CHƯƠNG 2. NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG ĐỀ TÀI XÊ DỊCH CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
3.4. Vẻ đẹp ngôn ngữ, nghệ thuật từ pháp
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Khi sáng tác văn học nhà văn sử dụng ngôn ngữ nhƣ một chất liệu quan trọng, là “yếu tố thứ nhất” (Măcxim Gorki).
Ngôn ngữ văn học thể hiện đặc điểm tƣ duy nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà văn. Ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện ở nghệ thuật sử dụng từ ngữ, câu văn, giọng điệu. Mỗi nhà văn lại có nét riêng trong sử dụng ngôn ngữ.
Đọc tác phẩm Nguyễn Tuân, hầu nhƣ ai cũng công nhận ông là một nghệ sĩ bậc thầy của ngôn ngữ Việt Nam. Ông thực sự làm chủ đƣợc cái vốn liếng đồ sộ của tiếng mẹ đẻ, hiểu biết nó thấu đáo và sử dụng thành thạo đến mức điêu luyện, tài hoa. Các nhà nghiên cứu đã ca ngợi, khẳng định nghệ thuật sáng tạo ngôn từ của Nguyễn Tuân là bậc thày của nghệ thuật tu từ,
“mỗi dòng mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút nhƣ đóng một dấu triện riêng” (Anh Đức); “nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đƣa cái đẹp thăng hoa” (Hoài Anh). Tiếng Việt thực sự là một kho báu và qua bàn tay tài tình của ông đã thực sự trở thành những hạt ngọc lấp lánh, biến hóa sinh động. Nguyễn Tuân có kho từ vựng giàu có, phong phú mà bằng tình yêu tiếng Việt ông đã cần mẫn tích lũy và vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo trong những trang văn. Ông quan niệm viết văn là dốc cạn kho tàng chữ nghĩa để chạy đua cùng tạo hóa, để khoe chữ. Không phải chỉ tích lũy những từ sẵn có, ông luôn có ý thức sáng tạo từ mới, từ lạ, độc đáo và cách dùng mới tạo lên những ấn tƣợng mạnh mẽ, gợi nhiều liên tưởng. Vốn từ vựng đối với người viết văn như nước đối với cá. Từ càng giàu có, người viết càng thả sức tung hoành. Đọc Nguyễn Tuân, thấy ông như con cá vùng vẫy giữa đại dương mênh mông. Trong du kí Một chuyến đi, cách nhà văn đặt tên cho các phần cũng rất lạ: Một con tàu say rượu, diễn tả cảm giác bồng bềnh, nghiêng ngả, lắc lƣ trên con tàu vƣợt đại dương. Hoa, ánh sáng và nước, gợi lên cái lộng lẫy sáng rực xa hoa hiện đại của Hương Cảng. Rúm cỏ tương tư là cái tên thật lạ và mĩ miều được đặt tên
cho sợi thuốc lá. Trong những ngày túng thiếu ở Hồng Kông nhớ thuốc thèm thuốc, sợi thuốc đã trở thành “tương tư thảo”...
Nguyễn đã sáng tạo từ ngữ, hình ảnh mới lạ, ấn tƣợng, giàu sức biểu cảm nhờ liên tưởng chính xác, tài hoa. Ông bao giờ cũng cân nhắc kĩ lưỡng điều cần viết; sợ cách viết sáo rỗng, không thể hiện hết cái đẹp, cái hay. Mỗi một từ ngữ đều được cân nhắc, lựa chọn nên thường có độ chính xác cao khó lòng thay thế. Từ ngữ không chỉ mang sắc thái tính chất của sự vật hiện tƣợng mà còn mang thêm sức mạnh biểu cảm của cá nhân nhà văn. Những cách dùng từ rất lạ, rất sáng tạo, hiếm thấy trong đời sống và có lẽ chỉ có ở văn Nguyễn Tuân. Ví nhƣ, cái mƣa dầm rất đặc trƣng của Huế, thứ mƣa đay nghiến chì chiết lòng người, được nhà văn đặt một cái tên rất ấn tượng là nàng sùi sụt [2;614]. Hoặc một loại mƣa khác của Nguyễn mà ngành khí tượng thủy văn nên lưu ý bổ sung thuật ngữ: Những giọt mưa phăn lọt vào họng tẩu kêu sèo sèo[1;697] (mưa phăn phải chăng là mưa phùn, mƣa nhỏ, mƣa lây phây?); “phấn mưa đọng lâu vào tay vịn bằng sắt rỉ đã làm đổ xuống những dòng nước lạnh màu củ nâu rất dài và mảnh”[1;761]. Đặc