Phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 67)

Trong những năm gần đây, việc phát triển kinh tế biển cũng đã được xác

định là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế khu vực. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 14,9%, chiếm tỷ trọng 18% trong nhóm nông, lâm, thuỷ hải sản. Toàn bộ các xã vùng đệm đều đã có những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác tự nhiên và dịch vụ. Trong đó ngành nuôi trồng chiếm 51,5%, khai thác tự nhiên 48,5%. Nhiều hợp tác xã đã thành lập hợp tác xã khai thác và chế biến thuỷ sản như xã Giao Hải, xã Giao Thiện.

Trong 5 xã vùng đệm thì xã Giao Hải, Giao Xuân phát triển nền kinh tế biển bằng khai thác thủy hải sản, Giao Thiện và Giao An hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm chiếm tỷ lệ lớn, xã Giao Lạc phát triển mạnh về nuôi ngao giống.

*Khai thác thủy hải sản thủ công.

Hình 2.5. Hình ảnh khai thác thuỷ sản thủ công khu vực bãi bồi VQG Xuân Thủy

Nguồn: MCD, 2014

Đối tượng làm nghề này chủ yếu là người nghèo từ các xã trong khu vực vùng đệm và một số xã lân cận làm theo mùa vụ và vào lúc nông nhàn, thu nhập ngày công tương đối khá nhưng không ổn định. Họ khai thác tất cả các loại thủy hải sản để bán và sử dụng trong gia đình. Đặc biệt, mùa khai thác ngao giống thu hút một lượng lớn lao động tập trung tại khu vực các bãi bồi. Công cụ khai thác chủ yếu là thủ công và rất đa dạng như: tay, cuốc, cào.... Hiện tượng sử dụng trã điện đánh bắt thủy hải sản trong bãi bồi chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Khu vực khai thác là ven biển, lạch sông và các bãi bồi phía ngoài đê. Đây là công việc giản đơn, không cần vốn

đầu tư, có thể thực hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản đã bị suy giảm đáng kể trong thời gian gần đây; đồng thời diện tích hoạt

động khai thác tự do bị giảm mạnh do xu hướng phát triển của đầm tôm và vây vạng. Đây là sinh kế được nhiều người dân biển lựa chọn, tuy nhiên việc khai thác cần phải được quy hoạch và có những quy chếđể người dân tham gia vừa khai thác, vừa bảo vệ, không khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản.

Bảng 2.8. Các loại hình khai thác nhuyễn thể thủ công

Đào Sắt Nạo Xúc Cào

Đối tượng bắt Tất cả các loài nhuyễn thể, chủ yếu là Don, Móng tay, Sam, Vọp, Ngó Tất cả các loài nhuyễn thể;chủ yếu là. Sò gạo Ngao lứa Vọp Ngao Bến tre tại vây Don Công cụ hỗ trợ Thuổng Tay Nạo Xẻng, Máy xối Cào Vùng khai thác Đất cứng Đất mềm, mép sông Sông, bờ biển Trong vây Đất mềm Thời gian khai thác Nước cạn Nước nông, cạn Nước cạn Số người tham gia

Nhiều người Ít người nhưng đòi hỏi người có nhiều kinh nghiệm Nhiều người Nhiều người Nhiều người Thu nhập 1000.000 đ/kg khoán sản phẩm Thất thường 120.000 đ/kg khoán sản phẩm 150.000 đ/ngày Thất thường

*Khai thác thủy sản/đi biển

Hình 2.6. Hình ảnh ngư dân đi khai thác thuỷ sản

Nguồn: MCD, 2014

Hình thức khai thác chủ yếu đánh bắt thủy sản ven bờ, quy mô tàu thuyền nhỏ và vừa; vẫn còn hiện tượng sử dụng phương pháp hủy diệt (xung điện, hóa chất,...) Bến tàu đánh cá chính thuộc địa phận đê biển xã Giao Hải, và đây cũng là xã phát triển nghềđánh cá ven bờ mạnh nhất trong khu vực. Khu vực đánh bắt ở các lạch sông trong vùng lõi và ven bờ biển của VQG. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh phí đầu tư ít, nguồn lao động dồi dào nên đã thu hút số lượng lớn lao động khoảng 520 lao động (Hội nông dân huyện Giao Thủy, 2014).

