1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

142 649 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường của học viên được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức tại trường Đại học Thủy Lợi, cùng với sự hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy/cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu s ắc và chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Tùng Hoa - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy/ cô giáo thuộc Khoa, những người đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa đào tạo. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Nam Định, UBND huyện Giao Thủy, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giao Thủy, cán bộ Vườn quốc gia Xuân Thủy và các cán bộ xã cũng như thôn của 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp những người đã ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi trong suốt quá trình học và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014 Học viên Đặng Thái Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai nghiên cứu và công bố trong bất cứ công trình khoa học và bảo vệ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014 Tác giả luận văn Đặng Thái Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1 1.1. Tổng quan về sinh kế 1 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 2 1.2. Cơ sở lý luận 3 1.2.1. Một số khái niệm 3 1.2.2. Tính bền vững của sinh kế 5 1.2.3. Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế 5 1.2.4. Khung sinh kế bền vững 6 1.2.5. Quan đi ểm bảo tồn và phát triển 10 1.2.6. Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu 11 1.2.7. Gắn kết khung sinh kế bền vững và biến đổi khí hậu 14 1.2.8. Kịch bản biến đổi khí hậu của khu vực nghiên cứu 16 1.2.9. Năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu 18 1.3. Kết luận chương 1 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH SINH KẾ CỘNG ĐỒNG TẠI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 21 2.1. Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường khu vực nghiên cứu 21 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 21 2.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội 30 2.2. Lịch sử hình thành, hiện trạng sử dụng, quản lý nguồ n tài nguyên và các vấn đề tồn tại ở Vườn quốc gia Xuân Thủy 42 2.2.1. Lịch sử hình thành Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ 42 2.2.2. Hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên đất ngập nước 43 2.3. Các vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu 46 2.3.1 Sự biến đổi và suy thoái tài nguyên thiên nhiên 46 2.3.2. Tác động của tự nhiên và nhân tạo đến môi trường, sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ 47 2.3.3. Các hoạt động sinh kế không bền vững 51 2.3.4. Hạn chế trong năng lực quản lý đất ngập nước 51 2.4. Các sinh kế chính của người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy 53 2.4.1. Nông nghiệp tr ồng lúa 53 2.4.2. Phát triển kinh tế biển 53 2.4.3. Thương mại dịch vụ 63 2.4.4. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 63 2.5. Phân tích tính bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường và khả năng thích ứng trước tác đ ộng của biến đổi khí hậu của các sinh kế hiện tại 64 2.5.1. Trồng lúa 64 2.5.2. Chăn nuôi 66 2.5.3. Đánh bắt thuỷ hải sản 69 2.5.4. Nuôi trồng thuỷ sản 71 2.6. Phân tích các nguồn vốn của sinh kế 73 2.6.1. Nguồn vốn con người 73 2.6.2. Nguồn vốn vật chất 74 2.6.3. Nguồn vốn tài chính 77 2.6.4. Nguồn vốn xã hội 80 2.6.5. Nguồn vốn tự nhiên 83 2.7. Kết luận chương 2 85 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SINH KẾ CỘNG ĐỒNG TẠI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 86 3.1. Định hướng phát triển sinh kế cộng đồng khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 86 3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp 90 3.3. Đề xuất các sinh kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu 92 3.3.1. Đối với các sinh kế hiện tại 92 3.3.2. Đối với phát triển các sinh kế mới 93 3.4. Giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu 97 3.4.1 Giải pháp về thể chế, chính sách 97 3.4.2. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm 99 3.4.3. Giải pháp về đảm bảo chất lượng sản phẩm 99 3.4.4. Giải pháp về giáo dục tuyên truyền 100 3.4.5. Giải pháp về phát triển kinh tế hộ gia đình 101 3.5. Kết luận chương 3 102 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103 Kết luận 103 Khuyến nghị 104 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu DANIDA Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch DFID Cơ quan Phát triểnQuốc tế Vương Quốc Anh ĐNN Đất ngập nước ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm nội địa HGĐ Hộ gia đình IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế JICA Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản KBT Khu Bảo tồn MCD Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng NGO Tổ chức phi chính phủ NLN Nông lâm nghiệp Oxfam Tổ chức chống nạn đói và nghèo khổ PRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân RNM Rừng ngập mặn SWOT Điểm mạnh, Điểm yếu Cơ hội và Thách thức UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNDP Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc UBND Uỷ ban nhân dân WWF Quỹ quốc tế bảo vệ Thiên nhiên DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững của DFID 7 Hình 1.2. Kịch bản mức tăng nhiệt độ trung bình năm cho các thời kỳ ( o C) 16 Hình 1.3. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thể kỷ XXI 16 Hình 1.4. Bản đồ mức thay đổi nước biển dâng 1m 17 Hình 2.1. Bản đồ VQG Xuân Thủy và 5 xã vùng đệm 22 Hình 2.2. Bản đồ chụp vệ tinh SPOT 5 Vườn quốc gia Xuân Thuỷ 44 Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ 52 Hình 2.4. Hình ảnh gặt lúa tại khu vực VQG Xuân Thủy 53 Hình 2.5. Hình ảnh khai thác thuỷ sản thủ công khu vực bãi bồi VQG Xuân Thủy 54 Hình 2.6. Hình ảnh ngư dân đi khai thác thuỷ sản 56 Hình 2.7. Sơ đồ phát triển của ngao 61 Hình 3.1. Bản đồ phân vùng sinh kế khu vực 5 xã vùng đệm 86 Hình 3.2. Chuyên gia hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng nấm 94 Hình 3.3. Hoạt động khai thác mật ong 95 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động BĐKH 12 Bảng 1.2. Mối quan hệ về khả năng bị tổn thương của sinh kế trước tác động BĐKH 15 Bảng 2.1. Tỷ lệ % dân số của các 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 31 Bảng 2.2. Diện tích , dân số và mật độ dân số vùng đệm 31 Bảng 2.3. Cơ cấu dân số và lao động trong vùng đệm 32 Bảng 2.4. Số lượng gia súc gia cầm 34 Bảng 2.5. Biểu đồ thể hiện số lượng gia súc gia cầm tại khu vực nghiên cứu 34 Bảng 2.6. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản các xã vùng đệm 36 Bảng 2.7. Tỷ lệ % đất mặt nước có nuôi trồng thủy sản các loại 36 Bảng 2.8. Các loại hình khai thác nhuyễn thể thủ công 55 Bảng 2.9. Thu nhập ròng của mỗi cá nhận thông qua phỏng vấ n 56 Bảng 2.10. Hiện trạng nuôi tôm khu vực vùng đệm 57 Bảng 2.11. Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm 58 Bảng 2.12. Lợi nhuận nuôi tôm tại khu vực VQG Xuân Thủy 60 Bảng 2.13. Diện tích nuôi ngao trong vùng đệm VQG Xuân Thủy 61 Bảng 2.14. Thống kê mô tả hoạt động nuôi ngao 62 Bảng 2.15 . Phân tích tính bền vững & thích ứng với BĐKH của sinh kế trồng lúa .64 Bảng 2.16 . Phân tích tính bền vững & thích ứng với BĐKH của sinh kế chăn n uôi 67 Bảng 2.17 . Phân tích tính bền vững và thích ứng với BĐKH của sinh kế đánh bắt thuỷ hải sản 69 Bảng 2.18 . Phân tích tính bền vững & thích ứng với BĐKH 71 của sinh kế nuôi trồng thuỷ hải sản 71 Bảng 2.19: Số người trong độ tuổi lao động 73 Bảng 3.1. Phân vùng sinh kế khu vực 5 xã vùng đệm 87 Bảng 3.2. Kết quả phân tích SWOT trong phát triển sản xuất 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 91 Bảng 3.3. Các giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình 101 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Sinh kế bền vững (sustainable livelihood) từ lâu đã là chủ đề nóng được sự đầu tư, quan tâm của các quốc gia trên toàn thế giới về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, cách tiếp cận sinh kế bền vững được dựa trên sự phát triển các tư tưởng về giảm nghèo, cách thức con ng ười duy trì cuộc sống của người dân trong khu vực nghiên cứu. Với việc lấy con người làm trung tâm, cách tiếp cận này tập trung vào việc giúp người dân tự xây dựng cuộc sống dựa trên các cơ hội của họ, bên cạnh đó hỗ trợ họ tiếp cận các nguồn lực và tạo dựng môi trường thuận lợi về thể chế, chính sách để giúp họ thực hiện các hoạt động đ ó. Về mặt thực tiễn, cách tiếp cận xuất phát từ các môi quan tâm về tính hiệu quả của hoạt động phát triển với kỳ vọng rằng việc đặt trọng tâm vào con người sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc đạt được các mục tiêu giảm nghèo. Điều