Hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên đất ngập nướ c

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 57)

Tài nguyên thiên nhiên của khu vực đã phục vụ cho sinh kế của hơn 43.000 dân cưđịa phương, với hai mục đích chính là nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

- Khu vực nuôi trồng thủy hải sản: có thể chia làm 2 hoạt động chính, đó là nuôi tôm và nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

+ Hiện tại, có 183 đầm tôm với tổng diện tích là 2.075 ha. Hình thức nuôi tôm chủ yếu là nuôi quảng canh. Trong đó, các ao nuôi được thiết kế và bố trí dọc theo bờ biển và các bãi bồi (bên ngoài đê trung ương), lợi dụng chu trình tự nhiên của thủy triều để cung cấp thức ăn và lọc sạch nguồn nước trong ao. Phần lớn các

điểm nuôi trồng (đầm tôm) đều là các đầm trắng - không có RNM là 52,05%. Như

vậy, diện tích đầm tôm quảng canh (không có RNM) trong khu vực nghiên cứu là 926 ha.

Tại vùng lõi VQG Xuân Thủy hiện có 154 ha đầm nuôi tôm trong đó có 54 ha cồn Lu và 100 ha Cồn Ngạn. Tại các đầm nuôi tôm người dân đều làm chòi canh, dựng lều cắt cử nhau để trông coi sinh hoạt ở đây (mỗi đầm có từ 1 - 2 người trông coi) làm ảnh hưởng tới tính tự nhiên trong vùng lõi và nơi sinh cư của các nhóm chim bản địa cũng như nơi trú chân của các nhóm chim di cư.

+ Hoạt động nuôi nhuyễn thể: theo quyết định 604/2006 của UBND huyện Giao Thủy, tổng diện tích nuôi ngao trên vùng triều VQG Xuân Thủy là 1.431 ha, nằm trên địa phận ba xã Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Trong đó thực tế chỉ có 821 ha nuôi ngao do vùng bãi biến động theo tốc độ bồi lắng của bãi bồi, hàng năm sẽ có một số diện tích có đất nâng cao không nuôi trồng được, ứ đọng bùn và do làm ăn thua lỗ nên nhiều hộđã không tiếp tục nuôi ngao trên vùng bãi của mình.

- Khu vực khai thác thủy sản: tài nguyên thủy sản được khai thác rất phong phú và diễn ra quanh năm; trong đó hoạt động đăng đáy diễn ra chủ yếu trên sông Trà và sông Vọp; khai thác ngao giống theo mùa vụ (khoảng tháng 5,6 hàng năm) khu bãi cát ven biển ngoài Cồn Lu đem lại thu nhập rất cao cho người dân; khai thác thủ công diễn ra tự do, trên hầu hết tất cả các khu vực các lạch sông, trong RNM và ven các bãi bồi phía ngoài đê.

2.2.3. Thực trạng quản lý tài nguyên môi trường ở vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ

* Thực trạng quản lý tài nguyên môi trường chung ở khu vực

Hình 2.2. Bản đồ chụp vệ tinh SPOT 5 Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

Nguồn.Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp,2014

Hiện nay, tài nguyên môi trường của khu bảo tồn đều đã có những tác động ở

các mức độ khác nhau. Bản đồ chụp ảnh vệ tinh trên ta thấy diện tích rừng của VQG Xuân Thủy bị thu hẹp mà thay vào đó là các đầm nuôi tôm hay các vây nuôi vạng, ngao… Số lượng chim ở VQG Xuân Thủy giảm khoảng 30 – 35% so với chục năm về trước. Số lượng cò mỏ thìa có 102 con (1994), 75 con (1996), khoảng 75 - 80 con (1997), 49 con (2010) (nguồn http.//www.baomoi.com/Co-mo-thia-lam- nguy/137/6596884.epi) .

Tài nguyên rừng và chim di trú đã được quan tâm bảo vệ tốt hơn, nhưng vẫn còn có hiện tượng chặt trộm cây rừng làm công cụ khai thác nguồn lợi thủy sản và săn bẫy trộm chim, thú. Đặc biệt, việc quản lý nguồn lợi thủy sản và các yếu tố môi trường khác ở VQG Xuân Thủy còn gặp nhiều khó khăn, cần phải có giải pháp tổng hợp và có sự phối hợp hài hoà giữa các ngành hữu quan mới đạt hiệu quả.

* Thực trạng quản lý và khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở VQG Xuân Thủy - Tài nguyên bị tác động nhiều nhất là nguồn lợi thủy sản. Việc khai thác

nguồn lợi thủy sản diễn ra ở khắp mọi nơi với mọi hình thức có thể, nhằm duy trì sinh kế và đem lại thu nhập đáng kể cho cộng đồng địa phương, dẫn đến sự suy giảm về số lượng và trọng lượng cá thểđánh bắt được.

- Ban quản lý VQG do có điểm xuất phát từ ngành lâm nghiệp nên không có thẩm quyền xử lý vi phạm về Luật Thuỷ sản và Luật Bảo vệ môi trường. Chỉ những vụ

vi phạm mang tính huỷ diệt như: dùng xung điện hoặc hoá chất độc hại, Ban quản lý mới có thể bắt quả tang trình cấp có thẩm quyền giải quyết. Bởi vậy, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở khu vực có diễn biến rất phức tạp và rất khó kiểm soát.

- Ngoài lực lượng dân ở vùng đệm (trên 43.000 người) còn rất nhiều người ở

các vùng phụ cận kiếm kế sinh nhai bằng cách khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên

ở vùng lõi của VQG, sinh kếở VQG trở thành nguồn sống chính của người nghèo.

Điều này, dẫn đến sự suy giảm về cả số lượng và chất lượng của nguồn lợi thủy sản kéo theo sự suy giảm chung của tài nguyên và môi trường ở khu vực. Việc khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức, thậm chí có cả các hình thức mang tính huỷ

diệt nguồn lợi sẽ tạo nguy cơ làm mất đi cân bằng sinh thái. Như vậy, sẽ khó có thể

thực hiện được mục tiêu bảo tồn thiên nhiên ở VQG Xuân Thủy, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của cộng đồng ngư dân ở vùng đệm, do họđã lựa chọn sinh kế không bền vững.

- Thời gian gần đây, đã có nỗ lực phối hợp hành động khá tích cực giữa VQG Xuân Thủy với chính quyền các cấp ở địa phương và một số tổ chức Phi chính phủ để xây dựng và tổ chức thực thi thể chế quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi thủy sản, nhằm đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời thoả mãn lợi ích lâu dài của các thế hệ con cháu mai sau. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc cần phải được giải quyết thoả đáng mới có thể đạt được mục tiêu đã lựa chọn.

Do đặc thù của vùng cửa sông ven biển nên toàn bộ diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Xuân Thủy đều thuộc diện bảo vệ và không phân thành các phân khu chức năng như các khu bảo tồn thiên nhiên khác.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 57)