biệt là các bổ ngữ rất lạ: “anh ấy tuông ra đi” [1;1010], (tuông -phải chăng là nhất quyết ra đi, lên đường một cách mạnh mẽ quyết tâm?); “ngồi tễu trong một tiệm nhảy”[1;259], “đứng tễu ở bến ga” [1;757] (“tễu” phải chăng là “trơ trọi, lặng lẽ”?). Các tính từ cũng giàu giá trị biểu cảm: “Bạch nhìn sóng khơi, lòng chao chát nỗi vô tận của lòng trên cái cùng tận của bể”; “lòng chàng rĩ rầu mênh mông và lại thương cảm một cách quá văn hoa nữa”; “hoàn toàn bỡ ngỡ trước những cái phô phang đầu tiên của một trạng thái sống mới”[2;543] (phô phang là phô ra để khoe). Một số khái niệm hình ảnh liên tưởng mới lạ được nảy sinh nhƣ: cảnh chia tay trên sân ga đƣợc gọi là tấn tuồng xê dịch [1;745], ngày lâm kỳ [1;747]. Trách nhiệm bổn phận níu giữ bước chân người lãng tử đƣợc ví von là những quả chì nặng, những hòn chì mắc cổ chân [1;751], là mấy cục đá [1;986]. Khi phải ở nhà quá lâu không đƣợc đi, Nguyễn lại ví nỗi
đau khổ đó nhƣ cái neo rỉ, bị vùi dưới đáy lớp bùn đọng dưới lòng bến; những cái neo rỉ bị đời sống giang hồ cắt đứt dây, bỏ quên lại và đánh tụt xuống một cái mồ của bãi bùn lầy vữa [1;752]...
Nguyễn Tuân hay sử dụng các hình ảnh mƣa gió để diễn tả những cung bậc tâm tư phức tạp, ngổn ngang trong lòng người lãng tử. Khi phải ở đâu lâu quá thì lòng họ chán nản, buồn phiền, ảm đạm nhƣ những cơn mƣa phùn rả rích đêm ngày: lòng Bạch tơi bời như sau một cơn mưa lã chã [1;926]; thấy trong lòng mưa luôn... chỉ rặt một lối mưa phùn... Những cơn mưa phùn dai dẳng ấy cứ gặm nhấm lòng mình như lũ mối xông một tòa nhà lụn bại. Mỗi ngày một tí, mưa phùn rỉa bòn và lấy dần hết tươi sáng trong lòng mình còn tệ hơn cá rô mồi cần câu cặm [1;983]. Ham đi nên giọt mƣa trên tàu bể cũng trở nên rất lãng mạn, lung linh, quyến rũ đến say người: “giọt thu thất tịch thánh thót vỗ tàu tiêu”. Môn đồ của chủ nghĩa xê dịch là “bệnh nhân không gian”;“người lãng tử cô đơn”, “người du đãng thích đứng đường”[1;758];
“người của bốn bể”[1;986]; “đời phiêu lưu” với “chất lang thang nặng lòng”[1;793]; “đời lữ khách hẹn sống với trôi nổi”[1;841]; “đời bềnh bồng...lăn mình trên cái vỏ lục địa”[1;841]; là người muốn “trước bạ tên tuổi vào với sống núi hai tân cựu lục địa”[1;844]; là “người khách quen của đêm mưa gió”[1;843]; là người của “đầu sông ngọn nguồn”[1;855]; là kiểu người
“đi mãi mãi trên mặt địa cầu”, “sống để mà đi”[1;984]; “người của ngũ đại châu; không phải là thứ người sống để làm chồng và làm cha”[1;987]; là “tội nhân của chung thân phát vãng”; “đứa con của phiêu lãng, người du tứ vạn thiên cổ”[1;860]...
Chân dung của họ đƣợc cụ thể hóa bằng những hình ảnh chỉ sự lênh đênh phiêu bạt: bộ mặt màu muối bể [1;235]; những hòn đá lăn không bao giờ dính rêu [1;845]... Tình yêu với người nghệ sĩ tự do là cái tai nạn tình cảm đàn bà [1;940]. Cuộc đời người lãng tử gắn liền với thứ rượu giang hồ đặc biệt cất nổi nửa hồ rượu giang hồ, lăng nhân soi gương nhiều khi thấy bạc cả
mái đầu. Lít rượu ngon ấy người giang hồ trả giá đắt hơn một viên linh đan của Tiên ông trong núi hay giá hòn ngọc của hồ ly tinh [1;239]... Đó là kho từ vựng mang dấu ấn riêng Nguyễn Tuân vừa ngông oái ăm và khinh bạc, có lẽ chỉ có ông mới sử dụng ngôn từ tiếng Việt đắc địa đến nhƣ thế. Cách sáng tạo nhiều kiểu diễn đạt khác nhau, nhiều từ mới không chỉ thể hiện sự tài hoa mà còn chứa đựng cả những tâm sự cô đơn, muốn trốn tránh thực tại .
