Các kiểu người giang hồ xê dịch

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng 8 – 1945 Luận văn ThS. Văn học (Trang 49 - 82)

CHƯƠNG 2. NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG ĐỀ TÀI XÊ DỊCH CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

2.2. Cảm hứng về con người

2.2.2. Các kiểu người giang hồ xê dịch

2.2.2.1. Chân dung những con người tài tử, xem xê dịch như một thú vui, một triết lí sống

Một quy luật trong văn học là bạn đọc tò mò và yêu thích tác phẩm của một nhà văn có lẽ còn vì những bí hiểm độc đáo, khác người trong lối sống của nhà văn đó. Nhà văn Ơnit Hemingway (1899 -1961) của nước Mĩ là một ví dụ. Sinh thời, ông là người được gần như cả xã hội quan tâm. Những cá tính kỳ lạ nhƣ: khả năng cô độc, kiên trì ngồi xem đấu bò tót, đi săn, đi câu giữa đại dương…, được người ta săn tìm, truyền tụng, đồn thổi bàn tán sôi nổi. Có người cho rằng hình như ông cố ý trình ra trước xã hội một con người lập dị để gây sự chú ý của thiên hạ. Bởi những giai thoại độc đáo kia giúp cho ông đến với độc giả thêm nhanh chóng, thuận lợi hơn. Văn học trung đại Việt Nam có Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương... cũng là những nhà thơ có lối sống phóng khoáng vƣợt ra ngoài khuôn khổ. Thời hiện đại cũng đã có một nhà văn dựng tạo sự nghiệp của mình theo kiểu Hemingway, chính là Nguyễn Tuân. Trong khoảng gần nửa thế kỉ cầm bút, ông đã tạo nên quanh mình cả núi giai thoại, chất xúc tác rất tốt để tác phẩm của ông có thêm cái lung linh,

bí hiểm mà người đọc tò mò cố tìm biết. Trước Cách mạng, ngay từ khi chưa viết Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã nổi tiếng trong giới làm văn làm báo như một người chơi ngông, tiêu tiền như rác, luôn xê dịch, hết sức khinh bạc, có những cách ứng xử vượt lên mọi quy cách thông thường. Từ khi chưa đầy 30 tuổi, người tài tử ấy đã mấy phen ngồi uống rượu ngang hàng và kết giao thân thiết với thần ngông Tản Đà; mấy lần vƣợt biên giới chẳng vì mục đích gì cả. Không có gì lạ khi thấy trong văn xuôi, những khía cạnh đó của con người chàng Nguyễn vẫn được giữ nguyên, thậm chí được tô đậm lên. Nhà văn công khai lấy chuyện riêng của mình ra để viết, thậm chí chẳng thèm che xấu thói tật xấu. Ông có đặt cho nhân vật tên họ khác đi thì người đọc cũng nhận ngay ra bóng dáng tự truyện. Đọc văn Nguyễn Tuân, bạn đọc luôn thắc mắc không biết Bạch, Nguyễn, Hoàng, Ng, Ngh, những kẻ xƣng

“tôi” trong các tùy bút và nhà văn có mối quan hệ nhƣ thế nào. Thế là sự tiếp xúc của ông với bạn đọc đã hình thành. Điều đó làm cho người ta cứ phải nấn ná giữa các trang sách để tìm hiểu thêm về con người Nguyễn. Khi đã đọc kỹ lưỡng, sẽ bắt gặp một con người ngông ngạo, lập dị nhưng rất tha thiết với đời; một người nhân hậu, tự trọng, hết lòng cùng nghề nghiệp; gắn bó với vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống bằng một óc thẩm mỹ độc đáo. Đây chính là lý do mà người ta yêu thích ông lâu dài. Nhưng nếu không có cái tầng thứ nhất với những trò chơi trội độc đáo thì không chắc ngay từ đầu tác phẩm của ông đƣợc chú ý và cuốn hút nhƣ thế. Huyền thoại đã làm cho bạn đọc chú ý nhiều hơn đến sáng tác của Nguyễn Tuân.

Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân bước vào văn đàn và gắn liền với trào lưu văn học lãng mạn. Thời điểm không khí ngột ngạt và tù túng của chế độ thuộc địa bao trùm toàn bộ xã hội Việt Nam. Văn học lãng mạn bộc lúc này lộ những biểu hiện cực đoan, tiêu cực; những yếu tố tích cực, tiến bộ đang dần mờ nhạt và lùi xa. Cái tôi lãng mạn rơi dần vào bế tắc, chán chường. Các văn nghệ sĩ luôn cảm thấy bất hòa sâu sắc với xã hội bức bối, ngột ngạt; nên trong

ý thức, mỗi nhà văn luôn muốn tìm sự giải thoát. Nguyễn Tuân cũng đã đặt mình trước bao câu hỏi lớn: đi đâu? về đâu? sống ra sao? làm gì? làm như thế nào? Tìm lấy một cớ chắc chắn để thoát li, có người chọn các môn thể thao, hoặc thuốc phiện, hoặc ái tình. Có người chọn rượu, có người chọn cái quên trong sự phụng sự âm nhạc, hội họa, văn chương. Ta sẽ dựa vào cái cớ nào sống cho đỡ nhạt?[1;719]. Và cuối cùng ông đã hành động giống Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên chọn cho mình một lối sống. Nhƣng chỉ khác đó không phải là cõi tiên Bồng Lai, lâu đài tình yêu, lời thơ miên man thiên cổ sầu về cái đẹp xƣa và cũng không phải là bóng ma Hời sờ soạng đêm khuya, mà là thoát li vào không gian. Lấy cái kì vĩ, rộng lớn của vũ trụ để khỏa lấp nỗi trống vắng trong lòng, tự nguyện làm người lữ khách của mãi mãi.

Con người lãng tử, giang hồ ấy vẫn mang trong mình vẻ đẹp tài hoa tài tử như những con người của một thời vang bóng. Nhưng Nguyễn không thể suốt đời đơn độc trở về với vang bóng, sống với những nhân vật đã già, đã mất hết ham muốn. Bây giờ nhân vật của ông là những người trẻ tuổi, có trí tuệ học vấn, tràn đầy sinh lực, có khát vọng tự do giải phóng cái tôi cá nhân, đam mê xê dịch và muốn tận hưởng cho no say mọi hương sắc cuộc sống trần thế. Nguyễn là con người của những đam mê và những đắm đuối không định trước; chạy theo quan niệm “sự đổi chỗ trong không gian là thoát li khỏi hoàn cảnh tủn mủn của đời đứng yên mãi một chỗ”. Vốn thông minh và nhạy cảm, con người ấy thèm khát tắm mình vào cái không khí hiện tại, nắm bắt cho hết mọi hình sắc, lắng đọng mọi thanh âm, muốn buông thả, muốn vùng vẫy trong hiện tại, để rồi nói ngay về cái hiện tại ấy, trình ra trước mọi người những xúc động mà mình thu nhận đƣợc và lấy sự độc đáo của cái tiếng nói riêng ấy làm lý do tồn tại của ngòi bút. Sự sùng bái hiện tại khiến cho một thời gian dài sau Vang bóng một thời, gần nhƣ Nguyễn không bao giờ trở lại với cái quá vãng vàng son ấy nữa. Thay cho lịch sử quá khứ là cái đời sống

đang trôi chảy. Không còn những ông già ngồi uống trà, nhấm nháp hương cuội, thả thơ và bảo ban con cháu làm đèn trung thu. Giờ đây, trên trang sách là hình ảnh những chàng trai trí thức sôi sục ham muốn, bươn bả đi và viết, coi trọng hưởng thụ hiện tại; lẽ sống hướng về hương thơm, mật ngọt của cuộc đời hôm nay. Các tập sách xê dịch nổi tiếng của Nguyễn Tuân đều xoay quanh những biến thể khác nhau của cùng một công việc là định hướng vào hiện tại và ghi lại những bước đường trôi nổi của con người vừa tìm cách cƣỡng lại hoàn cảnh, vừa luôn thích thú vì sự thích ứng kỳ lạ của mình với mọi đổi thay của hoàn cảnh.

Chất khinh bạc và lối sống lãng tử đã trở thành nét phong cách, tín hiệu thẩm mĩ đặc biệt của các nhân vật. Chính chất khinh bạc, lãng tử đã trở thành sợi tơ óng ánh thắt buộc, kết nối những nhân vật ham xê dịch trong mối

“đồng bệnh tương liên”. Đó là thái độ, sự trải lòng mình ra trước cuộc đời chật hẹp, tù túng trước 1945. Những tưởng chất khinh bạc sẽ làm mất đi ý thức trách nhiệm, sẽ khiến ông triền miên trong những đêm dài khói thuốc phiện; lùi về quá khứ, chạy vào trụy lạc, và vào cái tôi lập dị và ngang bướng.

Nhƣng tất cả những miền trú ẩn ấy đều không đủ rộng để chở che tâm hồn vốn nhiều đau đáu trăn trở. Cuối cùng, không thể trốn chạy mãi đƣợc, nhà văn đành phải đối diện với bản thân ở hiện tại; chất vấn chính mình, tìm niềm vui, cảm hứng cuộc đời ở những chuyến đi thoát li vào không gian bao la. Nhà văn lao vào giang hồ xê dịch để phát triển giác quan, để hưởng cho hết những sinh thú bất thình lình và những cảm xúc không chờ đợi. Ông cho rằng sống ở đời là phải đƣợc phơi mình ra trong gió bụi, đƣợc ngủ lúc đứng, đƣợc nằm mà thức cả đêm cho thấm thía cái hương vị đường trường.

Sự ham đi, ham quan sát đƣợc đẩy đến tận cùng, đƣợc nâng lên cực đoan thành bệnh “xê dịch”. Mất tin tưởng vào cuộc đời, chẳng thể tìm lại quá khứ vàng son, Nguyễn rút cuộc chỉ tin vào cảm giác hiện tại là có thật. Du kí Một chuyến đi có thể xem là một chuyến xê dịch xa đầu tiên trong văn

Nguyễn Tuân. Ông đã tận dụng mọi cơ hội để đƣợc đi xa, ông vƣợt biển đến tận Hồng Kông chỉ để đóng một vai rất phụ, xuất hiện trên màn ảnh không đầy năm giây! Nhƣng đó là một cơ hội chính đáng hiếm có để ông đƣợc vƣợt biên giới một cách đàng hoàng. Các nhân vật xê dịch dường như phảng phất bóng dáng một số nhân vật sống theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan của Andre Gide. Nhƣ tên gọi của các thiên tuỳ bút đã chỉ rõ, họ chỉ có mỗi căn bệnh duy nhất là thèm đi, trở thành mãn tính, khó chữa, “bệnh xê dịch” (Bạch, Ng). Họ luôn luôn thèm đi, ham đi, muốn đi, chúng ta là hạng người đem cả một kiếp sống để phụng sự du lịch [2;420]. Những lãng tử giang hồ chỉ thích sống một cuộc đời vô định “không có bờ bến, không có ngày tháng”. Những “bệnh nhân không gian” đó hoàn toàn khác với xung quanh, có suy nghĩ và hành động nhƣ ngƣợc với tất cả thiên hạ; tính cách phóng túng, “đều là những hòn bi lăn ngƣợc dốc trong khi thiên hạ đang từ trên thuận chiều thoải xuống”

(Phan Cự Đệ). Sau những ngày ngồi một chỗ, để cho trí tưởng tượng bay bổng và thấy hết thi vị của việc đi, Nguyễn lại dồn mọi hăm hở và tìm thấy đủ vui buồn trong những chuyến xuôi ngƣợc: Khi là chuyến dềnh dàng trên một con thuyền lênh đênh từ Thanh Hoá ra tới vùng biển Quảng Ninh (Chiếc va li mới); khi theo đường sắt rong ruổi một cách tuỳ tiện, qua các tỉnh miền Trung, sẵn sàng nghỉ lại vùng nào đó vài ngày mới đi tiếp... Cứ thế kéo dài cuộc chơi cho tới khi đặt chân tới cái ga cuối cùng trên tuyến đường sắt Bắc Nam là ga Sài Gòn (Một chuyến đi thăm nhau), rồi xuống miền Tây Lâm Viên gạo trắng nước trong. Cho tới Thiếu quê hương thì nhà văn còn để nhân vật của mình lang thang sang tận châu Âu, châu Mỹ.

Đối với Nguyễn Tuân, cuộc sống là bể rộng mênh mông và người nghệ sĩ là con thuyền lênh đênh không có bến đậu. Đi và đi, đã trở thành một mệnh lệnh trái tim để thực thi trong suốt cuộc đời các nhân vật. Họ muốn đƣợc đi, sống chết với chuyện đi. Đi, tức là tất cả. Đi, tức là hạnh phúc; chỉ muốn sống để đi cho đến chết. Chỉ có chết thì mới nghỉ. Ăn ngon, quần áo đẹp, cảnh yên

nhàn phú quý, một người vợ hiền, một đứa trẻ đĩnh ngộ, một người bạn trai trung thành, một thiếu nữ tri âm liên tài bấy nhiêu các giá trị về tinh thần, về luân lí, đem cộng lại vẫn cứ không bằng được những giây lát lãng du, những cảm giác chuyển di linh tinh [1;929].

