Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
200,5 KB
Nội dung
ĐẠI HỌCQUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** TRẦN KIỀU LẠI THỦY VÕ THỊ THU THỦY CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THẾ BẢO Phản biện độc lập: 1. 2. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo, họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 10 - 12, Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh vào hồi ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư việnTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Thư viện Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Có một thể loại âm nhạc cổ truyền gắn liền với tổng thể văn hóa Huế, nơi một thời là kinh đô phồn thịnh của Việt Nam, đó là Ca Huế. Ca Huế là một trong ba thể loại âm nhạc thính phòng truyền thống tiêu biểu của Việt Nam. Nó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. Trong Ca Huế, người ta thấy có sự giao lưu văn hóa giữa các nền văn hóa Việt, Chăm, Hoa qua quá trình tiếp xúc văn hóa dài lâu của ba nền văn hóa này trên dải đất miền Trung Việt Nam. Cho đến ngày nay, Ca Huế đã trở thành một trong các di sản văn hóa phi vật thể của Huế, gắn liền với cố đô Huế, một di sản văn hóa nhân loại được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận sớm nhất tại Việt Nam (năm 1993). Ca Huế cũng có mối liên hệ rất gần với hai di sản văn hóa phi vật thể khác đã được UNESCO công nhận, đó là Nhã nhạc cung đình Huế (được công nhận năm 2003) và ca nhạc Tài Tử Nam bộ (được công nhận năm 2013). Hiện nay, Ca Huế vẫn đang thường xuyên được khai thác, phát huy thành một “đặc sản” trong du lịch như một trong những “di sản sống” của Huế và của Việt Nam. Với những giá trị như vậy, nhưng ngày nay số lượng người hiểu tương đối tường tận về Ca Huế và thật sự yêu thích nó không nhiều. Chúng ta cần tiến hành nghiên cứu, phân tích, làm rõ các giá trị nghệ thuật và giá trị văn hóa của Ca Huế mới có thể kêu gọi mọi người yêu mến giữ gìn, phổ biến và phát triển loại hình nghệ thuật này một cách tốt nhất. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tư liệu chữ nghiên cứu về Ca Huế cho đến nay có các dạng: sách nghiên cứu, giới thiệu, bài báo đăng trên các tạp chí, bài viết đăng trên mạng internet. Trong giới hạn các tư liệu tham khảo của luận án, tư liệu có đề cập đến vấn đề Ca Huế đa số là bàn về xuất xứ và đặc điểm âm nhạc của loại hình nghệ thuật này. Các tư liệu có thể được phân thành các loại như: Các tư liệu đề cập đến sự hình thành và phát triển của thể loại Ca Huế, các tư liệu nêu đặc điểm âm nhạc của Ca Huế, các tư liệu ghi chép, thống kê, phân loại bài bản Ca Huế, các tư liệu nói về tiểu sử của một số nghệ sĩ và tác giả Ca Huế. Lược qua các tư liệu như trên, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu về Ca Huế thường tập trung vào các vấn đề như: đặc điểm âm nhạc trong Ca Huế, sưu tầm bài bản, giới thiệu nghệ sĩ Ca Huế, tìm hiểu nguồn gốc Ca Huế, ảnh hưởng âm nhạc Chiêm Thành. Các vấn đề khác như các lớp văn hóa ảnh hưởng đến Ca Huế, các giá trị văn hóa của Ca Huế, tính tổng hợp, tính nguyên hợp trong Ca Huế… ít được đề cập hoặc chưa được đi sâu tìm hiểu thấu đáo. 3.Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Mục đích: chỉ ra các tính chất văn hóa đặc trưng, giá trị văn hóa đặc trưng trong nghệ thuật Ca Huế, từ đó góp phần tìm hiểu, giới thiệu, bảo tồn, phát huy và phát triển nghệ thuật Ca Huế. Đối tượng: Ca Huế được xem như một hiện tượng văn hóa nằm trong tổng thể văn hóa Huế. Đối tượng Ca Huế được nghiên cứu trong các mối liên hệ của nó với môi trường văn hóa xung quanh. Theo đó, luận án nghiên cứu các mối quan hệ giữa Ca Huế và văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam, các lớp văn hóa trong nghệ thuật Ca Huế, các tính chất và giá trị văn hóa của Ca Huế. Phạm vi: giới hạn phạm vi nghiên cứu trong không gian, thời gian và chủ thể. Trong sinh hoạt nghệ thuật Ca Huế, chủ thể gồm ba thành tố: người sáng tác, người biểu diễn và người thưởng thức Ca Huế. Về không gian, luận án giới hạn tìm hiểu hoạt động Ca Huế thực tế ở Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Với những tư liệu sưu tầm được, luận án xem xét Ca Huế trên trục thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện nghệ thuật Ca Huế (khoảng cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII) đến hiện nay. 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Ca Huế được nghiên cứu với tư cách một hiện tượng văn hóa, nằm trong tổng thể văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam. Bằng cách nhìn này, chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu về các mối liên hệ giữa Ca Huế với môi trường văn hóa xung quanh. Đồng thời, cách nhìn như vậy sẽ cho thấy những nét đặc trưng, phân biệt Ca Huế với những loại hình nghệ thuật truyền thống khác. Luận án đã sưu tầm tư liệu từ nhiều nguồn, tổng hợp, cung cấp các thông tin nhằm làm rõ các tính chất, đặc điểm, giá trị của Ca Huế, góp phần làm rõ bản sắc văn hóa Huế. Trong phần trình bày tính chất của Ca Huế ở chương 2, luận án trình bày tính tổng hợp của Ca Huế, tính chất được tạo nên từ sự tổng hợp các yếu tố của những dòng văn hóa tồn tại trên đất Huế; song song đó, luận án trình bày tính nguyên hợp trong nghệ thuật Ca Huế, một trong những tính chất đặc trưng của văn hóa dân gian, cho thấy mối liên quan giữa Ca Huế với văn hóa dân gian Huế. Với các kết quả nghiên cứu này, luận án hy vọng bổ sung cho nguồn tư liệu nghiên cứu về Ca Huế theo hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa học. Ý nghĩa thực tiễn: đóng góp những thông tin về tính chất văn hóa, giá trị văn hóa của nghệ thuật Ca Huế, cho độc giả cái nhìn sâu hơn, thấu hiểu hơn về một nghệ thuật cổ truyền, một di sản quí báu của dân tộc. Những tư liệu nghiên cứu này hy vọng sẽ góp phần mở ra hướng đi đúng trong việc phục hồi, giới thiệu, bảo tồn, phát huy và phát triển nghệ thuật Ca Huế; tạo cơ sở lý luận cho việc điều chỉnh các hoạt động Ca Huế hiện nay. 5.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 3 Luận án được tiến hành theo hướng nghiên cứu liên ngành, kết hợp phương pháp nghiên cứu của các ngành Văn hóa học và Âm nhạc học. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án là phương pháp hệ thống. Bên cạnh phương pháp hệ thống, luận án sử dụng phương pháp so sánh ảnh hưởng để chứng minh tính tổng hợp của thể loại Ca Huế. Luận án sử dụng phương pháp điền dã để so sánh các vấn đề cần nghiên cứu với thực tế sinh hoạt Ca Huế. Luận án nghiên cứu, tìm hiểu hiện tượng Ca Huế dựa trên các tư liệu tham khảo về: âm nhạc, âm nhạc Việt Nam, lịch sử âm nhạc Việt Nam, Ca Huế, các thể loại âm nhạc liên quan đến Ca Huế như: Ca Trù, âm nhạc cung đình, âm nhạc dân gian Bình Trị Thiên, ca nhạc Tài Tử Nam bộ. Bên cạnh đó luận án cũng sưu tầm, tham khảo các từ điển tiếng Việt, các tư liệu về Âm nhạc dân tộc học, Văn hóa học, Huế và văn hóa Huế, văn hóa Chăm… Các tư liệu này ở các dạng sách báo, các bài viết trên mạng internet, băng đĩa, thực tế sinh hoạt Ca Huế tại Huế và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 6.Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia thành ba chương. Trong chương 1 “Cơ sở lý luận và thực tiễn” có phần cơ sở lý luận trình bày các góc nhìn để từ đó luận án tiến hành nghiên cứu và một số khái niệm thuật ngữ âm nhạc làm công cụ sử dụng trong luận án. Phần cơ sở thực tiễn trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển Ca Huế như chủ thể Ca Huế, không gian địa lý và không gian văn hóa Huế, quá trình hình thành và phát triển Ca Huế. Chương 2 “Đặc điểm văn hóa trong nghệ thuật Ca Huế”. Chương này trình bày các đặc điểm văn hóa Huế được tìm thấy trong thể loại Ca Huế như: tính tổng hợp và tính nguyên hợp trong Ca Huế, tính bác học cung đình. Chương 3 “Giá trị và vấn đề bảo tồn Ca Huế”. Các giá trị của Ca Huế được trình bày trong chương 3 gồm có: giá trị nhân sinh, giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử - xã hội. Phần trình bày về bảo tồn Ca Huế đề cập đến 3 vấn đề cần bảo tồn trong nghệ thuật Ca Huế là: sáng tác, biểu diễn, truyền thụ. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1.Một số thuật ngữ âm nhạc Một số thuật ngữ âm nhạc sẽ được trình bày để làm khái niệm công cụ sử dụng trong quá trình nghiên cứu và trình bày các chương sau của luận án. Âm nhạc dân gian là các thể loại âm nhạc được người dân sáng tạo qua các thời kỳ lịch sử, gắn bó với sinh hoạt đời sống hàng ngày của người dân, thường 4 không có tên tác giả và có thể được nhiều người sửa chữa lại nhiều lần, sáng tạo thành nhiều dị bản. Âm nhạc cung đình được thiết lập ở từng quốc gia sau khi có chế độ phong kiến. Triều đình, vua chúa các nước cho xây dựng hệ thống âm nhạc cung đình để phục vụ các nghi lễ và các dịp giải trí, yến tiệc trong cung. Âm nhạc cung đình thường được xem là nền âm nhạc chuyên nghiệp, có tổ chức với những ca công, nhạc công điêu luyện, với hệ thống bài bản chặt chẽ. Âm nhạc truyền thống có thể hiểu là nền âm nhạc gồm những thể loại âm nhạc được nhân dân gìn giữ, phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử. Tương ứng với khái niệm âm nhạc truyền thống là khái niệm âm nhạc đương đại. Âm nhạc đương đại được hiểu là các thể loại âm nhạc đang được lưu hành trong đời sống xã hội hiện tại ở mỗi quốc gia, dân tộc. Âm nhạc thính phòng nói chung là hình thức biểu diễn âm nhạc trong một khán phòng nhỏ, âm lượng nhạc cụ và giọng ca vừa phải, số lượng người diễn ít. Tại Việt Nam có hai loại âm nhạc thính phòng khác nhau là âm nhạc thính phòng kiểu châu Âu cổ điển và âm nhạc thính phòng truyền thống dân tộc. Âm nhạc thính phòng truyền thống Việt Nam sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc đặc trưng của từng vùng miền khác nhau. Hình thức diễn xướng, sự bố trí nơi diễn xướng cũng khác nhau tuỳ theo tính chất và thói quen diễn xướng âm nhạc thính phòng truyền thống của từng vùng miền. Âm nhạc thính phòng truyền thống Việt Nam có thể kể ba thể loại phổ biến nhất và có qui củ, lề lối nhất là Ca Trù ở miền Bắc, Ca Huế ở miền Trung và ca nhạc Tài Tử ở miền Nam. Nghệ thuật âm nhạc cũng như các ngành nghệ thuật và khoa học khác, cũng có khoa học nghiên cứu về nó. Một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng là Âm nhạc dân tộc học (Ethnomusicology). Vậy đối tượng nghiên cứu của Âm nhạc dân tộc học là gì? Mục đích nghiên cứu? Phạm vi nghiên cứu? Phương pháp nghiên cứu? Âm nhạc