Hiện trạng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 44)

2.1.2.1. Dân cư và lao động

a. Dân cư

* Dân số và mật độ dân số

5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy có 43.701 khẩu, 10.925 hộ (theo số liệu thống kê từđiều tra hiện trường, 2014). Thực tế cho thấy số người trong một số hộ

thấp, bình quân là 4 người/hộ; trong mỗi hộ thường là 2- 3 thế hệ, rất ít có những hộ

gia đình đông tới 9- 10 người. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.123 người/km2; xã có mật độ cao nhất. 1.356 người/km2, xã có mật độ thấp nhất là 816 người/km2.

Bảng 2.1. Tỷ lệ % dân số của các 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 22% 21% 22% 21% 14% Giao Thiện Giao An Giao Lạc Giao Xuân Giao Hải

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2014

Theo hình 2.1 cho thấy các xã có dân số tương đối đồng đều tuy nhiên có xã Giao Hải có dân số thấp hơn hẳn do diện tích của xã nhỏ. Việc dân cư trên các xã đồng đều sẽ

tạo điều kiện thuận lợi để phát triển được nhiều ngành nghề nông lâm thuỷ hải sản. * Tỷ lệ tăng dân số

Theo số liệu thống kê năm 2014, tỷ lệ dân số tự nhiên của 5 xã vùng đệm tương đối đồng đều. Trong năm 2014 tỷ lệ sinh 17,72 ‰, tỷ lệ chết 5,17 ‰, tỷ lệ

tăng tự nhiên 12,55 ‰. Số gia đình sinh con thứ 3, 4 vẫn còn..

Bảng 2.2. Diện tích , dân số và mật độ dân số vùng đệm

STT Xã Diện tích (km2) Số hộ Số thôn (người) Dân số (người/km2) Mật độ

1 Giao Thiện 11,80 2.346 15 9.624 816 2 Giao An 8,20 2.522 22 9.059 1.105 3 Giao Lạc 7,05 2.315 22 9.560 1.356 4 Giao Xuân 7,58 2.598 11 9.298 1.227 5 Giao Hải 5,55 1.775 18 6.160 1.110 Vùng đệm 40.18 11.556 86 43.701 1.123

* Tôn giáo và dân tộc

Khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy là nơi sinh sống 100% là dân tộc Kinh. Tỷ lệ theo đạo Thiên chúa giáo chiếm 41% tổng số dân trong khu vực. Tỷ lệ

này không đồng đều ở các xã, xã Giao Thiện là 72%, xã Giao An là 32%, xã Giao Lạc 71%, Giao Xuân 27% và Giao Hải là 3,6%.

b. Lao động và phân bố lao động trong khu vực * Cơ cấu lao động

Số người trong độ tuổi lao động ở các xã trong vùng đệm là. 23.035 người, chiếm 49.7% số dân trong khu vực, trong đó số lao động nữ là 12.041 người (chiếm 52.23%). Trung bình mỗi hộ có khoảng 2 người trong độ tuổi lao động.

Bảng 2.3. Cơ cấu dân số và lao động trong vùng đệm

Đơn vị: Người

Tổng số dân Dân số trong tuổi lao động Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ 1. Giao Thiện 9.624 5.010 4.623 4.571 2.304 2.267 2. Giao An 9.059 4.048 5.011 4.702 2.325 2.377 3. Giao Lạc 9.560 5.027 4.533 5.220 2.363 2.584 4. Giao Xuân 9.298 5.122 4.176 4.061 2.459 1.602 5. Giao Hải 6.160 3.473 2.687 4.481 2.317 2.164 Vùng đệm 43.701 22.680 21.030 23.035 12.041 10.994

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2014 * Cơ cấu ngành nghề

Nhân lực trong vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm 86% số lao động, còn lại là các ngành nghề khác như thương mại dịch vụ chiếm 2%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 3,2% và thuỷ sản chiếm 16,2% số lao động.

Nguồn lao động trẻ tuổi từ 16- 44 tuổi, chiếm 42,9% tổng số dân trong đó có khoảng 52% là lao động nữ. Đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực VQG.

