CHƯƠNG 2. NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG ĐỀ TÀI XÊ DỊCH CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
2.1. Cảm hứng về cảnh sắc thiên nhiên
2.1.1. Cảnh sắc đất nước quê hương
Nguyễn Tuân học theo chủ nghĩa xê dịch chẳng qua là luôn thèm khát những cảm giác mới lạ về những miền đất và những con người mới. Là người giàu trải nghiệm, ông đã thực hành xê dịch thực sự trước khi viết xê dịch.
Trên đường giang hồ, ông đã ghi lại những bức tranh chân thực sinh động về cảnh sắc quê hương đất nước như một nhà ga, một bến phà, một con đường, một dòng sông, một thị trấn, một thành phố... Những bức tranh khi thì chỉ chấm phá vài nét, khi thì đƣợc vẽ hết sức tỉ mỉ mà chúng ta có thể nhận thấy nhà văn đã đặt tất cả tâm hồn mình vào đấy. Có những cảnh hết sức quen thuộc vậy mà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân rất giàu chất họa chất thơ, sống động vô cùng. Ông đã lang thang ngao du sơn thủy khắp chốn Nam Bắc: đi chơi Chợ Giời vùng Hòa Bình, ngâm vịnh những lúc nhàn tản ở Chợ Cột, Đông Triều, vào trong Quảng Nam chơi chùa Non Nước, đề đá núi Ngũ Hành..., tứ tỉnh đường ngoài và ngũ tỉnh đường trong đều có in vết chân cả [2;423].
Là nhà văn của những tính cách độc đáo, những cảm giác mãnh liệt, ngòi bút Nguyễn Tuân bị kích thích mạnh mẽ trước những cảnh vật gợi những rung động cảm giác mãnh liệt. Là nhà văn duy mĩ, thiên nhiên trong trang văn của Nguyễn không phải là cảnh vật bất kì tùy tiện bắt gặp trên đường mà phải độc đáo, ấn tƣợng, tác động mạnh đến xúc cảm của nhà văn. Đó là những bức tranh độc đáo, tinh khôi, thanh khiết khiết của Chùa Thầy – núi Sài Sơn (Về quê); cảnh sắc xứ Mường sơn lâm, huyện đường rừng Cẩm Thủy, Thanh Hóa với “mưa dầm, gió heo, sương đêm” ảm đạm, lạnh lẽo. Cảnh sương sớm nơi
huyện miền núi rất nên thơ và lãng mạn đã hiện lên dưới ngòi bút miêu tả tài hoa: Những giọt sương sớm đậu trên búi cỏ trông lóng lánh như thủy ngân hòe trên tấm mạng nhện mà chỉ tơ giăng bằng nước hạt móc sa...Chỉ có mùi cỏ, mùi đất và hoa đất của loài giun dế. Xa xa một vài điểm chàm. Người nông phu xứ Mường. Cảnh lành và khí trời cũng lành [1;722]. Phong cảnh bình yên nhƣ thế này đã làm khỏa lấp nỗi trống vắng, trống trải vì “thiếu quê hương”, làm dịu đi những cơn khát được lên đường, đồng thời cũng cho thấy tình cảm gắn bó với những miền quê nghèo xa xôi của nhà văn.
Ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc phải kể đến bức tranh độc đáo về vùng mỏ Vành Danh, Uông Bí, Điền Công đầy nắng gắt, hoang sơ khắc nghiệt: một vùng cảnh thổ hoang vu và khắc khổ. Người đen, cảnh đen và cây cỏ cũng đều đen cả. Thật là tổ quốc của than [1;803]. Vùng đất mỏ đen nhƣ những “cảnh tang tóc kéo dài quanh năm bất phân mộ dạ”. Cái khắc nghiệt nắng gắt nhƣ đổ lửa của thiên nhiên vùng mỏ khiến cho mọi sự sống của thực vật nơi đây chỉ còn thoi thóp “một vùng cỏ vàng ệch, cứng nhƣ que mà không có một con bò con ngựa nào muốn ngốn lúc đói... cỏ gianh ở đây không bao giờ đƣợc xanh lấy tí ngọn. Lửa trời đã đốt xém trụi hết cỏ gianh”. Một không gian chỉ than là than: nền đất than đen dẫm kêu sào sạo nhƣ là cát bể, cái thung lũng đen xì những khói, muội bụi than, mùi thán khí trong những con đường hầm tối om khiến cho người ta nghẹt thở. Những cơn gió ở đây cũng thật đặc biệt, chúng quẩn giữa thung lũng Vàng Danh, thổi ào ào trong đêm từng cơn, làm não lòng người cũng làm cho người ta phải suy nghĩ về cái bức bối, nghẹt thở của cuộc đời. Cảnh vật dẫu có khắc nghiệt nhưng khác thường, độc đáo càng gợi hứng thú ở Nguyễn. Cái xứ Vàng Danh nghiệt ngã này khiến cho anh bạn đồng hành Sương khó chịu, liên tưởng tới những vùng sa mạc hoang sơ xứ Texas ở Mĩ và những vung khai thác dầu hỏa Hoa Kì. Ở đây, chắc không ai ngâm vịnh được; nhƣng Bạch vẫn nhận thấy chất thơ rung động của nó bởi cái ấn tượng quá mạnh mẽ nó gợi lên cho con người một lần
đến đây là nhớ mãi: Ở đây người ta sẽ làm thơ mà vận là đá, là sắt, là khoáng chất và âm điệu sẽ dự vào tiếng gió lạnh tối lùa vào trong lò mỏ, tiếng một mũi cuốc nhọn hoắt mổ vào lòng đá đen già [1;806]. Đằng sau cái cảm nhận đầy chất thơ đó cho ta thấy cái nhìn đầy trìu mến, cảm thông, thương cảm của của nhà văn với những con người lao động, phu mỏ nơi đây đang phải làm việc trong một hoàn cảnh thật độc hại.
Tùy bút Một lần đi thăm nhau (Tùy bút II) cũng là những khám phá mới mẻ về cảnh vật đất nước. Những quang cảnh thiên nhiên đặc trưng của các vùng miền dọc hành trình Bắc Nam đã hiện ra: Mảnh đất Quảng Bình, một vùng rộng hoang vu nghèo khó chỉ có cát và cây cằn không một ngọn tre quen thuộc. Ánh mặt trời đã làm cho những đám bụi đỏ của con đường thiên lí hiện ra. Cát trắng đã thành cát vàng. Từng cồn cát vàng. Màu cồn cát đè lên màu quan lục của từng vũng bể Đông [1;612]. Rồi qua Quảng Trị, Huế.
Đặc trƣng mƣa dầm của Huế đƣợc Nguyễn gợi tả với nhiều sắc độ: mưa đay nghiến chì chiết đến lòng người; mưa mang mang vô tuyệt kì; Mưa mãi. Mưa hoài. Mưa rào đổ xuống mái nhà mau nghe như tiếng máy khâu [16;617], cho nên Huế đƣợc mệnh danh là “nàng sùi sụt”. Huế không có Tết Trung thu vì
“vào cữ này kim phong vũ biểu ở đây lúc nào cũng chỉ lả lay ở khoảng mƣa và ấm thôi”. Tạm biệt Huế, dời ga Lăng Cô lên đường cũng trong ngày mưa
“Mây đèo Hải Vân kéo dài ra vời xám mịt mù”. Con tàu đƣa khách giang hồ qua những ruộng mía vùng Quảng Ngãi trổ hoa lá lay trên cánh đồng gió đẹp như những ngọn cờ bông lau đất Hoa Lư. Bãi biển Sa Huỳnh thơ mộng với cát, trời, nước, mây quyến rũ đến mức suýt xui tác giả bỏ con tàu dừng lại.
Hai ngọn tháp Hời của người Chămpa cổ xưa ở ga Vân Sơn, Bình Định.
Nguyễn qua Nha Trang rồi ga Sài Gòn với nắng Nam Kì chào đón.Thành phố hoa lệ đẹp nhất phương Nam với chợ Bến Thành, vườn hoa Bùng Binh, Thư Viện thành phố..., nhưng cũng không lưu giữ được lâu bước chân của người lãng tử. Nguyễn đã xuống tận xứ miền Tây gạo trắng nước trong Cần Thơ,
Hậu Giang, Lâm Viên của xứ Tây Kì... Có thể nói, tùy bút này giống nhƣ những trang nhật kí cuộc đời của nhà văn, đã mang đến cho bạn đọc những bức tranh cảnh vật thiên nhiên đất nước thật gần gũi, nên thơ nên họa.
