Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945 không tránh khỏi những thiếu sót.. Lí do lựa chọn đề tài
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN TUYẾT NHUNG
CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN TUYẾT NHUNG
CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ VĂN ĐỨC
Hà Nội – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những luận điểm được trình bày trong Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tôi Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những luận điểm khoa học mà tôi nêu ra trong Luận văn này
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuyết Nhung
Trang 4LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Văn Đức, người
thày đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn tri ân tới các thày cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Xin cảm ơn sự động viên, quan tâm giúp đỡ của những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945 không
tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi mong muốn nhận được sự góp ý chân thành của thày cô và các bạn Tôi hi vọng những nghiên cứu đặt ra trong luận văn sẽ trở thành nguồn tư liệu có giá trị đối với việc dạy học tác phẩm văn chương của nhà văn Nguyễn Tuân
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuyết Nhung
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1 Lí do lựa chọn đề tài 7
2 Lịch sử vấn đề 9
3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 13
4 Phương pháp nghiên cứu 14
5 Những đóng góp của Luận văn 14
6 Cấu trúc của Luận văn 15
CHƯƠNG 1 CHỦ ĐỀ XÊ DỊCH TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN 16
1.1 Chân dung một nhà văn độc đáo, tài hoa 16
1.2 Hành trình sáng tác và những tác phẩm chính về đề tài xê dịch 21
1.2.1 Hành trình sáng tác của một cuộc đời phong phú 21
1.2.2 Những tác phẩm chính về đề tài xê dịch 24
1.3 Đề tài chủ nghĩa xê dịch trước Cách mạng tháng 8 - 1945 25
1.3.1 Giới thuyết 25
1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến lối sống và đề tài xê dịch 25
1.3.3 Quan niệm về xê dịch 31
CHƯƠNG 2 NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG ĐỀ TÀI XÊ DỊCH CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 35
2.1 Cảm hứng về cảnh sắc thiên nhiên 35
2.1.1 Cảnh sắc đất nước quê hương 35
2.1.2 Cảnh sắc những miền đất lạ 43
2.2 Cảm hứng về con người 48
2.2.1 Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân về con người 48
2.2.2 Các kiểu người giang hồ xê dịch 49
Trang 6CHƯƠNG 3 CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH NHÌN TỪ NHỮNG PHƯƠNG
THỨC NGHỆ THUẬT 82
3.1 Xây dựng thành công những biểu tượng độc đáo về xê dịch 82
3.1.1 Biểu tượng thiên nhiên 83
3.1.2 Biểu tượng hành động, ngôn ngữ 89
3.1.3 Biểu tượng sự vật, đồ vật 90
3.2 Sử dụng thể loại tùy bút 95
3.2.1 Nguyễn Tuân gắn bó với thể loại tùy bút 95
3.2.2 Tùy bút thể hiện thành công đề tài xê dịch 97
3.2.3 Tùy bút xê dịch chứa đựng thông tin phong phú, đậm yếu tố tự sự và giàu chất thơ 101
3.3 Lối hành văn tài hoa, uyên bác 106
3.4 Vẻ đẹp ngôn ngữ, nghệ thuật từ pháp 113
KẾT LUẬN 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
Nguyễn Tuân (1910 - 1987), là một tác gia lớn của văn học hiện đại
Việt Nam, “là một trong mấy nhà nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn
xuôi Việt Nam thế kỷ XX" (Nguyễn Ðình Thi), đồng thời cũng là một trong
những hiện tượng phức tạp của văn học Ông là một cây bút có sức hút kì lạ,
có cách viết độc đáo lôi cuốn Đọc Nguyễn Tuân độc giả cảm nhận được những nét đặc biệt, mới mẻ, không bị hoà lẫn vào những cái lờ nhờ, không màu sắc Trong hơn 50 năm cầm bút, với tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, ông đã để lại một di sản văn học đồ sộ, với nhiều thể loại từ tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tùy bút làm phong phú, đa dạng cho văn học hiện đại Việt Nam
Nguyễn Tuân còn là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa Ông viết văn với phong cách lạ, “ngông”, uyên bác, là bậc thầy trong việc sáng tạo và
sử dụng tiếng Việt Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một giá trị hiển nhiên, gợi nhắc một vùng trời riêng, xôn xao thanh âm ngôn ngữ dân tộc Sáng tác của ông tồn tại vừa như những giá trị thẩm mỹ độc lập vừa gợi ý, kích thích tìm tòi, sáng tạo nên các giá trị mới Có thể nói trong suốt cuộc đời, bằng ngòi bút điêu luyện, Nguyễn Tuân đã làm cho cái đẹp thăng hoa Ông là nhà văn duy mĩ, có quan niệm nghiêm túc về văn chương nghệ thuật: là nhà văn thì phải để lại một dấu ấn độc đáo, không giống ai trong cuộc đời Sinh thời, Nguyễn Tuân từng ao ước không ai giống được mình, khi chết là đem theo nguyên cảo, nguyên bản không để lại một bản sao nào ở đời Ông đến với cuộc đời, đến với làng văn để đóng một dấu ấn lạ, đem đến một luồng gió mới rồi đột ngột biến mất Không giống tiền nhân, chẳng có hậu duệ, ông là người cực đoan, hết mình, đã đẩy sự độc đáo lên thành chủ nghĩa độc đáo
Giống như một số nhà văn, nhà thơ lớn cùng thời như Tô Hoài, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên Nguyễn Tuân có hai chặng đường sáng tác,
Trang 8trước và sau Cách mạng Chặng đường nào cũng thành công, đều có những thành tựu nổi bật, những cống hiến nghệ thuật lớn lao cho nền văn học hiện đại của dân tộc Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân say mê đi tìm hạnh phúc trong chủ nghĩa xê dịch, trong quá khứ Nho giáo đẹp đẽ, đôi khi lại là tìm quên trong truỵ lạc Sau Cách mạng, nhà văn lại hăm hở hoà mình vào cuộc sống muôn màu muôn sắc của nhân dân Người đọc luôn bắt gặp một Nguyễn Tuân đầy cá tính với những trang văn độc đáo, tinh thần lao động nghệ thuật công phu, nghiêm túc trên hành trình đi khám phá tìm hiểu cái đẹp Văn
Nguyễn Tuân còn là một lối văn kén độc giả, chỉ người ưa suy xét đọc
Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức (Vũ Ngọc Phan)
Là một nhà văn tài hoa, người đọc mến Nguyễn Tuân về tài nhưng còn trọng về nhân cách Mặc dù những sáng tác của ông coi trọng tính thẩm mĩ cao nhưng Nguyễn Tuân không phải là người theo chủ nghĩa hình thức Các tác phẩm của ông bộc lộ quan niệm Tài phải đi với Tâm Đó là Thiên lương trong sạch, là lòng yêu thiên nhiên yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục
Xê dịch là một đề tài quen thuộc, chiếm một mảng quan trọng của sáng
tác Nguyễn Tuân Đề tài này phù hợp với tâm hồn lãng mạn, tự do, phóng túng, ghét sự gò bó của nhà văn Đọc những sáng tác này người đọc vô cùng thích thú, như được nhập cuộc trong những cuộc du hí hấp dẫn qua những miền đất lạ, khám phá cảm giác mới mẻ, lạ lẫm trước phong cảnh, phong tục, con người; thấy rõ hơn những tâm tư sâu kín của tác giả và thêm yêu mến thiên nhiên, con người của đất nước quê hương
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về Nguyễn Tuân nhưng chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề
Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945 Là một giáo viên phổ thông, chương trình dạy ở Nhà trường
Trang 9có hai tác phẩm tiêu biểu cho hai chặng đường sáng tác của nhà văn, đó là
truyện ngắn Chữ người tử tù (trích trong Vang bóng một thời) và tùy bút
Người lái đò Sông Đà (trích tùy bút Sông Đà) Nhưng để hiểu thấu đáo cái
hay cái đẹp của từng trang viết, từng đặc trưng thể loại văn Nguyễn Tuân đến
học sinh phổ thông không phải là dễ dàng Bản thân tôi luôn hứng thú, yêu
mến những trang viết tài hoa và phong cách độc đáo của ông Đi sâu tìm hiểu
về đề tài này, tôi có cơ hội bổ sung, trau dồi kiến thức về Nguyễn Tuân thêm phong phú, vững vàng; hiểu hơn về một nhà văn mà tôi luôn yêu mến, kính trọng cũng như mang lại có cái nhìn rộng mở hơn khi dạy các tác phẩm của
ông trong nhà trường
2 Lịch sử vấn đề
Hơn một nửa thế kỷ qua, từ khi Nguyễn Tuân xuất bản tác phẩm đầu
tay Một chuyến đi cho đến hôm nay, văn chương và con người của ông luôn
trở thành đề tài gây sự chú ý cho người đọc nói chung và cho các nhà nghiên cứu nói riêng Đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về cuộc đời, con người và các sáng tác của ông trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945
Là một nhà văn lớn tài hoa, độc đáo, là một hiện tượng văn học phức tạp, nên sáng tác của Nguyễn Tuân thu hút sự chú ý, quan tâm mạnh mẽ của các nhà nghiên cứu như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, Giáo sư Phan Cự Đệ, Giáo sư Trương Chính, Giáo sư Phong Lê, nhà văn Vũ Ngọc Phan, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, Ngọc Trai, Nguyễn Thị Thanh Minh, Hoài Anh, Nguyễn Thành, Lê Quang Trang, PGS.TS Hà Văn Đức, PGS.TS Tôn Thảo Miên,
