Đối với phát triển các sinh kế mớ i

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 107)

Đề xuất sinh kế mới luôn luôn là vấn đề khó khăn, đơn giản vì người dân sống bao

đời ở vùng biển Nam Định, họ hiểu hơn ai hết về vùng đất của họ. Tuy nhiên, một số

sinh kế mới có thể sẽđem đến những định hướng bền vững cho vùng ven bờ, phát triển sinh kế thay thế hoặc bổ trợ là khá rủi ro vì các lý do như: (i) đòi hỏi kỹ năng và tri thức mới (đôi khi là cả công nghệ mới), (ii) đòi hỏi phải có một mô hình kinh doanh mới chưa hềđược chứng minh về hiệu quả với cộng đồng và không quen thuộc với người dân, (iii) đòi hỏi sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, (iv) có thể cần lượng vốn đầu tư lớn, và (v) những người nghèo thường ngần ngại trước nguy cơ gặp rủi ro, và do đó không quan tâm nhiều tới các hoạt động sinh kế bổ trợ.

Đối với vùng ven biển, muốn thu hút ngư dân tham gia vào các hoạt động sinh kế

thay thế thì ít nhất những hoạt động này phải mang lại lợi ích như những gì ngư dân mong đợi từ việc đánh bắt - một sinh kế quá truyền thống. Do đó, quá trình tạo thu nhập thay thế cần được song hành với các hoạt động khác như: tăng cường tiếp cận các nguồn lực sinh kế và nâng cao nhận thức của người dân về quản lý tài nguyên biển. Khi người dân địa phương thực sự hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hỗ trợ và tạo thu nhập thay thế, họ sẽ sẵn lòng thay đổi từ các hoạt động đánh bắt hoặc các hoạt

động phụ thuộc vào tài nguyên biển sang các sinh kế bền vững hơn trong dài hạn. * Phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch

Khu vực nghiên cứu được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý gần sông núi, lại có tự nhiên rừng (VQG Xuân Thủy) thuận tiện cho việc thu hút khách du lịch và các dự án nghiên cứu. Theo tổng hợp và phân tích nhận thấy, khách du lịch quốc tếđến

từ 30 quốc gia khác nhau, trong đó Vương quốc Anh có lượng khách du lịch cao nhất. Trước đây, hầu hết du khách là các nhà khoa học nghiên cứu về các loài chim, rừng ngập mặn. Tuy nhiên, hiện nay, khách du lịch đến VQG Xuân Thủy chủ yếu

để xem chim. Trong năm 2010 có 550 khách du lịch nước ngoài đến VQG trong thời gian từ tháng mười đến tháng tư (du lịch sinh thái ở VQG Xuân Thủy, 2010). Họ ở lại VQG hoặc thuê trọ nhà dân với mức giá thấp khoảng 150.000 đồng/người và mất 90.000 đồng để đi đến VQG bằng xe máy. Dịch vụđi thuyền được sử dụng

để chở khách du lịch tham quan RNM và xem chim với mức giá trung bình 1.500.000 đồng/chuyến. Khách nội địa chủ yếu là sinh viên, cán bộ, các tổ chức trong cơ quan nhà nước. Theo thống kê của nhóm du lịch sinh thái trong VQG, năm 2010 có 10607 lượt khách đến tham quan VQG, thời gian chủ yếu vào mùa hè từ

tháng tưđến tháng tám. Khách nội địa thường đi trong ngày nên không mất chi phí

ăn ở, cũng như thuê hướng dẫn viên. Dịch vụ tàu thuyền thường là phương tiện để

chở khách tham quan Vườn. Như vậy, ta cũng có thể nhận thấy một tiềm năng kinh tế lớn và bên vững cho khu vực, giải quyết được nhiều nguồn lao động đi kèm theo. Tuy nhiên, hiện nay mô hình sinh kế này cũng chỉ đang được áp dụng tại 2 xã Giao Xuân và Giao Hải. Trong thời gian tới cần phải nhân rộng mô hình này trên địa bàn các xã vùng đệm còn lại.