dân tộc học (Dân tộc nhạc học) là một chuyên ngành thuộc loại nghiên cứu liên ngành. Những ngành học gần nhất có thể là Dân tộc học, Âm nhạc học, Nhân học, Văn hóa học. Đối tượng nghiên cứu chính của Âm nhạc dân tộc học là âm nhạc và các hiện tượng âm nhạc. Tuy nhiên, về phạm vi nghiên cứu của Âm nhạc dân tộc học có nhiều ý kiến khác nhau. Mục đích ban đầu của các nhà nghiên cứu Âm nhạc dân tộc học châu Âu là để tìm hiểu những nền âm nhạc xa lạ ngoài châu Âu. Cho đến nay, mục đích nghiên cứu đã mở rộng. Nhà nghiên cứu Bùi Huyền Nga đề cập trong bài viết của mình bốn ý cần nhấn mạnh trong mục đích nghiên cứu của Âm nhạc dân tộc học là: tìm hiểu, bảo tồn, phát huy, giới thiệu các di sản văn hóa âm nhạc. Nhà nghiên cứu Tô Ngọc Thanh cho biết “điền dã là phương pháp cần thiết và tốt nhất cho việc thu thập tư liệu…”. Nhà nghiên cứu Âm 5 nhạc dân tộc học cần có những kỹ năng sử dụng các loại máy chụp hình, ghi âm…, kỹ năng xử lý tư liệu sưu tầm, những kiến thức về Âm nhạc học, Văn hoá học. Hơn nữa, Âm nhạc dân tộc học không nghiên cứu âm nhạc như một đối tượng tách biệt mà nghiên cứu âm nhạc trong môi trường xã hội. Vì vậy, hướng nghiên cứu liên ngành là cần thiết. Luận án vận dụng Âm nhạc dân tộc học như một công cụ nghiên cứu nghệ thuật Ca Huế để thông qua đó tìm hiểu những giá trị văn hóa của Ca Huế. 1.1.2.Góc nhìn hệ thống Từ góc nhìn hệ thống, chúng ta có thể đặt âm nhạc trong hệ thống các mối quan hệ với môi trường văn hóa xung quanh, từ đó nghiên cứu âm nhạc trong các mối quan hệ này, không tách riêng chỉ nghiên cứu âm nhạc như một hiện tượng độc lập. Đây là phương pháp nghiên cứu có trong cả hai chuyên ngành Văn hóa học và Âm nhạc dân tộc học. Âm nhạc là một trong các thành tố quan trọng của văn hóa. Âm nhạc của mỗi dân tộc, mỗi địa phương góp phần thể hiện đặc điểm văn hoá của dân tộc, địa phương đó. Truyền thống âm nhạc, thị hiếu âm nhạc, đặc điểm sinh hoạt âm nhạc của một nơi phản ánh một phần quan trọng đời sống văn hoá của nơi đó. Khi nghiên cứu, tìm hiểu các thể loại âm nhạc của một dân tộc, chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào đặc điểm văn hóa của dân tộc đó phản ánh qua giai điệu, tiết tấu âm nhạc, qua lời ca, qua nhạc cụ, trang phục trình diễn, động tác múa… và ý nghĩa văn hóa đằng sau những yếu tố âm nhạc đó (nguồn gốc, những truyền thuyết, ngụ ý, niềm tin tôn giáo, biểu tượng…). Âm nhạc phản ánh các yếu tố đặc trưng của một nền văn hóa. Ngược lại, khi nghiên cứu các đặc điểm chung của một nền văn hóa, tìm hiểu trình độ văn minh của một xã hội người trong một giai đoạn lịch sử, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào đặc điểm âm nhạc của xã hội đó. Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người, nhất là trong đời sống tinh thần. Âm nhạc tham gia vào rất nhiều loại hình văn hóa khác nhau như: nghi lễ, giải trí, thể dục thể thao, quảng cáo, phim ảnh, kịch nghệ… Song song đó, các yếu tố văn hóa trong môi trường xung quanh cũng gây ảnh hưởng đến âm nhạc, góp phần định hình và biến đổi âm nhạc ở những mức độ khác nhau. Ca Huế nằm trong hệ thống văn hóa Huế, là một thành tố của văn hóa Huế, chịu ảnh hưởng các yếu tố văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, lịch sử, xã hội… của Huế. Đồng thời các đặc điểm của Ca Huế cũng góp phần trong việc hình thành bản sắc đặc trưng của văn hóa Huế nói chung. Ca Huế có thể được kể là một trong những di sản phi vật thể của xứ Huế cùng với các di sản khác đã được công