Biểu tượng thiên nhiên

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng 8 – 1945 Luận văn ThS. Văn học (Trang 83 - 89)

CHƯƠNG 2. NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG ĐỀ TÀI XÊ DỊCH CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

3.1. Xây dựng thành công những biểu tƣợng độc đáo về xê dịch

3.1.1. Biểu tượng thiên nhiên

Biểu tƣợng gió mƣa. Gió mƣa là những hiện tƣợng tự nhiên quan trọng của sự sống. Trong những tác phẩm xê dịch, gió mƣa là hình tƣợng đƣợc nói khá nhiều. Thiên nhiên được nhân cách hóa mang tâm trạng như con người.

Những cơn gió, các loại gió xuất hiện với tần số cao, phản ánh rất rõ tâm trạng và suy nghĩ của Nguyễn Tuân về cuộc đời. Hình tƣợng gió đƣợc thể hiện nhiều nhất trong Thiếu quê hương Tùy bút Gió đã lên. Đấy là “những cơn gió man rợ, hoang vắng, dữ dội đều gắn liền với cái tôi bế tắc, nổi loạn, bất đắc chí của Nguyễn Tuân” (Phan Cự Đệ). Đó là những cơn gió heo may cuối thu Hà Nội, nổi lên rất nhiều, chạy rì rào trên hè phố lạnh (Gió đã lên);

hoặc những cơn gió trên sông Mã chạy vù vù trong mƣa. Những cơn gió nổi lên ngoài biển lớn cùng con tàu lênh đênh phiêu bạt bốn phương trời. Rồi gió Vàng Danh, gió Ai Lao, Cao Miên... Các loại gió cứ thế mà nổi lên, lùa mãi, chạy hoài trong tùy bút Nguyễn Tuân. Đối với những người lấy sự đi làm mục đích cuộc đời thì những cơn gió có một sức hấp dẫn kì lạ, khó có thể cƣỡng lại được thấy gió đã khởi, người ta liền lên đường.

Đối với Nguyễn Tuân, gió mƣa gắn với những ám ảnh, nhận thức của cái tôi cá nhân về thân phận, về lẽ tồn tại và định mệnh.Trong con người tài hoa bất đắc chí ấy trước 1945, gió mưa không chỉ mang cái sầu của thiên nhiên mà còn mang cái não nề của tâm trạng con người. Gió mưa - xưa nay vốn thường gợi thiên nhiên thất thường khắc nghiệt, phải chăng còn là biểu tƣợng cho cuộc đời phong trần thích sự sống phong phú dãi dầu mƣa nắng, không thể ngồi yên một chỗ, không chịu đƣợc sự an nhàn của các nhân vật xê

dịch. Gió mƣa cũng nói lên tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do; tính cách lập dị khác người của lãng tử luôn thích chọn những lúc “đêm khuya, mưa to gió lớn” mà gõ cửa nhà bạn rủ đi chơi. Trong Thiếu quê hương, cảnh xứ Mường trong những ngày thu mƣa gió, lạnh giá, ẩm ƣớt và niềm khoan khoái của Bạch khi trần mình trong đêm khuya lạnh nơi đất khách quê người. Hít thở cái không gian tinh khiết giá lạnh của núi rừng càng làm cho tinh thần anh khoan khoái, thỏa mãn. Gió mƣa còn gắn với tâm trạng buồn tủi của những kẻ xê dịch sắp phải trở về chốn cũ: đêm nay không những gió mà còn mưa nữa...

Mưa trên mặt biển, mưa cả trong lòng người... Lắng mưa rơi như khóc, nhậm nó với giọt thời gian cứ đều đều rút vợi mực nước đồng hồ, tôi đinh ninh tôi đang là một triết nhân muốn tắt lửa lòng [1;376]. Mƣa chính là biểu tƣợng của nỗi cô đơn buốt lạnh chán nản của người lãng tử phải kết thúc hành trình, phải tạm biệt với những ngày lãng du mê mải nơi bến nước Hồng Kông sôi động phải trở về với những ngày tháng ngưng đọng, tầm thường, bế tắc.