Bảng 2.9. Thu nhập ròng của mỗi cá nhận thông qua phỏng vấn

Đơn vị: Nghìn đồng

Số người Tổng thu nhập Chi phí Thu nhập ròng Thu nhập ròng mỗi người 3 57.000 26.500 30.500 10.167 2 54.000 24.000 30.000 15.000 1 36.000 4.000 32.000 32.000 1 20.000 1.700 18.300 18.300 Trung bình 18.867

Việc tính toán tổng thu nhập của ngư dân dựa trên các sản phẩm là rất khó vì sản phẩm và cách loài bắt được có giá cả thay đổi. Do đó, giá trị được hỏi trực tiếp trong các cuộc phỏng vấn từ hộ gia đình. Chi phí đánh bắt cá bao gồm: chi phí cho lưới, thuyền và dầu. Các chi phí này phụ thuộc vào vốn người dân. Dựa vào 4 cuộc phỏng vấn, thu nhập ròng trung bình mỗi người là 18.867 nghìn đồng/năm. Với tổng số 520 người làm nghề đánh bắt cá nước ngọt, tổng giá trị cho dịch vụ này

được ước tính 9.810.667 nghìn đồng/năm. Dựa vào bảng 2.6 ta nhận thấy, khai thác thủy sản ven bờ phù hợp với tiềm năng thủy sản của địa phương, khả năng kinh tế

và kinh nghiệm của người dân. Trong tương lai cần phải nâng cao tính tổ chức của ngư dân nhằm bảo vệ tài nguyên thủy sản và hợp tác làm sinh kế.

*Nuôi tôm

Bảng 2.10. Hiện trạng nuôi tôm khu vực vùng đệm

STT Xã Nuôi kết hợp

(ha)

Nuôi sinh thái (ha) Tôm công nghiệp (ha) 1 Giao Thiện 1085 90 5 2 Giao An 782 10 3 Giao Lạc 72 4 Giao Xuân 27 5 Giao Hải Tổng 1966 100 9

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2014

Hình thức nuôi tôm của người dân là quảng canh, kết hợp nuôi tôm với các loại thủy sản khác như cua biển, rau câu. Trong đó, các ao nuôi được thiết kế và bố

trí dọc theo bờ biển và các bãi bồi, lợi dụng chu trình tự nhiên của thủy triều để

cung cấp thức ăn và lọc sạch nguồn nước trong đầm. Các đầm nuôi có diện tích từ 1 ha đến khoảng 30 ha và có một cổng để điều hòa nguồn nước và lấy thức ăn từ tự

nhiên. Khi bắt đầu vụ nuôi, chủđầm phải thả tôm giống trên khắp diện tích của đầm với mật độ 2-5 con/1m2. Tôm giống sử dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. Tôm được nuôi theo vụ từ tháng 3-9 trong năm. Năng suất nuôi dao động từ

Theo kết quả tính toán trong mẫu điều tra, năng suất trung bình của nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu là 150kg/ha. Giá bán của tôm sú thương phẩm trên thị

trường năm 2014 dao động từ 140.000 – 150.000 đồng/kg với loại 30 con/kg, còn loại 20 con/kg lên tới 210.000 đồng/kg. Luận văn sử dụng mức giá trung bình là 150.000 đồng/kg. Với mức giá đó thì tổng doanh thu từ nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu năm 2012 là 150*150.000*2075= 46.687.500.000 đồng hoặc trung bình là 22.500.000 đồng/ha.

Bảng 2.11. Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm

Chỉ số Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Diện tích (ha) 10,85 1 30 Năng suất (kg/ha) 100 50 200 Tuổi thọ của đầm (năm) 9 3 15 Chi phí đầu tư (triệu đồng/ha) 15 Chi phí cải tạo phục hồi (triệu đông/ha) 1.5 0.5 3

Số ngày lao động trung bình trong năm (1ha)

80 60 140

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2014

Các chi phí liên quan trong quá trình nuôi tôm được chia thành chi phí đầu tư

và chi phí sản xuất.

Chi phí đầu tư bao gồm chi phí đào ao và chuẩn bị ao, xây đường bao cho

đầm, chòi canh và các thiết bị khác. Chi phí đầu tư trung bình khoảng 10 triệu/ha cho nuôi quảng canh và 15 triệu/ha cho nuôi sinh thái. Thời gian nuôi tôm trung bình là 9 năm. Sử dụng hệ số sinh lời 10% để quy đổi giá trị từ khi đầu tư đến khi

hết hạn sử dụng đất thì chi phí đầu tư trung bình của 1ha là 10/(1+10%) = 23.5 triệu đồng/ha. Vậy chi phí phân bổ cho một năm là 23,4/9= 2,6 triệu đồng/ha.