nhận và chưa được công nhận. Từ góc nhìn hệ thống, chúng ta có thể thấy sự nối kết giữa Ca Huế với âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian Huế, sự nối kết giữa các yếu tố văn hóa Việt, Chăm, Trung Hoa trong Ca Huế, mối liên hệ giữa ngôn ngữ, phong cách sống của người Huế… với tác phẩm Ca Huế và phong cách trình diễn 6 Ca Huế. Từ đó luận án có thể nghiên cứu đặc điểm và tính chất của các mối quan hệ này. 1.1.3.Góc nhìn văn hóa so sánh kết hợp địa văn hóa và sử văn hóa So sánh vừa là thao tác, vừa là phương pháp nghiên cứu, vừa là một chuyên ngành trong Văn hóa học. Thao tác so sánh được sử dụng ở luận án này trong việc so sánh các thể loại âm nhạc thính phòng dân tộc Việt Nam với nhau (Ca Trù, Ca Huế, ca nhạc Tài Tử Nam bộ) để thấy rõ thêm nét đặc trưng của thể loại Ca Huế và mối dây liên hệ giữa Ca Huế và các thể loại âm nhạc thính phòng dân tộc khác. Luận án chủ yếu sử dụng kiểu nghiên cứu so sánh ảnh hưởng. Văn hóa Việt Nam nói chung có mang ảnh hưởng các yếu tố văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Riêng trong thể loại Ca Huế, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ chủ yếu thông qua một nền văn hóa trung gian có mặt tại miền Trung Việt Nam là văn hóa Chăm. Dưới tác động của quá trình lịch sử, xã hội và môi trường sinh thái, luận án nghiên cứu so sánh chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng văn hóa Chăm và văn hóa Trung Hoa trong Ca Huế. Bên cạnh so sánh ảnh hưởng, luận án cũng sử dụng kiểu so sánh lịch đại để thấy sự biến thiên của nghệ thuật Ca Huế qua thời gian có mối liên hệ với nhu cầu sinh hoạt và thưởng thức Ca Huế khác nhau qua từng thời kỳ. Do nghiên cứu Ca Huế được trình bày trong một quá trình lịch sử và trong một môi trường sinh thái nhất định nên sự nghiên cứu so sánh phải kết hợp với góc nhìn địa văn hóa và sử văn hóa. Góc nhìn địa văn hóa vận dụng lý thuyết vùng văn hóa. Trong trường hợp cụ thể là nghiên cứu Ca Huế, khi đặt thể loại Ca Huế trong vùng không gian cụ thể là không gian Huế, chúng ta có thể nghiên cứu các đặc điểm của thể loại Ca Huế trong mối liên quan với đặc điểm văn hóa Huế và con người Huế. Qua đó nhận diện dấu ấn văn hóa Huế trong thể loại Ca Huế. Mặt khác, thể loại Ca Huế đã có quá trình hình thành và phát triển trên 200 năm nên khi nghiên cứu Ca Huế, chúng ta phải kết hợp góc nhìn địa văn hóa và sử văn hóa để xem xét Ca Huế một cách toàn diện hơn. Sự hình thành và phát triển qua từng giai đoạn của nghệ thuật Ca Huế chịu sự tác động của các yếu tố lịch sử - xã hội Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Nghiên cứu Ca Huế từ góc nhìn sử văn hóa có thể cho thấy sự tồn tại và tác động của những vận động văn hóa, sự giao thoa, tương tác, giao lưu tiếp biến… giữa các dòng văn hóa khác nhau tại Huế dẫn đến kết quả hình thành những đặc điểm văn hóa trong Ca Huế. 1.2.CHỦ THỂ CỦA CA HUẾ Chủ thể của Ca Huế gồm ba thành tố: người sáng tác, người biểu diễn và người thưởng thức. Theo từng giai đoạn phát triển của nghệ thuật Ca Huế, ba thành tố này có thể được phân ra cho ba đối tượng người khác nhau hoặc chỉ hai hay một đối tượng. Xuất thân, địa vị trong xã hội, tri thức… của chủ thể Ca Huế có ảnh 7 hưởng rất lớn đến tính chất, nội dung, hình thức trình diễn, mục đích trình diễn… của Ca Huế. Trong thời kỳ hình thành, những người sáng tạo ra đồng thời cũng là những người thưởng thức nghệ thuật Ca Huế chính là giới quí tộc cung đình. Quen với những sinh hoạt và nghi lễ trong cung, các nghệ sĩ quí tộc cung đình này đều có phong thái nhã nhặn, từ tốn, trang nghiêm, tề chỉnh. Âm nhạc của họ sáng tạo ra cũng có nhịp độ khoan thai, giai điệu thong thả, diễn đạt chân phương, rõ ràng. Thời kỳ triều đình thoái hóa, nghệ thuật Ca Huế bắt đầu quá trình dân gian hóa. Tuy nhiên, dân gian ở đây không phải là sự gần gũi với tầng lớp nhân dân lao động, mà là sự hòa hợp giữa cung đình và giới sĩ phu trong dân chúng có lối sống, cốt cách gần với những người trong cung. Vì thế trong quá trình dân gian hóa, Ca Huế vẫn giữ phong thái trang nhã, đài các, lãng mạn. Thời này bắt đầu có sự phân hóa thành người sáng tác, người diễn và người thưởng thức là những đối tượng khác nhau. Thời kỳ triều đình nhà Nguyễn đã sụp đổ (sau năm 1945), nghệ nhân Ca Huế chỉ còn là các nghệ nhân dân gian, không còn giai cấp quí tộc cung đình nữa. Các cô đầu ca Huế phân hóa thành hai hạng người khác nhau: nghệ sĩ chân chính và người phục vụ Ca Huế kiêm gái làng chơi. Người thưởng thức Ca Huế bấy giờ cũng phân thành nhiều loại: khách tri âm, khách du lịch đến Huế, khách mượn cớ nghe Ca Huế tìm thú vui trụy lạc. Sau năm 1975, Ca Huế có một thời kỳ xuống dốc. Gần đây, nhờ chủ trương khôi phục và bảo tồn vốn cổ của nhà nước, nhờ có dịch vụ du lịch Huế phát triển, mà Ca Huế là một phần trong các dịch vụ đó, số lượng người tham gia học và theo nghề Ca Huế dần nhiều lên. Các nghệ sĩ Ca Huế ngày nay là những nghệ nhân hát và sử dụng nhạc cụ lão luyện, lâu năm, đồng thời có các nghệ sĩ trẻ được đào tạo tại các trường âm nhạc chuyên nghiệp hoặc tại các lớp Ca Huế tư gia của các nghệ nhân. 1.3.KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ HUẾ - KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ Không gian địa lý Huế và không gian văn hóa Huế là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành nên đặc tính của thể loại Ca Huế. Đây cũng là nơi nuôi dưỡng Ca Huế, môi trường cho Ca Huế tồn tại và phát triển đến ngày nay. Trong mục này, chúng tôi chỉ hạn chế ở việc trình bày những yếu tố thuộc về không gian địa lý Huế và không gian văn hóa Huế có liên quan, ảnh hưởng đến nghệ thuật Ca Huế. Mặc dù thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt, Huế lại là một vùng sông núi hữu tình. Con sông Hương trong vắt, dài 33km chảy uốn lượn ngang qua thành phố Huế, mang theo hương thơm của thảo mộc núi rừng, là một thắng cảnh tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho Huế. Cuối con sông là phá Tam Giang mênh mông sóng nước và bãi biển Thuận An cát trắng. Tiền án của kinh thành Huế là núi Ngự 8 Bình, hai bên có Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn như phượng hoàng xoè cánh tạo thế đất phong thuỷ tốt. Phong cảnh thơ mộng của sông Hương núi Ngự đã làm hao tốn bao nhiêu bút mực của các thi nhân, văn sĩ. Trong thành phố Huế, cây xanh rất nhiều đan xen với nhà cửa. Nhà vườn Huế là nét đặc trưng trong kiến trúc nhà dân gian ở Huế. Huế còn có rất nhiều chùa chiền chứng tỏ người dân Huế rất mộ đạo Phật. Có lẽ một trong những lý do các nghệ sĩ Ca Huế luôn giữ được phong cách sang trọng, quí tộc là vì họ được sống trong không gian bao bọc bởi nhiều thành quách, lăng tẩm, phủ đệ của các vị đế vương nhà Nguyễn ngày xưa. Huế là kinh đô của triều đình phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Vì vậy, nơi đây tập trung những đặc điểm văn hóa cung đình của các triều đại vua chúa trước. Tuy bị tàn phá nặng nề qua chiến tranh và thời tiết hạn hán, bão