Lối hành văn tài hoa, uyên bác

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng 8 – 1945 Luận văn ThS. Văn học (Trang 106 - 113)

CHƯƠNG 2. NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG ĐỀ TÀI XÊ DỊCH CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

3.3. Lối hành văn tài hoa, uyên bác

Xưa nay Nguyễn Tuân vốn nổi tiếng là “cái định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa”. Với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. Tác phẩm phải được viết bằng tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, phải đƣợc trau chuốt, gọt rũa ngôn ngữ câu văn một cách tỉ mẩn. Cách diễn đạt phải độc đáo, khác lạ, tài hoa, phải để lại ấn tƣợng sâu đậm. Ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thật chính xác khi cho rằng chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn

Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. Văn của Nguyễn không thể đọc theo kiểu lật từng trang để lướt đi cốt nắm lấy cái cốt truyện;

cũng không dành cho người hời hợt, nóng vội, tìm sách để thư giãn, xoa dịu căng thẳng rồi quên ngay. Đây là thứ văn cho người đọc chậm, đọc khám phá thưởng thức, đọc lúc nhàn rỗi, rồi ngẫm nghĩ, đọc phải tập trung và có văn hóa đọc. Trong những tác phẩm xê dịch ông không chú trọng xây dựng những tình tiết, biến cố căng thẳng dữ dội, tình huống có tính chất bước ngoặt mà thường tập trung diễn tả bức tranh thiên nhiên cảnh vật, diễn biến nội tâm của nhân vật.

Nguyễn Tuân nổi tiếng về cách hành văn độc đáo. Ông là nhà văn lãng mạn nhƣng không phải lãng mạn kiểu Tự lực văn đoàn, vì ông ở giai đoạn cuối bế tắc nên có xu hướng thoát li vào cuộc sống giang hồ. Nhà văn có những cách diễn đạt so sánh ví von rất độc đáo nhƣng chính xác và để lại ấn tượng thật tài hoa khi dùng những hình ảnh thật dễ liên tưởng. Để làm nổi bật nỗi đau khổ của nhân vật xê dịch khi cái vali quý bị bóc hết những vết tích giang hồ tem giấy xanh đỏ, ông viết: Anh tiếc những nhãn in này không khác một nhà khảo cổ học tiếc một đồng tiền rỉ thất lạc sau khi tìm được trong ngôi mộ cổ [2; 481]. Còn đây là tâm trạng buồn nản, chán chường khi “gió đã lên”, gió đã thổi mạnh mời gọi lên đường mà chàng Nguyễn vẫn phải dậm chân tại chỗ: Đã mấy tuần nay, tôi lười như một chàng tân lang say rượu đêm tân hôn, tôi thẫn thờ như một gái góa nhìn cái bóng nắng chiều [2;460] và lòng chàng chỉ là một bãi tha ma đang muốn nẻ sụt thêm một lỗ huyệt mới nữa để chôn xuống đấy một chút kỉ niệm [1;880]. Quan niệm về thú vui xê dịch độc đáo, khác người, muốn được đi mãi không bao giờ muốn dừng lại, luôn được khởi hành đƣợc nhà văn minh họa cụ thể, ví von với những vận động viên đua xe đường trường thật sống động: Trong cuộc thi đường trường cua rơ kia buồn rầu một khi hắn đến được đích. Hắn sẽ không còn được hưởng sung sướng của phú lấy gối và gò mình trên yên xe, rút vòng bánh. Hắn chỉ thấy thú vị khi

đích chỉ như một bóng ma đẹp dử hắn trên chiều dài đường đất. Đích càng lùi sâu, hắn càng sống nhiều, sống gấp đôi, gấp ba, gấp trăm người khác để gắng gỏi, để thèm muốn. Rồi có một phút kia, hắn tóm được trúng đích. Đấy, chính trong lúc ấy là hắn lấy làm chán cho đời hắn lắm [2;417].

Nguyễn Tuân có lối ví von, so sánh thật chính xác, mới lạ khi sự vật được miêu tả trong trường liên tưởng, cảm giác chuyển đổi tinh tế, bất ngờ.