Ham mê xê dịch còn đƣợc nâng lên thành triết lí sống. Ngay mở đầu tiểu thuyết Thiếu quê hương, Nguyễn đã lấy câu nói nổi tiếng của Paul Morand làm châm ngôn sống của mình: Ta muốn sau khi ta chết đi có người thuộc da ta làm chiếc vali [1;669]. Một nguyên tắc kiên định, bất di dịch trong đời sống của anh chàng tài tử là triết lí sống gắn với không gian: Đời chàng không thể có người giai nhân dính vào, chàng canh giữ lòng chàng, tịnh không để một cuộc ngoại xâm đàn bà nào lẻn vào mà phá rối, hơn nữa cần phải giữ tự do của mình cho được toàn vẹn và quý tự do hơn tất cả những sắc đẹp đàn bà trên đời, và lòng chàng là gỗ đá. Gỗ đá ấy chỉ còn rung động trở lại trước những đợt sóng gió của bể lớn thôi [1;948,949].Tiểu thuyết dài 370 trang ấy chủ yếu xoay quanh nhân vật Bạch với căn bệnh xê dịch, luôn thích đi, thèm đi. Bạch đi không cần mục đích, đi để thoát li mọi trách nhiệm, lấy việc đi làm cái thú ở đời. Không đƣợc đi, Bạch thấy mình lâm vào bi kịch đau khổ vô cùng,...thấy mình bây giờ đã hết là mình rồi và những ngày sống chỉ còn là rất dài và rất nhạt thôi [1;735]. Hạnh phúc êm ấm của cuộc sống gia đình trở nên bé mọn, chẳng hề có ý nghĩa; chỉ có nhà ga, bến tàu, con đường thiên lí, mặt nước rộng là mời gọi được cho Bạch ý nghĩa của cuộc sống đích đáng [15;847]; một người bạn ra đi, thậm chí cả mùi thán khí khói than đá đầu tàu hỏa thoảng qua cũng đã gợi lên nỗi nhớ, nỗi khát khao đƣợc hòa mình vào không gian cao rộng. Trong cái thú xê dịch, Bạch còn khám phá ra bao điều thú vị, đó là một loại khoa học đặc biệt, làm giàu cho sự hiểu biết của mình: Giang hồ không những là một nghệ thuật mà còn là một khoa học thực nghiệm nữa. Từng trải nghiệm cuộc sống lênh đênh xuyên đại dương và qua những khoái cảm sự đi của Bạch, nhà văn muốn truyền đến cho ta hứng

thú về những chuyến đi xa phảng phất hơi gió mặn của đại dương và những chân trời xa.

Đi nhiều nhƣng là kiểu đi không mục đích, không xác định rõ đích đến, nhân vật xê dịch còn là người rất đặc biệt, lại có bệnh đãng trí và vô tình với ngoại cảnh, ít khi chịu nhớ tên tỉnh tên xứ tên người ở các vùng đã đi qua.

Đối với tôi thì đi chỉ là đi. Được đặt mình trong xê dịch là tôi thấy khoái rồi, tôi cần gì phải chọn hành trình và nhớ đến các tên về địa dư. Tôi đi để có được một nơi mà rời bỏ chứ không phải là cốt đến cho được một chỗ nhất định nào đã dự tính trước [1;1006,1007]. Mục đích xê dịch của họ vừa đơn giản vừa rất trừu tượng, không giống cách du lịch thông thường; không có ý thức tìm hiểu về “dân số, về mậu dịch tiền tệ, cái tiện lợi về ăn ở, thời tiết, cách đi, sự ăn ở mỗi nơi”. Đã từng đi đi lại lại mãi giữa hai biển Hồng Hải và Địa Trung Hải, nhƣng Bạch không hề biết đến giá tiền tàu, mù tịt về tiền nong đổi chác ở các vùng ấy, và nếu có phải trở lại những khách sạn cũ rải rác ở duyên hải hai bể ấy anh vẫn cảm thấy nhƣ mới đặt chân đến lần đầu! Đi chỉ là đi, đi là để “đổi món” cho giác quan, để đƣợc thay đổi chỗ ở, để đƣợc dời bỏ nơi đang ở, chứ không có ý định chủ động tìm hiểu về văn hóa phong tục. Tóm lại, đó là những con người lãng tử xem xê dịch như một thú vui trong đời.

