Để chuỗi giá trị diễn ra bình thường thì bên cạnh các hoạt động sản xuất phải có các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, đó là: quản lý hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Lê Văn Trung Trực
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Lê Văn Trung Trực
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ
TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2015
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN -U/\U -
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Tài chính Marketing và thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài tại tỉnh Đồng Tháp, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Đề tài này được hoàn thành là nhờ sự nổ lực của bản thân, sự động viên của gia đình, sự giúp đỡ của bạn bè và đặc biệt là sự giúp đỡ của quý thầy
cô Khoa Sau Đại học, sự giúp đỡ chân tình của giảng viên hướng dẫn khoa học
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Trường là giảng viên đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này
Em xin cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Sau đại học đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực hiện đề tài và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong quý thầy cô và bạn bè góp ý để luận văn hoàn thiện hơn
Em chân thành cảm ơn !
Ngày… tháng 07 năm 2015
Trang 4Ngày… tháng 07 năm 2015
Người cam đoan
Trang 5iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –
MARKETING
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tp HCM, ngày… tháng 07 năm 2015
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO BẢO VỆ LUẬN VĂN CAO HỌC
1 HỌ TÊN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Xuân Trường
• Nơi Công tác: Trường Đại học Tài chính - Marketing
• Điện thoại: 0913905997 Email: ts.truong@gmail.com
2 HỌ TÊN HỌC VIÊN: Lê Văn Trung Trực
• Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
• Khóa : 1 – TNB MSHV : 6130110Q0031
• Điện thoại : 0918 316 777 Email: lvttrucdongthap@gmail.com
Tên đề tài luận văn tốt nghiệp:
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ – TỈNH ĐỒNG THÁP
Nhận xét về quá trình thực hiện luận văn của học viên:
………
………
………
………
Nay, tôi đề nghị khoa Đào tạo Sau đại học xem xét cho học viên được thực hiện thủ tục bảo vệ luận văn tốt nghiệp GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ………
Trang 6iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
……… …
………
………
………
………
………
………
………
………
Ngày……tháng… năm 2015
Trang 7v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
Chợ NT : Người bán lẻ tại Chợ đầu mối ngoài tỉnh
Chợ TT : Người bán lẻ tại Chợ đầu mối trong tỉnh
Trang 8Hiệu quả kinh tế chuỗi cho thấy sự đóng góp vào nền kinh tế 2.710 tỷ đồng, giá trị gia tăng 681,6 tỷ đồng, giá trị lao động đến 336,7 tỷ đồng Tuy nhiên, dịch bệnh chổi rồng gây thiệt hại về năng suất 5-7%, hao hụt sau thu hoạch lên đến 25% làm chi phí sản xuất, kinh doanh hiện ở mức cao Bên cạnh, sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chưa hệ thống, thiếu chặt chẽ Nguy cơ về giá đầu vào tăng trong khi giá đầu ra chưa ổn định, do nhiều nguyên nhân, trong đó, công tác nghiên cứu, dự báo thị trường
và xúc tiến thương mại chưa tốt Các tác nhân tham gia vận hành chuỗi dựa trên lợi ích cục bộ, thiếu bền vững Một số kênh phân phối chưa thật hiệu quả, khi mà giá trị gia tăng và lợi nhuận chưa thật tương xứng với việc đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tác nhân
Hướng tới, cần phát triển vùng chuyên canh, năng suất cao, chất lượng đồng bộ, bên cạnh nghiên cứu giảm tỷ lệ hao hụt, đa dạng sản phẩm qua sơ, chế biến đảm bảo
an toàn thực phẩm, định hướng phù hợp với thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, trên lợi ích lâu dài của các tác nhân tham gia chuỗi
-oOo -
Trang 9vii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN iii
LỜI CAM ĐOAN iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
TÓM TẮT viii
MỤC LỤC ix
DANH MỤC BẢNG xiii
DANH MỤC HÌNH xv
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .1
1.2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu .6
1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7
1.7 Kết cấu của luận văn 7
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 8
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm 9
2.1.1 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị 9
2.1.2 Khái niệm chuỗi giá trị 11
2.2 Sơ đồ chuỗi giá trị (Khung khái niệm Porter) 12
2.3 Sơ đồ chuỗi giá trị (Phân tích ngành hàng - CCA) 16
2.4 Sự cần thiết phải tiến hành phân tích chuỗi giá trị 17
2.5 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị 17
2.5.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị 17
2.5.2 Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị 17
2.5.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị (chi phí – lợi nhuận) 18
2.5.4 Phân tích quản trị chuỗi 19
2.5.5 Nội dung phân tích chuỗi giá trị của các lý thuyết 21
Trang 10viii
2.6 Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu 23
2.6.1 Phương pháp tiếp cận 23