Ngôn ngữ cũng là một đặc điểm nổi bật để khẳng định sự am tường và nặng lòng với văn hóa dân tộc của cụ Nguyễn. Nhà nghiên cứu Hà Văn Đức cho rằng Nguyễn Tuân kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ cổ xƣa với ngôn ngữ hiện đại, sử dụng mặt mạnh của ngôn ngữ nhiều ngành nghệ thuật để làm giàu có thêm cho ngôn ngữ văn học. Ông rất chú ý dùng từ Hán - Việt, từ cổ vừa gợi lên không khí thời đại vừa thể hiện sự uyên bác - một dấu hiệu nổi bật của phong cách Nguyễn Tuân, nhƣ: hý viện (nhà hát), tửu quán, thương cảng, hải cảng, nơi lữ thứ, hà khẩu (cửa sông), duyên hải, giai nhân, mĩ nhân, lệnh tỉ, huynh trưởng, nghĩa phụ, thầy lệ mục, viên cẩm tàu, lão thập trưởng, cựu lệ.
Nhân vật xê dịch đƣợc gọi là: hướng đạo sinh, lãng nhân, du khách, kẻ phong lưu giang hồ, người lữ hành, tên giang hồ, người phóng lãng, quân lãng du, kẻ du sĩ, lãng tử, lưu đãng, trượng phu, khách phong lưu, lữ khách, người bộ hành, du tử, gã lữ thứ, du nhân, người sương phụ... Nhiều từ Hán Việt trong trường nghĩa xê dịch như: khởi hành, hải lý, hải trình, cuộc viễn du, độc đạo, giang khẩu, vận hà (eo biển), băng thất (quán nước), thừa lương (nghỉ mát), lữ điếm, chốn sơn lâm, đường hỏa xa, mộng phiêu lưu, trùng phùng... Người ta nói văn Nguyễn Tuân vừa hiện đại vừa cổ kính là vì thế. Hệ thống từ Hán Việt khiến cho vẻ đẹp của nhân vật xê dịch thêm phần cổ điển; phảng phất bóng dáng hào hoa của những lãng tử hành tẩu giang hồ, những tao nhân mặc khách xưa như Lý Bạch Đỗ Phủ, những kiếm khách tài tử Kinh Kha, người li khách kiểu “nhất khứ bất phục hoàn” trong những tác phẩm văn học cổ trang.
Trong quá trình suy ngẫm gạn lọc từ ngữ, Nguyễn Tuân còn tạo lập đƣợc một hệ thống từ mới một cách độc đáo. Nhà văn đã tìm cách tách đôi các từ ra ghép một phần của từ này với một phần của từ kia để tạo ra một từ khác nhằm đạt đến mức độ tổng hợp chính xác cao hơn và những từ đó đƣợc dùng đắt đến nhường nào. Nghiên cứu từ vựng Nguyễn Tuân, chúng tôi bắt gặp nhà văn đã sáng tạo ra một số từ rất lạ và mới, như: lưu đãng (phong lưu và phóng đãng); phong quang (phong phú và quang đãng); thừa nhàn (thừa thãi và nhàn hạ); tha lê (tha hương và lê bước); đùa nhả (đùa cợt và chớt nhả), hào hoạt (hào hoa và hoạt bát) ... Với những từ dùng nhƣ thế, nhà văn đã tạo đƣợc cho lời văn thêm hàm súc, bởi một từ nhƣng đã gợi trọn nghĩa của cả hai từ.
Không cần sử dụng nhiều nhƣng những từ dùng theo kiểu nhƣ vậy lại tạo ra nét đặc biệt riêng, chỉ có kĩ thuật viết điêu luyện mới độc đáo đƣợc nhƣ vậy.
