Giải pháp về thể chế, chính sách

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 111)

BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực vật chất của các nhóm sinh kế ven biển, từ đó tác động đến các hoạt động sinh kế cũng như các kết quả sinh kế đạt được. UBND huyện cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhất định nhằm làm giảm tác động của BĐKH đến sinh kế hộ gia đình.

* Đối với nguồn lực tự nhiên

Bên cạnh những chính sách Nam Định phê duyệt năm, các kế hoạch quản lý khu dự trữ sinh quyển Sông Hồng giai đoạn 2010-1015 và tầm nhìn 2020; Quyết định số 789/2006/QĐ-UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt ban hành kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 đến 2010; Quyết định số 686/QĐ-UB, ngày 8/6/1998 của UBND tỉnh Nam Định Quy

định về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng đã được ban hành và triển khai trên thực tế thì các cấp chính quyền cũng cần phải đưa ra những quy định và bộ luật để bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên khu vực VQG Xuân Thủy.

* Đối với nguồn lực vật chất

5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy chịu ảnh hưởng rất nhiều các hiện tượng bão lũ

hay thuỷ triều chính vì vậy việc đầu tư các cơ sở vật chất là việc rất cần được quan tâm của các cấp chính quyền. Tuy đã có hệ thống đê điều và hệ thống đê ngăn mặn

được đầu tư khá tốt nhưng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mực nước biển ngày càng dâng thì hệ thống đê này cũng không được đảm bảo. Bên cạnh đó, nhiều tuyến đê xung yếu có khả năng xảy ra sạt lở và vỡ đê khi có bão đổ bộ trực tiếp. Chính vì vậy, rất cần sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền để đầu tư tu sửa nâng cấp các tuyến đê. Bên cạnh hệ thống đê, để ứng phó với hạn hán, cũng cần xây dựng và tăng cường hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như cải thiện hệ thống cống và thoát nước để ngăn nước biển tràn vào khu vực sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

* Đối với nguồn lực tài chính

Tạo điều kiện cho việc tiếp cận vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với lãi suất ưu đãi đối với các 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy. Để các hộ gia đình sử dụng nguồn tài chính này để khắc phục thiệt hại trên những sinh kế hiện tại bị tổn thương trước tác động của BĐKH, đồng thời cũng mở ra các hướng sinh kế mới cho người dân.

* Đối với nguồn lực con người

BĐKH đang đặt gánh nặng lên vai người nghèo nhiều hơn và mạng lưới an sinh xã hội ở địa phương đã được mở rộng để đáp ứng với những tình trạng khẩn cấp (ví dụ như trợ cấp khẩn cấp bằng tiền mặt hoặc hiện vật như lương thực, thực phẩm, thuốc men khi lũ lụt, bão, lốc xoáy,…) để giúp các hộ gia

đình dễ bị tổn thương ổn định cuộc sống sau những cú sốc, đặc biệt trên khía cạnh sức khỏe và giáo dục. Các cấp chính quyền cần có những ứng phó khẩn cấp nhằm giảm thiểu mất mát cho người dân, đồng thời cũng hỗ trợ việc tái cơ

cấu các hoạt động sinh kế trong giai đoạn tiếp theo.

* Xây dựng tạo dựng môi trường thuận lợi về thể chế, chính sách

Trong bối cảnh BĐKH, chính phủ Việt Nam cần có nhiều thêm nỗ lực trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến BĐKH cũng như đã có một số sáng kiến nhằm ứng phó với những mối đe dọa từ BĐKH. Trong thời gian vừa qua các nỗ lực và sáng kiến đã được thể hiện trong Chương trình Nghị sự

và Kế hoạch Quốc gia lần thứ hai về Quản lý và Giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2001-2020 (được phê duyệt năm 2007), Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam (được phê duyệt năm 2008) và Chiến lược quốc gia về BĐKH (được phê duyệt tháng 12 năm 2011).

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 111)