạnh phúc nhất trần gian và “Bố tôi nói, chưa bao giờ bố thấy tôi xinh đẹp như vậy” [56, tr.12]. Người bố ấy, từ khi “bé con” ra đời, mọi hành động cần đổi thay, ứng xử phải thật nhẹ nhàng. Buổi tối đến, để được ngắm nhìn con yêu đắm mình trong giấc ngủ đẹp như “một cánh đồng” thơ mộng, người bố dù “rất khỏe” và “chạm vào thứ gì cũng kêu rổn rang” đã cố đi thật nhẹ, làm thật khéo. Bố thuộc về đồng rộng, quanh năm nếm vị bùn đất, gánh gồng sương sa và nắng gió. Người bố bán sức khỏe cho nắng
53
mưa để nuôi sống gia đình và nuôi sống tôi “cuộc đời của bố”. Còn mẹ đã khóc, khóc vì được thấy con – một “thiên thần đáng yêu của mẹ” [56, tr.20 ]. Từ giây phút tuyệt vời ấy, mẹ đã nâng niu con, dỗ dành con, từng cái chạm nhẹ êm ái. Mẹ khát khao từng ngày con lớn, những khi con hờn con dỗi “ngoác miệng ra oa oa” mẹ thương đứt ruột. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa tinh khiết, ru con bằng lời trái tim và chăm bẵm con bằng “tâm hồn một người mẹ”. Mẹ ngóng chờ hạnh phúc “từng hạt cơm lùa vào bụng và tôi lớn lên từng ngày” [56, tr.43]. Hình ảnh người mẹ trong Một thiên nằm mộng cũng để lại ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc. Mỗi sáng người mẹ dịu dàng “vuốt sợi mi cong trên mắt của tôi” và gọi “dậy đi chàng thi sĩ” [52, tr.42]. Mẹ không gào thét, cũng chẳng quát tháo, mẹ chỉ gọi với giọng ngọt như mía và như một lập trình có sẵn “Sáng nào mẹ cũng gọi như vậy, đều đều và đúng giờ như trong giọng có một chiếc kim đồng hồ. Nó sẽ reo lên bằng âm thanh “dậy đi chàng thi sĩ”. Nếu em không dậy, nó sẽ reo lần thứ hai” [52, tr.16]. Rồi mỗi đêm, cậu bé mơ mộng ấy thường nghĩ vẩn vơ quá lâu, nghĩ đến quên cả thời gian và thế là lập trình có sẵn trong mẹ lại “reo” lên “Ngủ đi con” và nó hiểu rằng “Mẹ biết em chưa ngủ, hay mẹ đoán chừng! Đêm nào mẹ cũng nhắc như vậy. Em cũng không biết. Em chỉ đoán chừng. Trước khi ngủ mẹ chợt nhớ và thấy cần phải nói một câu. Mẹ luôn là vậy, người mẹ của em” [52, tr.84]. Người mẹ Việt luôn là thế, chỉ có những đứa con mới có thể nói nên sức chịu đựng cũng như tình yêu thương trong những bà mẹ lớn lao đến thế nào “một đứa con chính là một giấc mơ của người mẹ” [52, tr.67]
Đến khi con lớn, con đến trường, trăm ngàn điều con muốn khám phá ở cuộc sống này. Lúc ấy, người bố và người mẹ có trọng trách cao cả đó là dạy cho con những điều hay lẽ phải làm hành trang vững chắc bước vào đời.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được Nguyễn Ngọc Thuần khai thác triệt để bằng hệ thống những bài học về đạo đức làm người và tình yêu cuộc sống. Hình ảnh những ông bố, bà mẹ với những cử chỉ, lời dạy dỗ dịu dàng, thấm đẫm tình yêu thương trìu mến. Bố và mẹ ân cần dạy con yêu những bài học làm người, bài học đạo đức truyền thống và luôn lắng nghe con tâm sự như
54
một người bạn tri kỷ. Con cái tiếp nhận điều đó như những món quà mà cha mẹ ban tặng cho chúng. Chúng gửi lại cha mẹ chúng bằng truyền thống đạo hiếu, bằng trái tim yêu thương tha thiết.