2.6.2 Phương pháp nghiên cứu, phân tích 25
2.7 Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin 27
2.7.1 Số liệu nghiên cứu 27
2.7.2 Cơ cấu mẫu điều tra 28
2.8 Phương pháp phân tích ma trận SWOT 31
2.9 Phương pháp phân tích lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh 32
2.10 Các bước cụ thể thực hiện 33
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 34
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ – TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1 Tổng quan về ngành hàng nhãn tiêu da dò Đồng Tháp 35
3.2 Phân tích chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp 41
3.2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp 41
3.2.1.1 Lập sơ đồ chuỗi 41
3.2.1.2 Mô tả chuỗi giá trị 42
3.2.1.3 Kênh thị trường (phân phối) của chuỗi 43
3.2.2 Phân tích các tác nhân trong chuỗi .44
3.2.2.1 Phân tích tác nhân Nông Hộ 44
3.2.2.2 Phân tích tác nhân Thương Lái 51
3.2.2.3 Phân tích tác nhân Vựa Nhãn 54
3.2.2.4 Phân tích tác nhân Lò Sấy 56
3.2.2.5 Phân tích tác nhân Doanh Nghiệp Xuất khẩu trái cây 58
3.2.2.6 Phân tích tác nhân Người bán lẻ tại Chợ đầu mối trong tỉnh 61
3.2.2.7 Phân tích tác nhân Người bán lẻ tại Chợ đầu mối ngoài tỉnh 62
3.2.2.8 Phân tích các tác nhân thúc đẩy, hỗ trợ chuỗi 64
3.2.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị 65
3.2.3.1 Hiệu quả tài chính 65
3.2.3.2 Phân tích, đánh giá chỉ số giá trị gia tăng, lợi thế so sánh 69
3.2.3.3 Phân tích chi phí, lợi nhuận và sự đóng góp vào giá bán 72
Trang 11ix
3.2.4 Quan hệ liên kết - chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp 77
3.2.4.1 Liên kết dọc 77
3.2.4.2 Liên kết ngang 77
3.3 Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp 79
3.3.1 Những kết quả đạt được 79
3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 80
3.3.2.1 Đối với sản xuất, sơ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm 80
3.3.2.2 Đối với lưu thông, phân phối và tiêu thụ sản phẩm 80
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 82
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ – TỈNH ĐỒNG THÁP
4.1 Định hướng phát triển chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò –Đồng Tháp 83
4.2 Phân tích SWOT - chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp 84
4.2 1 Phân tích Điểm mạnh 84
4.2.2 Phân tích Điểm yếu 85
4.2.3 Phân tích Cơ hội 87
4.2.4 Phân tích Nguy cơ 87
4.3 Các chiến lược đề xuất ứng với tình hình thực tế của chuỗi giá trị 88
4.3.1 Chiến lược SO: Theo đuổi các cơ hội phù hợp với điểm mạnh 88
4.3.1.1 Phát triển vùng chuyên canh sản xuất 88
4.3.1.2 Tận dụng điều kiện cơ sở hạ tầng 88
4.3.1.3 Quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại 89
4.3.1.4 Đa dạng hóa sản phẩm 89
4.3.2 Chiến lược WO: Khắc phục các điểm yếu để theo đuổi các cơ hội 89
4.3.2.1 Nâng chất lượng và năng suất 89
4.3.2.2 Nâng cao nhận thức các tác nhân tham gia chuỗi 90
4.3.2.3 Thúc đẩy liên kết giữa các tác nhân 90
4.3.3 Chiến lược WT: Xây dựng kế hoạch tránh mẫn cảm với tác động của thách thức 91
4.3.3.1 Đảm bảo nguồn cung sản phẩm 91
4.3.3.2 Nâng cao năng lực phòng trị dịch bệnh 91
Trang 12x
4.4 Giải pháp phát triển chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp .91
4.4.1 Giải pháp phát triển vùng chuyên canh, chất lượng cao .94
4.4.2 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm – định hướng thị trường tiêu thụ 95
4.4.3 Giải pháp về thương mại – phát triển thương hiệu 95
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 96
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Đóng góp của nghiên cứu .98
5.2 Kiến nghị 98
5.3 Hạn chế của nghiên cứu 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC Phụ lục 1 Tham khảo ý kiến, phỏng vấn chuyên gia 101
Phụ lục 2 Diện tích, năng suất, sản lượng trái nhãn Đồng Tháp – 2014 103
Phụ lục 3 Tổng hợp Thương lái, Vựa nhãn, Lò sấy đang hoạt động - 2014 109
Phụ lục 4 Bảng câu hỏi khảo sát – hiện trạng đầu tư trồng mới Nông Hộ 110
Phụ lục 5 Bảng câu hỏi khảo sát hiện trạng sản xuất Nông hộ 115
Phụ lục 6 Bảng câu hỏi khảo sát Thương lái 121
Phụ lục 7 Bảng câu hỏi khảo sát cơ sở chế biến Lò Sấy 126
Phụ lục 8 Bảng câu hỏi khảo sát Vựa nhãn 131
Phụ lục 9 Bảng câu hỏi khảo sát Chợ TT 136
Phụ lục 10 Bảng câu hỏi khảo sát Chợ NT 139
Phụ lục 11 Bảng câu hỏi khảo sát DN XK 142
Phụ lục 12 Phân bố mẫu – địa bàn khảo sát các tác nhân 153
Phụ lục 13 Bảng hoạch toán tài chính cho từng tác nhân 161
Phụ lục 14 Bảng chỉ tiêu kinh tế áp dụng 162
Phụ lục 15 Phân phối chi phí, lợi nhuận và đóng góp vào giá - Kênh XK 163
Phụ lục 16 Phân phối chi phí, lợi nhuận và đóng góp vào giá – Kênh NĐ 164
Phụ lục 17 Phân tích SWOT nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp 166
Trang 13xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Nôi dung phân tích chuỗi giá trị của các lý thuyết 21
Bảng 3.2 Phân bố quy mô, diện tích - Nông Hộ 44 Bảng 3.3 Tình hình sử dụng lao động - Nông Hộ 45
Bảng 3.5 Giá bán và đầu mối tiêu thụ - Nông Hộ 47