Tùy bút Cửa Đại, Nguyễn đã tái hiện một thước phim màu đặc biệt về vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên và con người miền Trung. Nhiều người Việt Nam chưa từng đến Cửa Đại, nhưng khi đọc tác phẩm này không chỉ được bồi đắp thêm kiến thức địa lí, văn hóa, phong tục, con người mà càng thấy gắn bó, mến yêu, tự hào trước vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc mảnh đất miền Trung. Dưới ngòi bút ghi chép, quan sát tỉ mỉ của Nguyễn, nét đẹp đầy bản sắc văn hóa nơi đây đã hiện ra. Cửa Đại - thuộc tỉnh Quảng Nam, có tên chữ là “Đại Chiếm hải khẩu”. Quảng Nam có hai thủ phủ tỉnh lị. Một là phố Tây mệnh danh là “Faifo”(Hội An), nơi có tòa công sứ Pháp, đồn lính tập, sở Giây Thép, ty Mật Thám của người Pháp. Bên cạnh đó có tỉnh lị đặt ngoài thành cũ Bến Điện, có dinh quan Thủ hiến người Việt, cách phố Tây “hơn mười cây số đường đất đỏ nắng chang chang”. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam thuộc địa trước Cách mạng, bên cạnh dinh Thủ hiến của quan người Việt là dinh quan Công sứ người Pháp. Thành cũ Bến Điện có vẻ đẹp thật cổ điển lãng mạn và nên thơ; nổi tiếng với “kĩ nghệ làm hàng tơ, có tiếng về nghề dệt lụa nhiễu”; có những bến nước trong veo, tuyệt đẹp khiến cho người khách giang hồ mê mẩn mà liên tưởng tới cảnh người đẹp Tây Thi giặt lụa nơi bến nước Trung Hoa. Cảnh tiếng chày đập áo “tiếng nện vải lụa trên hòn đá bến nước lúc hoàng hôn”, giống với âm thanh trong bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ “Thành Bạch dồn châm buổi ác tà”. Cuộc sống êm đềm, thơ mộng, quyến rũ, lấp lánh trên sông nước ở Hội An luôn vẫy gọi người khách nghệ sĩ giang hồ khám phá: Tôi ngắm bóng trăng thanh rọi xuống mặt sông Hội An. Trên mặt sông, thực là cái rừng cột thuyền buồm, mành ghe chi chít dây bèo buồm, dây thừng. Bấy nhiêu nét đen sắc đều nhấp nhô lay động theo mực nước thủy triều đang dâng lên rất mạnh. Ánh trăng bị dầm tan
trong lòng con sông mà nước ngọt đang bị bể ngoài pha rót vào bao nhiêu thứ muối chát mặn [2;541]. Cẩm Phô - “một cái làng rất giàu có” ở Hội An, chuyên bán “những con hến luộc nhỏ xíu dùng làm đồ ăn điểm tâm với bánh tráng”; núi Trà Kiệu “in dài giữa con đường đi Cửa Đại một cái bóng xe ngựa; cù lao Chàm “tổ quốc của yến sào”; phía bắc là Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân. Cửa Đại thực sự không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên sơn thủy hữu tình khoáng đạt, quyến rũ lòng người mà còn có vị trí chiến lược chính trị quân sự hiểm yếu, đặc biệt quan trọng, án ngữ Bắc Nam và là một trong “thập nhị hải khẩu ghi ở sử cũ” (mười hai cửa biển lớn) của Việt Nam. Cảnh biển và con người nơi đây mang vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ, tinh khôi như chưa từng bị cuộc sống vật chất, xô bồ, dục vọng ảnh hưởng của văn minh phương Tây làm cho biến chất: cảnh ở đây hiền lành thế, ở đây chỉ có cát vàng, cây xanh, sóng trắng đầu. Cảnh tự nhiên như chưa bị hoen ố bởi những tấm biển quảng cáo.
Tạo vật được kính trọng đến cả trong những tiếng động. Ngoài cái bản đàn của sóng khơi và gió ngàn thông, tịnh không có tiếng âm nhạc hỗn xược của nhà khiêu vũ hay của khách sạn [2;548]. Cảnh đêm ở Cửa Đại cũng thật thơ mộng: Đêm, chúng tôi ngắm sao trên vòm trời như những kẻ đi biển tìm phương hướng; Trăng đêm khuyết hẳn một góc và kềnh càng mãi, bắt tôi nằm chờ đợi rất lâu nơi cửa sổ khoang thuyền. Dưới bóng lờ mờ, những chiếc thuyền con rao bán chè đậu ván và mì cu ly lượn lên lượn xuống như vào một ngày hội hoa thuyền [2;550].
