Chính nguồn nhân lực có chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác người ta vẫn có thể có được nếu có trí thức, song tri thức chỉ xuất hiện thôn
Trang 1Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo -
Tiến sĩ Nguyễn Thế Hoà, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Quản lý xây dựng, Khoa Kinh tế và quản lý, Phòng Đào tạo Đại học và sau đại học, Trường Đại học Thuỷ lợi đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân, những người đã động viên, khích lệ tôi rất nhiều trong thời gian vừa qua
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện
Đào Thị Hương Giang
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Đào Thị Hương Giang
Trang 3DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 36
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Chiều cao và cân nặng của người Việt Nam so với tiêu chuẩn chung của
WHO 8
Bảng 1.2 Các mục tiêu cụ thể cần đạt được 8
Bảng 1.3 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn 11
Bảng 1.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tại Việt Nam 12
Bảng 1.5 HDI của Việt Nam 15
Bảng 1.6 Dự báo nhu cầu đào tạo 18
Bảng 1.7 Quan hệ giữa GDP với HDI 20
Bảng 1.8 Đầu tư cho giáo dục từ GDP và ngân sách nhà nước 22
Bảng 1.9 Chỉ số Giáo dục 23
Bảng 1.10 So sánh một số chỉ tiêu của năm 2013 và năm 2005 26
Bảng 1.11 Mức gia tăng dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam đến năm 2020 26
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất theo các ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh 38
Bảng 2.2 Cơ cấu các ngành kinh tế Quảng Ninh 39
Bảng 2.3 Dân số trung bình Quảng Ninh 41
Bảng 2.4 Dân số Quảng Ninh chia theo giới tính 42
Bảng 2.5 Dân số Quảng Ninh chia theo thành thị và nông thôn 42
Bảng 2.6 Dân số Quảng Ninh chia theo nhóm tuổi năm 2013 42
Bảng 2.7 Quy mô lực lượng lao động Quảng Ninh 2005-2013 44
Bảng 2.8 Trình độ học vấn của nhân lực Quảng Ninh 2010-2013 44
Bảng 2.9 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Quảng Ninh 45
Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu tổng hợp về sức khỏe của người dân 46
Bảng 2.11 Tình trạng tuyển sinh THCN giai đoạn 2005-2011 47
Bảng 2.12 Đăng ký dự thi Đại học theo khối ngành 48
Bảng 2.13 Cơ cấu lao động chia theo tình trạng lao động và trình độ CMKT 53
Bảng 2.14 Cơ cấu LLLĐ và trình độ CMKT chia theo tình trạng lao động 54
Bảng 2.15 Cơ cấu LLLĐ và tình trạng lao động chia theo trình độ CMKT 54
Bảng 2.16 Cơ cấu LLLĐ theo trình độ CMKT và tình trạng việc làm 55
Bảng 2.17 Lao động có việc làm theo ngành kinh tế quốc dân 56
Bảng 2.18 Chỉ số phát triển lao động Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản 56
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
BLĐTBXH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
CNH Công nghiệp hóa
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐH Hiện đại hóa
KH&CN Khoa học và công nghệ
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở ĐỊA PHƯƠNG 1
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 1
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 1
1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao 3
1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 5
1.2 Các tiêu thức xác định nguồn nhân lực chất lượng cao 5
1.2.1 Năng lực về thể chất (thể lực) của nguồn nhân lực 5
1.2.2 Năng lực tinh thần (trí lực) của nguồn nhân lực 8
1.2.3 Chỉ số phát triển nhân lực HDI (Human Development Index) 13
1.2.4 Kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc của người lao động 15
1.3 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế xã hội 16
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao 20
1.4.1 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở và nền tảng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 20
1.4.2 Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 21
1.4.3 Trình độ phát triển khoa học công nghệ 24
1.4.4 Phát triển dân số có kế hoạch tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 25
1.4.5 Trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ 27
1.4.6 Sự tác động của các chính sách vĩ mô của Nhà nước tới chất lượng nguồn nhân lực 28
1.5 Nội dung của công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 29
1.5.1 Quy hoạch phát triển NNL chất lượng cao 29
1.5.2 Đào tạo phát triển NNL chất lượng cao 30
Trang 71.5.3 Chính sách thu hút, khuyến khích tạo động lực cho người lao động và duy trì
NNL chất lượng cao 30
1.5.4 Giải pháp phát triển NNL chất lượng cao 32
1.6 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH QUẢNG NINH NHỮNG NĂM QUA 35
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 35
2.1.1 Những đặc điểm về tự nhiên 35
2.1.2 Những đặc điểm kinh tế 36
2.1.3 Đặc điểm về văn hóa - xã hội 40
2.2 Thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở Quảng Ninh những năm qua 41 2.2.1 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 41
2.2.2 Thực trạng phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao 49
2.3 Những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh 56
2.3.1 Về đào tạo nguồn nhân lực 56
2.3.2 Về sử dụng nguồn nhân lực 58
2.3.3 Về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài Tỉnh để sử dụng 59
2.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh 60
2.4.1 Những điểm mạnh, thuận lợi 60
2.4.2 Những điểm hạn chế 61
2.4.3 Các nguyên nhân 62
2.4.4 Cơ hội cho Quảng Ninh về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 65
2.4.5 Những khó khăn, thách thức của Quảng Ninh trong bối cảnh hiện tại 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68
Trang 8CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN
2014-2020 69
3.1 Những quan điểm, định hướng chủ yếu tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ninh đến 2020 69
3.1.1 Những quan điểm chủ yếu về tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao qua giáo dục và đào tạo để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ninh đến 2020 69
3.1.2 Phương hướng tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ninh đến 2020 73
3.1.3 Xác định nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn từ 2014 - 2020 74
3.2 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại tỉnh Quảng Ninh đến 2020 77
3.2.1 Nhóm giải pháp đối với người lao động 77
3.2.2 Nhóm giải pháp đối với nhà quản lý 80
3.2.3 Giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài Tỉnh Quảng Ninh 88
3.2.4 Giải pháp tạo việc làm cho người lao động 91
3.2.5 Giải pháp về xây dựng môi trường xã hội 93
3.3 Một số kiến nghị chính sách 94
3.3.1 Chính sách cải cách thủ tục hành chính 94
3.3.2 Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế 94
3.3.3 Chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển nhân lực 95
3.3.4 Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội 97
3.3.5 Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài 98
3.3.6 Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động 98
3.3.7 Một số biện pháp chính sách khác 99
3.3.8 Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định: Con người luôn ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Tri thức con người là một nguồn lực không bao giờ cạn và luôn được tái sinh với chất lượng ngày càng cao hơn bất cứ một nguồn lực nào khác Lịch sử phát triển nhân loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận: Nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trên lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định sự biến đổi về chất dẫn tới sự ra đời của kinh tế tri thức, chính là nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao
Trước đây, các nhân tố sản xuất truyền thống như số lượng đất đai, lao động, vốn được coi là quan trọng nhất, song ngày nay đã có sự thay đổi thứ tự ưu tiên Chính nguồn nhân lực có chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác người ta vẫn có thể có được nếu có trí thức, song tri thức chỉ xuất hiện thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế trong đời sống kinh tế - xã hội; từ chính quá trình sản xuất ra sản phẩm để nuôi sống con người và làm giàu cho xã hội Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao, các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, công ty, các sản phẩm chủ yếu là cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhờ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với các quốc gia trên thế giới đã và đang trở thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, là vấn đề có tính chất sống còn trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế với trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao và sự lan tỏa của kinh tế trí thức
Trang 10Việt Nam trong quá trình nghiệp hóa, hiện đại hóa còn thiếu nhiều điều kiện cho phát triển như: vốn, công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý, điều này đòi hỏi chúng ta phải biết phát huy được lợi thế của những nguồn lực hiện có, cần phải
có chiến lược và giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình Trong phần mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006-2010 Báo cáo
chính trị tại Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: "Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao" [15, tr.95], Đại Hội Đảng toàn quốc khoá XI xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là "nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước" Điều đó cho thấy, đào tạo và sử dụng có
hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một trong các yếu tố then chốt thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh
tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ Vì vậy, hơn bất cứ địa phương nào trong khu vực, đòi hỏi Tỉnh Quảng Ninh cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những con người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô nền kinh tế
và toàn xã hội, có trình độ khoa học - kỹ thuật cao Đó phải là nguồn nhân lực của một nền văn hóa công nghiệp hiện đại Hơn nữa, trong xu hướng phát triển nền kinh
tế tri thức và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nguồn nhân lực có chất lượng cao được coi là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng trưởng nhanh Nhìn chung nguồn nhân lực của Tỉnh Quảng Ninh hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước, chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã xác định tầm
quan trọng của việc "phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế" Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh đã tập trung lãnh
Trang 11đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm; điều hành linh hoạt, sáng tạo, có nhiều giải pháp tích cưck để thực hiện nhiệm vụ, trong đó, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh tới năm 2020, tỉnh chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên tập trung cho các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với hàm lượng khoa học công nghệ cao trong sản phẩm, những ngành kinh tế biển có lợi thế Cho nên việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn nhân lực để có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Quảng Ninh trở thành nhiệm vụ cấp thiết
Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020" để làm luận
văn thạc sĩ Kinh tế
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới
- Làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu: NNL chất lượng cao tại Tỉnh Quảng Ninh và các yếu tố liên quan
b Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao trong phạm vi Tỉnh Quảng Ninh những năm gần đây Qua đó, có các giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020
Trang 124 Phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị làm cơ sở, kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử và các phương pháp điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, minh họa để thực hiện đề tài
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ninh trong những năm qua
- Đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
6 Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của Luận văn được được cấu trúc làm 3 chương nội dung chính:
Chương 1 Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao Chương 2 Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh trong
những năm qua
Chương 3 Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2020
Trang 13CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở ĐỊA PHƯƠNG
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Theo giáo trình kinh tế lao động, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con
người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã
hội Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác (nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ…) ở chỗ: trong quá trình vận động, NNL chịu tác động của yếu tố tự nhiên (sinh, chết…) và yếu tố xã hội (việc làm, thất nghiệp ) Theo Thuyết lao động xã hội, nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Với nghĩa rộng, NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, NNL bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (trừ những người bị dị tật bẩm sinh) Với nghĩa hẹp,: NNL là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có tham gia vào nền sản xuất xã hội tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động
Theo thuyết về nguồn nhân lực (Human resource), yếu tố con người được coi là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là phương tiện để phát triển kinh tế - xã hội NNL được coi như mọi nguồn lực khác (như vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, đất đai…), cho nên cần phải đầu tư cho con người Trên thực tế việc đầu tư cho con người có tỷ lệ thu hồi vốn khá cao và mang lại nguồn lợi lớn hơn so với đầu tư vật chất Theo UNDP, nguồn nhân lực là tổng thể những năng lực (cơ năng và trí năng) của con người được huy động vào quá trình sản xuất, nguồn năng lực-nội lực
đó của con người cũng chính là nội lực xã hội của một quốc gia Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, với dân số đông, NNL dồi dào đang trở thành một trong những nguồn nội lực quan trọng nhất và nếu biết khai thác nguồn nội lực
đó một cách hiệu quả sẽ tạo ra một động lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội
Trang 14Trong luận án tiến sỹ triết học - nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tác giả Đoàn Khải cho rằng: Nguồn lực con người là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất
cả đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội”
Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế cũng chỉ ra, NNL chính là nguồn lực chủ yếu tạo động lực cho sự phát triển Vì vậy việc cung ứng đầy đủ và kịp thời NNL theo yêu cầu của nền kinh tế là yếu tố đóng vai trò quyết định đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội Do đó, bất cứ hiện tượng thiếu hoặc thừa sức lao động đều gây ra những khó khăn cho sản xuất xã hội và ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Đây là đối tượng của môn Kinh tế phát triển
Theo quan điểm của một số nhà khoa học khác, nguồn nhân lực được xem là
số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất, tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực phẩm chất, thái độ và phong cách lao động
Nhưng nhìn chung các khái niệm đều thống nhất về nội dung cơ bản là: NNL
là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia
Như vậy, khi nói tới nguồn nhân lực trước hết phải hiểu đó là toàn bộ những người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội và các thế hệ những người lao động tiếp tục tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế xã hội, con người đóng vai trò là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nó tới mục tiêu đã được chọn Cho nên NNL còn bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm việc- đó chính là các yếu tố thuộc về chất lượng nguồn nhân lực Ngoài ra cũng phải nói tới cơ cấu của lao động, bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề; đồng