này khác với những nỗ lực giảm nghèo trước đây thường có xu hướng tập trung vào tăng cường các ngu ồn lực hoặc cung cấp các dịch vụ hơn là tập trung vào con người. Chính vì vậy, các nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về sinh kế bền vững vẫn sẽ là chủ đề có tính thời sự cao khi những nhu cầu của con người, đặc biệt là của người nghèo, luôn được ưu tiên trong mọi chính sách và hoạt động phát triển của các quốc gia trên thế giới. Trên thế giới, từ cu ối năm 1990, đã có những nghiên cứu áp dụng các lý thuyết về khung sinh kế bền vững để phân tích các cơ hội và thách thức về sinh kế của người dân ở khu vực nông thôn và ven biển, từ đó đề xuất những hình thức hỗ trợ sinh kế phù hợp nhằm đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy có vị trí nằm ở cửa sông Hồ ng thuộc địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định. Năm 1989, VQG Xuân Thủy được Tổ chức UNESCO công nhận là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng. Ngoài những giá trị về khoa học, VQG Xuân Thủy còn có tiềm năng kinh tế to lớn. Đây là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chứa đựng nhiều nguồn gen quý hiếm với độ đa dạng sinh học cao, tiêu biểu cho hệ sinh thái Đất ngập nước cửa sông ven biển. Bên c ạnh đó đây còn là nơi cung cấp, là nguồn mưu sinh chính của hơn 43.000 người dân khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy. Mặt khác, ngày nay biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng trên toàn cầu. Theo những nghiên cứu gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu đã tính toán được trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 2 – 3 0 C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Dự đoán rằng, vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải cao, nhiệt độ trung bình ở Viêt Nam có thể tăng thêm 2,5 – 2,7 0 C và mực nước biển có thể dâng them từ 78 – 95 cm (Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam – Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tác động làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Biến đổi khí hậu đã tác động gây nhiều rủi ro lớn đối với các ngành công nông ngư nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt nam n ằm trong số 5 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nước biển dâng và không nơi nào ở Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vùng ven biển. Có thể nhận thấy rằng, BĐKH là một yếu tổ chủ chốt liên quan đến khả năng bị tổn thương của sinh kế, bởi vì BĐKH gây ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế, từ đó ảnh h ưởng đến các hoạt động sinnh kế và kết quả sinh kế. Trong bối cảnh BĐKH ngày càng trở nên phức tạp cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế được đánh giá không chỉ dựa vào việc các sinh kế này có trở nên bền vững trên 4 phương diện. kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế hay không mà con dựa vào việc các sinh kế này có thể thích ứng với BĐKH hay không? Chính vì vậy, gắn kết sinh kế bền vữ ng với yếu tổ BĐKH sẽ giúp xây dựng các sinh kế bền vững và thích ứng trong bối cảnh BĐKH. Trước thực trạng như vậy, việc phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhằm nâng cao đời sống cho cộng đồng là một nhu cầu cấp bách và hết sức cần thiết trong bối cảnh khí hậu ngày càng biến đổi bất thường và gây ả nh hưởng nghiêm trọng lên vùng ven biển nói chung và vùng ven biển VQG Xuân Thủy nói riêng. Từ nhận thức trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài. “Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”. Qua nghiên cứu, đề tài mong muốn phân tích một số mô hình sinh kế cộng đồng từ đó đưa ra m ột số giải pháp nhằm phát triển các mô hình sinh kế cộng đồng đó trong bối cảnh biến đổi khí hậu. [...]... một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu Dựa vào các kết quả nghiên cứu và phân tích ở chương 2, chương này đề xuất một số sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH cho các xã vùng đệm khu vực VQG Xuân Thủy và đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình sinh kế cộng đồng tại khu vực VQG Xuân. .. trạng các mô hình sinh kế cộng đồng trên địa bàn các xã nghiên cứu - Thực trạng công tác quản lý và phát triển rừng các mô hình sinh kế cộng đồng tại các xã nghiên cứu - Kịch bản biến đổi khí hậu khu vực VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Phân tích các mô hình sinh kế cộng đồng theo các nguồn lực