lũ hàng năm, kinh thành Huế vẫn là một tổng thể kiến trúc cung đình có qui mô lớn nhất, còn lại duy nhất củaViệt Nam. Trung tâm văn hóa Huế bắt đầu được hình thành từ khi các chúa Nguyễn chọn nơi đây làm nơi đóng đô. Sự hình thành trung tâm văn hoá Huế dựa vào những thuận lợi về chính trị và phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Triều đình các chúa Nguyễn và vua Nguyễn tập trung ở Huế, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tuyển nhân tài ra làm quan giúp nước. Một số khá đông các gia đình giàu có, khá giả cũng theo về sống xung quanh khu vực hoàng cung. Các lễ hội cung đình và dân gian thường xuyên diễn ra. Nhờ đó, nhân tài ở đủ mọi ngành nghề khắp nơi hội tụ về Huế ngày càng đông. Dần dần, lớp người tinh hoa của xã hội này đã làm cho bộ mặt văn hóa Huế thay đổi, phát triển nhanh chóng. Ở Huế có sự bố trí nơi ở của các tầng lớp dân cư khá đặc biệt. Dân cư Huế đều sống bao quanh hoàng thành (nơi ở và làm việc của vua và hoàng tộc). Phía ngoài thành, gần như không có khoảng cách rõ rệt giữa nơi ở của dân thường và các vị quí tộc, quan lại. Kiểu bố trí này làm cho các sinh hoạt trong đời sống của quí tộc cung đình và dân chúng Huế dễ dàng ảnh hưởng lẫn nhau. Cho đến ngày nay, sau khi triều đình nhà Nguyễn đã chấm dứt hàng nửa thế kỷ, phong cách quyền quí, tao nhã của người dân Huế vẫn còn lưu giữ đậm nét. Đồng thời với sự lan toả phong cách sống của cung đình ra ngoài dân gian là sự tác động lại ít nhiều của văn hóa dân gian vào chốn cung đình. Kết cấu dân cư và văn hóa ở Huế không chỉ có dân tộc Việt và văn hóa Việt. Tại đây còn có sự hiện diện của dân cư và nền văn hóa của các tộc dân như: Chăm, Hoa, Vân Kiều, Tà Ôi, Bru, Chứt, Hoa. Sự hội nhập để chung sống nhiều năm, nhiều thế hệ giữa các dân tộc khác nhau tại Huế đã tạo nên tính tổng hợp trong văn hóa Huế với văn hóa Việt là chủ đạo. Tính chất này cũng là một trong những đặc tính của Ca Huế. Trong môi trường văn hóa kinh đô Huế tồn tại hai loại nhạc truyền thống là nhạc cung đình và nhạc dân gian. Dân ca Huế hầu như tương tự dân ca của vùng [...]... thuật Ca Huế từ góc nhìn văn hóa học nhằm đi đến mục đích khẳng định các tính chất, giá trị đặc trưng của nghệ thuật Ca Huế trong văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam nói chung Các kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần chứng minh Ca Huế là một di sản quí của Huế, cần được gìn giữ và phát triển Luận án cũng mong muốn có thể tìm hiểu để đưa ra những biện pháp hữu hiệu trong việc bảo tồn nghệ thuật Ca Huế Về... loại âm nhạc từ góc nhìn văn hóa học Đây là hướng nghiên cứu tương đối mới mẻ đối với cả bộ môn Văn hóa học và Âm nhạc học tại Việt Nam Luận án chọn sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp hệ thống (để phân tích Ca Huế trong các mối liên hệ với môi trường văn hóa xung quanh), phương pháp so sánh ảnh hưởng kết hợp địa văn hóa và sử văn hóa (để chỉ ra tính tổng hợp của Ca Huế) , phương... Huế nói riêng Với tư cách là dòng văn hóa chủ thể, văn hóa Việt tại Huế đã tiếp thu, tổng hợp các 12 yếu tố của các dòng văn hóa khác, hòa quyện cùng văn hóa Việt để tạo nên bản sắc đặc trưng trong văn hóa Huế Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống văn hóa Huế 2.1.1.1.Yếu tố văn hóa Việt (văn hóa chủ thể) Xem xét nghệ thuật Ca Huế, chúng ta thấy lúc khởi đầu, nghệ thuật này... Trung ương 9 khóa XI của Đảng đã nêu và theo những nhu cầu thật sự từ xã hội, luận án xin đưa ra các mục đích