Gió mưa thường đi với nhau, nhưng có lúc gió chỉ xuất hiện một mình và đƣợc nhà văn miêu tả tỉ mi, đầy ám ảnh, chứa chất tâm trạng cô đơn, buồn nản của kẻ giang hồ: Đêm nay, tôi ngủ trên mặt sông. Gió sông rộng có cả sức tò mò của một trận gió vàng. Mỗi đợt gió lọt vào khoang thuyền là một sự tọc mạch đến chuyện riêng của lòng. Tôi trằn trọc, thèm muốn một tấm chăn đơn [2;542]. Song song với cái Tôi ngày càng bế tắc, cái vẻ phóng túng của những cơn gió lúc đầu dần mất đi, thay vào đó là những cơn gió u uẩn, luẩn quẩn man rợ, hoang vắng, dữ dội thể hiện sự quẩn quanh, u uất, không lối thoát của những con người “thiếu quê hương”. Cái thứ gió tiền oan nghiệp chướng ấy gây ấn tượng rất mạnh trong lòng người. Những cơn gió từ trên cao rơi xuống thung lũng, không có chỗ thoát, cứ chạy quanh trong vực thẳm, rền rĩ khóc than hút bụi than lên và tung vãi rộng những mảnh bụi sắc. Hay cái gió trong mỏ làm não lòng người. Gió gì mà như khóc. Một người có tâm bệnh, một người đàn bà góa trẻ, gặp luồng gió Vàng Danh này sẽ phải suy

tưởng nhiều trong thâm tâm...Gió tốc những tấm tôn mái nhà...Gió mỗi lúc một thổi mạnh thì những con chó đều thất thanh và rống lên như bị bóp cổ [2;814]. Phép nhân hóa độc đáo đã làm nổi bật thứ gió còn kinh buồn gấp mấy mưa, thứ gió thổi chết lòng người, rú mạnh, vỗ vào cửa hàng khàn khàn mỗi cơn hai tiếng đồng hồ, cứ xoáy tít trên diện tích độ trăm mẫu, trông như rồng đất lấy nước trên cạn và xoáy đến đâu thì nhổ cả rễ cỏ và lá khô đến đấy. Có cả những thứ gió thật quái dị, kinh hoàng ào ào như cây ngàn thiêng gặp tuần rung lộc...Những trận gió như được đánh xổng từ âm phần địa ngục nào vụt bay lên để ai điếu một loài sinh vật bị lấp vùi trong hoàn cảnh tối tăm [1;826]. Bút pháp và ngôn ngữ miêu tả của nhà văn thật sinh động, đã biểu hiện hết đƣợc cái dữ dội, ghê rợn của những cơn gió vùng mỏ quay tròn trong thung lũng. Những thứ gió vùng than bị níu quẩn trong vùng thung lũng đầy núi non bao quanh chật hẹp, tối thấp. Nó muốn tìm con đường vùng thoát bay lên nhƣng không đƣợc nên nổi loạn, dữ dằn, muốn phá phách. Nó thúc giục con người thoát khỏi những gì quẩn quanh, tù túng; kêu gọi khách lãng du chống gậy lên đường, từ bỏ cuộc sống chật hẹp để đến với những chân trời xa rộng. Nhƣ vậy, nó là những cơn gió lòng, đánh thức dậy bản ngã, tâm sự của những người đang phải sống trong cảnh nhẫn nhục, tẻ nhạt và vô vị: hễ bể động, gió thổi như tát vào mặt tường gạch cây đèn bể là hắn lại mang cá khô ra nướng nhắm rượu, vừa nhắm vừa khóc. Hắn bảo rằng thứ gió đó bắt hắn phải khóc! Có những thứ gió thổi làm chết lòng người đấy [1;816]. Ngay cả những lúc bế tắc nhất, trống rỗng nhất của cõi lòng, Nguyễn xem gió nhƣ người bạn tri âm, chia sẻ, khỏa lấp nỗi buồn Gió biển giục tôi nghĩ đến một việc gì nên làm ngay đi kẻo lại muộn mất [2;837]. Gió Vàng Danh kết hợp với các thứ gió giang hồ tạo thành một hệ thống các hình tượng về gió trước Cách mạng của Nguyễn. Hình tƣợng những cơn gió biểu hiện một trạng thái mất cân bằng, bế tắc, quẩn quanh; ít nhiều cho thấy cái tôi bất đắc chí, u uất,

không lối thoát và một thái độ từ chối, phá phách, nổi loạn của Nguyễn Tuân đối với xã hội cũ.