trong bối cảnh biến đổi khí hậu - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng phù... của đề tài 2.1 Mục đích Nghiên cứu các mô hình sinh kế cộng đồng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng phù hợp với người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 2.2 Mục tiêu - Đánh giá hiện trạng về mô hình sinh kế cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình sinh kế cộng. .. biển trong bối cảnh BĐKH Chương 2 Thực trạng mô hinh sinh kế cộng đồng tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu Bên cạnh việc nói về thực trạng các mô hình sinh kế cộng đồng trên địa bàn các xã nghiên cứu, nội dung chính của chương là phân tích các mô hình sinh kế cộng đồng theo các nguồn lực trong bối cảnh biến đổi khí hậu Chương 3 Đề xuất một. .. đồng - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng phù hợp với người dân trong bối cảnh biến đổi khi hâu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các mô hình sinh kế cộng đồng trong khu vực 5 xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy 3.2 Phạm vi nghiên cứu Khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định tập trung phân tích trên địa bàn 5 xã vùng đệm VQG Giao. .. nhận thấy được 5 xã vùng đệm của VQG Xuân Thủy Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải có tiềm năng phát triển kinh tế Tuy nhiên bên cạnh đấy do điều kiện địa lý giáp biển nên trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ chịu những ảnh hưởng rõ rệt nhất Chính vì thế việc nghiên cứu để phát triển mô hình sinh kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho khu vực là việc làm cấp bách và cần thiết... cộng đồng ven biển Bên cạnh việc tăng cường năng lực thích ứng của các hộ gia đình, sự hỗ trợ sinh kế của nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro BĐKH và giúp các hộ gia đình thích ứng thành công trước tác động cảu BĐKH trong dài hạn 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH SINH KẾ CỘNG ĐỒNG TẠI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... cứu phát triển các mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu là rất cần thiết nhằm đảm bảo được đời sống người dân ven biển 2.1 Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường khu vực nghiên cứu 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu Vườn quốc gia Xuân thuỷ nằm ở cửa Sông Hồng thuộc địa giới hành chính của huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. .. các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đất ngập nước khu vực VQG Xuân Thủy, Nam Định ; hay một số nghiên cứu: Trần Thọ Đ ạ t và Vũ Thị Hoài Thu (2011) trong bài viết về “Sự thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH Nghiên cứu điển hình tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ; Đặng Đình Đào (2013), luận cứ và giải pháp cho việc xây dựng các mô hình sinh kế bền vững vùng đồng bào các... Xuân Thủy trong bối cảnh biến đổi khí hậu 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1 Tổng quan về sinh kế 1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Tiếp cận sinh kế đã được áp dụng trong công tác bảo tồn bền vững tài nguyên ở nhiều Khu bảo tồn (KBT) và VQG trên thế giới Tuy nhiên, cách tiếp cận sinh kế bền vững đã làm thay đổi các cách tiếp cận đối với phát triển trong thời . ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SINH KẾ CỘNG ĐỒNG TẠI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 86 3.1. Định hướng phát. các mô hình sinh kế cộng đồng theo các nguồn lực trong bối cảnh biến đổi khí hậu Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân. phát triển sinh kế cộng đồng khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 86 3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp 90 3.3. Đề xuất các sinh kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 23/05/2015, 01:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. DCE-LMPA (2006), Sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn biển. Bộ Thủy sản. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn biển
Tác giả: DCE-LMPA
Năm: 2006
2. Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012), Sự thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH. Nghiên cứu điển hình tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tạp chí Kinh tế và Phát triển (số 9/171). Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH. Nghiên cứu điển hình tại huyện Giao Thủy, tỉnh