2.1.2.2. Các hoạt động sản xuất trong khu vực

a. Sản xuất lâm nghiệp

Từ những năm 1960 trở lại đây, phong trào trồng rừng lấn biển lấy đất canh tác phát triển mạnh làm cho rừng ngập mặn đã lan rộng trong và ngoài khu vực vùng đệm. Tuy nhiên, kể từ những năm 1988 trở lại đây các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh dẫn đến một số khu rừng trồng lấn biển và rừng tự nhiên (do quá trình phát tán của các khu rừng lấn biển) cũng đang dần biến mất. rừng ở

khu vực Cồn Ngạn hiện chỉ còn ven bờđầm tôm, thực vật chủ yếu là Sú (Aegiceras

comiculata), Lau (Saccharum spontaneum), Sậy (Phramites vallatoris) và các loài Cói (Cypeus spp). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, các hoạt động sản xuất Lâm nghiệp ở vùng đệm chỉ là trồng và chăm sóc rừng ngập mặn. Do quỹ đất Lâm nghiệp để trồng rừng mới không còn nên trồng rừng ở đây chủ yếu là trồng dặm. Mục đích trồng rừng ởđây là phòng hộ

như. làm giảm sức gió của bão, sóng, nhất là khi triều cường để chống xói mòn và bảo vệ an toàn đê biển nhằm góp phần bảo vệ tài sản của nhân dân.

b. Sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp hiện là một trong những ngành mũi nhọn, trọng tâm trong cơ

cấu phát triển kinh tế của các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy với 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.

* Trồng trọt

Sản xuất nông nghiệp của người dân sống trong khu vực ngày càng được cải thiện. Hiện nay cây trồng đa dạng hơn, không còn độc canh cây lúa hay màu mà trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều loại cây ăn quả. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Diện tích đất canh tác năm 2014 là 2.141,33 ha, trong đó lúa chiếm 93%, màu chiếm 7% diện tích gieo trồng. Năng suất đạt 62,9 tạ/ha. Như vậy lương thực của các xã trong khu vực là đảm bảo. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực.

Nhóm cây ăn quả được nhân dân lựa chọn đưa vào trồng như cam, quýt, bưởi, chanh, vải, chuối, ngoài ra còn phát triển trồng cây hoa hoè. Kết quả đã tăng

thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình. * Chăn nuôi

Các hộ gia đình ở 5 xã vùng đệm đều chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bình quân mỗi hộ gia đình có từ 1 - 2 con lợn, 14 - 15 con gia cầm các loại. Tổng số trâu trong vùng đệm là 210 con, bò là 364 con, dê là 110 và lợn là 15.877 con.

Bảng 2.4. Số lượng gia súc gia cầm

Đơn vị: con Xã Trâu Bò Lợn 1. Giao Thiện 77 74 3.895 2. Giao An 55 11 3.775 3. Giao Lạc 47 43 2.385 4. Giao Xuân 22 177 2.583 5. Giao Hải 9 59 3.239 Vùng đệm 210 364 15.877

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2014

Từ bảng 2.4 cho thấy số lượng gia súc vẫn tập trung chủ yếu ở 2 xâ Giao Thiện và Giao Xuân. Với số lượng gia súc lớn như vậy cũng sẽ gây áp lực lớn lên tài nguyên ven biển khu vực VQG Xuân Thủy.

Bảng 2.5. Biểu đồ thể hiện số lượng gia súc gia cầm tại khu vực nghiên cứu

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

1. Giao Thiện 2. Giao An 3. Giao Lạc 4. Giao Xuân 5. Giao Hải

Lợn Bò Trâu

Từ bảng 2.5 ta nhận thấy hiện tại trên địa bàn 5 xã vùng đệm đang phát triển mạnh về ngành chăn nuôi lợn. Theo kết quả phỏng vấn ông Nguyễn Viết Cách – Giám đốc VQG Xuân Thủy, 2014 được biết so với những năm trước đây thì đàn lợn, đàn gia cầm có xu hướng tăng nhanh hơn, đàn trâu bò có xu hướng giảm. Trong các xã đã xuất hiện nhiều mô hình kiểu trang trại, các mô hình chăn nuôi công nghiệp mở rộng phát triển như mô hình lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, ngan Pháp, bước đầu cũng đem lại hiệu quả kinh tếđáng kể trong thu nhập kinh tế hộ gia đình.

Ngành chăn nuôi ở các xã vùng đệm mới chỉ góp phần vào cải thiện điều kiện sinh hoạt hàng ngày, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình và tận dụng phân bón cho nông nghiệp. Hiện tại, mạng lưới thú y còn mỏng vẫn còn một số bệnh dịch xảy ra như. Lở mồm, long móng đối với trâu, bò. Bệnh phù đầu và phấn trắng ở lợn, bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm, đã hạn chế sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm trong vùng.