* Phát triển nghề trồng nấm

Hình 3.2. Chuyên gia hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng nấm

Trong thời gian gần đây được sựđầu tư của các tổ chức quốc tế (MCD) để phát triển các mô hình sinh kế cộng đồng phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tại khu vực 5 xã vùng đệm đã và đang áp dụng mô hình mới là mô hình trồng nấm đạt

được hiệu quả bước đầu rất khả quan. Mô hình thực hiện xen kẽ với các sinh kế

nông nghiệp khác. Do mô hình mới được triển khai áp dụng nên được sự quan tâm của Đảng và nhà nước về các chính sách, bên cạnh đó các nguyên liệu của mô hình này cộng đồng có thể tận dụng từ các phế liệu nông nghiệp, bản thân các hộ gia

đình cũng có truyền thống trồng trọt từ lâu đời nên đấy cũng là một thế mạnh của mô hình sinh kế này. Tuy nhiên, hiện tại trên địa bàn 5 xã vùng đệm vẫn chưa có các công nghệ chế biến và bảo quản, việc thực hiện các mô hình mới là bước đầu chưa có sự liên kết nên vẫn chưa tạo nên thương hiệu của sản phẩm; việc tổ chức sản xuất còn gặp nhiều hạn chế chưa được phát triển mạnh.

* Phát triển nghề nuôi ong

Hình 3.3. Hoạt động khai thác mật ong

Nguồn: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, 2014

Theo lời ông Nguyễn Viết Cách, Giám đốc VQG Xuân Thủy cho biết: “Đẩy mạnh việc nuôi ong lấy mật từ hoa sú, vẹt có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển bền vững, bởi sinh kế này làm giảm áp lực khai thác tài nguyên VQG, kết hợp hài hòa mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế, mở ra những cơ hội để

người dân có thể hưởng lợi từ nguồn tài nguyên trù phú của rừng ngập mặn. Nhờ có

phần tái tạo lại giống cho vườn mà không còn phải nhập từ nơi khác đến. Bên cạnh

đó, Ban quản lý VQG còn triển khai thêm các dự án như: Thành lập “Câu lạc bộ

bảo vệ chim”, “Hội nuôi trồng nhuyễn thể”, “Hợp tác xã trồng nấm”… Những hoạt

động này đã và đang góp phần vào việc bảo tồn khu thiên nhiên nơi đây, biến nó thực sự là vùng đất lành, là nơi trú ngụ cho các loài chim di cư cũng như hệđộng, thực vật phong phú". Đây cũng là một mô hình mới được áp dụng tại khu vực VQG Xuân Thủy. Tuy nhiên, mô hình sinh kế này cũng mang lại được rất nhiều giá trị

không chỉ hỗ trợ kinh tế cho hộ gia đình mà còn giảm thiểu các tác động lên tài nguyên thiên nhiên của VQG Xuân Thủy. Tuy mới được triển khai trên địa bàn 5 xã khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy nhưng do được sự hỗ trợ nhiệt tình của ban lãnh đạo VQG cũng như tổ chức MCD mà hiện nay trên địa bàn đã thành lập được ”câu lạc bộ nuôi ong”. Ở đây mọi người có thể giúp nhau về kỹ thuật, kinh nghiệm và cả về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là một mô hình tiềm năng về sinh kế bền vững tại khu vực VQG Xuân Thủy và cần được nhân rộng.

* Phát triển mô hình VAC

Mô hình VAC đã không còn mới lạ với các hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, tăng tính bền vững của mô hình sản xuất nông nghiệp hộ gia đình và nâng cao nhận thức của người dân về sản phẩm nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ. Ta cần phải có định hướng rõ ràng sự phát triển mô hình sinh kế trên để có sự kết hợp hài hoà giữa các hoạt động kinh tế hộ gia đình của trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, ong… Trồng trọt và chăn nuôi là các hoạt động có từ lâu đời, nên người dân có nhiều kinh nghiệm bên cạnh

đó để phát triển sinh kế bền vững nhà nước cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích các hộ gia đình phát triển mô hình VAC. Tuy nhiên, do sản xuất của cộng

đồng vẫn còn manh mún. Bên cạnh đó, nhận thức người dân về sản xuất nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu mặc dù đã được tập huấn và tuyên truyền nhiều nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

* Nghề truyền thống

phẩm truyền thống thể hiện văn hóa, con người của vùng đó. Giá trị của nó không chỉ dừng lại ở sản phẩm hiện hữu mà còn là giá trị tinh thần đằng sau nó. Thị hiếu khách hàng hiện nay rất quan tâm đến nghề truyền thống địa phương. Vì vậy, định hướng của các cấp, ngành và hộ gia đình cần xác định nghề truyền thống địa phương như thủ công mỹ nghệ,.. có thể là một hướng đi đúng. Mặc dù, ban đầu sẽ

rất khó khăn do phải điều phối gắn kết nhiều công đoạn như sản xuất, nhân lực, kỹ

thuật, thị trường, tiếp thị và quản lý; song khi đã thành công thì tính bền vững của mô hình này là rất cao xét về mọi khía cạnh.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 107)