Trong Một chuyến đi, chúng ta bắt gặp lối so sánh rất hình ảnh, vừa sống động vừa ấn tƣợng: dãy đèn điện như một xâu đom đóm nằm im kia là Đồ Sơn; Ánh sáng của Hồng Kông là ánh một kinh thành tự cháy bùng lên theo điện học làm mờ mắt và nóng mặt những lữ khách chưa quen với sức sáng gắt gỏng, lọc lõi và dữ dội này [1;248]. Nhà văn cũng cụ thể hóa những điều trừu tƣợng khi miêu tả sự quyến rũ của các kĩ nữ giang hồ ở Hồng Kông: Tiếng đâu mà trong như thủy tinh, ấm áp như hạnh phúc [1;261]. Lối mô tả cảnh vật bằng những liên tưởng chuyển đổi cảm giác rất tinh tế, có khi từ cảm giác chuyển sang tâm trạng. Cảnh vật thật sống động khi ông miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên mƣa gió dữ dội trên con tàu biển: Gió khơi, nặng và đặc như một khối lớn của tàn phá, có thể san bằng, đè bẹp mọi thành tù đồng đá. Mưa lạnh bay theo một chiều nghiêng như cưa được lần da mặt [1;378];

Sóng uốn khúc như đội được tàu và dựng đứng được cả khối sắt nặng sáu nghìn tấn[1;386]. Để nói cái tâm trạng phức tạp mệt mỏi chán chường khi không đƣợc xê dịch nữa, phải trở về quê nhà, Nguyễn cũng sử dụng hình ảnh so sánh thật giàu liên tưởng: Cả một buổi sáng nay, lòng tôi là một bàn thờ khói đã lạnh, hương đã tàn. Mùi thơm du lịch đã hả hết rồi”[1;380]; Trong khi đau khổ vì cảm thấy mình là một con chim đại bàng bị cắt cụt cánh, chỉ còn có được đi một cách lạch bạch trên mặt đất chật, Bạch ra ga nhìn trò xê dịch của xe lửa cho vợi lòng thèm, chàng có biết đâu mình đã là cả một đầu đề cho sự tọc mạch của xung quanh [1;759]. Nguyễn Tuân miêu tả khúc giao mùa của thiên nhiên từ hạ sang thu trong Cửa Đại thật độc đáo và ấn tƣợng:

Mùa hè đã tự diệt mình bằng ngọn lửa gay gắt [2;540]. Cảnh đêm trăng sáng trên mặt sông Hội An với “rừng cột buồm” hiện lên thật lãng mạn thơ mộng êm đềm tinh tế qua ngôn ngữ giàu hình ảnh và giọng điệu trữ tình êm dịu mƣợt mà: Ánh trăng bị dầm tan trong lòng con sông mà nước ngọt đang bị bể ngoài pha rót vào bao nhiêu là muối chát mặn [1;541]. Để nói cái đam mê đi đã thành triết lí, nhà văn đã viết câu văn tài hoa thật mƣợt mà lắng đọng với những hình ảnh ví von chính xác, gợi cảm: Nếu có luân hồi, được tái sinh, họ cũng chỉ muốn có đi, làm một đời giang hồ nữa; nếu phải sinh làm kiếp chim, thì chàng muốn kiếp chim ấy sống không cần làm tổ. Tổ của nó phải là cả một cái bầu trời. Nếu phải làm con cá thì con cá ấy sẽ không phải ở riêng cái hang của mình. Cũng như con chim bằng kia lấy mây và tất cả các đỉnh núi làm nơi đi về không nhất định, con cá kình lấy đại dương làm địa bàn cho cái kiếp bơi lội không cùng, chỗ nào là thế giới của nước thì cũng phải tìm đến cho được [1;929].

Phong cảnh thiên nhiên, con người và phong tục được nhà văn miêu tả cầu kì ấn tượng từng chi tiết và đặc biệt tài hoa không ai có thể bắt chước.

Ông sử dụng triệt để phép tu từ so sánh, phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm để gợi lên cụ thể tỉ mỉ chi tiết cảnh vật và con người. Vùng mỏ Vàng Danh thung lũng tang tóc một màu đen, vì bụi than bao trùm cả một không gian thiên nhiên đầy nắng gió khắc nghiệt đƣợc nhà văn ví với người đàn bà da bánh mật có rất nhiều sữa, nhưng tính rất khắc khổ, hay nói to, hay đánh con, hay dằn vặt chồng, hay xị mặt xuống khi có khách phương xa tới chơi và tuy giàu có súc tích đấy... nhưng rất chì chiết và bủn xỉn co quắp [1;807].

