CHƯƠNG 2. NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG ĐỀ TÀI XÊ DỊCH CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
3.2. Sử dụng thể loại tùy bút
3.2.2. Tùy bút thể hiện thành công đề tài xê dịch
Để diễn tả những xúc cảm miên man, mãnh liệt trên con đường xê dịch thì không thể loại nào phù hợp hơn với Nguyễn Tuân hơn tùy bút. Ở đề tài này, dù nhà văn sử dụng nhiều thể loại từ truyện ngắn, truyện vừa cho đến tiểu thuyết thì hơi hướng tuỳ bút vẫn còn in dấu rất đậm. Tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Tuân hầu nhƣ không có cốt truyện, kết cấu lỏng lẻo, chỉ toàn là những chuyện tản mạn người nghệ sĩ ghi lại những gì ấn tượng đối với mình, nhân vật là sự phân thân của tác giả với những cảm xúc triền miên, mang đậm yếu tố chủ quan. Thiếu quê hương, mang hình thức của tiểu thuyết, có các chương (33 chương), có nhân vật, có đối thoại. Nhưng đặc trưng cơ bản nhất của tiểu thuyết là phải có cốt truyện chặt chẽ, có xung đột biến cố, kể về số phận nhân vật, thì Thiếu quê hương lại không có. Tác phẩm kể về anh chàng có máu giang hồ với những khao khát được lăn thân trên những đường trường như hòn đá lăn không bao giờ ngừng nghỉ, với niềm vui được đi xa và nỗi buồn chán đau khổ vì phải dừng lại. Những mẩu chuyện trong tác phẩm tản mạn, chỉ liên quan đến Bạch. Các nhân vật khác như Hồ, Sương, Phái, Tần, Hòa, Dung không có nhiều vai trò trong tác phẩm. Truyện chỉ đi sâu khắc họa những dòng cảm xúc miên man của Bạch mà thôi. Bằng tầm văn hóa sâu rộng có sự kết tinh văn hóa đông tây kim cổ, với quan niệm lấy văn
chương làm lẽ sống, Nguyễn Tuân chơi một lối tùy bút độc tấu, khơi dậy trong lòng người hứng thú tìm tòi, khám phá những nét đẹp cuộc sống giang hồ. Nhà phê bình Phan Ngọc cho rằng: Nguyễn Tuân là nhà văn đầu tiên tạo ra kĩ thuật viết văn trong văn học.
PGS.TS Hà Văn Đức trong bài Tùy bút của Nguyễn Tuân sau Cách mạng Tháng Tám (in trong tập Năm mươi năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1996) đã đƣa ra nhiều đánh giá sâu sắc về những đặc điểm tùy bút Nguyễn Tuân xét về mặt thể loại:
Đọc tùy bút Nguyễn Tuân, ta nhận thấy cái “tôi” bản ngã được thể hiện một cách rõ nét. Các nhân vật trong tùy bút của ông dù “tên gọi khác nhau”
nhưng thực chất vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả. Tùy bút Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc trước hết bởi những trang viết chân thực với lượng thông tin phong phú, đa dạng, chính xác. Đặc sắc của tùy bút Nguyễn Tuân chính là giàu chất hiện thực, mang tính thời sự cao, chất trữ tình đậm đà được kết hợp với chất trí tuệ sắc sảo với những liên tưởng phong phú, táo bạo, bất ngờ. Lối hành văn, dẫn truyện hết sức tự nhiên, giàu hình tƣợng và đầy chất thơ. Nhà văn sử dụng mặt mạnh của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau:
âm nhạc, hội họa, điện ảnh... để làm tăng thêm khả năng biểu hiện của văn chương.
Hình tƣợng cái tôi giang hồ đƣợc thể hiện một cách trọn vẹn nhất trong tùy bút khi nhà văn thể hiện chân dung chính mình một cách toàn diện.
Nguyễn đã lấy chính bản thân làm tƣ liệu, làm nhân vật chính. Rất dễ nhận ra là ông chỉ viết về chính những gì ông đã trải qua. Khác với các nhà văn khác, sống và viết luôn khác biệt, viết luôn là sự hư cấu tưởng tượng, còn Nguyễn Tuân đã mang chính cuộc sống của mình đang thể nghiệm vào luôn các trang viết; sống, trải nghiệm rồi mới viết. Đọc những bài trong Tuỳ bút I, Tuỳ bút II, Một chuyến đi, Thiếu quê hương… ta thấy ngay đó là tự truyện của Nguyễn Tuân. Người ta không những biết ông gia cảnh thế này, dòng dõi thế kia, vợ
con ra sao, suy nghĩ thế nào, mà còn đƣợc biết thói quen hút thuốc rất nhiều và gu đọc sách (văn chương và du lịch) của ông ; sở thích lang thang đi bộ trên các đường phố Hà Nội (Một lữ khách giữa thành phố chúng ta – Tùy bút I) và lối sống thình lình bỏ đi chơi xa dông dài. Thậm chí còn đƣợc biết ông làm thêm một cái nhà, có một gian phòng thế giới riêng trên phố, hoặc đam mê xê dịch đến đau khổ, thành tâm bệnh. Một con người “ngông ngạo”, không muốn gánh trên vai mình bổn phận trách nhiệm, sống vƣợt lên trên thói thường đạo lí truyền thống gia đình. Không thích “tu thân, tề gia”, cũng không thích “trị quốc, bình thiên hạ” mà chỉ muốn sống đƣợc là chính mình, dám sống chết với đam mê. Ông cũng dám phơi bày, thổ lộ cả tật xấu giang hồ lãng tử của mình nhƣ có lúc chìm đắm vào cuộc sống trụy lạc bên bàn đèn hồng phiến và thanh lâu. Nguyễn đã phơi bày tất cả con người thực - chân dung người nghệ sĩ giang hồ tồn tại cả hai mặt tốt và xấu, tích cực và cực đoan... Phải nói đây là cả một hướng đi táo bạo, độc đáo. Lối viết đi vào xây dựng hình ảnh bản thân đã bị lên án ở phương Tây từ trước thế kỷ XIX.
