Nguồn vốn tài chính

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 91)

Những khó khăn về tài chính làm cho khả năng trỗi dậy của kinh tế nông hộ bị

giảm sút, muốn cải thiện được kinh tế nông hộ thì việc tăng đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là một nhu cầu tất yếu. Trong điều kiện như hiện nay, khi mà khả năng tích luỹ của hộ nông dân rất thấp, sự

hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ngày càng giảm, thì việc vay vốn

đểđầu tưđược coi là hành vi quan trọng nhất để thoả mãn về mặt tài chính.

Nhìn chung tỷ lệ hộ vay vốn là khá cao, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo vay được vốn là tương đối lớn. Có được điều này là do có 3 sự tác động hỗ trợ. Thứ nhất, trên các

địa bàn có nhiều nguồn tín dụng mà các hộ nông dân có thể tiếp cận như Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, các quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án; Thứ 2, có sự đóng góp rất lớn của Ngân hàng Chính sách Xã hội thông qua việc áp dụng chính sách cho vay tín chấp với lãi suất ưu đãi; Thứ 3 là sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thông qua việc đứng ra bảo lãnh tín chấp cho nông dân vay vốn và hướng dẫn làm thủ tục vay vốn.

Qua điều tra cho thấy, ở các địa phương khác nhau thì tỷ lệ hộ vay được vốn của các nhóm hộ cũng khác nhau, điều này cho thấy tính đặc thù về nguồn vốn và khả

năng tiếp cận các vốn của nông hộ ở mỗi địa phương. Tuy nhiên cho dù là ở địa phương nào đi chăng nữa thì hộ trung bình và hộ nghèo vẫn là 2 nhóm vay nhiều nhất. Đây chính là yếu tố thuận lợi thúc đẩy hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn tài chính

nhưng vấn đề là ở chỗ hộ nghèo có nhu cầu vay vốn hay không và hộ nghèo có biết sử dụng vốn vay hay không.

Nhìn chung, thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian làm thủ tục vay vốn ngắn, bình quân khi vay vốn mỗi hộ phải đến ngân hàng 2.3 lần và thời gian trung bình từ lúc nộp hồ sơđến lúc vay được là 19 ngày, có được điều này là do trong những năm qua các ngân hàng đã tinh giảm tối đa các thủ tục rườm rà khi cho nông hộ vay vốn và

đặc biệt là do có sự hỗ trợ làm thủ tục vay vốn, đứng ra bảo lãnh tín chấp của các

đoàn thể chính trị xã hội. Sự tồn tại của các đoàn thể chính trị xã hội thực sự là nhân tố hỗ trợđối với việc tiếp cận vay vốn của hộ nông dân đặc biệt là hộ nghèo, phụ nữ.

Với trình độ dân trí như hiện nay việc tập huấn sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả là một nhu cầu quan trọng và cần thiết. Việc thường xuyên mở các lớp tập huấn kiến thức sử dụng vốn sau khi vay cho hộ nông dân thực sự là nhân tố hỗ trợ

có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của mọi nhóm hộ.

Tuy ở mỗi địa phương có tỷ lệ hộđược tập huấn ở các nhóm hộ có sự khác nhau nhưng nhìn nhóm hộ nào cũng có người được tập huấn. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh ở hộ nông dân khá đa dạng và phức tạp làm thời điểm vay vốn của các nông hộ cũng đa dạng theo thì việc tập huấn kiến thức sử dụng vốn sau khi vay cho hộ nông dân sẽ gặp phải nhiều khó khăn phức tạp vì thời gian vay vốn không đồng nhất nhưng tỷ lệ hộ được tập huấn sau khi vay vốn vẫn đạt được 32,12% là một sự

nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các dự án... Như vậy, có thể kết luận rằng sự quan tâm của chính quyền và các đoàn thể, chính trị, các dự án trong việc tập huấn kiến thức sử dụng vốn cho nông hộ sau khi vay là một nhân tố hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Mặc dù tỷ lệ được tập huấn còn thấp song đa số các hộ đã sử dụng vốn đúng mục đích vì sau khi cho vay vốn một thời gian các ngân hàng và các tổ chức tín dụng luôn có chương trình phối hợp với các địa phương để kiểm tra các hộ vay vốn xem có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Trong trường hợp hộ vay vốn không tuân thủ thoả thuận ban đầu mà sử dụng sai mục đích thì ngân hàng sẽ thu hồi lại vốn, thậm chí tiến hành xử phạt nên nhiều hộ nông dân không dám sử dụng

vốn vay một cách tuỳ tiện. Tuy nhiên, đến nay tại các địa phương điều tra chưa có trường hợp nào buộc ngân hàng phải tiến hành thu hồi lại vốn vay.