Cách so sánh với hình ảnh lạ mắt này thật giàu liên tưởng và chính xác, đã cụ thể hóa một miền đất có tài nguyên giàu có, phong phú nhƣng thiên nhiên nắng gió khá khắc nghiệt và cuộc sống nhọc nhằn lam lũ, môi trường ô nhiễm của những con người lao động nơi đây. Lối hành văn so sánh rất giàu hình ảnh gợi liên tưởng phong phú tinh tế và rất có duyên; là thứ văn chương nghệ

thuật đích thực đƣợc lao động nghiêm túc và sáng tạo bởi một nghệ sĩ tài hoa.

Bên cạnh đó, sự am hiểu kĩ lƣỡng, kiến thức uyên bác rộng rãi trên nhiều lĩnh vực của đời sống đƣợc phô diễn trên trang văn không chỉ gợi nên những ấn tƣợng thú vị mà còn cung cấp, bồi đắp những tri thức hiểu biết rất đáng quý cho người đọc. Đọc văn Nguyễn Tuân, nhà tu từ học kiếm được nhiều dẫn chứng thú vị về những phép ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tƣợng trƣng...

Đặc sắc nữa của ngôn ngữ tùy bút Nguyễn Tuân chính là việc xuất hiện nhiều câu văn dài, trùng điệp, phức điệu, phức cú, với nhiều kiểu kiến trúc đa dạng. Ông là một nghệ sĩ ngôn từ biết chú trọng tới âm điệu, nhịp điệu của câu văn xuôi. Nguyễn Tuân thường nói, người làm nghề viết phải biết tạo ra những câu văn có khớp xương, biết co duỗi nhịp nhàng, giàu nhạc điệu.

Những kiểu câu văn như thế thường chứa đựng cách liên tưởng nhiều tầng, nhiều lớp. Đây là một ví dụ khi Nguyễn diễn tả cảm xúc rung động mãnh liệt của người nghệ sĩ, tâm hồn đắm say lâng lâng khi đi qua những bến nước trong veo, thơ mộng êm đềm ở Cửa Đại, chẳng khác gì những bức tranh thủy mặc Đường thi gợi bóng dáng của những mĩ nhân giặt lụa bên cầu: Kém có một tiếng dồn châm của những nàng Tây Thi vô danh chưa hiện ra để xáo động cuộc đời êm ả, kém có cái tiếng nện vải lụa trên hòn đá bến nước lúc hoàng hôn mà khi xe lướt qua mình cái thành gạch tỉnh Quảng Nam, cái thích ở lòng lữ thứ của tôi đã giảm mất đến nửa phần khi tôi nhớ lại câu thơ của bài thơ dựng cho Tì Bà Hành [2,540]. Hoặc những câu văn rất dài, ngắt nhịp nhịp nhàng nhƣ: Cái gì mà lại cứ ra ga để chiếm một chỗ đứng, nhìn trời, nhìn khói, nhìn vào tất cả bấy nhiêu cái mặt người thảng thốt đang tay xách nách mang, với sự bình tĩnh ốm yếu của một người chỉ biết có lãng phí ngày giờ của mình?[1;757]; và Ở người một gã lữ thứ, tôi cho không cái bất thình lình nào thú bằng cái việc đi tới một xứ lạ vào lúc đêm hôm để sáng mai được hoàn toàn bỡ ngỡ trước những cái phô phang đầu tiên của một trạng thái sống mới lạ, sau một giấc ngủ đích đáng của đường trường [2;543]. Những

câu văn cầu kì kiểu này có màu sắc rất giống những câu văn dài, ngắt nhịp trùng điệp trong sử thi Hi Lạp Ôđixê: Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện ra trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả gió to, họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được đến bờ; mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liện mong đợi; Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng biết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời [24;52].

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không ít những hình ảnh so sánh khá trừu tƣợng, nặng nề khó hiểu với không ít bạn đọc: Sóng gió và tiếng máy nên một bản đàn mà trong đó nhiều nhất là những tiếng nắn vào một cung hồ [1;237];

và những cách diễn đạt cầu kì như vậy thường đòi hỏi bạn đọc phải hết sức tập trung, chăm chú vào việc đọc mới hiểu hết nét nghĩa của câu văn: Đè lên màu tang bầu không khí thu muộn, chất bóng cốc pha lê nổi bật hẳn lên như nét cười của một người công binh lúc tắt nghĩ (Tùy bút Lại đi nữa). Những câu văn dài, trùng điệp độc đáo khác lạ nhưng nhiều lúc làm cho người đọc thấy phức tạp, khó hiểu và phải hết sức tập trung mới nắm đƣợc nội dung.