Những bài viết nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm nói chung Ở nhóm này, tập trung các bài viết của các nhà phê bình nghiên cứu như Giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh với Con đường Nguyễn Tuân đi đến với bút ký chống
Mỹ Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn với bài Nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyễn
Trang 10Tuân - huyền thoại một thời Nguyễn Trung Thành với Nguyễn Tuân, người săn tìm cái đẹp Nguyễn Thị Thanh Minh với Nguyễn Tuân và cái đẹp
Những bài viết về phong cách Nguyễn Tuân qua một số tác phẩm cụ
thể Ở nhóm này, có một số bài viết cụ thể sau: Đọc lại Vang bóng một thời của nhà văn Thạch Lam, Tác phẩm Chùa Đàn của Giáo sư Hoàng Như Mai,
Cái thật và cái tài hoa trong Chữ người tử tù của Nguyễn Ngọc Hóa, Đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân của Trương Chính, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của
Hoài Anh
Những bài viết ghi lại những hồi ức kỷ niệm về Nguyễn Tuân Ở nhóm này có thể kể đến những bài viết của vợ nhà văn, của bạn bè viết về người chồng, người chú, người bạn và người thầy của mình Đây là những bài viết bộc lộ những cảm xúc rất thật, rất chân thành về nhân cách và tài năng của Nguyễn Tuân Hồi ức của họ là một trong những tư liệu quý giá nhất về nhà văn
Những bài nghiên cứu về tùy bút Nguyễn Tuân: bài viết của Giáo sư
Phong Lê Nguyễn Tuân trong tùy bút; Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có bài Thể
tài tùy bút của Nguyễn Tuân (Trích trong lời giới thiệu cuốn Tuyển tập
Nguyễn Tuân, tập một, NXB Văn học 1981) Đó làm rõ mối quan hệ giữa thể
văn tùy bút với sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật và dấu ấn độc đáo cũng như sở trường của nhà văn Nguyễn Tuân Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định “cá tính và phong cách của Nguyễn Tuân tự tìm đến thể tài tùy bút như là một tất yếu” Trong văn học, có lẽ đây là thể tài chủ quan nhất và tự do nhất”
PGS.TS Hà Văn Đức có bài Tùy bút của Nguyễn Tuân sau Cách mạng Tháng
Tám (Một số đặc điểm thể loại) in trong tập Năm mươi năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1996) đã đưa ra
nhiều đánh giá và nhận định sâu sắc về những đặc điểm của tùy bút Nguyễn Tuân xét về mặt thể loại
Trang 112.2 Những bài báo, công trình nghiên cứu về đề tài chủ nghĩa xê dịch của Nguyễn Tuân
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết giới thiệu về Tuyển tập
Nguyễn Tuân (1981) đã khẳng định: trước Cách mạng Nguyễn Tuân không thuộc số những cây bút hoàn toàn thoát li xã hội, mất hẳn gốc rễ với cuộc đời Con người ấy có thói quen đi để viết, để thỏa mãn khao khát tự do, khao khát sự thoải mái, khao khát được ngắm trời ngắm biển, được thưởng thức cho đầy đủ, thỏa thuê vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình Một cái tôi xê dịch và hưởng lạc coi cuộc đời chỉ như một trường du hí Đi không mục đích và
qua những bức tranh ngoại cảnh đã bộc lộ chất thơ của một tâm hồn xê dịch
PGS.TS Hà Văn Đức cũng cho rằng: không gian có một sức cuốn hút
mãnh liệt đối với Nguyễn Tuân Ông khao khát được tự do, được thỏa sức ngắm trời, ngắm biển Tâm hồn của nhà văn lãng mạn Nguyễn Tuân hướng tới sự xê dịch cũng là để thỏa mãn những đòi hỏi của giác quan và thưởng thức những khoái cảm thẩm mĩ mà những miền đất mới, xa lạ đem lại Cái đẹp mà Nguyễn Tuân tìm kiếm trước hết là vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật trên con đường xê dịch Những cảnh sắc thiên nhiên của nhiều miền quê khác nhau được Nguyễn Tuân miêu tả thật đẹp, thật nên thơ, nên họa (Nguyễn Tuân và cái đẹp, Tạp chí khoa học, 5/1994)
Nhà văn Vũ Ngọc Phan lại đánh giá về ham muốn xê dịch của Nguyễn
Tuân: du lịch trở nên một bệnh, vai chính trong truyện là một chàng thiếu nên
lúc nào cũng muốn đi, lúc nào cũng muốn mình cần phải đi Không đi thì buồn bã, mệt mỏi, rầu rĩ, khổ não, đau đớn Chiếc vali, tẩu thuốc lá, sân ga, con tàu là những vật chính để đưa người lãng tử lê gót bốn phương trời Nhưng đây là đi, không có định kiến; không có mục đích gì cả, đi cho chán chân, rồi lại trở về nhà ít lâu rồi lại lấy sức mà đi nữa Con bệnh cố nhiên không phải là một người ốm yếu mà là người sung sức quá, lại không có một công việc gì lớn lao dùng cái sức của chàng nên chàng phải tiêu đi trong sự
Trang 12xê dịch, tiêu đi để cho não cân được căng thẳng, tiêu đi để mua lấy sự phát triển giác quan (Nhà văn hiện đại, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989)
Nhận định của Giáo sư Trương Chính đã chỉ ra nguyên nhân lối sống
và đề tài xê dịch trong sáng tác Nguyễn Tuân: Ông là một nhà văn lãng mạn
đại diện cho phong trào lãng mạn của ta khi đã suy vong Cái lối sống ấy chỉ
có thể đưa ông đến một cái tự tử, tự tử dần trong cuộc sống: tức là sự trác táng và sự xê dịch Xê dịch không mục đích, xê dịch mà để xê dịch Trác táng
là thoát li trong thời gian và xê dịch là thoát li trong không gian Thế rồi, rượu, thuốc phiện, ả đào, và đi, đi để thay đổi hoàn cảnh, để có dịp trụy lạc thêm Những khi không có dịp trụy lạc và xê dịch thì hiu quạnh, thẫn thờ như người không hồn, buồn da diết, buồn có thể tự tiêu diệt mình được Ông kéo dài cuộc sống bê tha đó, tưởng không có ngày nào chấm dứt Đó không phải
là hình ảnh riêng của Nguyễn Tuân mà còn là hình ảnh của một số thanh niên trí thức tiểu tư sản thành thị sống bế tắc trong chế độ cũ (Vài nét về con người và tác phẩm của Nguyễn Tuân, Tuyển tập Trương Chính, tập 2, NXB
Văn học, Hà Nội ,1997)
Giáo sư Phan Cự Đệ cũng có nhiều bài nghiên cứu với cái nhìn mới mẻ
và xác đáng Bài viết trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975, tập 2, Phan
Cự Đệ đã có cái nhìn tổng quát về quá trình “lột xác” đầy đau khổ và sự thay đổi quan điểm thẩm mỹ của nhà văn Ông cũng có những đánh giá mới mẻ
nghiêng về khía cạnh nghệ thuật: Trước Cách mạng, các nhân vật trong tùy
bút lãng mạn của Nguyễn Tuân chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của tính cách nhà văn mà thôi Tác giả đã hóa thân ra thành Nguyễn, Vi, Bạch, Hoàng, Thông Phu để tìm cách nói lên những cạnh khía khác nhau của cái Tôi kênh kiệu, lập dị, của cái Tôi nổi loạn đập phá, của cái Tôi giang hồ lãng
tử [16;110]
Nhìn chung, những bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin về nhà văn này Các bài viết đều đã tiếp cận và đánh
Trang 13giá về nhân cách cũng như những đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân đối với nền văn học Việt Nam, một cái tôi vận động trưởng thành qua hai giai đoạn trước và sau 1945, gắn với những bước ngoặt to lớn của lịch sử dân tộc Đặc biệt, các bài viết về đề tài xê dịch đều khẳng định: Nguyễn Tuân là người ham đi, luôn thích xê dịch, đam mê cuộc sống phiêu lãng giang hồ; một cái Tôi cá nhân độc đáo, ngông ngạo; gắn bó thủy chung với thể tùy bút, có sở trường về tùy bút và chỉ ở thể văn này ông mới bộc lộ rõ nhất cái
tôi khinh bạc, lãng tử, tài hoa của chính mình Những bài viết đó đã mang
đến cho chúng tôi những hiểu biết ban đầu khi nghiên cứu đề tài này
Tiếp thu truyền thống nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi xin góp một chút công sức của mình vào kho tư liệu nghiên cứu về tác gia
Nguyễn Tuân với đề tài Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945 Đề tài của chúng tôi chủ yếu phác họa
hình tượng cái tôi giang hồ lãng tử Nguyễn Tuân qua việc tìm hiểu và phân
tích một số tác phẩm tiêu biểu của ông về đề tài xê dịch cũng như tập trung khảo sát thế giới nghệ thuật của nhà văn thông qua các tác phẩm ấy
3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
3.1 Đối tượng:
Luận văn chúng tôi quan tâm tới là những biểu hiện của bức tranh thiên nhiên, cảnh vật, phong tục, con người; cái Tôi tác giả được miêu tả trong những sáng tác ở đề tài xê dịch của Nguyễn Tuân
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Với một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, chúng ta thấy cả trước và sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đều thể hiện niềm đam mê xê dịch Tuy nhiên, ở mỗi chặng đường sáng tác, mục đích và cảm hứng xê dịch của ông khác nhau Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát đề
tài xê dịch trong các tác phẩm trước 1945 được in trong Nguyễn Tuân toàn tập, Tập I và Tập II do Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm và biên soạn
Trang 14Chúng tôi tiến hành khảo sát du kí Một chuyến đi (1938), tiểu thuyết Thiếu
quê hương (1943), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943) để làm nổi bật những
đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong đề tài xê dịch
3.3 Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu:
Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu, lí giải trên cơ sở khoa học những đặc điểm thiên nhiên, cảnh vật, con người được miêu tả trong những sáng tác
xê dịch; những đặc sắc nghệ thuật và đánh giá về thế giới quan, hình tượng cái Tôi Nguyễn Tuân trước 1945 Từ đó, chúng tôi muốn một lần nữa tái khẳng định tài năng và phong cách độc đáo của ông
Nghiên cứu toàn diện và sâu sắc, có hệ thống đề tài xê dịch của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám Từ đó, thấy được vị trí của đề tài xê dịch trong sự nghiệp sáng tác của ông, đặc biệt thấy được hình tượng cái tôi lãng
tử cũng như tài năng của một người nghệ sĩ suốt đời cống hiến cho nghệ thuật
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những công trình đi trước kết hợp với những tìm hiểu, nghiên cứu riêng trong phạm vi một đề tài nghiên cứu, luận văn của chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp lịch sử; phương pháp hệ thống; phương pháp loại hình; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp tiếp cận thi pháp học
5 Những đóng góp của Luận văn
5.1 Luận văn vừa kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu
đi trước, vừa tìm tòi lựa chọn khám phá để từ đó làm hiện rõ những đặc điểm của chủ nghĩa xê dịch của Nguyễn Tuân trước Cách mạng
5.2 Kết quả của Luận văn ít nhiều góp phần gợi mở hướng tiếp cận, đọc hiểu
những tác phẩm của Nguyễn Tuân ở đề tài xê dịch nói riêng và các tác phẩm
Trang 15văn xuôi cùng đề tài xê dịch của một số nhà văn khác nói chung trên phương diện lí thuyết loại hình và đặc trưng thi pháp Giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn không chỉ đem lại cho độc giả không chỉ yêu mến nhà văn Nguyễn Tuân mà còn có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về tác giả Đồng thời luận văn
có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh khi nghiên cứu về tác phẩm, tác giả Nguyễn Tuân
6 Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn chúng tôi gồm có 3 chương
với các nội dung sau:
Chương 1: Chủ đề xê dịch trong hành trình sáng tác của Nguyễn Tuân Chương 2: Những cảm hứng lớn trong đề tài xê dịch của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng 8 - 1945
Chương 3: Chủ nghĩa xê dịch nhìn từ những phương thức nghệ thuật
Và cuối cùng là mục Tài liệu tham khảo
Trang 16CHƯƠNG 1 CHỦ ĐỀ XÊ DỊCH TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN
1.1 Chân dung một nhà văn độc đáo, tài hoa
Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910, quê ở làng Nhân Mục, Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội Ông là nhà văn chính gốc Hà Nội, mặc dù ông có một thời gian khá dài sống lang thang
xê dịch nhiều nơi, sau này mới gắn bó với Hà Nội Nguyễn Tuân trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn Cả một thế hệ, trong đó có cụ
Tú Lan, thân sinh của nhà văn, vốn gắn bó với cửa Khổng sân Trình bỗng dưng trở nên lỗi thời trước xã hội giao thời lộn xộn, sinh ra tư tưởng chán nản bất đắc chí Ngay từ nhỏ, ông đã được lớn lên trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc với những phong tục, nề nếp từ một thời xưa đang tàn dần và biến đổi
vì sự xâm nhập của văn minh phương Tây Bối cảnh xã hội, không khí gia đình đặc biệt ấy đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong cá tính, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của ông Là một trí thức giàu tinh thần dân tộc, Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng vô cùng khổ sở, có lúc bế tắc, tuyệt vọng
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (1929) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt Học
bạ ghi trong 5 năm không công sở nào được nhận vào làm việc Lúc này cha
mẹ, vợ và các em đều ở thị xã Thanh Hóa, nơi cụ thân sinh làm việc Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới Đông Dương sang đất Thái Lan
không có giấy phép Theo hồi kí Cát bụi chân ai của Tô Hoài kể lại trong chuyến tàu hoả từ Nôm Pênh ra đến Poipet có hai người trẻ tuổi, mặt non choẹt, vượt biên giới sang Xiêm, đó là Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp Cả hai từng tham gia bãi khóa phản đối rồi bị đuổi học Không biết ai đã nghĩ ra cuộc đi mạo hiểm này, có thể bởi những uất ức khi bị đuổi học, cuộc sống tù
Trang 17túng, cùng quẫn hay cách nghĩ bồng bột tưởng bước chân đến những nơi xa
xôi là lên hương đổi đời Để làm lộ phí, Nguyễn Tuân đã phải lấy đi hoa tai, khuyên vàng của vợ Đến Thái Lan, hai người bị cảnh sát bắt vì vượt biên trái phép; bị giam chung với những tội phạm người Xiêm rồi bị giải về Nôm
Pênh Đến Nôm Pênh, bị tống ngay xuống Sài Gòn, giam ở bóp cảnh sát Hôm sau giải ra Hải Phòng, Hà Nội, rồi về giam tại Thanh Hóa khoảng một năm Ở tù ra, ông định vào Nam Kỳ nhưng đi đến Vinh thì bị bắt trở lại Kể từ đây, ông lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần sâu sắc Ông lao vào con
đường ăn chơi trụy lạc, thành kẻ "bất đắc chí", như một người hư hỏng hoàn toàn
Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị Gia đình dựng nhà cho ông tại quê, tức làng Mọc, Ngã Tư Sở, Hà Nội Ngôi nhà hai tầng, Nguyễn Tuân gọi là
“Am Sông Tô” Theo Tô Hoài trong Cát bụi chân ai, ông còn có một chỗ ở
khác là một gian gác xép tại phố Hàng Đẫy (tức phố Nguyễn Thái Học ngày
nay): Khi thôi bị quản thúc, Nguyễn Tuân ra Hà Nội, viết để sinh nhai và cho
ra nhân vật nào cũng là nhân vật Tôi Trong sách cũng tương tự ngoài đời, người ấy tên là Nguyễn hay là Bạch cũng thế, trà dư tửu hậu chán chê rồi rời
bỏ nơi ăn chơi, nhưng cũng không về nhà Nguyễn Tuân có một gian gác nhỏ ở một phố khuất Trong buồng mắc chéo cái võng đay Không bàn ghế, không hoả lò không be lọ, không trai gái Chỉ độc chai nước lọc mấy quyển sách dưới sàn với hộp cá sácđin và bánh mì Có khi nằm võng cả tuần không
ló ra đường, không cầm bút, không khách khứa nào gõ cửa cái buồng đã khoá trái, khước từ mọi trò chuyện, chỉ mình với mình, gần như tịch cốc Rồi bất thần lại biền biệt đi đâu, chìm đắm trong cuộc truy hoan nào rồi lại về náu mình ở cái buồng con [29] Từ 1942 -1945, Nguyễn Tuân ngày càng bế tắc,
suy sụp và đã có ý định tự sát Cách mạng tháng Tám đã thay đổi cuộc đời và trang viết nhà văn Ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến; hân hoan chào đón cuộc đổi đời lịch sử, tự "lột xác" đứng vào hàng ngũ nhà văn
Trang 18Cách mạng Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc đi kháng chiến, liên tục đi và viết Từ 1948 - 1957, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam Ông
đi nói chuyện nhiều nơi và trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới Nguyễn Tuân mất ngày 28/7/1987 tại Hà Nội để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo tài hoa Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Nguyễn Tuân là một nhà văn hóa lớn, một trí thức giàu lòng yêu nước
và tinh thần dân tộc Lòng yêu nước của ông có những nét riêng: yêu phong cảnh đẹp của quê hương đất nước, tha thiết với tiếng Việt và gắn bó với những giá trị văn hóa cổ truyền, những nhạc điệu đài các của lối hát ca trù, những thú chơi tao nhã cổ truyền, những nét đẹp rất riêng của Việt Nam
Nguyễn Tuân là nhà văn có cá tính rất độc đáo và ý thức cá nhân phát triển cao Ông là người tự do, phóng túng; ông quan niệm “đời là một trường
du hí”, sống là chơi mà viết cũng là chơi Viết là một hình thức chơi văn độc đáo nhưng ông đã đẩy việc chơi đến đỉnh cao – chơi một cách nghệ thuật Viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo của mình Ham du lịch, Nguyễn Tuân đã nâng niềm ham thích này thành lý thuyết - “chủ nghĩa xê
dịch” Học theo chủ nghĩa xê dịch, nhà văn thể hiện khát khao thích phiêu
lưu, thèm khát những cảm giác mới lạ, những nẻo đường, những miền đất mới, được gặp gỡ muôn mặt người trên con đường giang hồ mê mải Với ông,
xê dịch là một nguồn sống bồng bột để giải thoát những bế tắc chán chường
trong cuộc đời Hơn nữa, là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những cảm giác mãnh liệt, Nguyễn Tuân không thích cái gì bằng phẳng, nhợt nhạt, khuôn phép, yên ổn, cầu toàn; ông thích khám phá những phong cảnh tuyệt
mĩ của gió bão, núi cao, rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội
Nguyễn Tuân còn là người rất mực rất mực tài hoa uyên bác, am tường Hán học, Tây học Rất mực đề cao và gìn giữ nhân cách nghệ sĩ nên ông trân trọng những thú chơi tao nhã của những trí thức Nho gia tài hoa sinh bất
Trang 19phùng thời, căm ghét thói xấu xa đê tiện, rởm đời, vô văn hóa Ông am hiểu nhiều ngành văn hóa, nhiều môn nghệ thuật khác nhau như hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, địa lí để tăng cường khả năng diễn tả của nghệ thuật ngôn từ Sự tài hoa uyên bác khiến cho các trang tùy bút Nguyễn Tuân lấp lánh chất trí tuệ; mang đến cho người đọc những khoái cảm thẩm
