Nuôi trồng thuỷ sản

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 85)

Nuôi trồng thủy sản là sinh kế đã, đang phát triển mạnh và mang lại nguồn lợi lớn cho công đồng. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài có giá trị

kinh tế cao như tôm sú, tôm thẻ chân trắng; các loại cá như cá song, giò, vược và một số loài khác như cua đầm và hai mảnh vỏ. hào, ngao, tu hài, vẹm... Tuy nhiên hiện nay sinh kế nuôi trồng thuỷ hải sản đang gặp nhiều khó khăn về giá cả thị trường.

Bảng 2.18. Phân tích tính bền vững & thích ứng với BĐKH của sinh kế nuôi trồng thuỷ hải sản

TT Khía cạnh

phân tích Diễn giải

1 Kinh tế

Hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thường khá cao nhưng vốn đầu tư rất lớn. Đây là hoạt động có chi phí đầu tư lớn, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng cho chi phí cải tạo đầm, con giống, thức ăn và công chăm sóc. Nếu sản lượng thu hoạch tốt thì đây là sinh kế đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi vì thị trường đầu ra và giá thành phẩm tương

đối tốt và ổn định. Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là dịch bệnh, nguồn nước và các yếu tố

khác. Và khi gặp rủi ro thì thường là không thể cứu được và không có nguồn thu, dẫn đến lỗ trắng.

2 Xã hội

Mặc dù có thể mang lại nguồn thu nhập cao nhưng thất thường do phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết nên thu nhập không có tính ổn định. Hơn nữa, do nguồn vốn đầu tư cho nuôi trồng lớn nên chỉ có thể tạo việc làm cho các hộ có khả

năng về vốn đầu tư và một số lao động làm thuê cho các hộ

việc làm tại địa phương, chủ yếu là lao động theo mùa (mùa thu hoạch và cải tạo đầm). Phụ nữ thường tham gia ở

giai đoạn sau thu hoạch như bán và chế biến sản phẩm.

3 Môi trường

Sinh kế này được thực hiện với mục tiêu giảm áp lực khai thác nguồn lợi biển do nhu cầu thiết yếu của con người. Đ ất ven biển được sử dụng cho nuôi trồng là khá lớn, do đó, việc sử dụng chất hóa học cải tạo đầm cũng gây tác động đến môi trường nước ven biển, ngoại trừ các hoạt động nuôi hai mảnh vỏ. Hơn nữa, các hộ nuôi trồng thường sinh sống trực tiếp trên bè nuôi hay vùng nuôi nên thường gây ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.

4 Thể chế

Đây là hoạt động sinh kế đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và nguồn thu lớn cho chính quyền địa phương nên ở nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp, các cấp chính quyền cơ sở đều quy hoạch vùng nuôi và áp dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước như con giống, khuyến ngư,...

5 Thích ứng với BĐKH

Nuôi trồng thủy sản nhìn chung chịu rủi ro cao trước các hiện tượng thời tiết cực đoan. Bão, sóng gió, nước biển dâng cao đều là những mối đe dọa trực tiếp đến hoạt động sinh kế này. Một trận bão có thể gây tổn hại toàn bộ vùng nuôi ngao (vạng), các lồng bè và đầm nuôi tôm. Thích ứng của người dân trước các tác động này chủ yếu là cập nhật thông tin thời tiết từ chính quyền và các cơ quan chức năng thông qua kênh thông tin chính thức từ đài truyền thanh, truyền hình và đắp bờ đầm cao để tránh triều cường, sóng lớn.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 85)