Chi phí sản xuất bao gồm chi phí phục hồi đầm tôm, chi phí giống, thức ăn và các loại thuốc phòng bệnh và chi phí lao động.

Sau mỗi mùa vụ, người nông dân phải cải tạo lại các đầm tôm. Trước hết là bơm ra khỏi đầm. Sau đó là sục bùn trong vài ngày (phụ thuộc vào thời tiết và chất lượng của đầm). Các đường bao cũng được gia cố lại. sau khi thực hiện những công

đoạn trên, nước được bơm lại vào đầm để phục vụ cho nuôi tiếp theo. Chi phí phục hồi của đầm tôm quảng canh trung bình 1,5 triệu đồng/ha.

Chi phí mua tôm giống chiếm một phần quan trọng. Theo các doanh nghiệp nuôi tôm, giá tôm sú giống đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, tôm sạch bệnh có giá từ 500.000- 650.000 đồng/10.000 con, phụ thuộc vào chất lượng của từng loại. Nếu lấy số tôm giống thả trung bình trên 1m2 là 5-10 con thì chi phí tôm giống trung bình cho 1 ha là 414.000 đồng/ha.

Chi phí lao động được tính toán dựa trên số tiền thuê lao động và số lao động trong gia đình mỗi năm. Chi phí lao động bao gồm chi phí cải tạo ao, bảo vệ ao, chăm sóc và thu hoạch. Nguồn lao động bao gồm lao động tại gia và lao động thuê ngoài. Chi phí trung bình của thuê lao động ngoài năm 2014 là 150.000 đồng/ngày. Số ngày lao động trung bình trong năm là 80 ngày. Lao động tại gia cũng được quy

đổi theo mức này để tính chi phí cơ hội của lao động. Như vậy, chi phí lao động trung bình cho 1ha/1năm là khoảng 12,0 triệu đồng.

Với ưu thế của đặc điểm nuôi quảng canh nên các hộ dân hầu như không tốn nhiều chi phí về thức ăn và chăm sóc. Các chi phí chủ yếu nằm trong khoản chi phí khấu hao và sửa chữa đầm, chi phí cho nguồn giống và chi phí công trông coi.

Bảng 2.12. Lợi nhuận nuôi tôm tại khu vực VQG Xuân Thủy Đơn vị: nghìn đồng STT Hạng mục Thành tiền 1 Doanh thu 24.000 2 Chi phí đầu tư 2.600 3 Chi phí cải tạo ao 1.500 4 Chi phí tôm giống 414 5 Chi phí lao động 12.000 6 Lợi nhuận 7.486

Tổng lợi nhuận từ nuôi tôm cho 2075 ha đầm tôm 15.533.450

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nuôi tôm đạt hiệu quả thấp, nhiều hộ bị

thua lỗ. Khu vực nuôi tôm tập trung chủ yếu tại Bãi Trong, Cồn Ngạn và một phần Cồn Lu thuộc địa bàn hành chính của 2 xã Giao An và Giao Thiện. Diện tích nuôi tôm lớn, nhưng yếu tố tự nhiên như thời tiết, môi trường nước có nhiều biến động nên người nuôi tôm chưa lựa chọn được mô hình phù hợp, hệ thống thủy lợi chưa phù hợp, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất thấp, sản lượng không ổn

định. Vì vậy, cần xây dựng mô hình chuẩn, áp dụng khoa học kỹ thuật để hạn chế

tác động xấu của biến động môi trường và phát huy hình thức nuôi quảng canh thân thiện với môi trường.

*Nuôi ngao

Hình 2.7. Sơ đồ phát triển của ngao

Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Giao Thuỷ, ,2014

Nhìn hình 2.7 ta thấy quá trình nuôi ngao đến khi thu hoạch trải qua nhiều công đoạn và tốn công sức chăm sóc. Bên cạnh đó, việc nuôi ngao còn gặp khó khăn rất lớn, do diện tích nuôi ngao nằm ở bãi bồi của khu vực VQG Xuân Thủy giáp trực tiếp với biển nên chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH có khi dẫn đến mất trắng. Tuy nhiên, khi thu hoạch thì giá trị của ngao mang lại cũng rất lớn nên chính vì thế bất chấp rủi ro cao rất nhiều hộ gia đình vẫn đầu tư nuôi.