Chán lối sống cố định tầm thường, lại là cái tôi cá nhân tài hoa, cá tính bậc nhất, Nguyễn Tuân còn đẩy ham mê xê dịch lên đến đỉnh cao của sự độc đáo, ngông ngạo, khác người khi ông luôn khởi hành vào ban đêm, thức dậy giữa cái xán lạn của bình minh [1;699]. Hoặc thích trải nghiệm cảm giác xê dịch trong những hoàn cảnh thời tiết nghiệt ngã “những đêm mƣa to gió lớn, vào những giờ khuya khoắt”, Bạch lại đấm cửa nhà bạn mình để rủ đi chơi phiếm! Trong chuyến xê dịch lên xứ Mường để hưởng “sơn lâm chướng khí”, trước cảnh tiêu điều ảm đạm của bến phà sông Mã một buổi mưa đêm, anh bạn Hồ sợ rét lạnh và mưa gió, ngại ngần trước năm mươi cây số đường rừng với những đèo dốc nhiều đoạn phải xuống xe đi bộ. Thời tiết vô cùng khắc

nghiệt “mưa dầm, gió heo, sương tỏa” nơi đất khách quê người, nhưng với Bạch lại là một niềm vui lớn vì được đi. Lúc Hồ yên lòng và sung sướng khi đƣợc nghỉ ngơi trong căn nhà ấm cúng của nha huyện Cẩm Thủy sau chặng đường xa mệt mỏi và màn đêm đã buông; thì Bạch lại bực mình vì hành trình phải dừng lại. Anh chỉ muốn hành trình không bao giờ ngừng, mãi mãi đƣợc trên con đường. Bạch muốn chạy một mạch đến xứ Mường, không phải dừng ở Cẩm Thủy, vì từ Hà Nội vào đây mới chạy chƣa đƣợc ba trăm cây số! Anh muốn tìm khoái cảm với một cuộc đi dài, say sưa với một con đường núi có mƣa, có đêm, có gió, có bao nhiêu thi vị của viễn trình. Cách suy nghĩ về sự đi của Bạch thật chẳng giống ai, bởi Bạch là hạng hành khách có thể ngồi trong một chuyến xe hỏa vét chỉ chạy độ 20 cây số một giờ, nhưng xe phải chạy luôn một mạch từ nơi này đến nơi nọ, cứ chậm chạp lăn bánh trên đường sắt, cứ uể oải mà tiến lắc lư, bao giờ đến đâu cũng được, nhưng miễn là con tàu vét ấy đừng phải đỗ luôn luôn trong những ga xép[1;702]. Đƣợc đi chàng thấy vui, phải dừng nghỉ chàng thấy nhớ nhung và thèm thuồng. Những phút phải ngừng bên ga xép ấy dài tựa năm và nặng như một kiếp con người.

Người lãng tử ấy luôn tận dụng từng phút từng giây xê dịch trên đường để tận hưởng cảm giác lãng du được đi. Ở Cẩm Thủy, Bạch thức cả đêm trắng.

Không phải vì lạ nhà, vì lo lắng cho gia đình hay tính toán cho chặng đường ngày mai, mà anh muốn thấm thía cảm giác trải qua một đêm dài nơi xứ lạ, được thở sơn lâm chướng khí; thích tận hưởng một đêm dài với những mẩu thuốc lá vứt đầy nền nhà, cái đĩa gạt tàn cũng đầy tú hụ một đống tro xám có ngọn [1;721].

Trong du kí Một chuyến đi, trên hành trình lênh đênh trên biển dường như Nguyễn không hề chợp mắt, không muốn chợp mắt để được tận hưởng niềm hân hoan vô tận của việc xuất hành: tôi thấy tôi sống nhiều. Sống trong lúc thức tỉnh, thấy tâm hồn ngây ngất như bị bị con tàu hấp dẫn và bập bềnh trên con đường bọt bể trắng điên cuồng. Tâm hồn lâng lâng, không phải vì

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng 8 – 1945 Luận văn ThS. Văn học (Trang 49 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)