Bảng 3.7 Vấn đề thương mại đối với Nông Hộ 49 Bảng 3.8 Lý do và khó khăn khi trồng mới - Nông Hộ 50 Bảng 3.9 Tình hình và cơ cấu thu nhập - Nông Hộ 50 Bảng 3.10 Thông tin về giá và phương thức mua -Thương Lái 51 Bảng 3.11 Đầu mối tiêu thụ và giá bán - Thương Lái 52
Bảng 3.13 Đầu mối thu mua/tiêu thụ - Vựa Nhãn 54
Bảng 3.15 Đầu mối thu mua/tiêu thụ - Lò Sấy 56
Bảng 3.17 Bảng giá mua bán và đầu mối thu mua – tiêu thụ
Trang 14xii
Người Bán lẻ tại chợ đầu mối trong tỉnh Bảng 3.21 Hoạch toán - Người Bán lẻ tại chợ đầu mối
Bảng 3.22 Bảng giá mua bán và đầu mối thu mua/tiêu thụ -
Người Bán lẻ tại chợ đầu mối ngoài tỉnh 62 Bảng 3.23 Hoạch toán - Người Bán lẻ tại chợ đầu mối
trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp 71 Bảng 3.28 Tổng hợp giá trị gia tăng, lợi nhuận qua các kênh
Trang 15xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter 12
Hình 2.3 Sơ đồ chuỗi giá trị chung ngành hàng Nông sản 16 Hình 3.1 Phân bố diện tích cây nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp 37 Hình 3.2 Năng suất trái nhãn tiêu da bò –Đồng Tháp 38 Hình 3.3 Tình hình tiêu thụ trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp 39 Hình 3.4 Sơ đồ chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp 41 Hình 3.5 Kênh phân phối trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp 44
Hình 3.7 Cơ cấu lợi nhuận, chi phí các tác nhân tham gia chuỗi giá
Trang 171
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính c ấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, bên cạnh những cơ hội, doanh
nghiệp còn đứng trước những khó khăn, thách thức Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường rộng lớn và đòi hỏi phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngày nay cần tiến hành phân tích và đánh giá lại cả quá trình từ khi còn là nghiên cứu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm xác định được lợi thế cạnh tranh nằm ở giai đoạn nào để có chiến lược phát triển dựa trên thế mạnh sẵn có của mình Về phía Nhà nước cần có những chính sách cần thiết để tháo gỡ những nút thắt đối với cả quá trình khởi điểm từ những ý tưởng, nghiên cứu, đến sản xuất, kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm
Theo Micheal Porter khởi xướng vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20 trong cuốn sách Best-seller, có thể nói, chuỗi giá trị là một tập hợp những hoạt động để đưa một sản phẩm từ khi còn ý tưởng đến khi được sản xuất, đưa vào sử dụng và cả dịch vụ sau bán hàng Như vậy, chuỗi giá trị đã bao gồm các hoạt động như thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ sau bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng Các công đoạn này diễn ra kế tiếp nhau và tác động lẫn nhau để cùng tạo ra sản phẩm
và tiêu thụ sản phẩm đó Để chuỗi giá trị diễn ra bình thường thì bên cạnh các hoạt động sản xuất phải có các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, đó là: quản lý hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, cung cấp thông tin và những dịch vụ bảo trì thiết bị, nhà xưởng sản xuất,…
Vì vậy, việc phân tích chuỗi giá trị là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của một ngành hàng, cũng như đánh giá vai trò và phạm vi ảnh hưởng của nó trong một quốc gia hay toàn cầu
Ở Việt Nam, đối với một vài sản phẩm nông nghiệp đã được các chuyên gia kinh tế hàng đầu tiến hành phân tích, theo đó, các công đoạn nghiên cứu, sản xuất, phát triển và xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm của chuỗi là nhằm tạo ra giá trị
Trang 182
cao trong việc tạo lợi nhuận cho toàn chuỗi Tuy nhiên với công nghệ còn thấp kém, nên khả năng chế biến sau thu hoạch cần nổ lực vươn lên để chiếm lĩnh công nghệ mới theo khả năng và lợi thế của mình, từ đó, nhằm giành lại lợi ích cả công đoạn nghiên cứu tạo giống nông sản mới, giá trị gia tăng mới, cao hơn, nếu không sẽ rơi vào tình trạng thua thiệt Đây chính là thách thức to lớn đối với tác nhân của nền kinh tế đang phát triển khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Sản xuất nông sản hàng hóa của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng đã có nhiều đổi mới, tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá thành cao, lợi nhuận thấp Các khâu sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ nông sản thiếu tính liên kết bền vững cùng hỗ trợ nhau phát triển
Ở tỉnh Đồng Tháp, về ngành nông sản - trái nhãn, ta thấy được: thu nhập của người trồng nhãn bấp bênh do giá biến động, sản lượng được tiêu thụ qua nhiều tác nhân trung gian Có nhiều vấn đề xoay quanh các khâu sản xuất và tiêu thụ được đặt ra cho sản phẩm trái nhãn tỉnh Đồng Tháp, cần được phân tích để có thể giúp các tác nhân tham gia chuỗi giá trị có thể gia tăng thu nhập
Doanh nghiệp chế biến nông sản, trong đó hướng đến trái nhãn, còn nhiều lý
do khác nhau, trong đó, việc hoạch toán kinh doanh cho mặc hàng còn thiếu cơ sở về mặc bằng chi phí, công nghệ chế biến, … và thị trường tiêu thụ… Nên chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh chế biến nông sản này tại Đồng Tháp
Về khía cạnh những người quản lý còn thiếu cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế
xã hội về ngành hàng này như: khả năng và mức đóng góp về kinh tế xã hội từ trái nhãn, khả năng giải quyết việc làm, mức giá trị và giá trị gia tăng toàn ngành hàng… Khả năng tác động của các chính sách thương mại, xúc tiến thương mại, việc triển khai
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trái nhãn nói riêng và nông sản nói chung…
Vì vậy, nhiều vấn đề xoay quanh các khâu trồng trọt và tiêu thụ, hoạch định chiến lược phát triển được đặt ra cho sản phẩm trái nhãn Đồng Tháp, để giải quyết vấn
đề này nhất thiết phải tiến hành phân tích toàn bộ các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị
Trang 193
Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu
da bò – tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình
1.2 Tình hình nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu về chuỗi giá trị của các sản phẩm nông nghiệp đã được thực hiện rất nhiều ở Việt Nam Tuy nhiên, mỗi một nghiên cứu lại tiếp cận vấn đề ở khía cạnh, phạm vi và đối tượng khác nhau Chưa có đề tài nào nghiên cứu về chuỗi giá trị Trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp Phần dưới đây là điểm qua một số nghiên cứu điển hình
có liên quan đến phân tích chuỗi giá trị nông sản:
Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) đã phối hợp với các tổ chức và các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện một số nghiên cứu về chuỗi giá trị ở một số tỉnh thành chọn lọc Một số nghiên cứu thực nghiệm được công bố như
“Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị để phát triển ngành dâu tằm tơ tại Tuyên Hóa, Quảng Bình” (Thanh, 2006a); “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cao su ở Quảng Bình” (Thanh, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị bơ Đắc Lắc” (GTZ, 2006a), “Phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên” (GTZ, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị cá tra và ba sa ở ĐBSCL” (GTZ, 2009) Phương pháp nghiên cứu phần lớn dựa vào cuốn “Cẩm nang Liên kết Giá trị: Phương pháp luận thúc đẩy chuỗi giá trị” của GTZ phát hành (GTZ, 2007) Nền tảng phương pháp luận của GTZ chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Kaplinsky và Morris (2001) Hầu hết các nghiên cứu đã cung cấp những kết quả và khuyến nghị có giá trị cho các bên có liên quan trong chuỗi giá trị
Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam (Axis Research) có nhiều nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị rau củ quả và trái cây Các phân tích tiến hành xác định cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm và phân tích đặc điểm sản xuất và thương mại, tính toán lợi ích
và chi phí nhằm xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi Axis Research (2006) đã phân tích cấu trúc thị trường tiêu thụ bưởi Vĩnh Long, phân tích quan hệ của các tác nhân, người thu gom có vai trò quan trọng Tuy nhiên, so với chuỗi giá trị nho Ninh Thuận thì người trồng bưởi Vĩnh Long có ưu thế hơn trong việc quyết định thời điểm bán và giá bán vì bưởi không dễ hư hỏng và có thể neo trái lại trên cây hoặc thu hoạch và bảo quản Đặc biệt, lượng cung bưởi nhỏ nên thương lái
Trang 20sự chủ động phối hợp liên kết chuỗi trong tất cả các khâu Lê Minh Tài (2013), chuỗi
giá trị cây Khóm huyện Tân Phước –Tiền Giang, với 3 tác nhân: người sản xuất, thu gom và công ty chế biến Bên cạnh việc đề nghị phát triển về cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho chuỗi, đề tài nhấn mạnh đến mối liên kết dọc, trong đó, người sản xuất đóng vai trò trung tâm bên cạnh nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ ngân hàng Nguyễn Phú Son và cộng sự (2012), chuỗi giá trị các sản phẩm Táo, Tỏi và Nho Ninh Thuận, nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc liên kết, xây dựng kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm là yêu cầu cấp thiết Vì cho rằng kênh phân phối chủ yếu theo con đường truyền thống, nông hộ khá thụ động trong thu hoạch và tiêu thụ Hệ thống thu gom sản phẩm qua nhiều tầng nấc trung gian, hoạt động thương mại dựa trên cơ sở mối thân quen và hợp đồng miệng Rủi ro về thời tiết, sâu bệnh và thị trường tiêu thụ luôn đe dọa Người bán sỉ có quyền lực định giá trong chuỗi giá trị sản phẩm này
UBND Đồng Tháp (2014), đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020
và tầm nhìn đến 2030 Phạm vi của đề án chủ yếu tập trung phân tích và đề xuất các định hướng cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, làm cơ sở cho việc triển khai các chương trình hành động lớn của tỉnh Đây là đề án khung, đề án mở và sẽ liên tục cập nhật sau từng giai đoạn Trong đó, đề án tiến hành phân tích chuỗi giá trị 5 ngành hàng chủ lực của Đồng Tháp, đó là: “Ngành hàng Lúa gạo, Ngành hàng Xoài, Ngành hàng Hoa Kiểng và Ngành hàng Cá da trơn, Ngành hàng Vịt” Cung cấp thực trạng quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, khả năng áp dụng tiêu chuẩn chất lượng còn rất hạn chế Bên cạnh việc liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa chưa chặt chẽ, chưa hệ thống, thông tin về thị trường tiêu thụ chưa phát triển, chưa được dự báo, xúc tiến thương mại còn thiếu và yếu Hệ thống hạ tầng đối với vùng sản xuất chưa được đảm bảo, doanh nghiệp đầu tàu trong việc thu mua sản phẩm xuất khẩu chưa đáp ứng yêu cầu người sản xuất Những kịch bản về tăng di cư lao động, tích tụ ruộng đất, tập trung tăng