mỹ và vốn tri thức văn hóa, khoa học ở nhiều các lĩnh vực khác nhau
Nguyễn Tuân là nghệ sĩ chân chính có tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, quý trọng nghề nghiệp và ý thức cá nhân phát triển cao Ông
quan niệm nghề văn đối lập với tính vụ lợi kiểu con buôn (truyện Nhà
Nguyễn,1945); ở đâu có đồng tiền phàm tục thì ở đấy không thể có cái đẹp
(truyện Hai tấm vé số, 1944) và nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm
túc, thậm chí khổ hạnh (Tùy bút Những đứa con hoang, 1943) Đối với ông
văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật và làm nghệ thuật phải có phong cách độc đáo Ông được đánh giá là định nghĩa hoàn hảo nhất về người nghệ sĩ Nhưng về bản chất ông không theo chủ nghĩa hình thức thuần túy, đánh đu biến hóa với tu từ chữ nghĩa mà Tài phải đi với Tâm Đó chính là Thiên lương trong sạch; là lòng yêu đất nước, tha thiết với những giá trị cổ truyền; là nhân cách cứng cỏi, đức tính thẳng thắn trung thực Bạn đọc khâm phục ông về tài nhưng còn trọng ông về nhân cách Khi đã ở đỉnh cao nghề nghiệp, ông vẫn không bao giờ tỏ ra lơi lỏng mà ngược lại, luôn nghiêm khắc với chính mình Ông thực sự là một nhà
văn suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật (Nguyễn Ðình Thi), là người "sinh ra để
thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa"
Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của ông dồn sức chủ yếu vào việc phục hiện các giá trị văn hóa tinh thần Trên trang viết Nguyễn Tuân, những "vẻ đẹp xưa" chợt sống dậy trong niềm xót xa tiếc nuối khôn nguôi Dù điều kiện không cho phép nhà văn bộc lộ trực tiếp tâm sự u hoài, người đọc vẫn cảm nhận được một tấm lòng chân thành đối với dân, với nước Ông đã
Trang 20ghé vai vào chống chọi, hàn gắn, sắp xếp lại với kỳ vọng gìn giữ những giá trị thiêng liêng vốn hun đúc nên quốc hồn, quốc túy Việt Nam Nếu có thể ví trang sách như tấm lá chắn hữu hiệu thì Nguyễn Tuân, giai đoạn trước 1945, chính là người chiến sĩ chiến đấu với cái Xấu cái Ác, để bảo vệ thành trì Chân
- Thiện - Mĩ
Là nhà văn yêu cái Đẹp, nhưng trước Cách mạng tháng Tám, quan niệm về cái Ðẹp của ông đậm màu sắc chủ quan; là cái Đẹp thuần túy, duy
mỹ, nghệ thuật vị nghệ thuật Ông chủ trương một cái Đẹp không có nội dung
xã hội, giai cấp, thời đại; tách rời cái có ích và quan niệm đạo đức, một cái đẹp chỉ nhằm thỏa mãn những khoái cảm thẩm mĩ cá nhân Sau Cách mạng, quan niệm của ông đã có sự hài hòa cân đối Cái Ðẹp giờ hiện hữu trong thực tại, là đời sống muôn màu của Nhân Dân như có thể cầm lên tay mà nâng niu ngắm nghía Hoài cổ không còn mang ý nghĩa níu kéo dĩ vãng mà được nâng lên thành ý thức về sự góp mặt của dĩ vãng ở hiện tại
Trước Cách mạng tháng Tám, trung tâm thế giới nghệ thuật Nguyễn Tuân là những cái tôi xê dịch: những con người buồn chán sống vô vị; mang tâm trạng dằn vặt Không gian thiên nhiên chỉ là những cái mơ hồ vụn vặt gắn với nỗi ám ảnh thời gian và gợi sự bức bối, ngột ngạt Ngược lại sau Cách mạng, thực tế phong phú tươi rói, sống động trang văn của ông: vùng đất Tây Bắc, vùng giới tuyến Vĩnh Linh Cảnh vật mang tầm vóc lớn lao kỳ vĩ và là
bè bạn với con người, tham gia vào công cuộc cải tạo của con người Không còn bắt gặp những cá nhân luôn đấu tranh nội tâm mà đại diện cho những phẩm chất đẹp, tư thế khoẻ, tinh thần hứng khởi của người công dân một nước độc lập Ông có dịp đi nhiều, mở lòng đón nhận thanh sắc của cuộc sống mới đang từng giây từng phút sinh sôi Nếu trước kia chỉ có thể bộc lộ tâm sự yêu nước thương dân một cách kín đáo, thì giờ đây con người tài hoa uyên
Trang 21bác ấy như được tháo cũi sổ lồng, phát huy hết mọi sở trường, cất cao lời ngợi
ca đất nước con người Việt Nam trong thời đại mới
1.2 Hành trình sáng tác và những tác phẩm chính về đề tài xê dịch
1.2.1 Hành trình sáng tác của một cuộc đời phong phú
Nguyễn Tuân không thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay Ông
đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng trước khi dừng lại và tỏa sáng với tùy bút Chủ nghĩa xê dịch, đề tài quá khứ, truỵ lạc là ba mảng đề tài trung tâm của ông trước 1945 Bộ ba đề tài này như
ba nhánh của một dòng sông cùng quy tụ lại một điểm để tạo nên một Nguyễn Tuân vô cùng mới mẻ, độc đáo và đem lại sức sống mới cho dòng văn học lãng mạn 1930 -1945 đang thoái trào, có nguy cơ đi vào ngõ cụt
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Hán học, sáng tác của ông trước năm
1937 (Giang hồ hành, Vườn xuân lan tạ chủ) được viết theo bút pháp cổ điển
và chưa gây được tiếng vang Ðến 1937, Nguyễn Tuân lại xuất hiện trên các báo với những truyện ngắn hiện thực trào phúng, với những tràng cười châm
biếm thoải mái, đậm đà phong vị dân gian (Ðánh mất ví, Một vụ bắt rượu,
Mười năm trời mới gặp lại cố nhân) Tuy nhiên, do trào lưu hiện thực phê
phán lúc đó đã phát triển rất mạnh với nhiều tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan cho nên không dễ dàng đối với Nguyễn Tuân trong việc tìm một vị trí có hạng trên văn đàn Hơn nữa, ông sớm nhận ra rằng thể loại trào phúng vẫn chưa phù hợp với sở trường của mình
Nguyễn Tuân chỉ thực sự được công nhận như một phong cách văn
chương độc đáo kể từ tùy bút Một chuyến đi (1938), tập hợp những trang viết
từ chuyến xê dịch sang Hương Cảng tham gia bộ phim Cánh đồng ma - một
trong những phim đầu tiên của Việt Nam Theo Nguyễn Ðăng Mạnh, nét đặc
sắc nhất ở Một chuyến đi chính là giọng điệu riêng hết sức phóng túng, linh hoạt: Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh
Trang 22thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa [1;111] Nhân vật
chính là cái "tôi" ngông nghênh kiêu bạc sau quá nhiều đắng cay tủi cực hầu như hoài nghi tất cả, chỉ còn tin ở xúc cảm của mình trên bước đường xê dịch
Với tập truyện Vang bóng một thời (1939), Nguyễn Tuân đã vươn đến đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật Tác phẩm gần đạt đến độ toàn thiện toàn
mỹ (Vũ Ngọc Phan) ấy góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển
thêm trên con đường hiện đại hóa Vang bóng một thời vẽ lại những cái "đẹp
xưa" của thời phong kiến suy tàn, thời có những ông Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan chơi cúc, thích đánh bạc bằng thơ hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cả nghi lễ thành kính đến thiêng liêng Thời gian được đo bằng mùa, bằng tiết Nhưng những vẻ đẹp truyền thống ấy đang có nguy cơ bị mai một Ðau đớn nhận ra điều đó, Nguyễn Tuân ra sức níu giữ,
gom góp và phục chế lại bằng tất cả tấm lòng thành kính Vang bóng một thời
vì thế có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc
Từ sau Vang bóng một thời đến năm 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân dần đi vào ngõ cụt Nếu như ở Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt
cua (1941), Tùy bút I (1941) tuy mải mê với những lạc thú trần tục, cái "tôi"
vẫn còn đầy tự trọng và giữ được ý thức về bản thân thì từ 1942, đời sống tinh thần của Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng ngày càng khủng hoảng sâu sắc Những trang viết thưa dần Bên cạnh những đề tài cũ viết về vẻ đẹp xưa, đề
tài xê dịch, đời sống trụy lạc như Tùy bút II (1943), Tóc chị Hoài (1943),
Nguyễn (1945), xuất hiện thêm các đề tài mới hướng về thế giới của yêu tinh,
ma quỷ Ngay tiêu đề các tác phẩm Xác ngọc lam, Ðới roi, Rượu bệnh, Loạn
âm cũng đủ nói lên tình trạng bế tắc của ngòi bút Nguyễn Tuân thời kỳ này
Những năm đầu sau Cách mạng, ngoài một vài tùy bút ngắn ghi lại tâm trạng vừa hoang mang vừa đầy ắp hy vọng của một trí thức tự "lột xác"
Trang 23để dấn thân vào cuộc đời mới (Vô đề, Ngày đầy tuổi tôi Cách Mệnh), Nguyễn Tuân còn có Chùa Ðàn - về một nhân vật mắc căn bệnh cá nhân chủ nghĩa,
ích kỷ tàn nhẫn; nhưng từ sau 1945, như được uống liều thuốc tiên, tự cải tạo vươn lên thành con người mới, chan hòa với xung quanh Mới đọc qua, dễ có
ấn tượng về một quá trình đổi thay có vẻ giản đơn, công thức Nhưng nếu
xem xét tác phẩm trong cả quá trình sáng tác thì Chùa Ðàn là một cố gắng
đáng trân trọng
Tiếp theo, hai tập tùy bút Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950)
ghi nhận chuyển biến thật sự sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Tuân Ðáp lời kêu gọi của Ðảng, ông hăng hái xốc ba lô lên vai dấn thân khắp các nẻo đường chiến dịch Cái "tôi" giờ đây không còn phá phách, ngông nghênh nữa mà rưng rưng hòa nhập, sẻ chia với đồng bào đồng chí Giọng điệu sôi nổi tin yêu, tràn ngập tình cảm chân thành đối với quê hương đất nước Nguyễn Tuân tiếp tục bôn ba trên hành trình đi tìm cái Ðẹp, cái Thật Có điều khác là những giá trị ấy giờ đây không phải mất công tìm kiếm ở cõi quá vãng hoặc vô hình nào mà hiện hữu ngay trong cuộc đời thực sinh sôi cuồn cuộn trước mắt