Vốn là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của mọi đối tượng tham gia sản xuất. Mặc dù tỷ lệ hộ vay được vốn khá cao song người dân ở khu vực điều tra vẫn thiếu vốn.

Kết quả thảo luận từ các cuộc PRA và kết quảđiều tra cho biết có 2 dạng thiếu vốn, trong đó có cả thiếu vốn sản xuất và thiếu vốn để tiêu nhưng thiếu vốn để sản xuất là chủ yếu. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vốn: Một là, người dân không có tích luỹ từ quá trình sản xuất; Hai là, người dân không vay được vốn vì nhiều lý do khác nhau cụ thể: do người dân có tâm lý không dám vay ngân hàng vì lo sợ

không trảđược hoặc luôn nghĩ rằng mình thiếu vốn để sản xuất; Do một số hộ không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng; Do hộ nông dân có thể vay được từ tư nhân, hợp tác xã nhưng không thể vay được số lượng lớn và lãi suất vốn vay từ các nguồn khá cao; một lý do nữa đó là nhiều người có thể vay được vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng vay nguồn này thường có định mức thấp, lại không đáp ứng đúng thời điểm vì cho vay theo đợt, đối tượng vay được từ nguồn này phải tham gia các đoàn thể như (hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ…) vì ngân hàng vay tín chấp qua các đoàn thể nhưng tỷ lệ người tham gia các đoàn thể này lại không cao. Bên cạnh

đó đối tượng ưu tiên vay vốn ở nguồn vốn này lại là hộ nghèo nên nhiều hộ giàu và khá không tiếp cận vay vốn được từ nguồn này.

Nguồn vốn mà hộ nông dân dễ dàng vay vốn đó là vay từ họ hàng, anh em, bạn bè… tuy không mất lãi suất nhưng chỉ vay được số tiền rất ít với thời gian ngắn để

phục vụ chi tiêu sinh hoạt trước mắt chứ không đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất. Thiếu vốn là rào cản lớn đối với việc mở rộng quy mô sản xuất và tăng năng suất cây trồng vật nuôi ở các hộ nông dân điều tra hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy, các hộ điều tra thiếu cả vốn cho sản xuất và vốn để tiêu dùng, trong đó thiếu vốn cho sản xuất là chủ yếu.

Như đã trình bày ở phần trước, có nhiều hộ nông dân vay được vốn, tuy nhiên vẫn còn có hộ không vay được vốn. Lý do mà các hộ này không vay được vốn có

nhiều song chủ yếu vẫn là. thủ tục còn rườm rà, phức tạp, thiếu sổ đỏđể thế chấp vay vốn và thời hạn vay ngắn..., trong đó thời hạn cho vay ngắn được coi là rào cản lớn nhất đối với khả năng vay vốn của nông hộ. Thông thường thời gian vay vốn của các hộ chỉđược khoảng 3 năm, với khoảng thời gian này các hộ không kịp quay vòng thì đã phải trả cả lãi lẫn gốc, trong khi đó một số tổ chức tín dụng cho các hộ

nông dân vay vốn với thời gian dài nhưng yêu cầu phải có tài sản thế chấp, lãi suất lại cao, nếu người nông dân vay được ở những nguồn vay thì cùng khó có khả năng trả nợ bởi lãi ngân hàng có thể cao hơn cả lãi của người sản xuất. Bên cạnh đó, không có sổ đỏ hoặc thủ tục rườm rà, thời gian xét duyệt lâu cũng là những lý do

đáng kểđể hộ không vay được vốn. Đây thực sự là rào cản trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay phục vụ cho nhu cầu sản xuất của bà con nông dân.

Mặc dù các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã tinh giảm tối đa các thủ tục vay vốn rườm rà, phức tạp và các hộ nông dân luôn có các tổ chức đoàn thểở bên cạnh hỗ trợ

nhưng vẫn còn tình trạng khó khăn trong khi làm thủ tục vay vốn, nguyên nhân chính là do năng lực xây dựng phương án xin vay của cả nông hộ và cán bộ hướng dẫn vẫn còn nhiều hạn chế. đây cũng là một rào cản làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn tài chính của nông hộ.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 91)