Tuy vậy, chính những kiểu câu văn nhƣ thế giúp nhà văn diễn tả đƣợc những quan hệ phức tạp của hiện thực đời sống và thể hiện tâm trạng của mình trước cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Câu văn của Nguyễn Tuân đẹp là do cấu trúc tầng lớp nhƣng bao giờ cũng trong sáng, ở đó ông chú ý đến giọng điệu, cách sắp xếp trật tự của các từ để làm nổi bật các mối quan hệ trong sự vật và trong cảm giác của chính ông. Phan Ngọc khẳng định câu văn Nguyễn Tuân vừa rất quy tắc, vừa phá quy tắc “từng chữ một thì rạch ròi, sắc sảo nhƣ khắc vào đá, nhƣng lại quần tụ trong một kiến trúc bập bềnh, chơi vơi”. Văn Nguyễn Tuân thuộc loại kỳ tài, tạo nên một “thương hiệu” câu văn đặc biệt: khi nói đến văn xuôi, hẳn phải nói đến câu văn Nguyễn Tuân (cũng nhƣ khi nói đến thơ thì

nói đến câu thơ Nguyễn Du, nói đến câu đối phải nói đến câu đối Nguyễn Khuyến).

Lối kể chuyện của nhà văn tài hoa, biến hóa với nhiều giọng điệu khác nhau: lúc thì điềm đạm, nhẹ nhàng, đằm thắm; có lúc vui vẻ, hài hước, giễu cợt, tự trào; có khi lại là tiếc nuối thậm chí cũng có lúc là mỉa mai sâu cay.

Tất cả đƣợc hoà trộn nhuần nhuyễn, mới mẻ thú vị hấp dẫn. Ngôn ngữ kể chuyện cũng rất điêu luyện, đƣợc mài giũa kĩ lƣỡng nhất là ngôn ngữ đặc tả cảnh vật thiên nhiên và biểu hiện đời sống nội tâm phức tạp của nhân vật. Kết cấu tác phẩm cũng rất linh hoạt. Các tùy bút thường được kết cấu theo trình tự tuyến tính không gian, thời gian; song ở tiểu thuyết Thiếu quê hương lại có kết cấu tâm lí hiện đại. Nhà văn xáo trộn không gian thời gian, từ chuyện nọ móc xích sang chuyện kia. Tác phẩm chủ yếu khắc họa dòng tâm trạng miên man của Bạch. Chuyện gặp gỡ tình cờ với Hòa trên chuyến tàu Hải Phòng về Hà Nội, nhà văn tiếp nối kể lại những kỉ niệm giữa hai người ở Pari, rồi thất lạc tin tức nhau và từ cái vali giang hồ quý giá mà họ đƣợc hội ngộ trùng phùng. Từ sự kiện đi xem phim Mĩ đã xới lên đống tro lòng đã nguội từ lâu trong Bạch, gợi anh nhớ đến sự thất bại của chuyến đi đấu xảo San Francisco... Các sự kiện, tình tiết cứ thế có quan hệ nối tiếp với nhau, tạo nên sự gắn kết logic cho tác phẩm. Kết cấu tâm lí hiện đại làm cho nhà văn rất dễ chuyển tiếp, thay đổi sự kiện tình tiết một cách uyển chuyển hợp lí, cảm xúc đi về phóng túng tùy hứng.

Tuy nhiên, là một nhà văn “chủ quan”, lãng mạn, có phần cực đoan, văn Nguyễn Tuân có cái giọng khinh bạc kiêu kì nhiều người không chịu nổi.

Ngôn ngữ diễn đạt nhiều chỗ quá cầu kì, rườm rà, khi đọc phải hết sức tập trung mới nắm bắt đƣợc diễn biến sự việc nên có phần khó khăn với không ít bạn đọc. Điều đó cũng làm cho văn Nguyễn Tuân khá kén chọn độc giả và cũng cần có nhiều thời gian đọc mới nắm bắt hết giá trị tác phẩm của ông.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng 8 – 1945 Luận văn ThS. Văn học (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)