Trang 215
trưởng công nghiệp, dịch vụ và tái cơ cấu kinh tế toàn diện đã được đưa ra và hướng
tới các phương án tăng quy mô ruộng đất, rút bớt lao động nông nghiệp, thay đổi kết
cấu kinh tế và việc làm
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học khách quan về thực trạng sản xuất, phân phối
và tiêu thụ sản phẩm qua việc phân tích cụ thể từng tác nhân tham gia vào chuỗi và
trên cơ sở đánh giá hiệu quả chuỗi, đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát triển bền
vững chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp
Mục tiêu cụ thể:
1 Khảo sát hiện trạng sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp
2 Phân tích kinh tế và đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị
3 Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị
nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu
sau đây được đặt ra:
(1) Thực trạng sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp
1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Các tác nhân tham gia vào chuỗi bao gồm: nhà sản xuất (hộ gia đình nông dân -
NH), TL thu gom, VN đầu mối, cơ sở chế biến (lò sấy - LS), doanh nghiệp hoạt động
Trang 226
sản xuất và kinh doanh xuất khẩu trái nhãn tiêu da bò ít nhất một năm, đến kênh phân phối tiêu dùng bao gồm Người Bán lẻ tại Chợ đầu mối trong Tỉnh, Người bán lẻ tại Chợ đầu mối ngoài tỉnh Ngoài ra còn tham khảo ý kiến thêm nhà cung cấp sản phẩm đầu vào (phân bón, thuốc BVTV, cây giống) Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tham khảo ý kiến và phỏng vấn một số đơn vị/cá nhân có chức năng hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi giá trị là các Sở, Ngành Tỉnh, huyện có liên quan
- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về chuỗi giá trị, trong đó nghiên cứu áp dụng lý thuyết phân tích chuỗi giá trị trong phân tích ngành hang nông sản, cụ thể áp dụng chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp, bên cạnh nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất bằng chỉ số sử dụng hiệu quả nguồn lực DRC làm cơ sở so sánh đánh giá hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đối với một số mặt hang tại tỉnh Đồng Tháp
Không gian: Bao quát toàn bộ chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp từ sản xuất, cung ứng, phân phối và đến tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu (chỉ khảo sát và phân tích các tác nhân trong nước, không khảo sát và phân tích các tác nhân nhà nhập khẩu, người bán sĩ, bán lẻ ở nước ngoài)
Địa điểm: Địa bàn sản xuất và tiêu thụ trong tỉnh Đồng Tháp, theo sơ đồ tác
nhân tham gia chuỗi, nghiên cứu 2 địa điểm có dòng sản lượng tiêu thụ lớn (TP HCM,
TP Cần Thơ) và Doanh nghiệp xuất khẩu trái cây (Cái Bè - Tiền Giang) thực hiện xuất khẩu trái nhãn tiêu da bò ra nước ngoài
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2014 đến tháng 5/2015
N ội dung nghiên cứu của đề tài: Tập trung phân tích chuỗi giá trị trái nhãn
tiêu da bò và đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi Trong đó, tiến hành
phân tích và đánh giá về chi phí, phân phối thu nhập, kênh phân phối cụ thể từng tác nhân tham gia chuỗi, đánh giá hiệu quả kinh tế toàn chuỗi
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Làm sáng tỏ và đánh giá đúng thực trạng, qua đó, cung cấp cơ sở dữ liệu khách quan độc lập về chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp Trong đó, nêu bật hiệu quả kinh tế, các giá trị đóng góp về mặt kinh tế, xã hội mà chuỗi mang lại, những tồn
Trang 237
tại và nguyên nhân được tìm thấy trong quá trình phân tích chuỗi Qua đó, đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, định hướng phát triển bền vững đến năm 2020
1.7 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần phụ, kết cấu của Luận văn bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận & Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp
Chương 4: Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp
Chương 5: Kết luận & Kiến nghị
-oOo -
Trang 248
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 cũng đã đi vào phân tích về sự cần thiết của việc thực hiện đề tài, đề cập mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Trong đó, cũng đã tiến hành đánh giá tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như những nghiên cứu về chuỗi giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, đề tài tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đồng Tháp nhằm định hướng khung cho những nghiên cứu tiếp theo
Với vấn đề nghiên cứu và những câu hỏi đã được đặt ra, ta tiến hành đi vào phần cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò –tỉnh Đồng Tháp tại chương 2
-oOo -
Trang 259
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị
Doanh thu hay tổng giá trị đầu ra