Hàng loạt tùy bút đặc sắc ra đời trong mạch cảm hứng ấy: Phở, Cây Hà Nội,
Con rùa thủ đô, Tìm hiểu Sê Khốp,
Từ năm 1958 – 1969, ông đi thực tế liên tục đi về hai vùng nóng bỏng
nhất của đất nước: Tây Bắc và Vĩnh Linh Ngoài ra ông còn đi Cẩm Phả, Trà
Cổ, Móng Cái, Cô Tô, Những chuyến đi không chỉ thỏa mãn khát khao “xê dịch”, mà còn cung cấp chất liệu thực tế nóng hổi để nhà văn khám phá ra vẻ đẹp, chất vàng của thiên nhiên con người Việt Nam đang âm thầm lao động chiến đấu Ông phát hiện ra chất tài hoa nghệ sĩ không chỉ có ở những nhân vật phi thường, những nhà nho một thời quá khứ mà cả ở những người dân bình thường nhất: ông lái đò, chị dân quân, anh bộ đội, anh bán phở, chị hàng
cốm Tùy bút Sông Ðà là cái mốc quan trọng, đỉnh cao mới trong sáng tác
Trang 24của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám Cánh cửa tâm hồn tài hoa, lãng
tử của Nguyễn Tuân như mở toang ra cho cái Ðẹp ùa vào
Từ sau Sông Ðà, Nguyễn Tuân tiếp tục đi và viết nhiều, chủ yếu vẫn ở thể tùy bút, được tập trung in trong các tác phẩm tiêu biểu: Hà Nội ta đánh
Mỹ giỏi (1972), Ký (1976) Ông viết về tình cảm Bắc – Nam, tiếp tục khai
thác vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam trong thời đại mới: người Việt Nam vừa đánh Mỹ vừa sản xuất trong tư thế ung dung, sang trọng và tài hoa; tư thế của một dân tộc giành được chính nghĩa trong chiến đấu và có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời
Đất nước thống nhất, Nguyễn Tuân đã đi dọc hành trình đất nước Ông
đến Cà Mau, Hà Tiên, tham quan Côn Đảo, đóng phim Chị Dậu Ông xuất bản Tuyển tập Nguyễn Tuân (1982), Chuyện nghề (1986), Hương vị và cảnh
sắc đất nước (1988), đi nói chuyện văn học ở nhiều nơi và luôn thể hiện văn
phong tự do, ngông, phóng túng, tài hoa uyên bác và ý thức sâu sắc về cái tôi
cá nhân
1.2.2 Những tác phẩm chính về đề tài xê dịch
Trước Cách mạng tháng Tám, xê dịch là một đề tài lớn trong sáng tác của Nguyễn Tuân Ông đã viết một loạt những tác phẩm thể hiện niềm đam
mê cuộc sống giang hồ lãng du của mình như Một chuyến đi (1938), Thiếu
quê hương (1943), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943) Sau Cách mạng,
Nguyễn Tuân hòa vào cuộc sống và kháng chiến với những công tác bận rộn của một nghệ sĩ giàu tinh thần dân tộc nhưng dòng máu đam mê những chuyến đi, những mảnh đất lạ vẫn tuôn chảy trong những tác phẩm như
Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Tùy bút kháng chiến và hòa bình I,II (1955), Bút kí đi thăm Trung Hoa (1955), Tùy bút Sông Đà (1960), Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988) Có thể khẳng định Nguyễn Tuân là nhà
văn Việt Nam đam mê và viết nhiều nhất về những chuyến đi
Trang 251.3 Đề tài chủ nghĩa xê dịch trước Cách mạng tháng 8 - 1945
1.3.1 Giới thuyết
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng năm
2008, “xê dịch” là chuyển vị trí đi một quãng ngắn; là thay đổi, biến đổi trong
một khoảng nhất định [23;1414] Chủ nghĩa xê dịch vốn là một lí thuyết vay
mượn của phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đề cao lối sống cá nhân
tự do phóng túng đi rộng biết nhiều để thỏa mãn sở thích cá nhân và trải nghiệm cảm giác thực tế Chủ nghĩa xê dịch theo đó được hiểu như là sự
chuyển đổi vị trí về địa lý, chuyển đổi cảm giác về hình ảnh Nhiều nhà văn
trên thế giới thích viết về du lịch
Cảm hứng “không gian” có thể xem như là một chủ đề quan trọng của các nhà văn viết du ký Người viết xê dịch thường thích đi đó đây để thay đổi nhãn quan tâm hồn Rõ ràng chỉ khi đi qua những vùng đất, liên tục xê dịch,
họ mới thể hiện được những giá trị của bản thân Đi nhiều, vừa thể hiện được
cá tính, thỏa mãn “thị dục” và nỗi khát khao mơ ước, đồng thời làm giàu có, phong phú thêm vốn sống tri thức, hiểu biết của mình về con người và những mảnh đất đã qua Như một nhu cầu chia sẻ, những trang viết du kí luôn thôi thúc tâm hồn những người muốn khám phá thế giới
1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến lối sống và đề tài xê dịch
Chủ nghĩa xê dịch của Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng lớn từ của văn học phương Tây Tác giả mà ông chịu ảnh hưởng nhiều nhất là nhà văn A Gide, Pôn Môrăng, nhà triết học Friedrich Nietzsche André Gide (1869 – 1951) là một trong những nhà văn xuất chúng nước Pháp thế kỷ XX từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1947, ông là người rất ham mê du lịch khắp nơi trên thế giới Friedrich Nietzsche (1844 –1900) là một nhà triết học nổi tiếng người Đức Nietzsche thường xuyên đi du lịch để đi tìm nơi có khí hậu dễ chịu để phù hợp với sức khỏe của mình Ông từng sống trong nhiều thành phố khác
Trang 26nhau: mùa hè ở Sils Maria, gần St Moritz ở Thụy Sĩ, mùa đông ở các thành phố của Ý như là Genova, Rapallo và Turino, và ở thành phố Nice ở Pháp Nietzsche đã được xem là một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại
Văn học du ký là một thể loại không xa lạ và luôn hấp dẫn với nhiều bạn đọc có năng lực tưởng tượng, ý thích phiêu lưu, muốn ra đi khám phá
những bí ẩn về địa lý Robinson Crusoe là tiểu thuyết của nhà văn Anh Daniel Defoe (1660-1731), cuốn sách On The Road (Trên đường) của nhà văn Mỹ Jack Kerouac, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux, nhà văn du
ký nổi tiếng người Mỹ, nhà văn Bairơn với hình ảnh anh chàng Saiđơ Hêrôn,
các nhân vật của Satôbriăng du lịch sang châu Mĩ, Tây du kí – Ngô Thừa
Ân , đã trở thành cuốn sách thúc giục người ta lên đường sau khi đọc xong
Ở Trung Quốc, có nhiều tài tử thích du ngoạn, điển hình là những cuộc du viễn của thi nhân thời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ Lý Bạch (701- 762) là
một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường, đã viết hơn cả
ngàn bài thơ bất hủ Ông xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa Lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thủy, 25 tuổi "chống kiếm viễn du", đến núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua Hồ Động Đình, lên Sơn Tây Sơn Đông cùng bạn lên núi Thái Sơn "ẩm tửu hàm ca" (uống rượu ca hát) Ông từng được tiến cử với Đường Minh Hoàng, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một "văn nhân ngự dụng" nên ông bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thủy Đến Lạc Dương, gặp Đỗ Phủ kết làm bạn "vong niên", cùng vui chơi, thưởng trăng ngắm hoa, săn bắn Rồi ông lại tiếp tục chia tay Đỗ Phủ viễn du về phương Nam Tương truyền năm
61 tuổi, ông đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch, uống say, thấy trăng lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm trăng mà chết Người đời phong danh hiệu cho
ông là Thi tiên (ông tiên trong làng thơ), Trích tiên (tiên giáng trần), Tửu
trung tiên (ông tiên trong làng rượu) Tóm lại, những cuốn sách du kí và lối
Trang 27sống xê dịch của các danh nhân trên thế giới đã ảnh hưởng rất nhiều đến các
nhà văn Việt Nam
Văn học Việt Nam cũng có nhiều tác giả thích cuộc sống lãng du như
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - cũng là một người nổi tiếng ham lãng du Bà là một “kì nữ”, thông minh, cá tính, bản lĩnh, giao du rộng rãi, từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá: Ở cái
thời mà giang sơn của người đàn bà Việt Nam chỉ quẩn quanh nơi buồng the,
bếp núc thì Xuân Hương lại muốn là con người của trời đất bốn phương,
gót lãng du lui tới đề thơ ở biết bao thắng cảnh nổi tiếng (Kẽm Trống, Hang
Cắc Cớ, Đèo Ba Dội, Đá ông chồng bà chồng, Chùa Quán Sứ, Động Hương Tích )
Nhà thơ Cao Bá Quát cũng là con người say mê với những cảnh đẹp của non sông đất nước Các danh lam thắng cảnh ông đề thơ ngâm vịnh như: núi Ba Vì, hồ Tây, núi Dục Thúy, sông Hương, núi Tản Viên, miền đất đầy nắng gió cát trắng Quảng Bình ông đều đã từng qua Dải sông Hương mềm mại đến thế mà khi hiện lên trong thơ ông mang một hào khí hùng tráng:
Trường giang như kiếm lập thanh thiên (Con sông dài như thanh kiếm dựng
giữa trời xanh) Nhà thơ Tản Đà - con người của “hai thế kỉ” cũng là một
người nổi tiếng ham xê dịch, được mệnh danh quê hương thời có, cửa nhà
thời không Tản Đà thường đi du lịch: khi thì lên đề thơ ở núi Non Nước -
Ninh Bình (bài Vịnh hòn đá), khi thì vào Trung kỳ thăm Phan Sào Nam, khi
thì ở Sài Gòn gặp Diệp Văn Kỳ, ra Bình Định thăm mộ cũ nhà Tây Sơn, về Hải Phòng Ông vừa làm báo vừa đi chơi, vang danh khắp chốn với câu thơ bất hủ:
“Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.”