Trang 15thời cần nhấn mạnh sự phát triển trí tuệ, thể lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của con người, vì trí lực là yếu tố ngày càng đóng vai trò quyết định sự phát triển NNL Ngoài ra khi nói đến NNL cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, đạo đức và nhân cách của con người
Do đó, NNL tiếp cận dưới giác độ phổ quát của Kinh tế Chính trị được hiểu là: Tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước
1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao
Tùy vào cách tiếp cận, có thể có những cách định nghĩa sau về nguồn nhân lực chất lượng cao
Định nghĩa nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên hiệu quả, năng suất của người lao động: Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của lực lượng lao
động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc; từ đó tạo ra năng suất và hiệu quả cao trong công việc, có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng
và phát triển của đơn vị nói riêng và cho toàn xã hội nói chung
Định nghĩa nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên trình độ được đào tạo của nguồn nhân lực: nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những người lao động
qua đào tạo, đó là những người lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất (hệ thống giáo dục nghề nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật và hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học, sau đại học, đào tạo lao động chuyên môn) được cấp bằng, chứng chỉ của các bậc đào tạo Bộ phận lao động này được gọi chung là lao động chuyên môn kỹ thuật
Tuy nhiên, định nghĩa trên còn bộc lộ hai nhược điểm:
Thứ nhất, nếu dựa vào định nghĩa này, những lao động không qua đào tạo chính quy nhưng có trình độ tay nghề rất cao, thậm chí họ còn làm được những công việc mà ít người có thể làm được (ví dụ như các nghệ nhân) lại không được coi là nhân lực chất lượng cao Trong thực tế, lực lượng này có sự đóng góp rất quan trọng và không thể thay thế trong thị trường lao động chất lượng cao
Trang 16Thứ hai, cũng dựa vào định nghĩa trên, bất kỳ lao động nào qua đào tạo cũng được coi là nhân lực chất lượng cao Trên thực tế, có những lao động qua đào tạo, nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công việc tương ứng với trình độ đào tạo,
vì vậy không thể coi bộ phận lao động đó là nhân lực chất lượng cao
Những phân tích về hạn chế của hai định nghĩa nêu trên đã cho thấy cần phải đưa ra một định nghĩa chính xác, khoa học, vừa mang tính định tính, vừa mang tính định lượng về nguồn nhân lực chất lượng cao
Theo tôi, nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những lao động qua đào tạo, được cấp bằng, chứng chỉ của các bậc đào tạo và có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc tương ứng với trình độ được đào tạo (trừ một số trường hợp đặc biệt không qua đào tạo); từ đó tạo ra năng suất và hiệu quả cao trong công việc, có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung
Định nghĩa trên là cách trả lời tương đối phù hợp cho những câu hỏi đã nêu
về nguồn nhân lực chất lượng cao Tuy nhiên để làm rõ hơn khái niệm “nguồn nhân lực chất lượng cao”, cũng như để dễ dàng hơn trong việc thống kê, phân tích và đánh giá lực lượng lao động này, cần thiết phải xây dựng những tiêu chí xác định ngưồn nhân lực chất lượng cao ở mức độ cụ thể hơn Có thể bước đầu nêu ra các tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao như sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là lực lượng lao động có đạo đức nghề nghiệp, đó là lòng yêu nghề, say mê với công việc, có tính kỷ luật và có
trách nhiệm với công việc Cao hơn cả, đạo đức nghề nghiệp còn thể hiện ở mong muốn đóng góp tài năng, công sức của mình vào sự phát triển chung của dân tộc Đây được coi là tiêu chí mang lại tính chất nền gốc trong quá trình xây dựng những tiêu chí các định nguồn nhân lực chất lượng cao
Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là lực lượng lao động có khả năng thích ứng công nghệ mới và linh hoạt cao trong công việc chuyên môn Tiêu chí
này đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, để có khả năng thích ứng tốt với những công việc phức tạp và luôn thay đổi trong thời đại ngày
Trang 17nay Điều này cũng có nghĩa là nguồn nhân lực chất lượng cao phải có bản lĩnh nghề nghiệp để không bị động trước những thay đổi nhanh chóng cả về nội dung và cách thức tiến hành công việc của thời đại toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức
Thứ ba, NNL chất lượng cao phải là lực lượng lao động có khả năng sáng tạo
trong công việc Sáng tạo bao giờ cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển Đặc biệt trong thời đại ngày nay, “những gì là mới và sôi động của ngày hôm qua nhanh chóng trở thành cũ kỹ và tầm thường trong ngày hôm nay”1 Nếu không liên tục có những ý tưởng sáng tạo thì hoạt động của các tổ chức và suy rộng ra là của một dân tộc sẽ bị tê liệt Vì vậy, tiêu chí này nhằm xác định nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung nhưng đặc biệt nhấn mạnh tới một lực lượng tinh túy nhất,
đó là những nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp và các nhà khoa học
1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Phát triển NNL và NNL chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là một trong những khâu đột phá quan trọng được Đảng ta đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng XI Trong đó, NNL chất lượng cao là nhân tố giữ vai trò trung tâm; là khâu quan trọng nhất chi phối việc thực hiện các đột phá khác Phát triển NNL chất lượng cao là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế,
xã hội; được bảo đảm thông qua thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó vai trò của ngành giáo dục và đào tạo là trọng tâm, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực là then chốt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong
đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
là khâu then chốt” Đây chính là yếu tố căn bản, cốt lõi để nền giáo dục thực hiện tốt vai trò trung tâm trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực quốc gia
1.2 Các tiêu thức xác định nguồn nhân lực chất lượng cao
1.2.1 Năng lực về thể chất (thể lực) của nguồn nhân lực
Nói đến thể lực là nói đến tình trạng sức khỏe của NNL, sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người về cả thể chất lẫn tinh thần Trong hiến chương của tổ chức y tế thế giới đã nêu: "Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thỏa mái về thể
1
Trang 18chất, tâm thần và xã hội” Quan niệm về chất lượng NNL mà đề tài phân tích là năng lực tinh thần và năng lực thể chất của NNL, tức là nói tới sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng Con người có thể lực tốt thì mới phát huy được lợi thế của sức mạnh trí tuệ trong phát triển kinh tế xã hội và ngược lai Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện để truyền tải tri thức vào hoạt động thực tiễn Do đó, sức khỏe là yếu tố quan trọng của NNL, nó trở thành một chỉ tiêu quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất
và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
- Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực
Sức khỏe của nguồn nhân lực phụ thuộc vào sức khỏe của dân cư Có sức khỏe tốt, người lao động mới phát huy được trí tuệ, khả năng của mình trong lao động xã hội Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần Sức khỏe thể chất là sự cường tráng, năng lực lao động chân tay Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vận động của trí tuệ, khả năng biến tư duy thành hành động thực tiễn; khả năng thích ứng, đối phó với các biến động của môi trường xã hội
Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực được phản ánh bằng một hệ thống chỉ tiêu sau đây:
• Tuổi thọ bình quân của dân số;