Rõ ràng, đây là một sự sáng tạo rất đáng đƣợc ghi nhận góp phần làm phong phú cho kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt. Thêm nữa, rất nhiều từ ngữ tưởng như đơn nghĩa hoặc cũ mòn, nhƣng khi vào tay ông, chợt trở nên dồi dào sức biểu hiện và lạ mắt vô cùng. Cách Nguyễn Tuân dùng từ "lõa lồ" thật mới mẻ và sáng tạo: Mãi đến bây giờ về gần đến Phố, tôi mới nhớ ra trong xe còn có thêm một hành khách nữa. Ấy là một người đàn bà, một thứ đàn bà tồi. Tồi ở chỗ lõa lồ trong câu nói tiếng cười. Tồi ở cái cách phục sức rẻ tiền mà cứ gắng làm ra lộng lẫy cho kỳ được [2;549]. Theo Từ điển Tiếng Việt, “lõa lồ”
là trạng thái hoàn toàn không có cái gì che thân, với hàm ý xem thường. Từ
“lõa lồ” ở đây đã được mang một nét nghĩa mới, không phải là sự phô trương thô tục trần trụi thân thể mà là cái vô duyên, tục tằn, hợm hĩnh của lời nói, tính cách tâm hồn con người.
Nhƣ vậy, vốn từ vựng giàu có độc đáo ấy Nguyễn Tuân dùng để chơi ngông với đời, hoặc đƣa ra những cách nói năng oái ăm kỳ cục cốt để trêu ghẹo thiên hạ, hoặc đổ tràn ra mặt giấy để phô tài, khoe chữ nên nhiều chỗ khó hiểu. Ông từng tự nhận xét về mình: Ngôn ngữ của Nguyễn lủng cà lủng
củng, dấm dẳn cứ như đấm vào họng. Ðọc lên nghĩa tối quá lời sấm ông trạng. Nguyễn cứ lập ngôn một cách bướng bỉnh vì đời nó ngu thế thì không bướng bỉnh sao được. Từ sau 1945, không còn cực đoan nữa, ông dùng ngôn từ nhƣ công cụ đắc lực để ngợi ca tổ quốc, nhân dân và chiến đấu. Có thể nói, khó có nhà văn nào có đƣợc vốn từ phong phú và sử dụng độc đáo, biến hóa, sinh động đƣợc nhƣ Nguyễn Tuân. Ông đƣợc mệnh danh là bậc thầy về cách tổ chức sắp xếp ngôn ngữ và là người luôn có ý thức lạ hoá ngôn ngữ của mình.
Tóm lại, những thành công trên phương diện nghệ thuật như xây dựng đƣợc hệ thống biểu tƣợng độc đáo, sử dụng thể loại tùy bút, lối hành văn tài hoa uyên bác và vốn ngôn ngữ đẹp giàu có không chỉ góp phần thể hiện ấn tƣợng, sống động đề tài xê dịch mà còn làm nên một phong cách nghệ thuật độc đáo và tái dựng bức chân dung con người nhà văn. Các phương diện nghệ thuật tài hoa trên đã gợi lên một Nguyễn Tuân thích chơi ngông với những nghịch lý nghịch thuyết, là ông vua tùy bút, nhà nghệ sĩ sáng tạo ngôn từ mới lạ đã làm cho cái đẹp trong xê dịch thăng hoa. Với những thành công nghệ thuật trên, ông đã đẩy du lịch, vốn là một cái thú của con người xưa nay, lên đến mức thành "chủ nghĩa xê dịch" vì nó phù hợp với tâm lý bực bội của cả một thế hệ thanh niên trí thức thời thuộc Pháp đầy sức sống và khát vọng tự khẳng định mình mà lại bị vây hãm vào một môi trường thị dân. Con người cá nhân tài năng ấy coi sống chỉ là để thực hiện cá tính của mình; đi đâu, ở đâu cũng chỉ là để tìm mình. Nhƣng phải tìm mình trong nhân loại, phải chen vai thích cánh giữa chỗ đông người. Ông là con người của thành thị, phố xá, của nhà ga, bến tàu, của cao lâu, tửu quán, hý viện; thích những cái mới lạ, bất ngờ và mãnh liệt. Là một nguồn sống bồng bột, Nguyễn Tuân không thích cái gì yên ổn, mực thước, khuôn phép; "công chức" và công thức trong đời sống cũng như trong văn chương mà thích được trải nghiệm trong trường đời dữ dội dẫu có thiếu thốn, nhọc nhằn, kiệt quệ. Ông dị ứng với cuộc sống chung chung, nhạt nhạt, bằng phẳng, hời hợt, quanh quẩn, đơn điệu trong ao
đời bằng phẳng. Như vậy, những phương diện nghệ thuật thành công ở trên đã thể hiện một tài năng văn chương hiếm có và khắc họa thành công chân dung một nhà văn tài hoa, nghệ sĩ, độc đáo số một của văn học Việt Nam trước Cách mạng.