Doanh thu hay tổng giá trị đầu ra được tính bằng cách nhân số lượng hàng bán với giá bán cộng thêm những nguồn thu nhập thêm như doanh thu từ việc thực hiện những dịch vụ có liên quan, từ việc bán phể phẩm, tư vấn,… Chỉ tiêu này cho biết đối tượng tham gia chuỗi gia trị thu được bao nhiêu tiền Khi nghiên cứu chuỗi giá trị trong khoảng thời gian dài, người ta cần phải lưu ý về tỷ lệ lạm phát do vậy chọn một mốc thời gian cụ thể và quy giá trị của doanh thu về mối thời gian đó mới chính xác
Giá trị gia tăng hay tổng giá trị đầu ra dòng
Giá trị gia tăng hay tổng giá trị đầu ra dòng được tính bằng tổng giá trị đầu ra trừ đi tổng giá trị đầu vào Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích chuỗi giá trị bởi nó cho biết đối tượng tham gia chuỗi giá trị đóng góp được bao nhiêu giá trị vào sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng
Giá trị gia tăng là mức đo lợi nhuận được tạo ra bởi tác nhân của từng khâu trong chuỗi giá trị Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá sản phẩm cuối cùng Người tiêu dùng, vì thế, không tạo
ra giá trị gia tăng
Chi phí /Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận)
Việc phân tích chi phí và lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân tích chuỗi giá trị bởi thông tin về chi phí và lợi nhuận là thông tin có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những quyết định có liên quan đến chuỗi Mục tiêu của việc phân tích chuỗi giá trị trên khía cạnh chi phí và lợi nhuận là xác định chi phí hoạt động đầu
tư và lợi nhuận đã được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế nào, cũng như cơ hội để tăng giá trị của quá trình/công đoạn tham gia đó
Trang 2610
Chi phí tăng thêm
Chi phí tăng thêm là những chi phí phát sinh ngoài chi phí dùng để mua những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, liên lạc, điện, nước, chi phí bán hàng, v.v… Chi phí tăng thêm là chi phí hoạt động đầu tư của từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị và chính là hiệu số giữa tổng giá trị đầu ra với lợi nhuận của tác nhân đó
Các khâu, t ác nhân tham gia chuỗi
Trong chuỗi giá trị có các “khâu” trong chuỗi Các khâu có thể mô tả cụ thể
bằng các “hoạt động” để thể hiện rõ các công việc của khâu Bên cạnh các Khâu của
chuỗi giá trị có “tác nhân” Tác nhân là những người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi, ví dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất lúa, thương lái vận chuyển hàng hóa, v.v Bên cạnh đó còn có các “nhà hỗ trợ chuỗi giá trị” Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi là giúp phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị
Các hình thức liên kết
Liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự
nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các biện pháp có liên quan đến hoạt động của mình, nhằm thúc đầy việc kinh doanh phát triển theo chiều hướng có lợi nhất
Liên kết dọc
Liên kết dọc là hình thức liên kết của hai hay nhiều chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất theo hướng hoàn thiện của sản phẩm hay dịch vụ Thông thường liên kết dọc giúp các chủ thể tăng cường khả năng nghiên cứu, đổi mới sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất, định hướng thị trường tiêu thụ
Liên kết ngang
Liên kết ngang là liên kết của những chủ thể có cùng vị trí với nhau trong chuỗi giá trị Chẳng hạn, liên kết của những nhà sản xuất với nhau, ở đây là những nông hộ
Trang 2711
trồng nhãn như tổ hợp tác, hợp tác xã đứng ra để ký kết hợp đồng mua phân bón, thuốc BVTV… và cung ứng sản phẩm Liên kết của các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm và tăng cường khả năng bán hàng hay nghiên cứu và phát triển sản phẩm… phân phối tiêu thụ
Phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp
Phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp là sự phát triển
có tính đến sự chia sẽ lợi ích trên cơ sở đảm bảo cùng có lợi và nâng dần lợi ích của tất
cả các tác nhân tham gia, theo hướng tăng cường liên kết ngang và liên kết dọc nhằm nâng cao giá trị gia tăng tại từng khâu và toàn chuỗi ở tương lai
2.1.2 Khái niệm chuỗi giá trị
Theo Porter M.E (1985), chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động
bổ trợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Theo đó, khi đi qua lần lượt các hoạt động của chuỗi mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng; các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính
Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky.R và Morris.M, 2001)
Một chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế có thể được mô tả như
Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau (các chức năng) từ khi mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản phẩm nào đó, đến việc hoàn chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩm cho người tiêu dùng
Các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện những chức năng này, ví dụ như: nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối sản phẩm cụ thể Các doanh nghiệp này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt động kinh doanh trong đó sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất ban đầu tới những người tiêu dùng cuối cùng