• Chiều cao và cân nặng trung bình của người lao động;
• Chỉ tiêu phân loại sức khỏe (Sức khỏe tốt, sức khỏe khá, sức khỏe trung bình, và sức khỏe kém);
• Chỉ tiêu dân số trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động và suy giảm sức khỏe
- Các chỉ tiêu cơ bản về y tế, bệnh tật
Trang 19Các chỉ tiêu cơ bản về y tế, bệnh tật tác động đến các yếu tố cấu thành chất lượng dân số; các yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực trong tương lai của một quốc gia, vùng địa phương vì tái sản xuất của dân số là cơ sở của
sự hình thành của nguồn nhân lực, quá trình này được biểu hiện mang tính lâu dài
- Chỉ tiêu cơ bản phản ánh về chăm sóc y tế, bệnh tật của nguồn nhân lực:
• Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi;
• Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi;
• Tỷ lệ trẻ em sinh ra sống thấp cân;
• Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng;
• Tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến sinh sản;
• Tỷ lệ sản phụ được chăm sóc tại các cơ sở y tế;
• Tỷ suất dân số mắc bệnh truyền nhiễm;
• Chỉ tiêu bệnh tật của người lao động
Ngoài ra, tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta còn tính một số chỉ tiêu sau đây: Tỷ suất dân số trong tuổi mắc bệnh có tiêm chủng, tỷ suất dân số trong tuổi bị nhiễm HIV/AIDS, tỷ suất dân số trong tuổi mắc các bệnh xã hội Các tỷ suất dân số trong tuổi mắc bệnh có tiêm chủng, dân số trong tuổi bị nhiễm HIV/AIDS, dân số trong tuổi mắc các bệnh xã hội
Vì thế, thể chất của NNL phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phân phối thu nhập, cũng như chính sách xã hội trước mắt và lâu dài của mỗi quốc gia, nếu các vấn đề liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng không được giải quyết tốt
sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực cả về thể lực lẫn trí tuệ; Tình trạng thể lực chung của người Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên, tầm vóc và thể lực người Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế Tỷ trọng người lớn có chỉ số cơ thể (BMI) bình thường chỉ chiếm khoảng 48% trong tổng số Còn lại khoảng 52% tổng số người lớn có những biểu hiện không bình thường trong phát triển cơ thể như quá gầy hoặc quá béo…Vì vậy, để có NNL chất lượng cao không thể không đề cập đến phát triển y tế, chăm lo sức khỏe cho người lao động Thể lực
là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực
Trang 20Nâng cao tuổi thọ trên cơ sở tăng cường thể lực cùng với cải thiện nhanh về
hình thể, trước hết là chiều cao và trọng lượng của người lao động
Bảng 1.1 Chiều cao và cân nặng của người Việt Nam so với tiêu chuẩn chung
của WHO Tuổi
Nguồn: Viện Khoa học Thể dục thể thao
Đồng thời với việc nâng cao tầm vóc là không ngừng cải thiện thể trạng đồng
thời đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa chiều cao và trọng lượng cơ thể, tăng cường
trạng thái sức khỏe chung, đặc biệt là sự phát triển hài hòa về tố chất thể lực cần thiết
(sức bền, sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo, khéo léo…) cho người lao động, học tập,
sáng tạo và các hoạt động bình thường khác của mỗi người
Chiều cao của thanh niên (m) - - 1.6 1.63 1.65
Nguồn: Chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo; Nghị quyết 37/CP của Chính phủ về định
hướng chiến lược công tác chăm sóc và sức khỏe nhân dân giai đoạn 1996-2000 và 2020
1.2.2 Năng lực tinh thần (trí lực) của nguồn nhân lực
Chất lượng NNL được phản ánh chủ yếu thông qua sức mạnh trí tuệ, đây là
yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng NNL Trí lực của NNL biểu hiện ở
năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người
lao động thông qua các chỉ số: trình độ văn hóa, dân trí, học vấn trung bình của
người dân; số lao động qua đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo; mức độ lành
Trang 21nghề (kỹ năng, kỹ xảo…) của lao động; trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; năng suất, chất lượng hiệu quả của lao động…
- Chỉ tiêu trình độ văn hóa của nguồn nhân lực
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là trạng thái hiểu biết cao hay thấp của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội Trình độ văn hóa là khả năng về học vấn để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản và tri thức chuyên môn - kỹ thuật Trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục Trình
độ văn hóa của dân cư là cơ sở quyết định đến trình độ văn hóa của nguồn nhân lực Do
đó, trong đánh giá nguồn nhân lực một quốc gia, người ta thường xem xét cả mức độ tham gia học tập của dân cư trong hệ thống giáo dục Thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:
• Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên;
• Tỷ lệ đi học chung, các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
• Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Chỉ tiêu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thực hành
về một nghề nghiệp nhất định Theo thống kê lao động có chuyên môn kỹ thuật bao gồm những lao động là công nhân kỹ thuật có bằng hoặc chứng chỉ nghề, người tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại học Họ được đào tạo ở các trường, lớp với các bậc học và hình thức học khác nhau Trình độ chuyên môn
kỹ thuật của nguồn nhân lực được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
• Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật;
• Tỷ lệ giữa số lao động có trình độ từ có bằng sơ cấp, chứng chỉ nghề trở lên;
• Tỷ lệ giữa số lao động đã qua đào tạo (có bằng công nhân kỹ thuật qua đào tạo nghề đạt từ bậc ba trở lên, tốt nghiệp sơ cấp, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học);
• Cơ cấu lao động đã qua đào tạo theo từng cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật
- Trình độ học vấn: là chỉ tiêu đầu tiên biểu hiện trí lực của NNL, bởi lẽ nó
thể hiện sự hiểu biết của người lao động về những kiến thức phổ thông về tự nhiên
và xã hội, là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ
Trang 22Thứ hai: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
Là số % dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) so với dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế Chỉ tiêu này đánh giá một cách đầy đủ trình độ văn hóa của nguồn nhân lực
Thứ ba: Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế
Là số năm trung bình một người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế dành cho học tập Đây là một trong những chỉ tiêu được liên hiệp quốc sử dụng để đánh giá chất lượng NNL của các quốc gia
Thứ tư: Tỷ lệ dân số đi học các cấp Tiểu học, THCS, THPT
Là số % trẻ em đi học cấp tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) đủ
độ tuổi của các em này có thuộc độ tuổi cấp tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) hay không trong tổng dân số ở độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi, cấp trung học cơ sở từ 11 - 14 tuổi; cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi) Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trình độ phát triển giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia
Thứ năm: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, THCS, THPT
Là số % trẻ em trong độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi; cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi, cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi đi học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học
Trang 23phổ thông trong tổng số em trong độ tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của hệ thống giáo dục, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
Bảng 1.3 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn
Tốt nghiêp THPT 13,78 17,24 18,37 22,78
Nguồn: Điều tra lao động việc làm 1.7 hằng năm, Bộ LĐ-TB và XH
