Theo Chambers và Conway (1992), các sinh kế bền vững là các sinh kế có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và cú sốc từ bên ngoài; duy trì hoặc tăng cường tài sản sinh kế trong khi không làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những hộ gia đình không có khả năng điều chỉnh tạm thời trước sự thay đổi hoặc có những dịch chuyển dài hạn về các hoạt động sinh kế thì không thể tránh khỏi việc sẽ bị tổn thương và không thểđạt được sinh kế bền vững. Trong bối cảnh BĐKH, hoạt động thích ứng về sinh kế của các hộ gia đình được phân chia thành 2 cấp độ. Thứ nhất là thích ứng bịđộng - là những sựđiều chỉnh về sinh kế tạm thời và mang tính ngắn hạn. Thứ hai là thích ứng chủ động - là những điều chỉnh về
sinh kếđược lập kế hoạch, có tính chiến lược và mang tính dài hạn với sự hỗ trợ về
chính sách của chính quyền địa phương.
Đóng vai trò quan trọng đối với cả sinh kế hộ gia đình lẫn sự thích ứng về sinh kế của hộ gia đình trước BĐKH là những nguồn lực sinh kế mà hộ
gia đình nắm giữ, bởi vì đây chính là phương tiện sản xuất mà hộ gia đình sử
dụng để tạo ra của cải vật chất. Hộ gia đình càng có nhiều loại nguồn lực sinh kế
thì họ càng được đảm bảo và đạt được sự bền vững về sinh kế; bởi vì những nguồn lực này sẽ quyết định cơ bản việc hộ gia đình sẽ lựa chọn các hoạt
động sinh kế thích ứng. Chính vì vậy, những người dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH không những phải có quyền tiếp cận mà cần phải có
quyền sở hữu các loại nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các hoạt động sinh kế và tối đa hóa các kết quả sinh kế.
Việc các hộ gia đình tự xây dựng và tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH được coi là trọng tậm trong các chính sách thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của hộ gia đình, sự hỗ trợ từ bên ngoài như kiểm soát lũ lụt, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, cải thiện việc tiếp cận tín dụng và thị trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực thích
ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH. Chính vì vậy, các hoạt động thích
ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH bao gồm. - Các hoạt động mà bản thân hộ gia đình thực hiện. - Các biện pháp được chính phủ lập kế hoạch và hỗ trợ
- Các biện pháp hỗ trợ của các tổ chức khác (ví dụ các NGOs).
Một số hoạt động thích ứng mà các cộng đồng ven biển đã thực hiện trước tác động của BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp là.
- Lưu trữ nước mưa đểđề phòng hạn hán và thiếu nước.
- Đa dạng hóa cây trồng để thích ứng với sự thay đổi của thời tiết.
- Thay đổi mô hình trồng trọt để thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn. - Thay đổi trong quản lý và kỹ thuật canh tác để giảm các rủi ro mất mùa. - Tăng cường giống mới có khả năng thích nghi với BĐKH.
- Thúc đẩy đầu tư mới vào ngành nông nghiệp định hướng xuất khẩu
để tăng năng suất trên những vùng đất canh tác không bịảnh hưởng. - Đa dạng hóa các hình thức sinh kế.
Một số hoạt động thích ứng mà các cộng đồng ven biển đã thực hiện trước tác động của BĐKH trong lĩnh vực thủy sản là.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, bãi bến neo đậu tàu thuyền có tính đến mực nước biển dâng để tránh tình trạng xâm nhập mặn.
- Tăng cường hệ thống đê để bảo vệ các đầm nuôi trồng thủy sản. - Chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng các giống, loài thủy sản khác nhau.
- Quản lý tài nguyên thủy sản dựa vào cộng đồng để tăng cường nguồn lợi thủy sản.