bảo tồn Ca Huế như sau: (1)Bảo tồn Ca Huế để giữ gìn một trong những di sản văn hóa phi vật thể quí báu của dân tộc, góp phần hoàn thiện tổng thể di sản văn hóa Huế và văn hóa 22 Việt Nam; từ đó, quảng bá nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam cho bạn bè trên thế giới (2)Bảo tồn Ca Huế để phát triển... dòng văn chương bác học Hán Nôm với dòng văn học dân gian Vì thế tác phẩm vừa mang tính chuyên nghiệp, vừa dễ hiểu, dễ phổ biến Thời kỳ này đánh dấu giai đoạn sân khấu hóa Ca Huế Khoảng thập niên 30, Ca kịch Huế ra đời dựa trên cơ sở Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên Một số ban Ca Huế cũng được thành lập Năm 1962, Hội Ái hữu cổ nhạc miền Trung ra đời, là tiền thân Hội Ca nhạc truyền thống Huế ngày nay Từ. .. với ca Huế Sinh ra từ chốn cung đình, Ca Huế vốn mang nét phong lưu, quí phái Vì thế, trong thời phong kiến nhà Nguyễn, từ khi nghệ thuật Ca Huế bắt đầu được phổ biến ra công chúng, các nhà quan lại và nhà giàu có đã có thói quen mời các cô đầu 19 Ca Huế về nhà trình diễn như một biểu hiện của sự cao sang, vinh hiển Ca Huế phổ biến mạnh nhất là từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ hai Ca. .. Việt Nam nói chung; Ảnh hưởng văn hóa Chăm vào Ca Huế lại thông qua con đường truyền thống âm nhạc dân gian miền Trung Việt Nam Với quan điểm cho rằng Ca Huế mang tính nguyên hợp, luận án gắn kết sự tồn tại và phát triển thể loại Ca Huế với sự tồn tại và phát triển của tổng thể văn hóa Huế Luận án chứng minh tính quí tộc trong Ca Huế, đưa ra một đặc điểm hiếm thấy của Ca Huế so với các thể loại nghệ... thể loại Ca Huế chan hòa vào tổng thể văn hóa Huế và mang trong mình một số tính chất của văn hóa dân gian Một trong những đặc tính quan trọng là tính nguyên hợp Ca Huế nảy sinh, tồn tại và phát triển với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp gồm các yếu tố: con người Huế với phong cách trang nhã, quí tộc, thơ, nhạc, giọng nói Huế, cảnh quan xứ Huế, các sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng người Huế nói... Bình Trị Thiên nói chung Cấu trúc nhóm Ca Huế gồm phần ca và phần nhạc cụ cũng là một chỉnh thể không thể tách rời Do sự gắn liền không thể tách rời giữa nghệ thuật Ca Huế và sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng người Huế, muốn phát triển nghệ thuật Ca Huế, phải phát triển nó trong môi trường tổng thể văn hóa cộng đồng Huế Đồng thời muốn phát triển nghệ thuật Ca Huế, chúng ta cũng phải nghĩ đến việc phát... thu tinh hoa văn hóa từ các nguồn khác nhau một cách có chọn lọc, rồi sáng tạo ra cái mới thích hợp với mình và mang đặc trưng bản sắc Việt Nam Đặc điểm này cũng được thể hiện trong quá trình sáng tạo thể loại Ca Huế Trên cơ sở truyền thống văn hóa Việt, các nghệ sĩ Ca Huế đã tiếp thu có sáng tạo các yếu tố văn hóa Chăm và Hoa, tổng hợp thành chất đặc trưng cho Ca Huế 2.1.1.2.Yếu tố văn hóa Chăm Vùng . ĐẠI HỌCQUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** TRẦN KIỀU LẠI THỦY VÕ THỊ THU THỦY CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC TP phải kết hợp với góc nhìn địa văn hóa và sử văn hóa. Góc nhìn địa văn hóa vận dụng lý thuyết vùng văn hóa. Trong trường hợp cụ thể là nghiên cứu Ca Huế, khi đặt thể loại Ca Huế trong vùng không. nghiên cứu các mối quan hệ giữa Ca Huế và văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam, các lớp văn hóa trong nghệ thuật Ca Huế, các tính chất và giá trị văn hóa của Ca Huế. Phạm vi: giới hạn phạm vi nghiên