Tác giả: Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu
Năm: 2012
3. Phan Thị Anh Đào, Phan Nguyên Hồng và cs (2012), Báo cáo Đặc điểm kinh tế - xã hội ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Đặc điểm kinh tế - xã hội ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
Tác giả: Phan Thị Anh Đào, Phan Nguyên Hồng và cs
Năm: 2012
4. Đặng Đình Đào (2013), Luận cứ và giải pháp cho việc xây dựng các mô hình sinh kế bền vững vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam. Hội thảo về đề tài khoa học công nghệ tỉnh Quảng Nam. Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cứ và giải pháp cho việc xây dựng các mô hình sinh kế bền vững vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Đặng Đình Đào
Năm: 2013
5. D.A Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999), Báo cáo Quản lý vùng đệm ở Việt Nam. IUCN. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Quản lý vùng đệm ở Việt Nam
Tác giả: D.A Gilmour và Nguyễn Văn Sản
Năm: 1999
6. Bạch Hồng Hải (2012), Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của dân cư tại vùng ven biển Giao Thủy, Nam Định. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của dân cư tại vùng ven biển Giao Thủy, Nam Định
Tác giả: Bạch Hồng Hải
Năm: 2012
7. Trương Quang Học (2011), Đào tạo tập huấn viên về Biến đổi Khí hậu. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo tập huấn viên về Biến đổi Khí hậu
Tác giả: Trương Quang Học
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội
Năm: 2011
8. Trương Quang Học (2012), Phát triển bền vững Lý thuyết và thực tiễn Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững Lý thuyết và thực tiễn Việt Nam
Tác giả: Trương Quang Học
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội
Năm: 2012
9. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và phát triển bền vững. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. Hà Nội
Năm: 2009
10. Phạm Đinh Việt Hồng, Nguyễn Văn Cách và cộng sự (2012), Vấn đề quản lý ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quản lý ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
Tác giả: Phạm Đinh Việt Hồng, Nguyễn Văn Cách và cộng sự
Năm: 2012
11. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc và Vũ Thục Hiền (2007), Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững.Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững
Tác giả: Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc và Vũ Thục Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nội
Năm: 2007
12. Vũ Trung Tạng (2005), Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái ĐNN ven biển Bắc Bộ cho sự phát triển bền vững, Báo cáo tổng kết chương trình bảo vệ môi trường. Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái ĐNN ven biển Bắc Bộ cho sự phát triển bền vững
Tác giả: Vũ Trung Tạng
Năm: 2005
13. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu và cộng sự (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Viện Khoa học và Khí tượng thủy văn và Môi Trường.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu và cộng sự
Năm: 2010
20. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội
Năm: 2012
23. Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
24. Chính ph ủ (2007), Chiến lược và Kế hoạch Quốc gia lần thứ hai về Quản lý và Giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2001-2020. Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và Kế hoạch Quốc gia lần thứ hai về Quản lý và Giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2001-2020
Tác giả: Chính ph ủ
Năm: 2007
25. Chính phủ (2008), Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
27. Chính phủ (2012), Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20). Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20). Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
28. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Chính phủ (2006), Ban hành Quy chế quản lý rừng. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành Quy chế quản lý rừng
Tác giả: Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Chính phủ
Năm: 2006
29. Quyết định số 686/QĐ-UB, ngày 8/6/1998 của UBND tỉnh Nam Định (1998), Quy định về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định. Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định
Tác giả: Quyết định số 686/QĐ-UB, ngày 8/6/1998 của UBND tỉnh Nam Định
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w