Ngôn ngữ dân gian

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 92)

6 Cấu trúc luận văn

3.1.2. Ngôn ngữ dân gian

Không chỉ lựa chọn ngôn ngữ hằng thường của người dân Nam Trung Bộ, Nguyễn Ngọc Thuần còn chắt lọc ngôn ngữ trong kho tàng văn học dân gian để làm giàu có thêm thế giới ngôn từ của mình. Chính những ngôn ngữ của một thời cổ xưa ấy là cội nguồn để nhà văn có được những tuyệt phẩm hút hồn độc giả.

Trước hết, hệ thống những từ thông dụng trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết được Nguyễn Ngọc Thuần dùng với mật độ dày đặc. Trong tập

truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, rất nhiều lần nhà văn nhắc đến những cụm

từ thường có trong mỗi truyện cổ tích, truyền thuyết như : “ngày xửa ngày xưa, ở một khu làng nọ, có một đứa bé luôn cười suốt ngày” [56, tr.20], “Ngày xưa, những người khách lạ thường ghé khu vườn nào đó chỉ vì những bông hoa” [56, tr.112], “Từ ngày lấy cô Hồng về làm vợ, chú Hùng ít sang nhà tôi” [56, tr.64], “Một hôm nọ, lớp học của tôi bồng xôn xao vì một chuyện lạ” [56, tr.58], “Ngày xưa, ông lang vườn không ở đây. Ông là người xa xứ, một xứ xở nào đó xa xôi” [56, tr.172],… Đặc biệt, những nhân vật cổ tích dân gian quen thuộc cũng được nhắc đến khá nhiều lần như chị Hằng, chú Cuội, cô Tấm,… Những sự tích về “sự ra đời của loài

93

người”, “sự ra đời một bông hoa biết nói”, “sự ra đời của những bà mụ”, “sự ra đời

của vị thần Bà Mẹ” (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)….được Nguyễn Ngọc Thuần

sử dụng như một phương thức truyền tải thế giới cổ tích phong phú, kì diệu đến tâm hồn trẻ thơ. Nói đúng hơn là qua những câu tục ngữ, ca dao, dân ca cũng như các truyện ngụ ngôn, cổ tích và truyền thuyết được nhà văn “biến hóa” mà chúng ta được biết đến những câu chuyện kể của bà, của mẹ, của tất cả mọi người xung quanh. Điều đó chứng minh cho vai trò tối cao của ngôn ngữ dân gian trong việc duy trì và nuôi dưỡng văn hóa truyền thống dân tộc.

Thêm nữa, Nguyễn Ngọc Thuần còn chạm đếm một nét phổ quát trong văn hóa giao tiếp và đặc trưng ngôn ngữ của người Việt. Đó là giàu chất biểu cảm – là “sản phẩm tất yếu của văn hóa trọng tình” [7, tr.163]. Chúng tôi nhận thấy trong văn chương Nguyễn Ngọc Thuần tần suất sử dụng từ láy góp phần tăng cường hệ thống biểu cảm cho ngôn ngữ Tiếng Việt. Nhà văn sử dụng rất nhiều từ láy thuần Việt, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao như : khủng khiếp, mồn một, rổn rang, ha hả, ngúc ngoắc, tỉnh tình tinh, lanh lảnh, thiệt thà, kỳ kỳ, ghê ghê, gớm ghiếc, biền biệt,

đen đúa, ứ ứ,…(Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ); thù lù, hừ hừ, lao xao, ngọn ngành,

lim dim, tỉ tì ti, xanh xanh, khùng khục, lom khom, mềm mại, buồn buồn, hăng hắc, đùng đục, ngùn ngụt, ơi ới, thu lu, đìu hiu, nhè nhẹ, lơ phơ, mụ mẫm, hềnh hệch,

lòng khòng,…(Một thiên nằm mộng); leo lẻo, chòng chành, đong đưa, lang thang,

lam lũ, nhếch nhác, ha hả, trùng trùng, lèo tèo, hằm hè, ngút ngàn, ằng ặc, đo đỏ, vàng vàng… (Cha và con và tàu bay). Hệ thống những từ láy đó đã tạo sức hút mạnh mẽ đối với độc giả, đồng thời, nó minh chứng cho sự phong phú và đa dạng trong ngôn ngữ thuần Việt.

