Nguồn vốn con người

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 87)

Bảng 2.19: Số người trong độ tuổi lao động

2304 2267 2325 2377 2363 2584 2459 1602 2317 2164 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

Giao Thiện Giao An Giao Lạc Giao Xuân Giao Hải

Nữ Nam

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2014

Ở các xã, các hộđiều tra không thiếu lao động, phần lớn các hộ có từ 2-4 lao

động. Bình quân có khoảng 2,59 lao động/ hộ, thời gian làm việc trung bình 1 lao

động đạt 9,91 tháng /1 năm, tuy nhiên thời gian làm việc trong 1 tháng thấp, chủ

yếu tập trung vào thời điểm mùa vụ… mới có làm việc nhiều ngày trong 1 tháng nhưng thời gian làm việc trong một ngày lại không nhiều (2-3 giờ/ngày/ lao động). Như vậy, có thể khẳng định rằng ngoài thời điểm mùa vụ, các hộ vẫn còn dư thừa lao động. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề, phát triển chăn nuôi hoặc phát triển các loại cây trồng yêu cầu sử dụng nhiều thời gian lao động.

Đa số lao động trong các địa phương là lao động trẻ, tập trung chủ ở độ tuổi dưới 45. Lao động có độ tuổi từ 46 trở lên chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là lao động ngoài 60 tuổi rất ít. Lực lượng lao động vừa có sức khỏe tốt vừa đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất và đời sống lại có cải thiện chất lượng bằng cách đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng thêm những kiến thức vềđời sống và sản xuất. Do vậy, có thể kết luận rằng trình độ lao động là yếu tố thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Phần lớn lao động nông thôn vẫn là lao động nông nghiệp, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp thấp, trong đó đa số là cán bộ địa phương, giáo viên, cựu chiến binh, cán bộ đã nghỉ hưu hay là các em học sinh tận dụng thời gian rảnh rỗi để đi làm kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Nguyên nhân chủ yếu là do ở địa phương công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ không phát triển, bên cạnh đó số lượng lao động được đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp ít cho nên đại đa số lao

động đều phải tham gia vào các hoạt động của sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện hiện nay khi mà giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp thấp thì đây là một cản trở đáng kể đối với việc chuyển đổi lao động sang các ngành phi nông nghiệp nhằm cải thiện kinh tế và nâng cao thu nhập của các hộ nông dân.

Kết quả điều tra cho thấy, đa số lao động có trình độ từ trung học cơ sở trở

xuống, lực lượng lao động có trình độ từ trung học phổ thông trở lên thấp, chủ yếu là các cán bộ của địa phương. Do vậy trình độ văn hoá và chuyên môn thấp của lực lượng lao động ở các điểm điều tra hiện nay đang là cản trở lớn đến việc tiếp nhận các loại khoa học kỹ thuật mới nhằm thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng vụ, mở rộng quy mô sản xuất… góp phần cải thiện đời sống của các hộ

nông dân.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 87)