Cửa Đại còn tái hiện bức tranh về cảnh sinh hoạt cần lao vất vả của nhân dân ta ngày trước. Đó là cảnh những người dân nghèo buôn bán chen chúc trên bến Hội An. Những con đường đá vắng vẻ với những phương tiện vận tải thô sơ của một thời trung cổ nay vẫn tồn tại: “cái xe ngựa lọc cọc, lạch cạch chạy rất chậm trên con đường vắng...Nó giống như cái xe thổ mộ của Nam kì”. Cái xe chốc chốc lại phải dừng lại để sửa lại vành xe cũ nát, rồi lại từ từ lăn vòng bánh trệu trạo trên đoạn đường lởm chởm. Những chiếc xe tay
có lục lạc đồng lêu loong coong nhƣ tiếng nhạc ngựa. Bãi biển ở đây cũng thật đặc biệt, khác hẳn bãi biển đánh đĩ để chỉ Đồ Sơn hay Sầm Sơn... Cửa Đại là một đất thừa lương rất lương thiện. Người dân Cửa Đại cũng là những con người lao động thật thà, hiền lành chất phác, đơn giản, dễ mến, hồn nhiên nhƣ sóng biển gió trời nơi đây: Con nhà chài ở đây chưa biết đánh lừa người ta mỗi khi bán mớ tôm, mớ cá. Những thiếu phụ góa bụa quấn dải khăn ngang để tang một người thuyền chài chết vì mẻ cá nục ngoài bể sâu mấy con sào nước, những người sương phụ đó có cái vẻ đẹp của Thánh Maria đó chưa biết đến việc mãi dâm, một thứ hàng mà người thành thị đi nghỉ mát để khoe của đã đem du nhập vào mọi chỗ hải tần đổi mới. Ở đây, người ta đi tắm là đi tắm. Hít gió ở đây là cứu cánh chứ không phải là một phương tiện trá hình của đám trưởng giả [2;517]. Những con người tự do hồn nhiên như bãi bể, hồn hậu, hiền lành và rất mến khách nhƣ ông cụ Điều “một ông già vẫn giữ được cái búi tóc trắng, là người rất vui tính”; Nhân – con trai ông cụ; anh Bảy đánh xe ngựa; những người em trai, em gái, em dâu, em rể của tác giả “lành lắm”. Họ sống không phiền ai và cũng không muốn ai phiền quấy mình, chƣa biết khủng hoảng, băn khoăn bao giờ cả”, nhƣ “những củ hoài sơn” rất lành trong vị thuốc bắc; tự tại thanh thản nhƣ gió trời nơi đây.
Phong vị văn hóa ẩm thực của Cửa Đại cũng đƣợc nhà văn khám phá một cách tinh tế: hến luộc nhỏ xíu của làng Cẩm Phô để ăn điểm tâm với bánh tráng; cá trảnh – thứ cá chỉ có ở sông Phố, thơm như cá sông Hương; trái loòng boong – “một thứ thời chân rất quý của xứ Quảng”, còn gọi là Nam Trân vì đã có công giúp cho vua Gia Long và ba quân no lòng đi đánh giặc.
Có thể nói, dưới bước chân xê dịch phóng lãng và con mắt tài hoa của người nghệ sĩ giang hồ, cảnh sắc thiên nhiên, con người miền Trung hiện lên thật ấm áp, gần gũi, cảnh mến người, người quyến luyến với cảnh. Cảnh vật và con người đã phần nào khỏa lấp nỗi trống vắng thiếu quê hương của một con người giàu tinh thần dân tộc.
Cảnh sông nước giang hồ cũng hiện lên sống động, ấm nồng khơi gợi lên sự bao sự tò mò khám phá. Trong tùy bút Chiếc vali mới ghi chép hành trình của Nguyễn trên chiếc tàu Hồng Cơ từ Thanh Hóa ra Uông Bí lấy than, một cơ hội xê dịch trên sông nước dài ngày hiếm có của Nguyễn hàng mấy tuần, con thuyền sẽ rập rờn trên sóng ngòi, sóng kệnh, sóng sông cái, sóng biển rộng..., tha hồ thăm các bến, các giang khẩu, các phụ đầu [2;600]. Một loạt các địa danh của chuỗi hành trình trên biển đã hiện ra: kênh Toán – một đường thủy gay go nhất, một sông đào kiểu chữ chi vào một buổi tối như trát hắc ín, “toàn bè là bè. Hết gốc bồ đề lại đến nứa”; đồn Lạch Trường; cửa bể Thần Phù, hang Từ Thức, Vườn Đào, Bến Chúa – những địa danh đầy cám dỗ, mời gọi. Sau ba tiếng thuận gió, tàu lách vào đất Phát Diệm, Ninh Bình, quê hương của sự gieo mầm đạo vào xứ này – với bao nhiêu nóc nhà thờ đạo.