Chính phủ các nước căn cứ vào các chỉ tiêu trên để xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục trong chiến lược giáo dục của quốc gia Ví dụ: định hướng phát triển giáo dục của Việt Nam đến năm 2015 với mục tiêu đạt tỷ lệ đi học chung của các cấp tiểu học là 100%, cấp THCS là 80%, cấp THPT là 45%
Trình độ dân trí của dân cư phản ánh trình độ học vấn của LLLĐ, là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng NNL, bởi lẽ trình độ học vấn cao tạo ra những điều kiện và khả năng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Chất lượng NNL không chỉ thể hiện ở trình
độ học vấn, quan trọng hơn là trình độ chuyên môn kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng của lao động đã qua đào tạo Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức
và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp Lao động có chuyên môn kỹ thuật bao gồm những công nhân từ bậc 3 trở lên (có bằng hoặc không có bằng) cho tới những người có trình độ trên đại học Họ được đào tạo ở các Trường kỹ thuật, được trang bị kỹ năng thực hành về công việc nào đó và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu so sánh sau:
Thứ nhất: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc
là % số lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật đến sau đại học) so với
Trang 24Nguồn: Báo cáo điều tra lao động, việc làm, Tổng cục thống kê - Bộ Kế hoạch đầu tư năm 2013
Thứ hai: trình độ chuyên môn kỹ thuật được thể hiện thông qua tỷ lệ lao động
được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước, từng vùng, từng ngành Chỉ tiêu này đánh giá một cách cụ thể nhất về trình độ CMKT của nguồn nhân lực Như vậy đến nay, vẫn còn bộ phận nguồn nhân lực chưa qua đào tạo Một lực lượng lao động như vậy, khó có thể đáp ứng yêu cầu “đi tắt, đón đầu” tiến vào nền kinh tế tri thức
Thứ ba: là cơ cấu các loại lao động đã qua đào tạo theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật và cấp bậc đào tạo thể hiện cơ cấu số lao động có trình độ ĐH,CĐ/số lao động có trình độ THCN/số lao động là công nhân kỹ thuật Chỉ tiêu này cho thấy cơ cấu đào tạo có cân đối với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế hay không, trên cơ sở
đó có kế hoạch điều chỉnh nhu cầu đào tạo cho phù hợp Các nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cho thấy rằng, cơ cấu trên thể hiện ở Việt Nam còn bất hợp lý
“thừa thầy, thiếu thợ”
Đối với Việt Nam, quá trình CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức được thực hiện thông qua và bằng CNH, HĐH rút ngắn, do đó việc chuẩn bị NNL phải vừa tăng cường đào tạo các loại cấp bậc để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế về nhân lực qua đào tạo đồng thời phải chó trọng nhiều hơn nữa đào tạo cao đẳng, đại học Hơn nữa, số lao động số lao động được đào tạo trong tổng LLLĐ xã hội ở Việt Nam còn thấp, nên quá trình đào tạo phải tăng cường đào tạo CNKT và THCN, vừa tăng cường đào tạo bậc cao đẳng, đại học và trên đại học Ở nước ta hiện nay đang thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động kỹ thuật có trình độ cao (chỉ có 1,32 kỹ sư trên 1000 dân, trong khi ở những nước tiên tiến như Anh là 136, Thụy Điển: 115 và
Trang 25Nhật Bản: 100) và chưa hình thành được một đội ngũ doanh nhân giỏi có trình độ quản lý mang tầm quốc tế (kết quả điều tra về giám đốc doanh nghiệp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho thấy 79% trong số 77% tổng số chủ doanh nghiệp đã tốt nghiệp đại học chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về quản lý kinh tế) Đây cũng chính là tiềm năng có thể khai thác theo hướng sử dụng tốt lực lượng lao động có trình độ cao để tăng tỷ trọng lao động có kỹ năng và cải thiện cơ cấu lao động có trình độ cao góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Ngoài ra, trí lực của nguồn nhân lực còn biểu hiện ở kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người lao động, chúng phụ thuộc trước hết vào khả năng của mỗi người,
sự say mê nghề nghiệp, ý thức rèn luyện kỹ năng Mặt này thể hiện qua thông số năng lực hoạt động chuyên môn của người lao động
- Năng lực sáng tạo:
Tiếp tục phát triển và nâng cao trí lực và năng lực hoạt động thể hiện bằng trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tầm hiểu biết, phổ kiến thức, kỹ năng quản lý, tính năng động, năng lực thích nghi và sáng tạo của nguồn nhân lực Trong thời đại ngày nay, việc trang bị những kiến thức học vấn phổ thông và kỹ năng nghề nghiệp là chưa đủ, cần phải tạo lập cho mỗi con người Việt Nam có tư duy năng động, sáng tạo, dám mạo hiểm, sẵn sàng thích ứng và thích ứng cao trong một thế giới đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế
và khu vực Cho nên trí lực còn được biểu hiện ở óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, sắc bộn trong phát hiện thông tin mới và khả năng thích ứng nhanh để học tập, áp dụng, làm chủ các phương tiện khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch định các giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực trí tuệ trong quá trình CNH, HĐH rót ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức hiện nay
1.2.3 Chỉ số phát triển nhân lực HDI ( Human Development Index)
Nếu quan niệm NNL là tổng thể năng lực lao động trong nền kinh tế của một quốc gia, tức là lực lượng lao động của đất nước đó, thì khi xét chất lượng NNL, tức
là bộ phận trực tiếp hoạt động và sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội không thể
Trang 26tách rời những điều kiện phát triển con người trong quốc gia đó Trên ý nghĩa đó, thì chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện gián tiếp thông qua chỉ số phát triển con người (HDI- Human Development Index) Theo Liên hiệp Quốc, sự phát triển nhân lực của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau có thể so sánh với nhau bằng một thước đo chung, đó là chỉ số phát triển con người hay chỉ số phát triển nhân lực HDI là một chỉ tiêu tổng hợp gồm 3 tiêu chí cụ thể:
1) Mức độ phát triển kinh tế: Được xác định bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người hằng năm;
2) Chỉ tiêu về phát triển giáo dục (chỉ tiêu học vấn): Được xác định bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục;
3) Chỉ tiêu y tế: Tính bằng tuổi thọ bình quân của người dân
Theo quy ước quốc tế, chỉ số HDI mang giá trị từ 0 đến 1 gồm: chỉ số trình độ học vấn, chỉ số thu nhập, chỉ số tuổi thọ Có nơi, còn sử dụng thêm 2 tiêu chí: môi trường tự nhiên và hệ thống an sinh xã hội Chỉ số học vấn có giá trị bằng 1, khi 100% số người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết; bằng 0, khi 0% số người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết Chỉ số tuổi thọ có giá trị bằng 1, khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi; bằng 0, khi tuổi thọ bình quân chỉ đạt 25 tuổi Chỉ số thu nhập bằng
1, khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000 USD (theo sức mua tương đương); bằng 0, khi GDP bình quân đầu người chỉ đạt 160 USD/năm
Giá trị HDI của các nước và lãnh thổ trên thế giới nằm trong khoảng từ 0 đến
1 Nước nào có giá trị HDI càng gần đến 1 thì mức độ phát triển nguồn nhân lực rất cao, nếu nước nào có giá trị HDI dưới 0,4 thì mức độ phát triển nguồn nhân lực của nước đó được coi là thấp Theo số liệu của UNDP, chỉ số phát triển con người (HDI: tuổi thọ, trình độ học vấn, mức sống) của Việt Nam có xu hướng gia tăng, từ xếp thứ 116/174 nước (năm 1993) lên thứ 109/174 nước (năm 2000), nhưng năm
2003 lại tụt xuống thứ 112/174 nước Năm 2005 tăng 4 bậc (đạt 0,704 điểm), lên mức 108/177 nước Đóng góp vào chỉ số chung này thì chỉ số phát triển kinh tế (K) đạt 0,54; chỉ số tuổi thọ (T) đạt 0,76; chỉ số phát triển giáo dục (G) đạt 0,82 Chỉ số phát triển giáo dục đã có đóng góp nhiều nhất vào HDI, vì vậy nâng giá trị và thứ hạng HDI của nước ta lên (nước ta có thành tựu số người lớn biết chữ là 90,3%, số
đi học trong độ tuổi 6-24 là 64%) Do vậy: G = (0,93x 2+0,64)/3 = 0,82
Trang 27Bảng 1.5 HDI của Việt Nam
Năm Chỉ số HDI Thứ bậc so với các nước tham gia xếp hạng giáo dục Chỉ số
