Giải pháp về giáo dục tuyên truyền

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 114)

Các biện pháp tuyên truyền giáo dục môi trường chủ yếu gồm.

- Xây dựng các chương trình tuyên truyền giáo dục môi trường cho cộng đồng phù hợp với từng đối tượng (học sinh phổ thông, thanh niên, phụ nữ, cán bộ quản lý và hội viên của các đoàn thể quần chúng khác...).

giáo dục. chính thống, không chính thống và giáo dục đại chúng. Trong đó cần phải lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế tổng thể và từng phần của VQG Xuân Thủy.

- Tăng cường giáo dục trực quan. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ (máy chiếu phim, máy ảnh, tờ rơi, sách,...). Tổ chức thăm quan thực tế ở VQG, tổ chức các trò chơi tìm hiểu về môi trường và các chiến dịch truyền thông giúp cho các đối tượng được thông tin nhanh và đạt hiệu quả giáo dục môi trường tốt nhất.

- Xây dựng các Câu lạc bộ có thiên hướng về bảo vệ môi trường (như Câu lạc bộ xanh, Câu lạc bộ bảo tồn động thực vật...) kết hợp với củng cố mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền ở địa phương để đưa những hoạt động tuyên truyền cụ thể đi sâu vào từng đối tượng quần chúng.

- Lồng ghép các hoạt động giáo dục pháp luật liên quan đến quản lý VQG Xuân Thủy với giáo dục đạo đức môi trường (cách ứng xử và hành vi thân thiện với môi trường)

3.4.5. Giải pháp về phát triển kinh tế hộ gia đình

Qua phân tích cho thấy, đời sống người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên khó khăn, họ tác động đến nhiều các tài nguyên thiên nhiên gây càng nhiều. Vì vậy, phát triển kinh tế hộ là giải pháp chiều sâu làm giảm tác động của hộ gia đình vào tài nguyên rừng. Các giải pháp phát triển kinh tế hộ sẽ được tổng hợp theo bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3. Các giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình TT LĨNH VỰC GIẢI PHÁP

1 Lâm nghiêp - Khuyến khích trồng rừng, nhận khoán, khoanh nuôi và bảo vệ rừng

2 Trồng trọt - Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến các sản phẩm nông nghiệp

TT LĨNH VỰC GIẢI PHÁP

3 Chăn nuôi - Phát triển nuôi gia cầm

- Quy hoạch vùng chăn thả gia súc

- Xây dựng chuồng trại chăn nuôi quy mô lớn và có kỹ thuật

4 Nghề phụ - Khuyến khích phát triển các nghề phụ như kinh doanh, buôn bán

- Khôi phục các nghề truyền thống để tạo công ăn việc làm cho lao động phổ thông (sản xuất các đồ

gia dụng từ mây, tre)

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2014

Từ bảng 3.3 trên ta nhận thấy tiềm năng phát triển sinh kế của cộng đồng khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy là rất lớn. Được thiên nhiên ưu đại về vị trí địa lý, là khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy nên các hộ gia đình trong xã có thể phát triển đa dạng các ngành nghề phù hợp với điều kiện gia đình. Bên cạnh đó việc được hỗ trợ các kỹ

thuật, con giống hay vốn sẽ giúp các hộ gia đình phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc phát triển các làng nghề truyền thống cũng sẽ góp phần đẩy mạnh ngành du lịch của huyện tạo ra hình thức du lịch mới mẻ, thu hút nhiều khách thăm quan bằng cách cho họ được trải nghiệm thực tế, được làm một vật dụng do chính bàn tay mình làm nên. Từđó cũng sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác.

3.5. Kết luận chương 3

Việc thực hiện các vấn đề cũng nhưđưa ra hướng giải quyết để phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn là một công việc có tính dài lâu và cần thiết. Trong giới hạn của đề tài tác giảđã nêu được một số mô hình sinh kế cộng đồng phát triển phù hợp với điều kiện khu vực đã đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình ở địa bàn 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy. Tuy nhiên, mọi sự phát triển của các mô hình sinh kế cộng đồng không thể thiếu được sự

quan tâm của các cấp chính quyền. Tại địa phương cần rất nhiều sự quan tâm của Nhà nước, các giải pháp tác giảđưa ra có tính thực tế tại địa phương giúp cộng đồng có thể

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cảnh quan và nguồn gen quý hiếm, bảo vệ các giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời cung cấp cho người dân khu vực 5 xã vùng đệm nguồn thuỷ hải sản dồi dào, góp phần phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương. Nghiên cứu các hoạt động sinh kế ở khu vực 5 xã vùng đệm VQG đã làm rõ hơn vềđời sống người dân, có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên.