Và hai bên ven lạch, bên phải bên trái, quá trong những làng mạc xa kia đều là nhà thờ cả [2;607]. Cửa biển Đồn Cống (Ninh Bình) thực là một thương cảng sầm uất, trạm nghỉ chân của những con tàu ra Bắc vào Nam san sát những cột buồm và giây lèo. Thuyền Thanh, mành Nghệ, thuyền Nam thôi thì đủ. Ở đây có thể gọi là cái rừng cột buồm được [2;607]. Trang tùy bút mang đậm chất du kí của Nguyễn Tuân đã làm đắm say những tấm lòng ƣa phiêu lưu. Phong cảnh thiên nhiên cảnh biển của Tổ quốc hiện lên thật gợi cảm hấp dẫn, qua đôi mắt quan sát tài hoa làm siêu lòng bất kì ai khi nhà văn tả những cánh buồm trên mặt bể: hôm nay tôi mới nhận thấy hết cái ý vui sướng ngụ trong mấy chữ “thuận buồm xuôi gió”. Tất cả bấy nhiêu thuyền đều dong buồm hết. Buồm lá trướng của thuyền Nam đúng là những bức trướng vải đám ma. Buồm chỉ thiên của đoàn thuyền Thanh đẹp nhất. Và mạnh bạo nhất thì vẫn là những cánh buồm dơi vẽ lại cái dáng điệu của những chiếc thuyền Tàu Ô đi trên biển [2;608].
Tùy bút Chiếc va li mới không chỉ tái hiện những bức tranh thiên nhiên biển trời mây nước, mà còn thể hiện cái nhìn trìu mến, ấm áp đầy trân trọng
cảm thông của nhà văn trước bức tranh đời sống con người. Những người lao động Sơn Nam Hạ ở ven các bờ biển phía Bắc Thanh Hóa có tính cách hiền lành, chân phương. Đó là các cô gái buôn ở xứ đạo Phát Diệm đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu khó, vất vả trên sông nước bập bềnh có khuôn mặt và cặp mắt xinh đẹp đều rập theo cái vẻ đẹp nhu mì của thánh Maria.... những cô gái Kim Sơn chèo những chiếc thuyền thúng đi chào hàng. Họ quỳ gối xuống sạp thuyền, hai tay chèo đều, thuyền nan lướt qua, len vào kẽ các thuyền gỗ... Cái đám phụ nữ bán hàng tạp hóa trên mặt nước này có đùa họ, không bao giờ họ biết giận [2;608]. Đặc biệt, cảnh những người dân chài cửa biển Lạch Trường lặn bắt những con hầu vô cùng khó nhọc cổ lòng thòng cái dây có thánh giá đang rỏ nhiều giọt nước. Họ ngậm ngang mồm một con dao, lặn xuống nước một lúc lâu, tìm những tảng hầu cắn vào sườn đá cạy ra rồi ngoi lên mặt nước, vuốt mặt nhổ và thở phì phì; họ vuốt mặt, vuốt mắt và nhìn lại chân trời đẹp với sự khó nhọc đăm chiêu [2;605]. Những cặp mắt toét và những cái miệng mếu máo đầy nước mặn ấy của những người đi cạy hầu khiến cho lòng nhà văn trĩu nặng suy tƣ về sự khó nhọc vất vả, nguy hiểm của những người dân chài nghèo. Họ phải đánh đổi, đánh cuộc mạng sống hàng ngày vì miếng cơm manh áo, có người lặn xuống có khi không nổi tăm lên nữa, lấy luôn cái đáy bể có lót bọt đá ấy làm một cái mồ.
Như vậy, những bức tranh thiên nhiên cảnh vật đất nước và bức tranh tả thực cuộc sống lao động ấy cho thấy Nguyễn Tuân không phải là một khách giang hồ chỉ biết kiếm tìm niềm vui xê dịch thỏa mãn đam mê bản thân. Ông không phải là một con người vô tâm, vô cảm hoàn toàn dửng dưng với ngoại cảnh và thời cuộc. Ông không hoàn toàn thoát li xã hội, mất hẳn gốc rễ với cuộc đời, mà luôn trìu mến đau đáu, giàu lòng trắc ẩn, giàu tấm lòng đôn hậu với con người, đất nước quê hương. Qua đó giúp chúng ta hiểu thêm một cái tôi Nguyễn Tuân tha thiết yêu thiên nhiên và quê hương đất nước nhưng lại rất