Nguồn: Nguồn số liệu UNDP và Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện đại hội X
của Đảng; Nxb CTQG, Hà Nội 2006, trang 17
Nước ta là một trong mười nước có chỉ số xếp hạng về HDI cao hơn xếp hạng
GDP/ người trên 20 bậc, điều này chứng tỏ nước ta đã cố gắng tăng trưởng kinh tế
với phát triển xã hội, quan tâm đến các yếu tố sức khỏe, y tế, giáo dục…(tuổi thọ
trung bình của người Việt Nam hiện nay là 72,8, 90% dân số được tiếp cận các dịch
vụ xã hội) Một trong những yếu tố làm cho HDI của Việt Nam còn ở mức thấp là do
chỉ số GDP bình quân đầu người còn quá thấp Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế
để sớm đưa VN ra khỏi vị trí nước kém phát triển là mục tiêu hàng đầu Như vậy trên
thực tế, tồn tại những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế- xã hội ở mức cao, nhưng
chỉ số này không được cao, trong khi đó nước có trình độ phát triển thấp, nhưng chỉ
số HDI lại ở mức tương đối như Việt Nam Do đó, chỉ số HDI tuy không phản ánh
trực tiếp chất lượng nguồn nhân lực, song nã cho biết khá rõ môi trường xã hội ở đó
nuôi dưỡng và phát triển NNL chất lượng cao
1.2.4 Kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, thái độ
và phong cách làm việc của người lao động
Tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường, nhiều
nhà nghiên cứu lý luận nước ta cho rằng, khi nói tới NNL thì ngoài thể lực và trí lực
của con người cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn
và nắm bắt nhu cầu thị trường của họ Bởi vì, ngoài thể lực và trí lực, cái làm nên
nguồn lực con người là kinh nghiệm sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải
trực tiếp của con người
Trang 28Đồng thời, khi xem xét chất lượng NNL con người, không thể không nói đến đạo đức, nhân cách, thái độ và phong cách làm việc của con người Đây là những phẩm chất đạo đức, tinh thần có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của con người, nó thúc đẩy tính tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của con người Phát triển NNL trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, đòi hỏi người lao động phải có hàng loạt phẩm chất cần thiết như: có ý thức tổ chức kỷ luật;
tự giác trong lao động, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tác phong làm việc nhanh nhẹn, chính xác, có lương tâm nghề nghiệp…tất cả những phẩm chất đó nằm trong phạm trù đạo đức của con người, tức là đào tạo con người “vừa hồng, vừa chuyên” Trong thực tế ở nước ta lực lượng lao động còn hạn chế về ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của người sử dụng lao động, nên còn một tỷ lệ đáng kể lao động không tìm kiếm được việc làm thích hợp hoặc làm không đúng với trình độ và nghề được đào tạo So với các nước trong khu vực, thứ bậc xếp hạng
về chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn thấp (VN chỉ đạt 3,79/10 so với Trung Quốc là 5,73/10 và Thái Lan là 4,04/10)
1.3 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế xã hội
Một là: Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH rút ngắn
Đối với NNL quá trình CNH, HĐH sẽ thúc đẩy sự phát triển, sự thay đổi về nhiều mặt Nó làm thay đổi cơ cấu NNL, làm chuyển biến từ một cơ cấu lạc hậu sang một cơ cấu tiến bộ hơn; cơ cấu các khu vực lớn trong kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế kỹ thuật, cơ cấu trong nội bộ mỗi ngành, cơ cấu NNL ở từng vùng, từng địa phương cho đến cơ cấu NNL trong nội bộ từng doanh nghiệp CNH, HĐH là một yếu tố tác động rất mạnh đến NNL và phát triển NNL
Đối với Việt Nam, bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững Bởi vì: Việt Nam đang
Trang 29trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, riêng về kinh tế, mục tiêu này ngày càng mở rộng được thị trường, bán được nhiều hàng hóa dịch vụ Muốn thế, phải có sức mạnh trong cạnh tranh, tức là chất lượng và giá cả Chất lượng và giá cả hàng hóa lại phụ thuộc vào hai yếu tố chủ chốt: đó là trình độ công nghệ của sản xuất và trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế thế giới là quá trình giao lưu, trao đổi giữa Việt Nam và các nước trên thế giới về hàng hóa dịch vụ, tiền tệ, công nghệ mới, NNL… theo hai chiều ra và vào Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ mới vào Việt Nam kéo theo công việc làm, các nghề mới, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý…Những diễn biến này tác động trực tiếp vào NNL và phát triển NNL chất lượng cao của Việt Nam
Do vậy, phát triển NNL ở Việt Nam đặc biệt quan trọng cho sự thành công của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế Cần phải tạo ra và cải thiện tất cả các điều kiện cần thiết để phát triển NNL nhanh, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới, của CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế
Hai là: Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng trưởng nhanh
Trong quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về NNL chất lượng cao Tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao cón thấp so với nhu cầu của thực tế Đến năm 2013, lao động qua đào tạo có tăng, song đến nay mới chỉ đạt 19,7% (chưa đạt mục tiêu do đại hội IX của Đảng đề ra là 30%)
Trong khi dư thừa rất ít lao động phổ thông, thì lại thiếu hụt nghiêm trọng lao động có chất lượng cao, nhất là lao động cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động Đây là tình trạng đáng báo động, không phù hợp với quy luật tăng trưởng là tỷ lệ tăng trưởng lao động có trình độ chuyên môn
kỹ thuật bao giờ cũng phải cao hơn tốc độ tăng GDP để đảm bảo tăng GDP một cách vững chắc
Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với một số nước Đông Á Có thể, ta đang ở mức gần tương đương với Indonesia, nhưng thua
Trang 30hầu hết các nước và lãnh thổ khác như Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Thái Lan, Philippin Từ đó dẫn đến một loạt các yếu kém khác như trình độ vận dụng khoa học kỹ thuật kém, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao và dương nhiên dẫn đên sức cạnh tranh của nền kinh
tế nước ta còn ở vị trí rất thấp
Với mục tiêu phát triển đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85-90%, nông nghiệp chỉ 10-15% thì nhu cầu đào tạo NNL chất lượng cao được dự báo như sau:
Bảng 1.6 Dự báo nhu cầu đào tạo Năm Tỷ lệ lao động được đào tạo (%) Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%)
Ba là: Nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chủ yếu tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức
Thực tế, quá trình CNH ở các quốc gia trên thế giới cho thấy: trong tiến trình CNH, nếu nước nào biết dựa vào việc khai thác và sử dụng năng lực của nguồn nhân lực, thì luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định như Nhật Bản, Phần
Trang 31Để thu được 500USD? Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam bán 5 tấn than
đá, nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long bán 2 tấn gạo, Trung Quốc bán chiếc xe gắn máy trọng lượng 100kg, Hãng Sony bán chiếc tivi trọng lượng 10 kg, Hãng Nokia bán chiếc điện thoại trọng lượng 0,1kg, Hãng Intel bán con chip máy tính trọng lượng 0,01
kg, Hãng Microsoft bán một phần mềm trọng lượng 0 kg
Nhiều sản phẩm có giá trị rất cao nhưng trọng lượng chỉ 0 kg, đó là những phát minh sáng chế hay giá trị thương hiệu Hàm lượng tri thức càng cao, trọng lượng sản phẩm càng nhẹ Ngày nay tất cả những quốc gia hùng mạnh đều nhờ vào một yếu tố: trình độ giáo dục, và từ đó là trình độ công nghệ Đó là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức
Như vậy, nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của các quốc gia chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, chứ không chỉ là nguồn của cải vật chất Do vậy, hình thành và phát triển NNL có chất lượng cao là yếu tố quan trọng nhất không chỉ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mà còn tạo cơ hội tiếp cận kinh tế tri thức