Trang 28Tản Đà từng đi chơi vào đúng ba mươi Tết, mê mải quên lối về: Chơi
xuân kể lại hành trình/ Ngày ba mươi tết hứng tình ra đi Đặc biệt lối sống
phóng túng của Tản Đà đã ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành tính cách và sở thích xê dịch ở Nguyễn Tuân
Giang hồ xê dịch còn là bệnh của chủ nghĩa lãng mạn mà Nguyễn Tuân
là một đại diện Những chuyến đi với thú “giang hồ vặt” của các nhà thơ Mới,
như khách chinh phu Thế Lữ, li khách Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng
Chương, Lưu Trọng Lư Bên cạnh đó, các bạn văn cùng thời như Nam Cao,
Tô Hoài cũng rất thích cuộc sống nay đây mai đó Trong hồi kí Những gương
mặt - Chân dung văn học (1988), Tô Hoài kể về chuyện ham đi của Nam Cao:
“Nam Cao lấy vợ được chưa đầy một năm thì anh đi Sài Gòn Cũng chẳng có
mục đích gì mà đi Anh cũng đến báo Kịch Bóng, xin được cái thẻ làm phóng viên, chưa viết được bài nào, cũng đi Nha Trang bằng tiền túi của mình dành dụm được” Ngay cả Tô Hoài cũng là người đích thực của giang hồ Ông đi
khắp đất nước, đi ra thế giới, quan sát tỉ mỉ, lắng nghe, ghi nhận và viêt Có lẽ
vì vậy Tô Hoài được đánh giá là nhà văn phong tục, có hiểu biết sâu sắc về tập quán của nhiều vùng miền khác nhau Tô Hoài từng kể chuyện mình và
Nam Cao đi chơi vặt: một đêm chúng tôi cố tình đi chơi bơ vơ một chuyến
hóng cái viết Nghe còi tàu hoả trong đêm, tưởng như đã gợi hứng rồi Nửa đêm, từ Hà Nội xuống Nam Định Không phải về quê, nhà Nam Cao chỉ cách thành phố khoảng chục cây số Chúng tôi đương giang hồ vặt mà Chuyến đi
này Nam Cao gặp gỡ với một cô gái điếm và có tư liệu để viết lên truyện dài
“Một đời người” rất xuất sắc
Nhưng khác với cái đi nhiều, đi để lấy tư liệu thực tế nóng hổi phục vụ sáng tác, Nguyễn Tuân giang hồ là để “đi chơi”, đi chẳng vì mục đích gì cả, đi chỉ là đi, đi không xác định địa điểm trước Tóm lại, nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam viết xê dịch, dường như đây là “một cuộc chạy tiếp sức” và Nguyễn
Trang 29Tuân là người đi xa nhất, viết nhiều nhất, đam mê nhất; sáng tác của ông mang tính chất điển hình, sâu đậm, đỉnh cao hơn cả về chủ nghĩa xê dịch
Sở thích xê dịch bắt nguồn từ chính cá tính con người Nguyễn Tuân Ông là một cái tôi độc đáo, lập dị, có tính cách lối sống phóng túng và yêu thích tự do Ông bước vào nghề văn như để chơi ngông với thiên hạ; là phản ứng của chủ nghĩa cá nhân kiêu ngạo ở một thanh niên trí thức giàu sức sống nhưng bế tắc Ông nhiều phen rong chơi bên cạnh nhà thơ nổi tiếng với những
bài thơ giang hồ Lưu Trọng Lư Theo Vương Trí Nhàn: Trước Cách mạng,
ông từng là khách quen của các chuyến tàu xuyên Việt, cứ hứng lên là người
lữ hành ấy xách vali đi, và thích đi đâu là dừng lại ở đó: Thanh Hoá, Huế, Hội An Sau Cách mạng, những chuyến lên rừng xuống biển của Nguyễn Tuân càng dày hơn Một lần nào đó, sau khi đặt chân lên một ngọn núi trong dãy Hoàng Liên Sơn Một lần khác, ông đi tới Lũng Cú tột bắc Một lần khác nữa, đi một chuyến dọc Cẩm Phả, Cô Tô, Vân Hải (Tạp chí Sông
Hương số 31, tháng 6/1988) Cuộc đời Nguyễn Tuân trước Cách mạng có nét phảng phất giống như những thi sĩ giang hồ xưa với “một bầu rượu, một túi thơ” ngao du khắp mọi nơi “Trông vời trời bể mênh mang”; giống như thú
tiêu dao của các tao nhân mặc khách xưa Giương buồm giong gió chơi vơi/
Lướt bể chơi trăng mải miết (Trương Hán Siêu)
Chủ nghĩa xê dịch Nguyễn Tuân thẩm thấu ảnh hưởng phương Tây và còn có màu sắc cổ điển chịu ảnh hưởng từ những nhà nho tài tử như Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh Trong khi không quên những nền nếp đã miêu tả
trong Vang bóng một thời, nhà văn đã tạo nên một loại “lãng tử hiện đại”
Vương Trí Nhàn trong bài “Lời giới thiệu viết cho Quê hương, truyện dài của
Nguyễn Tuân”, cho rằng: Nhân vật của ông nhìn kỹ đều là những con người
lửng lơ vượt thoát ra ngoài mối quan hệ bình thường Họ như không đi mà chỉ bay là là trên mặt đất, không đậu hẳn vào đâu, gì cũng biết, mà hoá ra không ràng buộc với cái gì cả Nghề nghiệp, không xác định Gia đình nhà
Trang 30cửa, không thiết tha Cho đến cả tiền tài, sự nghiệp cũng không phải là điều
họ quan tâm đuổi bắt Niềm say mê mà nhân vật và ông cả đời theo đuổi là say
mê tìm hiểu chính mình và khắc hoạ chân dung tinh thần khác người của mình
Ham mê xê dịch còn được “di truyền” từ gia đình Nhà ông mấy đời liền, đặt tên đều lấy theo bộ thủy, ông đặt tên con gái là Hương Cảng sau
chuyến đi Hồng Kông chữ Cảng cũng thuộc bộ thủy Phải chăng có sự ảnh hưởng ghê gớm và thần bí của chữ tên đối với cuộc đời từng người? Bởi Thủy
là nước Nước vốn ít tụ mà lại hay đi Cái sứ mệnh của chất nước là mãi mãi phải trôi xuôi vì có một cái tên đặt theo bộ thủy, mà ông nội tôi đã là người hành nhân đi theo một phái bộ qua sứ Tàu Thừa tự cái tính ấy, thầy tôi đã
có một dĩ vãng “lang bạt kì hồ” mà ngày nay, mỗi lúc nhắc tới, mẹ tôi chỉ biết
có kêu giời”[1;233] Ông không hề giấu giếm khi chia sẻ với nhà phê bình
Ngọc Trai: “Phải nói rằng nhà tôi có cái gen giang hồ Không hiểu cụ tổ tôi thế nào, chứ từ ông nội tôi đến bố tôi và tôi thì cái gen ấy như ngày càng mạnh hơn”
Một nguyên nhân nữa chính là quan niệm độc đáo của Nguyễn Tuân về
cuộc sống giang hồ: Xê dịch mang lại cho ông nhiều trải nghiệm giang hồ
không những là một nghệ thuật mà còn là một khoa học thực nghiệm nữa Người giang hồ lại lấy luôn cái đời giang hồ ra làm trường học và tự mình đem luôn cái thân mình ra mà thực nghiệm và tìm bài học ở những cái quán
bỏ vắng bên đường, ở một vũng bùn nước giữa nghìn dặm cát, ở một cái lều cát thiếu củi lửa trên đỉnh non băng, ở một ngụm nước ngọt phải dành dụm hàng tuần lễ trên một cái mặt bể lạc phương hướng [2; 944] Người Việt Nam
có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, có lẽ điều đó thật thích hợp với Nguyễn Tuân Là trí thức có học vấn cao, giống như các nhân vật của mình, nhưng ông lại không mơ ước một cuộc sống công danh, đề huề
vợ con; mà chỉ thích những trải nghiệm, tìm niềm vui trong cuộc đời gió bụi nhọc nhằn, thiếu thốn Ham đi đến mức không nhìn thấy những khó khăn của
Trang 31cuộc đời mưa gió, thiếu thốn đang chờ đón mà chỉ thấy những quyến rũ của con đường xa và cuộc sống bên ngoài thật mê hoặc, ngọt ngào như men rượu
say trong mưa gió có cả một bài thơ muôn vận dành riêng cho những người
sống ở ngoài trời Trong tiếng mưa, có một tiếng gọi thần diệu Không đi thì uổng lắm [2;771] Đó cũng là một quan niệm sống rất nghệ sĩ của Nguyễn Tuân
1.3.3 Quan niệm về xê dịch
Tự nhận mình là môn đệ của trường phái “chủ nghĩa xê dịch”, xê dịch
không chỉ đơn thuần chỉ là sở thích mà được Nguyễn Tuân nâng lên thành hệ thống những quan điểm tư tưởng, làm thành cơ sở lí thuyết chi phối hoạt động của nhà văn Chủ nghĩa xê dịch Nguyễn Tuân vừa mang sắc thái phương Đông vừa chịu ảnh hưởng tinh thần hiện đại phương Tây Song ở ông chất tài
tử giang hồ vẫn có nét riêng: tỉnh táo và luôn có ý thức về mọi hành động Dường như ông cố ý làm cho các hành động của mình trở lên kỳ cục để gây
ấn tượng và đam mê đến mức ngông Ngông trong xê dịch là biểu hiện của một sự chống trả với mọi thứ nền nếp phép tắc, "đạo lý" thông thường; làm ngược lại quan niệm nam nhi phải “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” với thái độ ngạo đời Nhu cầu chơi ngông đã đẩy mọi cái thông thường tới cực đoan, thậm chí tới mức trở thành những kỳ thuyết, nghịch thuyết Vì thế ở văn Nguyễn Tuân, dường như cái gì cũng được quan tâm, viết nhiều, nâng lên thành ra những "chủ nghĩa" chứ không dừng lại ở mức giới thiệu Đó là: chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa duy mỹ, chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cảm giác, chủ nghĩa tài tử, chủ nghĩa ẩm thực và bao trùm lên tất cả
là chủ nghĩa độc đáo Nguyễn Tuân lo nhất là mất đi cá tính và giống người
khác Ông ao ước khi chết đi được đem luôn theo mình "nguyên cảo" chứ không để lại một bản sao nào khác ở đời
Đam mê xê dịch ở Nguyễn Tuân đã xác lập một khuynh hướng, hình thành một chủ nghĩa tư tưởng, tuyên ngôn bất thành văn nhưng đầy quả
