Trồng lúa

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 78)

Trồng lúa từ trước đến nay vẫn là sinh kế truyền thống và quan trọng nhất ở vùng ven biển ĐBSH và được coi là hoạt động sinh kế gần như mặc định cho đại đa số nông dân Việt Nam với mục đích tối thượng là đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình và sau đó là chi trả cho các chi phí lặt vặt trong cuộc sống. Tính bền vững về kinh tế-xã hội-môi trường-thể chế và thích ứng với BĐKH của sinh kế này được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.15. Phân tích tính bền vững & thích ứng với BĐKH của sinh kế trồng lúa

TT Khía cạnh

phân tích Diễn giải

1 Kinh tế

Đầu tư vốn cho hoạt động này chủ yếu là giống, phân bón và công lao động khi bừa, cấy và gặt. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế của hoạt động này phụ

thuộc rất nhiều vào năng suất và diện tích đất đai của hộ gia đình. Ví dụ, năng suất trung bình đạt khoảng 5,5 tạ/sào/2vụ/năm và với giá lúa trung bình khoảng

TT Khía cạnh

phân tích Diễn giải

6 triệu/tấn thì tổng thu của hộ gia đình với trung bình 5 sào lúa là khoảng 16,5 triệu/năm (chưa trừ chi phí giống, phân và công). Nhiều hộ gia đình cho rằng nếu trừ hết chi phí thì trồng lúa gần như không có lãi hoặc lãi rất ít. Như vậy, hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa là không cao vì nếu được mùa, người dân chỉ có thể thu lãi khoảng 100.000

đồng/sào/vụ.

2 Xã hội

Mặc dù thu nhập không cao nhưng trồng lúa tạo ra nguồn thu nhập ổn định nhất, góp phần giải quyết việc làm và đảm bảo an ninh lương thực ở nông thôn. Tuy nhiên diện tích trồng lúa của các hộ dân ở đây chủ yếu là sinh kế phục vụ cho nhu cầu lương thực mà không thể chi trả cho các dịch vụ cơ bản khác. Ngoài ra, đây là hoạt động sinh kế đã có truyền thống ngàn đời, thu hút nhiều lao động kể cả lao

động nữ mặc dù thời gian nông nhàn trong năm vẫn còn là vấn đề phải giải quyết. Trong thời gian nông nhàn, người dân thường di cư từ nông dân ra các khu đô thịđể tìm thêm việc làm tăng thu nhập.

3 Môi trường

Sinh kế này sử dụng một khối lượng lớn các chất hóa học như thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ vào

đồng ruộng, sau đó các hóa chất này theo các hệ

thống thoát nước chảy ra sông, biển. Xét trên quy mô hộ gia đình thì tác động môi trường là không lớn. Nếu xét trên diện rộng, trồng lúa sẽ gây những

TT Khía cạnh

phân tích Diễn giải

việc áp dụng hiệu quả mô hình quản lý sử dụng thuốc trừ sâu hiệu quả là rất cần thiết.

4 Thể chế

Hoạt động trồng lúa có sự hỗ trợ rất lớn về thể

chế (các cơ quan ở địa phương như phòng nông nghiệp huyện, trung tâm khuyến nông) cũng như

chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp (như

hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật trồng trọt, tiếp cận vốn vay ngân hàng,...).

5 Thích ứng với BĐKH

Sinh kế trồng lúa có tính nhạy cảm rất cao trước thời tiết. Do đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán hay xâm nhập mặn đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của sinh kế này. Xét trên diện rộng, ở vùng ven biển, những vùng

đất mầu mỡ thường được ưu tiên quy hoạch để trồng lúa; phần đất đã bị xâm nhập mặn (đất sát đê biển) thường được quy hoạch cho những cây chịu được chua phèn như cói hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc chăn nuôi trang trại.

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2014

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 78)