Tóm lại: Động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triển
tới bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người Điều đó lý giải tại sao con người, mà trước hết là NNL chất lượng cao, được coi là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội Đối với Việt Nam, chưa bao giờ cơ hội cất cánh lại lớn như ngày nay Với WTO, đường băng đã sẵn sàng Bay nhanh bao nhiêu, bay cao bao nhiêu thuộc về cánh bay nào và nhiên liệu nào Cánh bay của chúng ta là nguồn nhân lực chất lượng cao Và nhiên liệu chính
là tri thức
Trang 321.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao
1.4.1 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở và nền tảng để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đóng vai trò quyết định
đến trình độ phát triển NNL nhất là NNL chất lượng cao của nước đó Tại một quốc
gia có trình độ kinh tế phát triển cao, thì ở đó NNL có chất lượng cao, kể cả trình độ
học vấn, trình độ CMKT, sức khỏe, tuổi thọ; có thể thấy điều đó qua các số liệu
được nêu tại Bảng 1.7
Bảng 1.7 Quan hệ giữa GDP với HDI Tên nước Tuổi thọ (năm)
Tỷ lệ người lớn biết chữ
Tỷ lệ đi học từ
6 - 23 tuổi (%)
GDP đầu người (PPP USD)
Xếp hạng HDI
Xếp hạng HPI
Nguồn: Báo cáo phát triển nguồn nhân lực, UNDP năm 2000
Từ số liệu trên cho thấy, trình độ phát triển kinh tế - xã hội góp phần quan
trọng vào việc nâng cao mức sống có điều kiện chăm sóc sức khỏe nâng cao thể lực,
trí lực, nâng cao tuổi thọ của người lao động Trình độ kinh tế - xã hội càng phát
triển, càng có điều kiện nâng cao chất lượng NNL và NNL có chất lượng càng cao
Điều đáng lưu ý là nhiều nước có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt
Nam, như Inđônêxia, Ai cập, Goatêmala, Namibia, Gabông, Nam Phi, Song do các
chỉ số về tuổi thọ và giáo dục đều thấp, nên xếp ở thứ hạng thấp hơn Việt Nam về
chỉ số phát triển con người Năm 2005, ở Việt Nam, GDP/đầu người khoảng 640
USD; tuổi thọ từ 68 tuổi (1999) lên 71,3 tuổi(2005); trình độ học vấn tính theo số
líp trên đầu người từ 3-4 líp (trước 1990) lên 7-8 líp [15, tr.18]
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao càng có điều kiện đầu tư cho giáo dục
và đào tạo, khi giáo dục đào tạo phát triển lại góp phần quyết định trực tiếp vào việc
Trang 332010 và tạo ra bước phát triển mới trong thập niên của thế kỷ XXI
1.4.2 Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X có ghi: "Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” Luật Giáo dục năm 2005 có ghi: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
Lý luận về giá trị sức lao động của Karl Marx (Nhà kinh tế học người Đức, 1818-1883) cũng đã đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của giáo dục đối với sự phát triển sức sản xuất khi khẳng định rằng giá trị sức lao động thể hiện trong toàn bộ nhân các sinh động của con người K.Marx cho rằng sức lao động bao gồm: "Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong Một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” Như vậy, sức lao động không chỉ mang đặc trưng vật chất (yếu tố thể chất) mà còn mang cả đặc trưng xã hội (trí tuệ và ý thức
xã hội) Trong đó hệ thống nhân tố trí tuệ và ý thức xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của sức lao động K Max viết: "Một lao động được coi là cao hơn, phức tạp hơn so với lao động xã hội trung bình thì nó là Biểu hiện của một sức lao động đòi hỏi những chi phí cao hơn Người ta phải tốn nhiều thời gian lao động hơn
để tạo ra nó và vì vậy, nó có một giá trị cao hơn so với sức lao động giản đơn” Ngày nay, khi khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, thì vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên quan trọng
Trang 34Trong tác phẩm “Đầu tư vào tương lai” (Investing the future), Jacques Hallak (chuyên gia cấp cao về giáo dục tại viện Kế hoạch hóa quốc tế) đã nêu lên 5 nguồn phát năng cho sự phát triển nguồn lực con người, đó là: giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm, tự do chính trị và kinh tế Theo ông, những nguồn này gắn bó với nhau nhưng giáo dục là nhân tố quan trọng nhất Thực tế cho thấy quốc gia nào quan tâm đến giáo dục và đào tạo thì quốc gia đó có nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước Ấn Độ đã áp dụng một chính sách giáo dục thích hợp với nhu cầu thời đại Hàng năm, Ấn Độ đào tạo được khoảng 3 triệu cử nhân, trong đó nhiều người có trình độ chuyên môn cao
về kỹ thuật, kinh doanh, y học Số trường đào tạo từ kỹ thuật trở lên tính đến 2013 lên đến khoảng hơn 2000 trường Hiện nay, một số công ty tin học của Ấn Độ dẫn đầu thế giới về phần mềm cũng như về dịch vụ khai thác
Bảng 1.8 Đầu tư cho giáo dục từ GDP và ngân sách nhà nước
Nguồn: UNDP: Báo cáo phát triển Con người 2004
Nếu so sánh với một số quốc gia trong khu vực về mức đầu tư cho giáo dục - đào tạo trong GDP, Việt Nam đã vượt qua một số quốc gia như Inđônêxia, Ấn Độ, Pakixtan, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn Thái Lan, Malaixia
Trong báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2005 do UNESCO công bố ngày 8/11, Việt Nam được xếp hạng 64/127 nước về tiến độ thực hiện “mục tiêu cho tất cả đến năm 2015” của Liên Hợp quốc Chỉ số giáo dục cho tất cả (EDI) được UNESCO hình thành từ những chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học
- Tỷ lệ biết chữ ở người lớn (từ 5 tuổi trở lên)
Trang 35Tỷ lệ biết chữ ở người lớn
Mức độ cân bằng về giới trong giáo dục
Chất lượng giáo dục
Tỷ lệ biết chữ ở người lớn của Việt Nam là 90,3%, cao hơn tỷ lệ trung bình
của thế giới (81,7%) và các nước đang phát triển (76,4%) Tỷ lệ này của Trung
Quốc là 90%; của Thái Lan và Philippin đều 93,6% [5, tr.19]
Như đã trình bày ở trên, NNL chất lượng cao không phải tù nhiên mà có
được, phải thông qua quá trình giáo dục đào tạo lâu dài và phù hợp với yêu cầu của
tiến bộ xã hội Giáo dục là nhân tố cơ bản để hình thành, phát triển ở mỗi con người
nhân cách, sức lao động, tạo ra cho con người sự phát triển hài hòa cả thể lực - trí
lực - tâm lực Trong bản tổng kết của ủy ban giáo dục đi vào thế kỷ XXI của
UNESCO năm 1995, đã cho rằng “ Giáo dục là của cải nội sinh” Kết quả của giáo
dục đối với mỗi người là nội lực của người ấy và hơn nữa, nội lực ấy phải có khả
năng tạo ra của cải vật chất, tạo ra phúc lợi cho toàn xã hội Trong báo cáo đã đưa ra
bốn nguyên lý của giáo dục, còn được gọi là 4 trụ cột của nền giáo dục: học để biết
(Learning to know); học để làm (learning to do); học để chung sống với mọi người
(learning to live together); và học để tồn tại (learning to be)
Trang 36Trong giai đoạn hiện nay, khi trí thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì chất lượng NNL trở thành nguồn tài nguyên quan trọng hơn mọi tài nguyên khác, muốn phát triển và sử dụng nó một cách hiệu quả không có con đường nào khác là học tập
Với nước ta, để thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm
2020, đưa đất nước đuổi kịp các nước trong khu vực và thế giới đòi hỏi phải cải cách giáo dục và đào tạo một cách mạnh mẽ đang là một yêu cầu cấp bách như văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH TW khoá VIII đã khẳng định: "Phát triển giáo dục
và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH,
là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Nói cách khác, giáo dục và đào tạo là phương tiện để khai trí, thiếu nó thì trí tuệ của một dân tộc sẽ kém cỏi và do vậy không có sức mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2001-2010 đã khẳng định: "ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”
1.4.3 Trình độ phát triển khoa học công nghệ