Trang 32quyết: đi và viết luôn đồng hành, đồng điệu trong đời sống và văn chương Ông chủ trương đi không cần mục đích, để thay đổi chỗ ở, để tìm cảm giác mới lạ, thoát li mọi trách nhiệm với gia đình quê hương Xê dịch còn để thay đổi thực đơn cho các giác quan, thỏa mãn “thị dục” và biểu hiện thái độ bất mãn với hiện thực xã hội “ối a ba phèng” trước 1945 Nguyễn Tuân đã tìm đến lí thuyết "chủ nghĩa xê dịch" trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc xã hội mất chủ quyền Ông chăm đi, đi nhiều, đã đặt chân lên mọi miền Tổ quốc Đây là kiểu xê dịch không biết mệt mỏi, không biết bao giờ về
Đi là để trải nghiệm tất cả các hương vị, cung bậc của cuộc sống; đi để thấy rõ hơn những con người ở mọi miền đất Mỗi khi có cơ hội được đi, ông chỉ muốn khởi hành cho thật nhanh, để trải nghiệm sự hoan hỉ với cái thương nhớ những người vừa chia tay, cái hồi hộp của phút sắp được đến nơi sẽ tới Hạnh
phúc đích thực có lẽ chỉ tìm thấy ở những nhà ga Niềm vui trong cuộc đời được tạo nên bởi một chuỗi những hành trình: mùa nắng vào Tây Kỳ, trốn
nắng ở vùng cao nguyên Lâm Viên, nhân tiên chơi Đà Lạt hoặc đi Vân Nam Phủ, ở Côn Minh tha hồ mà ăn đào, lê, mận, lựu, vào chùa Hương nửa tháng, trước ngày hội, xem rừng mơ non và uống nước gỗ mai già với đám tăng lữ tại Chùa Trong [1;693] Dám sống tự tại, phóng khoáng thần tiên như
thế chỉ có thể là Nguyễn Tuân
Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc qua những “trang hoa”,“tờ hoa”, Nguyễn Tuân có những khám phá thú vị về phong cảnh bằng ngòi bút tài hoa và tấm lòng gắn bó với quê hương đất nước Đi không chỉ là nhu cầu nội tại, lấy tùy hứng làm nội lực cho văn chương mà cực đoan hơn, ông còn coi đó là triết lí, mục đích sống, niềm vui trong cuộc đời Đi để viết, đi và viết, đi để được sống đúng nghĩa, dù có đủ điều kiện hay không đủ điều kiện
Nguyễn Tuân thích ngay ở sự đi, được đi chứ không phải mục đích của
sự đi và không xác định địa điểm sẽ đến Lối đi lang thang, lãng du, giang hồ như các kiếm khách cổ trang Ông thích đi, mê mải đi, chán ghét sự dừng lại,
Trang 33muốn đi không phải ngừng lại, không phải là sở thích du lịch thưởng ngoạn ở một điểm định trước thông thường Khi đến một địa điểm nào đó, phải dừng lại, nhân vật của ông thường có cảm giác chán nản, ngẩn ngơ như nhớ tiếc một cái gì quý giá đã tan mất Đó là chất thi vị rất đặc biệt ngụ trong cái sự được đi mà không bao giờ phải dừng
Trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền, lí thuyết "chủ nghĩa xê dịch" với Nguyễn Tuân như một cứu cánh, một sự giải thoát, một hướng đi giúp
ông thoát khỏi những mâu thuẫn bế tắc trong tâm hồn sau những giấc mơ một
thời vang bóng dang dở Ông từng sa lầy hơn khi thoát li vào trụy lạc nhưng
cũng không khỏa lấp hết nỗi trống vắng, trống trải trong tâm hồn Viết về
"chủ nghĩa xê dịch" còn là biểu hiện sống động của tình yêu đất nước thầm kín Tình yêu của một thế hệ nghệ sĩ – những người sống giữa quê hương mà vẫn thấy mình thiếu quê hương:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(Tràng giang - Huy Cận)
Tóm lại, ở chương này chúng tôi tiến hành tìm hiểu hành trình sáng tác của Nguyễn Tuân, đặc điểm con người, những sự kiện quan trọng trong cuộc đời nhà văn ảnh hưởng đến sáng tác, đặc biệt là những yếu tố tác động ảnh hưởng đến lối sống và đề tài xê dịch Cái tôi nhà văn lãng mạn, ngông nghênh kiêu bạc không thể hài hòa với những gì là khuôn mẫu, gò bó, chật chội của
xã hội cũ Là một trí thức Tây học chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây, trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền, lí thuyết "chủ nghiã xê dịch" như một sự giải thoát, một hướng thoát li giúp Nguyễn Tuân thoát khỏi những mâu thuẫn
bế tắc trong tâm hồn sau những giấc mơ một thời vang bóng dang dở Ông
từng sa lầy hơn khi thoát li vào trụy lạc nhưng cũng không khỏa lấp hết nỗi trống trải trong tâm hồn Như vậy, viết về "xê dịch" chính là biểu hiện sống
Trang 34động của tình yêu đất nước thầm kín, là dịp nhà văn bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước bằng một ngòi bút đầy trìu mến, yêu thương và tài hoa, tình yêu của một thế hệ nghệ sĩ sống giữa quê
hương mà vẫn thấy mình thiếu quê hương, bởi nhà, chàng làm gì có nhà Đến
quê hương chàng cũng còn đang đi tìm nữa là Không chỉ thế Nguyễn Tuân
đã thực sự sống xê dịch trước khi viết về xê dịch, những quan niệm về xê dịch của nhà văn cũng không giống thái độ mục đích du lịch thông thường mà thực
sự đã trở thành một hệ thống tư tưởng, lý thuyết chủ nghĩa độc đáo Sở thích lãng du thậm chí dám vượt biên giới để kiếm tìm và trải nghiệm những cảm giác khác lạ của nhà văn đã thắp lên ngọn lửa sự sống đang lụi tàn trong tâm hồn không ít thanh niên tâm huyết với đất nước mà bất lực trước thời cuộc đương thời
Trang 35CHƯƠNG 2 NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG ĐỀ TÀI XÊ DỊCH
CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
2.1 Cảm hứng về cảnh sắc thiên nhiên
2.1.1 Cảnh sắc đất nước quê hương
Nguyễn Tuân học theo chủ nghĩa xê dịch chẳng qua là luôn thèm khát
những cảm giác mới lạ về những miền đất và những con người mới Là người
giàu trải nghiệm, ông đã thực hành xê dịch thực sự trước khi viết xê dịch Trên đường giang hồ, ông đã ghi lại những bức tranh chân thực sinh động về cảnh sắc quê hương đất nước như một nhà ga, một bến phà, một con đường, một dòng sông, một thị trấn, một thành phố Những bức tranh khi thì chỉ chấm phá vài nét, khi thì được vẽ hết sức tỉ mỉ mà chúng ta có thể nhận thấy nhà văn đã đặt tất cả tâm hồn mình vào đấy Có những cảnh hết sức quen thuộc vậy mà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân rất giàu chất họa chất thơ, sống
động vô cùng Ông đã lang thang ngao du sơn thủy khắp chốn Nam Bắc: đi
chơi Chợ Giời vùng Hòa Bình, ngâm vịnh những lúc nhàn tản ở Chợ Cột, Đông Triều, vào trong Quảng Nam chơi chùa Non Nước, đề đá núi Ngũ Hành , tứ tỉnh đường ngoài và ngũ tỉnh đường trong đều có in vết chân cả
[2;423]
Là nhà văn của những tính cách độc đáo, những cảm giác mãnh liệt, ngòi bút Nguyễn Tuân bị kích thích mạnh mẽ trước những cảnh vật gợi những rung động cảm giác mãnh liệt Là nhà văn duy mĩ, thiên nhiên trong trang văn của Nguyễn không phải là cảnh vật bất kì tùy tiện bắt gặp trên đường mà phải độc đáo, ấn tượng, tác động mạnh đến xúc cảm của nhà văn Đó là những bức
tranh độc đáo, tinh khôi, thanh khiết khiết của Chùa Thầy – núi Sài Sơn (Về
quê); cảnh sắc xứ Mường sơn lâm, huyện đường rừng Cẩm Thủy, Thanh Hóa
với “mưa dầm, gió heo, sương đêm” ảm đạm, lạnh lẽo Cảnh sương sớm nơi
Trang 36huyện miền núi rất nên thơ và lãng mạn đã hiện lên dưới ngòi bút miêu tả tài
hoa: Những giọt sương sớm đậu trên búi cỏ trông lóng lánh như thủy ngân
hòe trên tấm mạng nhện mà chỉ tơ giăng bằng nước hạt móc sa Chỉ có mùi
cỏ, mùi đất và hoa đất của loài giun dế Xa xa một vài điểm chàm Người nông phu xứ Mường Cảnh lành và khí trời cũng lành [1;722] Phong cảnh
bình yên như thế này đã làm khỏa lấp nỗi trống vắng, trống trải vì “thiếu quê hương”, làm dịu đi những cơn khát được lên đường, đồng thời cũng cho thấy tình cảm gắn bó với những miền quê nghèo xa xôi của nhà văn
Ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc phải kể đến bức tranh độc đáo về vùng mỏ Vành Danh, Uông Bí, Điền Công đầy nắng gắt, hoang sơ khắc
nghiệt: một vùng cảnh thổ hoang vu và khắc khổ Người đen, cảnh đen và cây
cỏ cũng đều đen cả Thật là tổ quốc của than [1;803] Vùng đất mỏ đen như
những “cảnh tang tóc kéo dài quanh năm bất phân mộ dạ” Cái khắc nghiệt nắng gắt như đổ lửa của thiên nhiên vùng mỏ khiến cho mọi sự sống của thực vật nơi đây chỉ còn thoi thóp “một vùng cỏ vàng ệch, cứng như que mà không
có một con bò con ngựa nào muốn ngốn lúc đói cỏ gianh ở đây không bao giờ được xanh lấy tí ngọn Lửa trời đã đốt xém trụi hết cỏ gianh” Một không gian chỉ than là than: nền đất than đen dẫm kêu sào sạo như là cát bể, cái thung lũng đen xì những khói, muội bụi than, mùi thán khí trong những con đường hầm tối om khiến cho người ta nghẹt thở Những cơn gió ở đây cũng thật đặc biệt, chúng quẩn giữa thung lũng Vàng Danh, thổi ào ào trong đêm từng cơn, làm não lòng người cũng làm cho người ta phải suy nghĩ về cái bức bối, nghẹt thở của cuộc đời Cảnh vật dẫu có khắc nghiệt nhưng khác thường, độc đáo càng gợi hứng thú ở Nguyễn Cái xứ Vàng Danh nghiệt ngã này khiến cho anh bạn đồng hành Sương khó chịu, liên tưởng tới những vùng sa
mạc hoang sơ xứ Texas ở Mĩ và những vung khai thác dầu hỏa Hoa Kì Ở
đây, chắc không ai ngâm vịnh được; nhưng Bạch vẫn nhận thấy chất thơ rung
động của nó bởi cái ấn tượng quá mạnh mẽ nó gợi lên cho con người một lần