Với mục tiêu nghiên cứu về các mô hình sinh kế cộng đồng tại khu vực VQG Xuân Thủy; phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến các mô hình sinh kế; trên cơ sởđó

đề xuất các giải pháp phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nghiên cứu đã đề cập đến một số nội dung chính sau:

1. Trên phương diện lý thuyết, tác giả đã đề cập đến tổng quan về sinh kế trên thế giới và trong nước, hệ thống những lý luận cơ bản liên quan đến sinh kế: tính bền vững của sinh kế, tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế, khung sinh kế

bền vững. Quan điểm về bảo tồn và phát triển. Lý thuyết về khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu: các khái niệm và khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH. Đồng thời gắn kết khung sinh kế bền vững và BĐKH. Kịch bản biến đổi khí hậu của khu vực nghiên cứu. Năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH

2. Luận văn cũng nghiên cứu đưa ra các yếu tốảnh hưởng đến hoạt động sinh kế

trong bối cảnh BĐKH và các sinh kế chính của người dân vùng đệm tại VQG Xuân Thủy

3. Phân tích tính bền vững về kinh tế - xã hội – môi trường và khả năng thích

ứng trước tác động của biến đổi khí hậu đến các nguồn sinh kế hiện tại. Bên cạnh

đó, phân tích tổng hợp các nguồn vốn của sinh kế, đó là: nguồn vốn con người, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội và nguồn vốn tự nhiên.

4. Từ thông tin phân tích bền vững của sinh kế theo tiêu chuẩn và theo các nguồn vốn của sinh kế, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình sinh

kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu như: 1) phát triển các mô hình sinh kế

mới như: du lịch, trồng nấm, nuôi ong, VAC, các nghê truyền thống, 2) thực hiện các giải pháp về thể chế, chính sách, 3) đảm bảo về thị trường và tiêu thu sản phẩm, 4) đảm bảo chất lượng sản phẩm, 5) giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức người dân, 6) giải pháp về phát triển kinh tế hộ gia đình.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra cách nhìn nhận mới về việc phát triển các mô hình sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Việc xác định được mô hình phát triển bền vững là nền tảng quan trọng phục vụ công tác quản lý, bảo tồn VQG nước ta

Khuyến nghị

Để phát triển sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu của khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy, đề tài đề xuất một số khuyến nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo như sau.

- Nghiên cứu áp dụng các phương pháp sản xuất theo cơ chế sạch, dựa trên cơ sở

sinh thái, hạn chế các việc thải các chất độc hại từ nuôi trồng thuỷ sản, từ nông nghiệp, từ công nghiệp, sinh hoạt trong vùng ra môi trường vùng ven biển.

- Nghiên cứu các giống cây trồng, con giống chống chịu được các điều kiện khắc nghiệt (hạn hán, xâm mặn, ngập lụt...)

- Nghiên cứu phát triển các làng nghề truyền thống tại địa bàn các xã phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã

- Đánh giá, nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn toàn huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. DCE-LMPA (2006), Sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn biển. Bộ Thủy sản. Hà Nội

2. Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012), Sự thích ứng của sinh kế ven biển

trước tác động của BĐKH. Nghiên cứu điển hình tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tạp chí Kinh tế và Phát triển (số 9/171). Hà Nội.

3. Phan Thị Anh Đào, Phan Nguyên Hồng và cs (2012), Báo cáo Đặc điểm kinh tế -

xã hội ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy. Hà Nội.

4. Đặng Đình Đào (2013), Luận cứ và giải pháp cho việc xây dựng các mô hình

sinh kế bền vững vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam. Hội thảo vềđề tài khoa học công nghệ tỉnh Quảng Nam. Quảng Nam.

5. D.A Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999), Báo cáo Quản lý vùng đệm ở Việt Nam. IUCN. Hà Nội .

6. Bạch Hồng Hải (2012), Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới

hoạt động kinh tế và đời sống của dân cư tại vùng ven biển Giao Thủy, Nam Định. Hà Nội.

7. Trương Quang Học (2011), Đào tạo tập huấn viên về Biến đổi Khí hậu. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.

8. Trương Quang Học (2012), Phát triển bền vững Lý thuyết và thực tiễn Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và phát triển bền vững. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. Hà Nội

10. Phạm Đinh Việt Hồng, Nguyễn Văn Cách và cộng sự (2012), Vấn đề quản lý ở

Vườn Quốc Gia Xuân Thủy. Hà Nội.

11. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc và Vũ Thục Hiền (2007), Phục hồi

rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững.

12. Vũ Trung Tạng (2005), Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái ĐNN ven

biển Bắc Bộ cho sự phát triển bền vững, Báo cáo tổng kết chương trình bảo vệ

môi trường. Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu và cộng sự (2010), Biến đổi khí hậu và

tác động ở Việt Nam. Viện Khoa học và Khí tượng thủy văn và Môi Trường. Hà Nội.

14. Báo cáo kinh tế - xã hội (2009), Giám sát tác động xã hội và đánh giá khả năng

tổn thương của các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đất ngập nước khu vực VQG Xuân Thủy, Nam Định.

15. Báo cáo UBND xã Giao An (2013), Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh

tế - Xã hội năm 2013, nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 xã Giao An, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.

16. Báo cáo UBND xã Giao Hải (2013), Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh

tế - Xã hội năm 2013, nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 xã Giao Hải, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.

17. Báo cáo UBND xã Giao Lạc (2013), Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh

tế - Xã hội năm 2013, nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.

18. Báo cáo UBND xã Giao Thiện (2013), Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển

Kinh tế - Xã hội năm 2013, nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.

19. Báo cáo UBND xã Giao Xuân (2013), Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển

Kinh tế - Xã hội năm 2013, nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 xã Giao Xuân, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.

20. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội.

21. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội

22. Chính phủ (1992), Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. 23. Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam. Định hướng chiến

lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Hà Nội.

24. Chính phủ (2007), Chiến lược và Kế hoạch Quốc gia lần thứ hai về Quản lý và Giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2001-2020. Hà Nội.

25. Chính phủ (2008), Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Hà Nội.

26. Chính phủ (2011), Chiến lược quốc gia về BĐKH. Hà Nội.

27. Chính phủ (2012), Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp Quốc về

Phát triển bền vững (RIO+20). Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam. Hà

Nội.

28. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Chính phủ (2006), Ban

hành Quy chế quản lý rừng. Hà Nội.

29. Quyết định số 686/QĐ-UB, ngày 8/6/1998 của UBND tỉnh Nam Định (1998),

Quy định về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định. Nam

Định

30. Quyết định số 789/2006/QĐ-UBND tỉnh Nam Định (2006), về việc phê duyệt

ban hành kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 đến 2010. Nam Định

31. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ

(2012), Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.

32. Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ (tháng 12 năm 2011), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Hà Nội.

Tiếng Anh

1. Brundland (1987), Sinh kế bền vững. Hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Việt Nam.

2. Chambers and Coway (1992), Sustainable rural livelihood: practical concepts

3. DFID (2001), Sustainable Livelihood Guidance Sheets. Department for International Development. London

4. DFID (2005), Marine Protected Areas and Sustainable Coastal Livelihoods 5. IUCN, SEI và IISD (2003), Livelihoods and Climate Change

6. Krisna B. Ghimire (2008), Parks and people. Livelihood Issues in national Parks

Management in Thailand and Madagascar

7. Oxfam (2008), Việt Nam. Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo.Hà Nội 8. USAID (2009), Adapting to Coastal Climate Change. A Guidebook for

Development Planners

9. William Solesbury (2003), Sustainable Livelihoods: A Case Study of the

PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ DÂN

Đề tài. “Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”

Thôn. ………. Xã.……… Huyện Giao Thủy Tỉnh Nam Định Người phỏng vấn………. Phiếu số……

I .THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên chủ hộ/ người được phỏng vấn.……….. 2. Tuổi. ……….Giới tính. Nam/ Nữ

3. Trình độ học vấn.

Không đi học Trung cấp, cao đẳng Đại học Khác... 4. Gia đình ông/bà có bao nhiêu người.………Bao nhiêu lao động chính. …

5. Nghề nghiệp chính đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình trong những năm gần đây

Trồng trọt và chăn nuôi

Đánh bắt / khai thác thủy sản

Công nhân viên nhà nước

Nghề khác………..

6. Xếp hạng kinh tế hộ gia đình (theo phân hạng của thông hoặc xã theo kết quả đánh giá của Nhà nước)

Khá giả Trung bình/ Bình thường Nghèo/Khó khăn

II. GIÁ TRỊ CỦA MÔ HÌNH SINH KẾ CỘNG ĐỒNG

7. Gia đình ông/bà hiện nay sử dụng mô hình sinh kế cộng đồng nào? Sinh kế trồng lúa Sinh kế nuôi ngao

Sinh kế nuôi tôm Sinh kếđánh bắt thủy hải sản Sinh kế nuôi cua Sinh kế nuôi ong

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 114)