Blaise Pascal (1623 – 1662), nhà toán học, vật lý, triết gia Cơ Đốc người Pháp từng nói: “Cái tôi thật đáng ghét”. Liên hệ với thói quen giao tiếp khiêm tốn của người phương Đông, cái cách nói về bản thân không biết mệt ấy lại càng khó coi, chướng mắt. Nguyễn Tuân lại tình nguyện đi vào vùng cấm ấy. M.E.
Montaigne (1533–1592) là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của thời kỳ Phục Hƣng Pháp, chắc không thể ngờ là câu ông viết trong Tiểu luận
“Tôi chính là chất liệu cho sách của tôi” lại đƣợc một nhà văn Việt thực hiện một cách trọn vẹn. Sự độc đáo trong văn chương ấy, Nguyễn Tuân phải dựa trên một căn bản văn hoá vững chắc. Muốn học cách khai thác bản thân nhƣ nhà văn không phải dễ, không phải ai cũng có thể làm được mà trước tiên phải có vốn sống từng trải thâm hậu và bản lĩnh, bản năng làm người nhạy bén. Tuỳ bút của Nguyễn Tuân bộc lộ tận cùng, đầy đủ bản ngã con người nhà văn, qua đó bóng dáng một thời đại một thế hệ vẫn hiện lên sống động.
Là người cá tính mạnh mẽ, tâm hồn nghệ sĩ khoáng đạt, Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công tùy bút – du kí phóng túng, lấy cái tôi của mình làm nhân vật trung tâm, ghi lại cảm xúc tâm trạng cuộc sống lãng du, trôi nổi của chính mình. Lối viết tùy bút cũng rất độc đáo: hướng nội và độc tấu “Lòng kiêu căng của ta xui ta chỉ nên chơi có một lối độc tấu” (Nhà Nguyễn). Các tác phẩm đều là các bức chân dung tự họa lớn nhỏ. Nhân vật chính đều phảng phất bóng dáng, tâm tƣ, là sự khúc xạ của chính cái Tôi tác giả. Họ là những con người tài hoa tài tử, nghệ sĩ giang hồ, yêu cuộc sống tự do, không hòa đồng được với cuộc sống yên vị, tầm thường, nhạt nhòa. Nếu cái đẹp tùy bút Thạch Lam mang sắc thái thuần hậu, thì đến Nguyễn Tuân nó đi gần tới sự bất cần đời, ngạo nghễ, phá cách. Nội dung tác phẩm chủ yếu là những cảm nghĩ linh tinh, những mẩu chuyện không có ý nghĩa gì đáng kể, cũng chỉ xoay quanh những vấn đề liên quan đến xê dịch nhƣ: niềm phấn khởi khi đƣợc lên đường, cái đau khổ trống trải khi bị bó chân ở nhà, niềm ganh tị khi thấy bạn bè đi xa, tản mạn về những đồ vật gắn bó với người lãng tử và luận về cảnh vật con người trên đường lãng du...
Giọng điệu du kí cũng rất phong phú, đa dạng. Khi thì trang nghiêm, cổ kính: phải, chúng ta là hạng người thèm sống, thèm đi, chúng ta là hạng người đem cả một kiếp sống để phụng sự xê dịch [2; 420]. Lúc là giọng điệu bông đùa dí dỏm khi nhân ra sự “bó tay”, “vô phương cứu chữa” bệnh xê dịch: Chứng này thuộc về tim và óc... Những vị thuốc rút ở những cái gì gọi là thiêng liêng thuần túy của người đàn bà. Thí dụ, gạn được những giọt nước mắt của người vị hôn thê rõ trẻ đẹp trên chiếc gối đầm, đem thả sương mùa thu rồi cho uống. Hoặc là giọt nước mắt đặc, mặn, đầy mùi trách móc của một bà cụ già đang tựa mình bên cửa củi khô, nhìn mặt trời trụt xuống cánh đồng chiêm. Hoặc là giọt nước mắt loãng và ngây thơ của con trẻ ở trường về, bi bô khi thấy trên thành mâm cơm gia đình có một đôi đũa thừa và một chiếc bát đẹp bỏ không. Ấy cứ uống mấy vị đó, thì khỏi bệnh du lịch [2;421].
Khi thì lại thánh thót trầm bổng; khi thì xô bồ bừa bãi, khinh bạc nhƣng cũng rất đỗi tài hoa trong miêu tả. Đó chính là nét đặc biệt của thể loại du kí của Nguyễn Tuân, có sức lôi cuốn mạnh mẽ những tâm hồn ưa phiêu lưu mạo hiểm.