Bảng 2.13. Diện tích nuôi ngao trong vùng đệm VQG Xuân Thủy Diện tích hiện trạng

TT Xã Đơn vị

tính Ngao giống Nuôi thương phẩm

1 Giao Thiện Ha 2 Giao An Ha 3 Giao Lạc Ha 90 310 4 Giao Xuân Ha 125 157 5 Giao Hải Ha 139 Tổng 215 606

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2014

Vùng đệm của VQGXT là một trong những khu vực nuôi ngao lớn nhất cả

ven biển, năng suất thường đạt 20-25 tấn ngao thương phẩm/ha. Năm 2014 giá thu mua ngao thương phẩm trên thị trường vào khoảng 10.000 đồng. Do vậy tổng thu nhập đạt khoảng (20.000+25.000)/2 *10.000 * 821 = 18.472.500.000 đồng, doanh thu trung bình là 225,0 triệu/ha.

Đầu tư vào nghề nuôi ngao, chủ nuôi không phải lo thức ăn, nhưng phải tạo môi trường cho ngao sống thuận lợi. Người nuôi ngao thường chia diện tích nuôi thành những đầm rộng 2-3ha, có ô quây riêng biệt bằng lưới. Để có vùng nuôi bảo

đảm yêu cầu sinh trưởng cho ngao, chủđầm phải đầu tư 7-8 triệu đồng/ha để phun cát, tạo thành nền đáy bằng phẳng phù hợp với sự lên xuống của thủy triều. Tiếp đó người nuôi còn đầu tư 6-7 triệu đồng/ha để mua lưới quây phù hợp với từng giai

đoạn phát triển và bảo đảm giữ được ngao nhưng không cản trở sinh vật phù du cộng với tiền chôn cọc xung quanh vùng nuôi ngao.

Bảng 2.14. Thống kê mô tả hoạt động nuôi ngao

Chỉ số Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Diện tích (ha/vây) 2,6 1 10

Năng suất (tấn/ha) 22 15 30

Tuổi thọ của vây (năm) 6 2 14

Chi phí đầu tư: phun cát, mua lưới

(nghìn đồng/ha) 15.000 10.000 20.000

Chi phí giống (nghìn đồng/ha) 200

Chi phí cải tạo phục hồi 1.500 1.000 3.000 Chi phí lao động cho 1 ha trong năm

(nghìn đồng) 32.500

- Số ngày lao động trung bình trong

năm (1ha) 325 280 350

Chi phí trung bình 1 lao động (nghìn

đồng/ngày) 100 80 150

Tổng chi phí (nghìn đồng/ha) 49.200

Theo điều tra tại hiện trường thì chi phí cho ngao giống là 200 nghìn

đồng/ha, tổng số ngày lao động sử dụng cho 1 ha nuôi ngao/1năm là 325 ngày. Chi phí trung bình cho một lao động là 100.000 đồng/ngày. Từđó chi phí lao động cho 1 ha trong năm là 32.5 triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí nuôi ngao là 49.200.000 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận ước tính trung bình là 175,8 triệu đồng/ha/vụ. Với 821 ha ao nuôi thì lợi nhuận từ sản xuất mang lại cho địa phương là 144,3318 tỷ đồng/vụ nuôi. Một vụ nuôi ngao thường kéo dài từ 16 đến 18 tháng từ khi thả con giống tới lúc thu hoạch, vì vậy nếu tính theo năm thì lợi nhuận nuôi ngao là 144,3318/1,5= 96,2212 tỷđồng/năm.

Tuy nhiên, nhiều diện tích trên thực tế đã trở nên không phù hợp cho nuôi ngao nhưng con người cố tình thay đổi địa hình để canh tác dẫn đến hệ quả ngoài mong muốn: tỷ lệ sống giảm; thời gian nuôi trồng kéo dài gấp 3 lần (3-4 năm để có

được ngao thương phẩm); sản lượng và kích cỡ nhỏ hơn; chất lượng và hình thức sản phẩm ngao kém đi. Bên cạnh đó, do chưa có thương hiệu, phát triển không có quy hoạch nên giá cả thị trường ngao không ổn định, các hộ gia đình nuôi ngao hay bị các thương gia ép giá. Đểđảm bảo việc nuôi trồng và khai thác bền vững,cần xây dựng quy hoạch tổng thể và quy chế đồng quản lý cho khu vực nuôi trồng nhuyễn thể, kết hợp với việc áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 67)