Biểu tƣợng sông biển

Với khách lãng tử thì sông nước, con thuyền, con tàu, cánh buồm chính là người bạn đồng hành đưa con người đến nơi họ cần đến, muốn đến và tận hưởng cuộc sống du lãng. Trên trang sách xê dịch, sông biển con thuyền con tàu xuất hiện rất nhiều gắn liền với những chuyến đi xa và biểu tƣợng cho ƣớc mơ được lên đường của người giang hồ. Đó là con tàu Kinh Châu “say rượu”

ở cảng Hải Phòng, với “khói đen đặc, lắc nhiều, tuôn mùi than đá nồng nặc làm người ta có thể mửa đến mật xanh mật vàng” nhưng lại khiến cho tâm hồn người lãng tử thêm hưng phấn, say sưa. Tàu Doumer trên hành trình từ Hương Cảng trở về Hải Phòng “lắc mạnh theo chiều dọc. Sóng uốn khúc như đội được tàu và dựng đứng được cả khối sắt nặng sáu ngàn tấn”, khiến người ta say sóng. Nhƣng thật thú vị, hấp dẫn, không có gì đáng phàn nàn với Nguyễn, bởi nó là biểu tượng của sự lên đường và được ra đi. Những con tàu biển gắn với ƣớc mơ đƣợc đi xa, đƣợc vƣợt biên giới. Tàu Compiègne đƣa người bạn Sương lên đường; những con tàu nước ngoài mà Bạch và các bạn giang hồ của anh làm việc trên đó, nhƣ tàu Nhật Kiku Maru, tàu Nam Tƣ Nạp Phu, tàu André Lebon, tàu Athes, tàu Aramis, tàu Hồng Cƣ, Hồng Lập... Khi không đƣợc gắn bó với con tàu trong những chuyến đi thực, Bạch thả hồn tưởng tượng, phiêu du với hình ảnh con tàu trên mặt đại dương xanh thẳm ở tấm bìa lịch trong căn gác nhỏ phố Hàng Gai, cái tàu bể ba ống khói điểm đốm trắng trên cái toàn khối xanh biếc, bể cũng xanh và trời cũng xanh. Quá nửa đời người Bạch đã bị cái màu xanh này chi phối tâm và óc. Cái lòng thèm khát trôi nổi gửi gắm hết vào cái nhìn chăm chú không chớp mắt, nhƣ xuất hết cả tinh thần ra mà chú mục, nhìn nhƣ thôi miên khiến cái tàu bể đang chết trên tấm bìa lịch bỗng dưng sống như một con tù thực, con tầu đang chạy trên cái bìa lịch, đang chạy trên bức tường vôi, cũng cầy xuống sóng bể xanh, có

khói trắng [1;899]. Trong cơn mê khao khát đƣợc đi, căn phòng của Bạch bỗng thành một cái ca bin tàu bể, tràn ngập mùi tanh của gió biển, mùi mặn chát của muối, có cả tiếng chuông gọi thủy thủ và mọi người đi ăn cơm, gió thổi trên khối nước thiên vạn cổ trôi chảy không bao giờ mỏi mệt.

Trong tùy bút Cửa Đại, sông nước lại gợi nỗi niềm hoài cổ, hoài niệm về một cuộc sống êm đềm, quyến rũ trên sông nước luôn vẫy gọi khám phá trên mặt sông, thực là cái rừng cột thuyền buồm, mành ghe chi chít dây bèo buồm, dây thừng. Bấy nhiêu nét đen sắc đều nhấp nhô lay động theo mực nước thủy triều đang dâng lên rất mạnh [2;541]. Cảnh vật nhƣ thế sao mà lòng không đam mê, mến yêu, thôi thúc bước chân muốn mãi mãi được là một lá buồm căng như thế, mỗi lúc có gió sớm nổi dọn đường cho một mặt trời mới nhô lên sau ngấn nước bể Đông”[2;542]. Việc người lãng tử muốn sưu tầm những dãy bình nước các dòng sông Tiền Đường, Hằng Hà, Cửu Long, Seine và mọi con sông lớn của hai Tân Cựu luc địa chính là biểu tƣợng cho tâm hồn phóng khoáng, muốn đƣợc tan chảy vào thiên nhiên vĩnh hằng và ham đi, mê đi cho thực nhiều của người nghệ sĩ.