* Thuỷ sản

Trong những năm gần đây, việc phát triển kinh tế biển cũng được xác định là kinh tế mũi nhọn của khu vực. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 14,9%, chiếm tỉ trọng 18% trong nhóm nông - lâm - thuỷ - hải sản. Toàn bộ các xã vùng

đệm đều có chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác tự nhiên và dịch vụ. Trong đó, ngành nuôi trồng chiếm 51,5%, khai thác tự nhiên 48,5%. Hiện nay, xã Giao Lạc đã chuyển đổi thử nghiệm một số diện tích trồng lúa có năng xuất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản nhưng hiện gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn.

- Nuôi trồng thuỷ sản

Các đầm tôm nuôi quảng canh chủ yếu khai thác nguồn thức ăn hiện có và chỉ dùng ít thức ăn công nghiệp, không dùng hoá chất, ít ảnh hưởng tới môi trường.

Trong quá trình nuôi tôm người dân đã tỉa quanh các cây trồng như. trang, sú... nên độ che phủ các đầm tôm dưới 50%. Đầm tôm là sinh cảnh của một số loài chim nhưng theo điều tra những năm gần đây số lượng chim vềđầm đã giảm so với trước đây do các hoạt động nuôi và khai thác tôm gây nhiễu loạn tới các loài chim.

Bảng 2.6. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản các xã vùng đệm Loại đất Tổng

cộng

Giao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiện Giao An Giao Lạc

Giao Xuân Giao Hải 1. Tổng diện tích tự nhiên 7.232,63 1.875,37 1.930,75 1.389,71 1.292,45 744,35 2. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản các loại 2.505,78 956,74 797,95 428,55 290,89 31,65

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2014

Từ số liệu bảng 2.6 trên cho thấy diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các xã vùng

đệm là rất lớn, tỷ lệ diện tích đất mặt nước được sử dụng với mục đích nuôi trồng thuỷ sản các loại được thể hiện theo hình 2.7 sau đây.

Bảng 2.7. Tỷ lệ % đất mặt nước có nuôi trồng thủy sản các loại

34.65 65.35 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản các loại Đất mặt nước sử dụng mục đích khác

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2014

- Khai thác tự nhiên

Do sức hấp dẫn của thị trường các mặt hàng thuỷ sản hiện nay, nên các hoạt

động khai thác nguồn lợi đã lôi kéo hầu hết lực lượng lao động dư thừa trong các xã vùng đệm. Theo số liệu điều tra, trung bình một ngày số người vào khu vực VQG khai thác có khoảng 500 người, vào những ngày nông nhàn con số cao điểm lên tới hàng nghìn người, vừa làm thuê, vừa làm thêm và khai thác nguồn lợi tự nhiên trong khu vực VQG. Sản phẩm khai thác tự nhiên chủ yếu là. cua rèm, cá bớp, cá nhếch, Don don, Vạng can, Tôm rảo...

Hình thức khai thác nguồn lợi tự nhiên còn thể hiện như. kéo chài, thả lưới, câu, mò, cuốc (vạng, don) đã đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ gia đình.

Uớc tính thu thập bình quân trong một ngày tính cho 1 lao động từ 120.000

đến 150.000 đồng

Rõ ràng nền sản xuất hàng hoá dựa trên tiềm năng nuôi trồng và khai thác nguồn lợi tự nhiên ở khu vực VQG Xuân Thủy đã là nguồn sống quan trọng của cộng đồng dân cư các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy. Nhìn chung, nguồn thu này là khoản tiền mặt giúp họ bù đắp sự thiếu hụt về lương thực và đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống hiện tại còn nhiều thiếu thốn.

* Công nghiệp và thủ công nghiệp trong khu vực

Ngành công nghiệp và thủ công nghiệp đang trên đà phát triển, tuy nhiên cơ

sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ kỹ thuật công nghệ còn chưa cao, sản phẩm làm ra vẫn còn thiếu thị trường tiêu thụ, chỉ đủ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ. Đã xuất hiện nhiều công ty tư nhân phát triển các ngành nghề khác nhau. Ngành thủ công nghiệp đã xuất hiện cũng phát triển mạnh giải phóng được một nguồn lao động dư thừa của địa phương.