Trước tiên, bố mẹ dạy con về ý nghĩa những điều giản dị trong cuộc sống và cần phải trân trọng những gì thuộc về bản thân, tự hào về những điều ta có. Mọi thứ sinh ra đều mang một giá trị lớn lao, mọi sự tồn tại đều đáng được yêu
thương. Người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ tuy rằng “không bao giờ
đi xa khỏi làng, khỏi cánh đồng”, không được học hành đầy đủ, nhưng những sợi tóc bạc như nhuốm màu cuộc sống từng trải, đủ để cho con những gì con cần. Đứa con buồn vì lũ bạn trên lớp trêu nó có “cái răng bừa cào”, người bố đã ân cần nói rằng “Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn. Đáng lý con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kỳ lạ riêng. Có người có đôi mắt rất kỳ lạ. Có người có một cái mũi rất kỳ lạ. Có người lại là một ngón tay. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh.” [56, tr.19]. Người bố đã dạy đứa con thân yêu của mình mạnh mẽ đối diện với sự thật và nên trân trọng tự hào những gì thuộc về bản thân. Đôi khi sự khác thường sẽ để lại ấn tượng đậm nét nhất trong lòng người khác. Nếu biết biến yếu điểm thành sức mạnh đó mới là điều tuyệt vời nhất thế gian. Bài học đầu tiên ấy đã có hiệu lực ngay khi cậu bé bắt đầu vui với điều bí mật về “chiếc răng khểnh”, cậu bắt đầu thích cười hơn, thích cái hàm răng nhí nhố, thương ngón út “bé nhất” của bàn tay mình,…
Người bố và người mẹ còn nói với con rất nhiều về “món quà yêu thương”. Đó là món quà mà con người trao tặng cho nhau để xâu chuỗi những mảnh vỡ tâm hồn và xoa dịu những niềm đau. Những đứa con phản chiếu lời dạy ấy bằng việc hăng say gói quà mang tặng cho người khác. Món quà không đong đếm bằng giá trị vật chất mà hội tụ tình cảm chân thành. Món quà đi thu mua hết nỗi buồn để ban tặng những niềm vui, hạnh phúc bằng sức mạnh của sự an ủi, vỗ về. Trong cuộc sống, đôi khi món quà chỉ là một nụ cười, một ánh mắt, một cái nắm tay thật chặt…cũng đủ cứu rỗi cả cuộc đời một con người.
55
Trong truyện Trước khi đi học về, hãy để quên một cái gì đó, Nguyễn Ngọc
Thuần đã xây dựng một bài học về niềm yêu thương đồng loại sâu sắc. Khi đứa con băn khoăn về việc ở trong lớp học có điều kì lạ diễn ra đó là “vào mỗi buổi sớm, rất sớm, luôn có một món quà của người lạ mặt trên bàn cô giáo” [56, tr.58 ], món quà bí mật ấy cứ nhân lên, được rải khắp các ngăn bàn của lũ trẻ và trở thành niềm hứng thú, nụ cười vẫy gọi mỗi ngày đến trường. Đứa bé đã mang nỗi băn khoăn ấy đặt lên người bố thân yêu và ông đã nói rằng: “Đó mới là điều bí mật. Trong mỗi bạn của con đều có một điều bí mật và một món quà, đúng chưa? Khi biết món quà của ai, ta sẽ yêu người đó mà không yêu người khác. Khi nhận món quà không biết ai gởi, con sẽ yêu tất cả những người con quen. Và biết đâu một trong số họ đã gởi món quà đó. Chúng ta không nên biết người lạ mặt để làm gì cũng là một điều hay” [56, tr.62]. Trước lối suy nghĩ thấm đượm tình người, cách giáo dục dạy dỗ đúng đắn ấy đã xây dựng một lâu đài nguy nga lộng lẫy bên trong tâm hồn cậu bé mà không cần đến một đòn roi hay quát mắng “Tôi đi học và tôi biết, mỗi buổi sáng luôn có một người bạn bí mật nào đó tặng tôi một món quà…nên tôi yêu tất cả mọi người” [56, tr.63]. Cũng bởi vì thế mà khi thằng Tí hàng xóm mang tặng bố những trái ổi, mặc dù “bố tôi rất ít khi nào ăn ổi”, nhưng vì nó, vì món quà yêu thương của tấm lòng một đứa bé dành tặng nên bố ăn “rất ngon”. Và để lý giải cho hành động ấy của mình, người bố đã tâm sự với con rằng: “Bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…Một nụ hôn cũng là một món quà sang trọng” [56, tr.46]. Lời dạy của bố đã khiến nhân vật tôi hạnh phúc nhận ra giá trị của món quà yêu thương vô cùng lớn rộng và hiểu ra rằng: “Một giấc ngủ của tôi cũng chính là một món quà, cả con người tôi đều là món quà của bố” [56, tr.46].
Người mẹ thì dạy con nên mang những “món quà yêu thương” như thế nào để tặng người khác. Tặng quà cũng cần những cách riêng với lối ứng xử văn hóa đúng mực – phải xuất phát từ tấm lòng, thực tâm “Tôi vẫn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại
56
với một con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không?” [56, tr.120]. Những lời dạy dỗ, cách ứng xử tâm tình như bè bạn ấy của người mẹ không những khiến bé hiểu tình người là những gì cao quý nhất mà còn hiểu rằng con người sống cần có một tấm lòng và phải “gói” thật nhiều “món quà yêu thương”.