Cơ cấu nòng cốt của đội ngũ lao động là đội ngũ trí thức, với cơ cấu đồng bộ trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, quản lý kinh tế - xã hội…là lực lượng nòng cốt trong nguồn nhân lực có chất lượng cao Cũng chính từ đội ngũ này mà đào tạo, bồi dưỡng thu hút các tài năng trẻ, tạo nên một thế hệ đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học giỏi và những cán bộ có năng lực công nghệ giỏi cho sự nghiệp CNH, HĐH Việt Nam đang diễn ra quá trình đổi mới khoa học, công nghệ, quá trình này diễn ra rộng khắp, từ các doanh nghiệp, các ngành, địa phương và chính quá trình này kéo theo sự đổi mới về nguồn nhân lực; sự đổi mới khoa học công nghệ đang và sẽ tác động ngày càng mạnh đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Trang 37Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ
số cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của nền kinh tế nước ta từ vị trí thứ 70/148 năm
2013 đã lên được 5 hạng so với năm 2012 (75/144) và xuống 5 hạng so với năm
2011 (65/142) và thấp hơn vị trí của nhiều nước (77 của Philippin, 74 của Inđônêxia, 49 của Trung Quốc, 36 của Thái Lan, 24 của Malaysia, 2 của Singapore) Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chỉ số cạnh tranh của nước ta thấp và vị trí xếp hạng liên tục bị giảm là do chỉ số ứng dụng công nghệ thấp, đứng thứ 92/117 So với Thái Lan, vị trí của nước ta còn thua kém rất
xa, như chỉ số chuyển giao công nghệ (66 so với 4), chỉ số thông tin và viễn thông (86 so với 55) Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp của Việt nam mới chiếm khonảg 20%, thấp hơn tỷ lệ tương ứng của các nước (Philippines 29%, TL 31%, Singapore 73% ) Để rút ngắn khoảng cách về khoa học công nghệ so với các nước trong khu vực, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển khoa học & công nghệ Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu đưa tổng đầu tư toàn xã hội cho KH& CN đạt 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% GDP vào năm 2020 Đồng thời, đổi mới cơ chế sử dụng kinh phí Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội cho KH&CN
1.4.4 Phát triển dân số có kế hoạch tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tăng trưởng dân số có tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng NNL Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, cứ tăng dân số 1% thì yêu cầu tăng GDP phải
ít nhất là 3% thì mới đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội bình thường, tức là theo đó có đủ sản phẩm và dịch vụ ở mức cần thiết để đảm bảo duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm và mức sống như hiện tại
Theo số liệu tổng cục Thống Kê, Bộ Kế hoạch - đầu tư, trong năm 2013 lực lượng lao động của cả nước bao gồm 52,74 triệu người có việc làm và 1,12 triệu người thất nghiệp Tỷ số việc làm trên daâ số là 76,3%, có sự chênh lệch đáng kể về
tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn
Trang 3833.333 75,1
37.574 69,77
4.241 (-5,33)
4 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (%) 5,32 3,3 - 2,02
5 Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao
động nông thôn
Nguồn: Theo số liệu tổng cục Thống Kê, Bộ Kế hoạch - đầu tư, năm 2013
Năm 2013 dân số nước ta đạt mức 88,780 triệu người trong đó dân số trong
độ tuổi lao động đạt 53,86 triệu người (chiếm 60,67%) Số người thiếu việc làm so với thời điểm tháng 10/2012 giảm 47,9 nghìn người và đến thời điểm tháng 10/2013, cả nước có 1321 nghìn người thiếu việc làm Có tới 84,9% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn Mức độ gia tăng tương đối cao của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn tương đối cao như hiện nay đang đặt ra những vấn đề lớn cần giải quyết trong khi đó chất lượng lao động thấp thể hiện ở chỗ tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng lực lượng lao động thấp và cơ cấu lực lượng lao động bất hợp lý
Bảng 1.11 Mức gia tăng dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam đến năm 2020
Đơn vị tính: nghìn người
Số người vào tuổi lao động
Số người ra khỏi tuổi lao động
Tổng số người trong tuổi lao động tăng thêm
Trang 39Trong khi đó, thị trường lao động chưa phát triển, chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề còn thấp dẫn đến một loạt vấn đề mâu thuẫn liên quan đến giải quyết việc làm, đến việc phát triển chất lượng của lực lượng lao động
Do đó, tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất lượng của NNL sẽ giúp kinh tế phát triển ổn định Theo ông Nguyễn Sinh Hùng khi làm việc với UBDSGĐTE đã nói: “Năm 2006, VN chọn chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng là 8%, chứ không phải là 10 hay 12% chính là để giải quyết vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề DSGĐTE Từ nay đến năm 2020, VN phải đạt tốc độ tăng dân số ở mức từ 1%-1,14% Ngoài tốc độ tăng trưởng còn cần đặc biệt chú trọng tới vấn đề chất lượng dân số, vì chất lượng dân số chính là chất lượng nguồn nhân lực” Không phải ngẫu nhiên trong số 1/3 quốc gia có GDP bình quân đầu người trên 20.000 USD/năm hầu như dân số đều nằm ở dưới ngưỡng 60 triệu người (thời điểm năm 2000) Còn ở Việt Nam, lúc đó GDP đầu người chỉ là 402USD/năm, vào hàng thấp nhất nhưng số dân lại gấp nhiều lần các quốc gia phát triển Hiện nay, với 90 triệu người, Việt Nam trở thành nước đông dân thứ 14 trên thế giới và xếp thứ 3 khu vực, sau Inđônêxia và Philippin, mật độ dân số cao gấp hai lần nước đông dân Trung Quốc Nghị quyết ĐH Đảng X chỉ ra: "Tiếp tục kiềm chế tốc
độ tăng dân số”
1.4.5 Trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
Sức khỏe tốt thì chất lượng NNL ở cả hiện tại và tương lai đều có thể phát triển tăng lên, người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi làm việc Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những người khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần; giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết thông qua giáo dục ở nhà trường và hệ thống y tế Nếu như có đầu tư
về y tế tốt thì sẽ đảm bảo sức khỏe cho nguồn nhân lực” So với nền kinh tế có cùng mức phát triển thì tuổi thọ người Việt Nam cao hơn 11 năm Đầu tư hằng năm cho chăm sóc sức khỏe người dân của ta chỉ khoảng 6 USD/người, mới bằng 1/10 của
Trang 40Thái Lan nhưng nhiều chỉ số về sức khỏe của ta vẫn cao hơn Tuy nhiên, mức đầu
tư như vậy còn thấp Xã hội hóa y tế của ta có chính sách nhưng chưa làm được như chúng ta nói”
Ngoài những yếu tố về giáo dục và y tế thì chất lượng nguồn nhân lực còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác: Tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người liên quan đến môi trường pháp luật, thể chế và các chính sách, cơ chế giải phóng sức lao động, tạo động lực để con người phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Truyền thống lịch sử và nền văn hóa của một quốc gia cũng bồi đắp và kết tinh trong mỗi con người và cả cộng đồng dân tộc, hun đúc nên bản lĩnh, ý chí, tác phong của con người trong lao động
1.4.6 Sự tác động của các chính sách vĩ mô của Nhà nước tới chất lượng nguồn nhân lực
Có thể nói chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác động quan trọng tới việc nâng cao chất lượng NNL, đặc biệt là các chính sách kinh tế - xã hội như:
a) Chính sách phát triển dân số: Bao gồm các chính sách về truyền thông dân
số, các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là các chương trình truyền thông dân số ở các khu vực vùng sâu, vùng xa Các chính sách kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình đã góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số và mức sinh, làm chậm lại tốc độ tăng nguồn lao động
b) Chính sách phát triển trí lực và kỹ năng của NNL:
- Chính sách phát triển giáo dục cơ bản: tạo nền móng ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực và là một nhân tố cơ bản của phát triển NNL Vì vậy, việc đánh giá phát triển NNL của một quốc gia, trước hết người ta dùa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thông (tỷ lệ người biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục - số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp học…)
- Chính sách phát triển đào tạo NNL (phát triển kỹ năng) bao gồm chính sách
về quy mô đào tạo, chính sách về cơ cấu đào tạo, chính sách tài chính trong phát