Biểu tượng con đường, sân ga, bến tàu

Trên bước đường xê dịch, cùng với tần số xuất hiện nhiều của những cơn gió giang hồ, chúng ta thấy Nguyễn Tuân hay nói đến những con đường vô định gắn với những kẻ lữ hành không biết mệt mỏi. Những con đường gắn bó với những người mắc bệnh giang hồ như máu thịt. Không thể kể hết những con đường mà Nguyễn đã đi qua, có những con đường vô định, phiếm định và cả những cung đường cụ thể. Đó là những con đường cụ thể, quẩn quanh như:

Hà Nội – Thanh Hóa, Hà Nội – Hải Phòng, hay xa hơn nữa là Hà Nội – Quảng Nam, Hà Nội – Sài Gòn - Lục tỉnh Nam Bộ. Hoặc những con đường trong tưởng tượng sang tận Pháp, Hoa Kì, Tân Thế Giới, Ý Đại Lợi của người lữ khách. Những con đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, nhân vật của Nguyễn Tuân cứ thế mặc sức dấn bước. Khi đi đã trở thành lí tưởng, triết

lí sống nên nhà văn nguyện như một trái bóng lăn mãi trên con đường vô định. Bất kể thứ đường gì, xê dịch bằng cách nào cũng là niềm hạnh phúc lớn lao, bất tận cho một tâm hồn cô đơn, quẩn quanh. Họ chỉ thèm muốn đƣợc đổi chỗ, được rong ruổi trên con đường hun hút, không có chỗ bắt đầu mà cũng chẳng có điểm kết thúc, một con đường mà chính anh cũng chưa xác định rõ.

Nhà văn đã mượn hình ảnh những con đường để nói lên quan điểm của mình:

chƣa thụ phép giang hồ, chƣa đƣợc gió mƣa của khởi hành tẩm cho ít bụi bặm thì không thể nói được những câu khôn, chưa thể trưởng thành. Phải chăng, khát vọng xê dịch qua hình tượng những con đường cũng là một cách nhà văn muốn thoát li thực tại xã hội ngột ngạt, đen tối, mất chủ quyền đương thời và thể hiện niềm khao khát mong một con đường đời mới, phóng khoáng, thênh thang, tự do.

Sân ga, bến tàu cũng là những địa danh gắn với những hành trình đi về không mệt mỏi của người nghệ sĩ giang hồ. Không phải là hình tượng sân ga, bến nước trong ca dao dân ca biểu tượng cho những cuộc chia li bịn rịn, lưu luyến; mà là địa điểm khởi đầu một chuyến đi, biểu tƣợng cho những chuyến lên đường đi xa. Đó là cảng Hải Phòng, bến nước Hương Cảng, thương cảng Marseille sầm uất lộng lẫy, bến cảng Cựu Kim Sơn tươi đẹp của nước Mĩ, bến cảng Điền Công – cái bến lao động, cảng than nghèo nàn lạc hậu của mỏ Vàng Danh. Khi ƣớc mơ xê dịch bị dập tắt bởi bổn phận, nhân vật chỉ còn một cách duy nhất để giảm bớt những khao khát giang hồ bằng cách ngày ngày lê mình ra một cái bến nước, nhìn nước trôi xuôi, nhìn bèo dạt xuôi, nhìn những cánh buồm xuôi ngƣợc và những làn khói than đá nhòe trên sông.

Các buổi chiều hôm, đến hàng nửa tháng, vào lúc tịch dương, anh ra bến ga xe lửa, mất cái vé vào cửa năm xu, nhƣng không phải đƣa tiễn hay chờ đón ai đó, mà chỉ để chứng kiến một con tàu tốc hành đến hoặc để nhìn thiên hạ lên đường, tựa lưng vào cái cột sắt nhìn trời, nhìn khói, nhìn tất cả mặt người tay xách nách mang, thẫn thờ nhìn tàu đi để dưỡng cái bệnh đổi chỗ [1;851]. Anh

ngắm say sưa cảnh nhộn nhạo, vội vã, ầm ĩ và lầm tưởng mình cũng được lên đường. Anh thuộc lòng thời gian xuất hành của từng chuyến tàu. Anh trở thành một con người bí mật, kì dị, khó hiểu cho những khối óc tò mò nơi đây suy đoán. Đúng là một bệnh nhân đau khổ của xê dịch! Bến sông, bến cảng, nhà ga đã trở thành biểu tượng cho khát vọng lên đường, được ra đi của người lữ thứ.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng 8 – 1945 Luận văn ThS. Văn học (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)