Cũng giống như “mặt trời” tình mẹ trong Tâm hồn mẹ của Nguyễn Huy Thiệp,
tình cảm mẹ con trong sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần là thứ tình thiêng liêng, ngưỡng vọng. Từng lời mẹ dạy như khắc sâu vào tâm trí con yêu. Khi cô Hồng hàng xóm bị sinh non, cô rất đau buồn và người mẹ đã giải thích sự đau buồn ấy là vì “mẹ tôi nói một đứa bé sẽ trao cho người phụ nữ một cái quyền thiêng liêng nhất, quyền làm mẹ. Không có đứa bé, họ sẽ không được làm mẹ. Họ sẽ đau khổ lắm. Họ sẽ thấy mình mất đi một nửa cuộc đời. Bởi cuộc đời người phụ nữ luôn gắn liền với những đứa bé, là kho báu quý giá không có gì có thể đánh đổi với họ” [56, tr.124]. “Món quà yêu thương” của cô Hồng bị đánh cắp – đó là bé Thương không có mặt ở trên đời. Lời nói của mẹ là thiên đường những bài học làm người đầu tiên, là hành trang cần phải có cho mỗi con người, là thứ văn hóa gia đình đáng trân trọng. Với nhân vật tôi, hạnh phúc cứ ngân lên“Tôi ôm chầm lấy mẹ. Tôi biết mẹ sung sướng hơn cô Hồng vì mẹ có em bé là tôi. Những lúc có khách lạ đến nhà, mẹ sẽ hãnh diện nói “Con tôi đó, con trai, một thằng lỳ ơi là lỳ” [56, tr.124].
Cha mẹ còn dạy con tình người cần phải được thử thách, hoạn nạn sẽ hiểu lòng nhau và thương nhau hơn. Trong cuộc sống, giông tố xảy ra bất chợt không báo trước, và điều quan trọng là con người “đối mặt thế nào” trước chúng. Truyện
Một ngày kinh hoàng là một thử thách lòng người. Khi lũ trẻ tự ý bỏ nhà để “tạo
một cuộc thám hiểm chốn rừng sâu” và cuối cùng chúng “thất bại thảm hại”. Chúng không tìm được lối ra, cơn mưa đã kéo theo những cơn sốt co giật, cái lạnh và cả những vết trầy xước da thịt. Chúng không ngờ rằng sự thể lại “kinh hoàng” đến vậy. Cho đến khi những người bố, người mẹ tìm được những đứa con của mình, họ
57
không trách móc cũng chẳng la mắng nửa lời, họ chỉ tâm tình với con về tình yêu thương con người lúc hoạn nạn, về sức mạnh của tập thể không gì có thể phá tan.
Ngoài việc miêu tả những ông bố, bà mẹ với phương thức dạy dỗ tâm tình như người bạn về quà tặng yêu thương và nghị lực cuộc sống, Nguyễn Ngọc Thuần còn xây dựng họ như là người luôn khách quan nhìn nhận mọi việc, sẵn sàng ứng xử với con mình như một cá nhân trưởng thành về nhận thức, một con người có nhân cách thực thụ. Thông qua những đứa trẻ họ thấy mình cần phải nhìn lại mình, cần phải suy nghĩ nên làm gì, hành xử ra sao và sống như thế nào để không phải hổ thẹn với con mình. Thậm chí trong một vài trường hợp, chính những đứa con đã khiến họ thay đổi quan điểm và phương thức ứng xử văn hóa sao cho phù hợp nhất. Đó là một cách suy nghĩ đúng đắn, không ỷ lại vào kinh nghiệm tuổi tác để đánh đồng theo ý mình mà luôn đặt địa vị vào các con và lắng nghe chúng như những người bạn. Nhà văn không tách mình ra khỏi mạch nguồn quan điểm văn học thiếu nhi đương đại mà hòa mình vào công cuộc đổi mới tư duy để sáng tạo văn chương “Trẻ em như một nhân cách, một số phận bị tác động từ nhiều hướng, nhiều chiều, nhìn chung nhà văn viết cho thiếu nhi giai đoạn này đã nhìn nhận trẻ em trong sự bình đẳng hơn với người lớn. Chúng có đủ bản lĩnh và sự tự tin để vâng lời người lớn nhưng không hoàn toàn lệ thuộc vào họ” [26, tr.89].
Nhân vật tôi trong truyện ngắn Cha và con và… tàu bay là một ông bố có những suy nghĩ rất đúng đắn “hai bố con hai nhân cách”. Khi hai bố con đến sân bay đã có rất đông người, chẳng biết họ có cùng chuyến bay với bố con anh ta hay không, sợ con lạc giữa sân bay người bố dặn:
“- Con phải luôn nắm túi quần của bố. Tôi dặn.
- Thế hai tay của bố để đâu mà bố không nắm tay con?” [50, tr.27].
Câu lý sự của con khiến ông bố chột dạ “Chẳng lẽ những chiếc giỏ xách lại quan trọng vậy sao? Quan trọng đến nỗi tôi ôm chặt giỏ xách mà không thèm ôm đứa con? Vì phải giữ nó mà tôi có thể bỏ rơi con mình ở chốn xa lạ này ư?” [50,