* Thương mại và dịch vụ

Trong thời gian gần đây ngành thương mại dịch vụ quốc doanh, hoạt động thương mại và ngoài quốc doanh đã có những bước phát triển khả quan. Tuy là một ngành mới được hội nhập vào trong các ngành sản xuất của các xã vùng đệm, song mạng lưới thương mại dịch vụ trong các xã phát triển cả quy mô lẫn hình thức kinh doanh. Phương thức hoạt động cũng khá đa dạng như trao đổi hàng hoá , vận chuyển hàng hoá, mua bán các vật dụng cần thiết cho nhu cầu của người dân và các khách du lịch đến tham quan.

2.1.2.3. Đời sống vật chất và tinh thần

a. Thu nhập kinh tế hộ gia đình

Kinh tế các xã vùng đệm chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp và kinh tế

biển. Thu nhập từ các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khác chiếm tỉ lệ rất ít. Thu nhập bình quân được tính toán dựa theo các nguồn thu sau. thu về

lương thực chiếm 39,3%, thu từ chăn nuôi gia súc, gia cầm các loại chiếm 10,0%, thu từ kinh tế biển 36,1%.

Ngoài ra còn có nguồn thu nhập từ các ngành nghề khác như dịch vụ du lịch, thương mại các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 14,6%.

Với bình quân thu nhập đầu người dân các xã vùng đệm cơ bản đã đảm bảo lương thực, thực phẩm, phần chi tiêu sắm sửa cho sinh hoạt và tiện nghi của các hộ

gia đình, phần lớn phải dựa vào khai thức nguồn lợi thuỷ - hải sản. b. Phân loại hộ gia đình

Theo tiêu chuẩn phân loại hộ gia đình do huyện đề ra và áp lực cho các xã vùng biển dựa vào 2 yếu tố chủ yếu là giá trị tài sản cốđịnh và thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình. Trong mấy năm gần đây các xã vùng đệm có số hộ

giàu và khá tăng khá nhanh, đã hết hộđói. c. Điều kiện sinh hoạt ở các hộ gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm gần đây nền kinh tế trong khu vực đã có bước phát triển

đáng kể, điều kiện sinh hoạt trong các hộ gia đình cũng từng bước được cải thiện. Nhà cửa của các gia đình trong vùng chủ yếu là nhà xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Các đồ dùng có giá trị trong gia đình như ti vi, xe máy và các loại vật dụng có giá trị khác chiếm tỉ lệ khá cao.

2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác

a. Cơ sở hạ tầng

Các xã vùng đệm đều đã xây dựng một số công trình thuỷ lợi như hệ thống cống I và II nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, chủ yếu là cho diện tích lúa nước trên

địa bàn. Các công trình thủy lợi được xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước hoặc vốn hỗ trợ quốc tế thông qua các dự án phát triển nông thôn như: định canh định cư, vốn của tỉnh, huyện và đóng góp của bà con bằng ngày công lao động đểđào - đắp, nạo vét kênh mương. Nhưng đến nay nhiều hệ thống bị xuống cấp, cần được nâng cấp hoặc làm mới, hệ thống mương máng cũng cần được cải tạo, nạo vét, bê tông hoá lại thì mới có thể phục vụ tốt cho sản xuất.

hoặc bê thống giao thông tông hoá, chỉ còn ít đường cấp phối liên xóm, việc đi lại trong khu vực tương đối thuận tiện.

Hiện nay nước sạch đã được cung cấp đến từng hộ gia đình. Tuy nhiên, tại xã Giao Thiện có cửa song Ba Lạt là nơi thoát nước nội đồng ra biển hiện nay đang bị

ô nhiễm do thuốc trừ sâu.

Các xã vùng đệm đều được kết nối với mạng điện quốc gia thông qua trạm 35Kw Giao Thanh. Điện lưới đã xuống tới thôn xóm. Hiện nay, 100% số hộ trong các xã vùng đệm đã dùng điện. Nguồn điện chủ yếu sử dụng cho thắp sáng và sinh hoạt, sử dụng cho sản xuất chưa nhiều.

Theo điều tra cho thấy tình hình chất đốt trong khu vực chủ yếu là ga, tuy nhiên vẫn còn một số ít người dân vẫn tận dụng khai thác củi trong khu vực VQG

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sinh kế cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 44)