Ngoài ra, nhà văn dành một vị trí đặc biệt cho hệ thống ngôn ngữ được chắt lọc từ những bài đồng dao, những trò chơi ấu thơ như chơi lò cò, đánh đáo, nhảy dây… Đó là thế giới ngôn từ mang màu sắc dân gian, thể hiện sự phong phú trong tâm hồn trẻ thơ Việt. Nó hồn nhiên, đáng yêu và trong sáng vô ngần. Những mảnh ghép ngôn từ trong trẻo như “hạt ngọc xâu chuỗi đặt vào tay em” [34, tr.1]. Trong

Một thiên nằm mộng là thế giới của những trò ú tim, bắc thang ngộ nghĩnh “Tình

94

thủa ấu thơ “Hổng chơi với mi/ Tau khóc tỉ ti/ Tau buồn li bì/ Mi thì rằn ri” [56, tr.45]. Tất cả như mang hơi thở của một thời đại thuở xưa mà ở đó, lũ trẻ tha hồ lựa chọn cho mình những trò chơi dân gian ngộ nghĩnh.

Viết cho trẻ em, Nguyễn Ngọc Thuần còn đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ tưởng tượng, đó là “thứ ngôn ngữ dân gian mang màu sắc trẻ thơ Việt. Ngôn ngữ tưởng tượng mà tác giả sử dụng cũng chính là cái gốc của văn hóa giao tiếp trong tâm thức dân gian con người Việt” [14, tr.1]. Đó là thế giới ngôn ngữ ly kỳ, hấp dẫn và ấn tượng. Nó được xây dựng bằng nghệ thuật so sánh, ví von, kết hợp với trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Chẳng hạn, bà cả Sề trong truyện dài Một thiên nằm

mộng được phác họa thật đặc biệt: “Mái tóc bà xổ ra. Bà cười ha ha, cười hi hi hi…

Khuôn mặt bà cả Sề man dại lắm… Khuôn mặt bà cả Sề có rất nhiều túi, mỗi túi chứa hai ba nỗi buồn. Có cả thảy là hai mươi chín nỗi buồn lớn và ba mươi bảy nỗi buồn nhỏ… Bà cả Sề chạy nhanh lắm. Từ một bụi lúa bà bay vút lên. Bà bay nhanh như điện xẹt. Và bà cả Sề còn có thể nghe được cả hơi thở” [52, tr.47]. Hay Chú

Hùng trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ được cậu bé Dũng tưởng tượng

một cách độc đáo: “Chú có cái hàm to, bạnh ra như một con cọp…Chú có cánh tay to lắm, từng cái cơ vồng lên như những trái núi nhỏ ” [56, tr.188]. Bên cạnh đó, hàng loạt những ngôn từ đều được Nguyễn Ngọc Thuần lọc từ những suy nghĩ, đối thoại trong cuộc sống trẻ thơ ngoài thực tế. Từ cách xưng hô “cậu, tớ”, “mày, tao”, “em”, “nhóc”,… đến thế giới nội tâm sâu lắng đều tinh khôi, trong trẻo. Ngay cả ngôn ngữ miêu tả tiếng cười, tiếng khóc cũng cô cùng dễ thương: “Mẹ cười hì hì, híc híc, hà hà. Bố cười ha ha” [52, tr.10], “Bà cười ha ha, cười hi hi hi” [52, tr.31], “Bà khóc hu hu vì mất con” [52, tr.31],… Có thể thấy, tràn ngập trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần là hệ thống ngôn ngữ trẻ thơ dày đặc. Nó xuất hiện như một tất yếu để mô tả thế giới trẻ em đáng yêu, kỳ diệu, hấp dẫn.

Như vậy, thế giới ngôn từ của Nguyễn Ngọc Thuần như một bản đàn có khả năng lách sâu vào cảm giác người đọc, chạm đến chỗ sâu nhất trong tâm linh mỗi con người, đánh thức tình cảm huyết thống thiêng liêng trong tâm thức người Việt. Nó giống như những mảng sáng tinh khôi, không chỉ đại diện cho tiếng nói của thiếu nhi Việt mà còn là tiếng hồn của cả dân tộc Việt.

95

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)