Trang 37đến đây là nhớ mãi: Ở đây người ta sẽ làm thơ mà vận là đá, là sắt, là khoáng
chất và âm điệu sẽ dự vào tiếng gió lạnh tối lùa vào trong lò mỏ, tiếng một mũi cuốc nhọn hoắt mổ vào lòng đá đen già [1;806] Đằng sau cái cảm nhận
đầy chất thơ đó cho ta thấy cái nhìn đầy trìu mến, cảm thông, thương cảm của của nhà văn với những con người lao động, phu mỏ nơi đây đang phải làm việc trong một hoàn cảnh thật độc hại
Tùy bút Một lần đi thăm nhau (Tùy bút II) cũng là những khám phá
mới mẻ về cảnh vật đất nước Những quang cảnh thiên nhiên đặc trưng của các vùng miền dọc hành trình Bắc Nam đã hiện ra: Mảnh đất Quảng Bình,
một vùng rộng hoang vu nghèo khó chỉ có cát và cây cằn không một ngọn tre
quen thuộc Ánh mặt trời đã làm cho những đám bụi đỏ của con đường thiên
lí hiện ra Cát trắng đã thành cát vàng Từng cồn cát vàng Màu cồn cát đè lên màu quan lục của từng vũng bể Đông [1;612] Rồi qua Quảng Trị, Huế
Đặc trưng mưa dầm của Huế được Nguyễn gợi tả với nhiều sắc độ: mưa đay
nghiến chì chiết đến lòng người; mưa mang mang vô tuyệt kì; Mưa mãi Mưa hoài Mưa rào đổ xuống mái nhà mau nghe như tiếng máy khâu [16;617], cho
nên Huế được mệnh danh là “nàng sùi sụt” Huế không có Tết Trung thu vì
“vào cữ này kim phong vũ biểu ở đây lúc nào cũng chỉ lả lay ở khoảng mưa
và ấm thôi” Tạm biệt Huế, dời ga Lăng Cô lên đường cũng trong ngày mưa
“Mây đèo Hải Vân kéo dài ra vời xám mịt mù” Con tàu đưa khách giang hồ
qua những ruộng mía vùng Quảng Ngãi trổ hoa lá lay trên cánh đồng gió đẹp
như những ngọn cờ bông lau đất Hoa Lư Bãi biển Sa Huỳnh thơ mộng với
cát, trời, nước, mây quyến rũ đến mức suýt xui tác giả bỏ con tàu dừng lại Hai ngọn tháp Hời của người Chămpa cổ xưa ở ga Vân Sơn, Bình Định Nguyễn qua Nha Trang rồi ga Sài Gòn với nắng Nam Kì chào đón.Thành phố hoa lệ đẹp nhất phương Nam với chợ Bến Thành, vườn hoa Bùng Binh, Thư Viện thành phố , nhưng cũng không lưu giữ được lâu bước chân của người lãng tử Nguyễn đã xuống tận xứ miền Tây gạo trắng nước trong Cần Thơ,
Trang 38Hậu Giang, Lâm Viên của xứ Tây Kì Có thể nói, tùy bút này giống như những trang nhật kí cuộc đời của nhà văn, đã mang đến cho bạn đọc những bức tranh cảnh vật thiên nhiên đất nước thật gần gũi, nên thơ nên họa
Tùy bút Cửa Đại, Nguyễn đã tái hiện một thước phim màu đặc biệt về
vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên và con người miền Trung Nhiều người Việt Nam chưa từng đến Cửa Đại, nhưng khi đọc tác phẩm này không chỉ được bồi đắp thêm kiến thức địa lí, văn hóa, phong tục, con người mà càng thấy gắn bó, mến yêu, tự hào trước vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc mảnh đất
miền Trung Dưới ngòi bút ghi chép, quan sát tỉ mỉ của Nguyễn, nét đẹp đầy bản sắc văn hóa nơi đây đã hiện ra Cửa Đại - thuộc tỉnh Quảng Nam, có tên
chữ là “Đại Chiếm hải khẩu” Quảng Nam có hai thủ phủ tỉnh lị Một là phố Tây mệnh danh là “Faifo”(Hội An), nơi có tòa công sứ Pháp, đồn lính tập, sở Giây Thép, ty Mật Thám của người Pháp Bên cạnh đó có tỉnh lị đặt ngoài thành cũ Bến Điện, có dinh quan Thủ hiến người Việt, cách phố Tây “hơn mười cây số đường đất đỏ nắng chang chang” Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam thuộc địa trước Cách mạng, bên cạnh dinh Thủ hiến của quan người Việt là dinh quan Công sứ người Pháp Thành cũ Bến Điện có vẻ đẹp thật cổ điển lãng mạn và nên thơ; nổi tiếng với “kĩ nghệ làm hàng tơ, có tiếng về nghề dệt lụa nhiễu”; có những bến nước trong veo, tuyệt đẹp khiến cho người khách giang hồ mê mẩn mà liên tưởng tới cảnh người đẹp Tây Thi giặt lụa nơi bến nước Trung Hoa Cảnh tiếng chày đập áo “tiếng nện vải lụa trên hòn đá bến nước lúc hoàng hôn”, giống với âm thanh trong bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ “Thành Bạch dồn châm buổi ác tà” Cuộc sống êm đềm, thơ mộng, quyến rũ, lấp lánh trên sông nước ở Hội An luôn vẫy gọi người
khách nghệ sĩ giang hồ khám phá: Tôi ngắm bóng trăng thanh rọi xuống mặt
sông Hội An Trên mặt sông, thực là cái rừng cột thuyền buồm, mành ghe chi chít dây bèo buồm, dây thừng Bấy nhiêu nét đen sắc đều nhấp nhô lay động theo mực nước thủy triều đang dâng lên rất mạnh Ánh trăng bị dầm tan
Trang 39trong lòng con sông mà nước ngọt đang bị bể ngoài pha rót vào bao nhiêu thứ muối chát mặn [2;541] Cẩm Phô - “một cái làng rất giàu có” ở Hội An,
chuyên bán “những con hến luộc nhỏ xíu dùng làm đồ ăn điểm tâm với bánh tráng”; núi Trà Kiệu “in dài giữa con đường đi Cửa Đại một cái bóng xe ngựa; cù lao Chàm “tổ quốc của yến sào”; phía bắc là Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân Cửa Đại thực sự không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên sơn thủy hữu tình khoáng đạt, quyến rũ lòng người mà còn có vị trí chiến lược chính trị quân sự hiểm yếu, đặc biệt quan trọng, án ngữ Bắc Nam và là một trong “thập nhị hải khẩu ghi ở sử cũ” (mười hai cửa biển lớn) của Việt Nam Cảnh biển và con người nơi đây mang vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ, tinh khôi như chưa từng bị cuộc sống vật chất, xô bồ, dục vọng ảnh hưởng của văn minh phương Tây làm
cho biến chất: cảnh ở đây hiền lành thế, ở đây chỉ có cát vàng, cây xanh, sóng
trắng đầu Cảnh tự nhiên như chưa bị hoen ố bởi những tấm biển quảng cáo Tạo vật được kính trọng đến cả trong những tiếng động Ngoài cái bản đàn của sóng khơi và gió ngàn thông, tịnh không có tiếng âm nhạc hỗn xược của nhà khiêu vũ hay của khách sạn [2;548] Cảnh đêm ở Cửa Đại cũng thật thơ
mộng: Đêm, chúng tôi ngắm sao trên vòm trời như những kẻ đi biển tìm
phương hướng; Trăng đêm khuyết hẳn một góc và kềnh càng mãi, bắt tôi nằm chờ đợi rất lâu nơi cửa sổ khoang thuyền Dưới bóng lờ mờ, những chiếc thuyền con rao bán chè đậu ván và mì cu ly lượn lên lượn xuống như vào một ngày hội hoa thuyền [2;550]
Cửa Đại còn tái hiện bức tranh về cảnh sinh hoạt cần lao vất vả của nhân dân ta ngày trước Đó là cảnh những người dân nghèo buôn bán chen chúc trên bến Hội An Những con đường đá vắng vẻ với những phương tiện vận tải thô sơ của một thời trung cổ nay vẫn tồn tại: “cái xe ngựa lọc cọc, lạch cạch chạy rất chậm trên con đường vắng Nó giống như cái xe thổ mộ của Nam kì” Cái xe chốc chốc lại phải dừng lại để sửa lại vành xe cũ nát, rồi lại
từ từ lăn vòng bánh trệu trạo trên đoạn đường lởm chởm Những chiếc xe tay
Trang 40có lục lạc đồng lêu loong coong như tiếng nhạc ngựa Bãi biển ở đây cũng
thật đặc biệt, khác hẳn bãi biển đánh đĩ để chỉ Đồ Sơn hay Sầm Sơn Cửa
Đại là một đất thừa lương rất lương thiện Người dân Cửa Đại cũng là những
con người lao động thật thà, hiền lành chất phác, đơn giản, dễ mến, hồn nhiên
như sóng biển gió trời nơi đây: Con nhà chài ở đây chưa biết đánh lừa người
ta mỗi khi bán mớ tôm, mớ cá Những thiếu phụ góa bụa quấn dải khăn ngang để tang một người thuyền chài chết vì mẻ cá nục ngoài bể sâu mấy con sào nước, những người sương phụ đó có cái vẻ đẹp của Thánh Maria đó chưa biết đến việc mãi dâm, một thứ hàng mà người thành thị đi nghỉ mát để khoe của đã đem du nhập vào mọi chỗ hải tần đổi mới Ở đây, người ta đi tắm là đi tắm Hít gió ở đây là cứu cánh chứ không phải là một phương tiện trá hình của đám trưởng giả [2;517] Những con người tự do hồn nhiên như bãi bể,
hồn hậu, hiền lành và rất mến khách như ông cụ Điều “một ông già vẫn giữ được cái búi tóc trắng, là người rất vui tính”; Nhân – con trai ông cụ; anh Bảy đánh xe ngựa; những người em trai, em gái, em dâu, em rể của tác giả “lành lắm” Họ sống không phiền ai và cũng không muốn ai phiền quấy mình, chưa biết khủng hoảng, băn khoăn bao giờ cả”, như “những củ hoài sơn” rất lành trong vị thuốc bắc; tự tại thanh thản như gió trời nơi đây
Phong vị văn hóa ẩm thực của Cửa Đại cũng được nhà văn khám phá một cách tinh tế: hến luộc nhỏ xíu của làng Cẩm Phô để ăn điểm tâm với bánh tráng; cá trảnh – thứ cá chỉ có ở sông Phố, thơm như cá sông Hương; trái loòng boong – “một thứ thời chân rất quý của xứ Quảng”, còn gọi là Nam Trân vì đã có công giúp cho vua Gia Long và ba quân no lòng đi đánh giặc
Có thể nói, dưới bước chân xê dịch phóng lãng và con mắt tài hoa của người nghệ sĩ giang hồ, cảnh sắc thiên nhiên, con người miền Trung hiện lên thật ấm
áp, gần gũi, cảnh mến người, người quyến luyến với cảnh Cảnh vật và con người đã phần nào khỏa lấp nỗi trống vắng thiếu quê hương của một con người giàu tinh thần dân tộc