Chăn nuôi

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 80)

Chăn nuôi là hoạt động sinh kế không thể thiếu đối với bà con nông dân Việt Nam nói chung và bà con nông dân khu vực 5 xã vùng đệm nói riêng. Việc chăn ở khu vực thường tập trung chủ yếu vào nuôi gia súc (trâu, bò, lợn dê...) và gia cầm (gà, vịt, ng an, ngỗng...) ở quy mô nhỏ, cấp hộ gia đình và có rất ít mô hình chăn nuôi theo kiểu trang trại qui mô lớn.

Bảng 2.16. Phân tích tính bền vững & thích ứng với BĐKH của sinh kế chăn nuôi

TT Khía cạnh

phân tích Diễn giải

1 Kinh tế

Hiệu quả kinh tế từ hoạt động chăn nuôi thường không cao nhưng cao hơn trồng lúa. Tiền lãi thu được của 1 chu kỳ nuôi trong 4 tháng (nuôi lợn) là khoảng 4 triệu đồng nên thu nhập từ nuôi lợn của một hộ là khoảng 1 triệu

đồng/tháng. Ở quy mô hộ gia đình, đầu tư cho chăn nuôi không lớn nhưng là sinh kế hỗ trợ kinh tế hộ gia đình rất tiềm năng và đóng vai trò như một khoản tiết kiệm với lãi suất cao nếu không bị dịch bệnh và có tính thanh khoản lớn khi cần trang trải các chi phí dịch vụ cấp thiết của hộ

như chi phí cho y tế, giáo dục, sự kiện gia đình... Kỹ thuật chăn nuôi, công tác thú y và thông tin thị trường là những yếu tố quan trọng đem đến sự thành bại cho các hộ chăn nuôi. Với hình thức chăn nuôi chăn thả (quảng canh) là chủ yếu, các hộ nông dân thường đối mặt với dịch bệnh hoặc năng suất thấp, chất lượng không cao. Với kiến thức về các kỹ năng chăn nuôi còn hạn chế và thông tin thị

trường không được nắm bắt đầy đủ, hiệu quả kinh tế từ

chăn nuôi đối với các hộ gia đình còn chưa cao.

2 Xã hội

Đây là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập ổn định, thu hút một nguồn lao động lớn lúc nông nhàn, phần lớn là phụ nữ và người lớn tuổi, song lại khó thu hút lực lượng có sức lao động tốt như thanh niên và trung niên (có thể là vì quan niệm và văn hóa). Bên cạnh đó, hoạt

động chăn nuôi ở nông thôn là tiền đề cho nhiều hoạt

TT Khía cạnh

phân tích Diễn giải

thuốc thú y,...) và đôi khi còn là vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp thương mại (chế biến thực phẩm).

3 Môi trường

Nước thải từ chăn nuôi lợn nếu không được xử lý (ví dụ bằng cách làm hầm biogas) sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

4 Thể chế

Cũng giống như sinh kế trồng lúa, hoạt động chăn nuôi có sự hỗ trợ rất lớn về thể chế (các cơ quan ở địa phương như phòng nông nghiệp huyện, trung tâm khuyến nông) cũng như chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp (như hỗ trợ về giống, kỹ thuật chăn nuôi, tiếp cận vốn vay ngân hàng,...).

5 Thích ứng với BĐKH

Chăn nuôi ở khu vực VQG Xuân Thủy hiện nay chủ

yếu được thực hiện dưới hình thức quảng canh nên bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh và thời tiết (đặc biệt là thời tiết diễn biến phức tạp trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay). Hạn hán, mưa nhiều, quá rét hay quá nóng và bão, lụt đều dễ phát sinh dịch bệnh cho cả gia súc và gia cầm. Như vậy, tính dễ bị tổn thương của hoạt động sinh kế này trước tác động của BĐKH có thể

xem ở mức cao. Đ ể thích ứng trước những tác động trên, các gia đình nông thôn hiện nay đang chuyển dần từ chăn thả sang nuôi nhốt nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật mới (trồng cỏ nuôi trâu bò, cám công nghiệp kết hợp cám gia đình ...) nhằm nâng cao năng s uất, từ đó đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 80)