Trang 2812
Một mô hình kinh doanh đối với sản phẩm thương mại cụ thể, mô hình kinh doanh này cho phép các khách hàng cụ thể được sử dụng công nghệ cụ thể và là cách điều phối đặc biệt giữa hoạt động sản xuất và marketing giữa nhiều doanh nghiệp
2.2 Sơ đồ chuỗi giá trị (Khung khái niệm Porter)
Nguồn: Porter M.E (1985)
Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị - Porter
Porter M.E (1985) phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính
Logistics đầu vào (Inbound Logistics): những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp
Sản xuất (Production): các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất
Logistics đầu ra (Outbound Logistics): đây là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình, kế hoạch
Trang 2913
Marketing và bán hàng (Marketing and Sales): những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá
Dịch vụ khách hàng (Customer Service): các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm
Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại
Thu mua (Purchase): thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như máy móc, thiết
bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng
Phát triển công nghệ (Technology Development): “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan điểm của ông thì mọi hoạt động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm
Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management): đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ
Cơ sở hạ tầng (Infrastructure): nhìn nhận ở góc độ tổng quát, doanh nghiệp chính là khách hàng của những hoạt động này Chúng không hỗ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động chính, mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức
Phương pháp tiếp cận phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành hàng của Micheal Porter là công cụ hữu dụng và hiệu quả để định vị sản phẩm trên thị trường và đồng thời còn cung cấp thêm các thông tin về đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và quyền lực thị trường của Nhà cung cấp, cũng như Người mua Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
Trang 3014
Nguồn: Porter.M.E (1985) Hình 2.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter (1) Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (đối thủ cạnh tranh tiềm tàng): Theo M-Porter, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít,
áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào sức hấp dẫn của ngành, những rào cản gia nhập ngành như kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại, các nguồn lực đặc thù
(2) Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành (cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành): Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh
(3) Áp lực cạnh tranh từ khách hàng (Năng lực thương lượng của người mua): Khách hàng ở đây được hiểu là người tiêu dùng trực tiếp hoặc những nhà phân phối sản phẩm Sức mạnh khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành sản xuất nào đó Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành sản xuất sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọi là độc quyền mua – tức
là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua Trong điều kiện thị
Trang 31và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san
sẻ phần lợi nhuận của ngành
(5) Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế (đề cập đến sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác): Nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế, độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hàng hóa thay thế Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu sản phẩm có độ co giãn càng cao (có nghĩa là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá sản phẩm cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong lượng cầu sản phẩm) lúc này người mua có nhiều sự lựa chọn hơn Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành sản xuất nhất định
2.3 Sơ đồ chuỗi giá trị (Phân tích ngành hàng - CCA)
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ chặt chẽ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cho đến sản xuất và phân phối một sản phẩm nào đó đến người tiêu dùng cuối cùng Trong đó, các tác nhân tham gia vận hành chuỗi có những hoạt động cụ thể từ việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, hoạt động sản xuất đến thu gom, sơ chế biến, kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm
Trang 3216
Nguồn: Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn Hình 2.3 Sơ đồ chuỗi giá trị Nông sản
2.4 Sự cần thiết phải tiến hành phân tích chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi chuỗi giá trị giúp chúng ta xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững
Xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị liên quan tới những gì mà các tác nhân tham gia chuỗi giá trị phải làm để trở nên cạnh tranh hơn và để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong tương lai
Phân tích chuỗi giá trị còn giúp các nhà hỗ trợ xác định được các nút thắt cần
hỗ trợ đối với các tác nhân trong các khâu của chuỗi và có những tác động hỗ trợ phát triển của chuỗi
Trang 3317
2.5 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị
2.5 1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Trước hết, để lập sơ đồ chuỗi giá trị về sản phẩm, chúng ta cần phải thu thập thông tin về hiện trạng của chuỗi giá trị
Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này Các bản đồ chuỗi là cốt lõi của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào vì thế chúng là yếu tố không thể thiếu
Lập sơ đồ chuỗi luôn bắt đầu bởi việc vẽ một bản đồ cơ sở cung cấp một cái nhìn tổng quan về toàn bộ chuỗi giá trị Bản đồ tổng quan này cần mô tả các liên kết chính (các phân đoạn hay các khâu) của chuỗi giá trị
2.5 2 Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị
Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị: bao gồm các con số kèm theo sơ đồ chuỗi giá trị, như: số lượng chủ thể, lượng sản xuất hay thị phần của các khâu cụ thể trong chuỗi, nghĩa là bổ sung các con số về các yếu tố của chuỗi Ngoài các số liệu về tài chính, có thể là khối lượng sản phẩm, số lượng người tham gia, số công việc,… Mục đích của việc xác định được những yếu tố này là để có cái nhìn tổng quát về quy
mô của các kênh khác nhau trong chuỗi giá trị
Một trong những yếu tố cơ bản của việc lập sơ đồ chuỗi giá trị là xác định trên
sơ đồ các giá trị về tiền trong suốt chuỗi giá trị Giá trị là thứ có thể xác định bằng nhiều cách như: chi phí và lợi nhuận Cách mô tả dòng tiền đơn giản nhất là nhìn vào các giá trị được tạo thêm ở mỗi bước của cả chuỗi giá trị, trừ khoản chênh lệch đi sẽ biết được khái quát về khoản thu được ở mỗi giai đoạn khác nhau Các thông số kinh
tế khác là doanh thu, cơ cấu chi phí, lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
2.5 3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị (chi phí – lợi nhuận)
Phân tích kinh tế chuỗi giá trị là nhằm mục đích xác định giá trị gia tăng tại từng khâu trong chuỗi, chi phí sản xuất và thu nhập của các tác nhân Qua đó, xác định được yếu tố quyết định chi phí tại từng khâu trong chuỗi và các yếu tố quyết định giá
Trang 3418
trị gia tăng, nhằm mục đích đưa ra các giải pháp tác động tới từng khâu, từng tác nhân phù hợp để giảm thiểu chi phí và nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị
Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị
Là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi Nó bao gồm việc xác định giá trị gia tăng tại các giai đoạn trong chuỗi giá trị, chi phí sản xuất và thu nhập của các nhà vận hành (trong phạm vi có thể) Một khía cạnh khác là chi phí giao dịch – chính
là chi phí triển khai công việc kinh doanh, chi phí thu thập thông tin và thực hiện hợp đồng Năng lực kinh tế của một chuỗi giá trị có thể được “so sánh đối chuẩn”, ví dụ như giá trị của các tham số quan trọng có thể được so sánh với các tham số này ở các chuỗi cạnh tranh tại các quốc gia khác hoặc của các ngành công nghiệp tương đồng
Phân tích kinh tế bao gồm
Các phân tích kinh tế của chuỗi giá trị là một đầu vào quan trọng của tiến trình quyết định các mục tiêu phát triển và chiến lược nâng cấp Ngoài ra, các chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng nhất để xác định năng lực cạnh tranh Đánh giá cấu trúc chi phí cho phép xác định các điểm cốt lõi cần giải quyết Dữ liệu kinh tế cũng cung cấp nền tảng để giám sát các tiến bộ đạt được trong quá trình nâng cấp đối với cả nhà vận hành lẫn những người chịu trách nhiệm thúc đẩy chuỗi Các phân tích chi phí cung cấp
dữ liệu giúp xây dựng nhận thức về tiềm năng của giá trị gia tăng, về các yếu tố quyết định chi phí và về sự thay đổi hoặc chậm trễ của các cuộc đàm phán giá cả
Phân tích kinh tế sẽ tiến hành đánh giá:
- Toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi chuỗi giá trị và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau
- Chi phí marketing và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấu trúc của chi phí trong các giai đoạn của chuỗi
- Năng lực của các nhà vận hành (năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận)
- Phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi
- Hiệu quả kinh tế của các tác nhân
Trang 3519
2.5 4 Phân tích quản trị chuỗi
Chuỗi giá trị chứa đựng sự tương tác giữa các mắt xích, vì vậy quản trị chuỗi là một yếu tố quan trọng cần được phân tích Quản trị chuỗi là sự đảm bảo tương tác giữa các chủ thể/doanh nghiệp dọc theo chuỗi một cách có tổ chức chứ không phải là ngẫu nhiên Quản trị chuỗi liên quan đến việc đặt ra các tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm, quy trình, hoạt động của các chủ thể trong chuỗi Sự chênh lệch về quyền lực là trung tâm của vấn đề quản trị chuỗi Thông thường trong mỗi chuỗi, có những chủ thể chính
có quyền lực hơn và đặt ra các tiêu chuẩn, quy tắc và có thể quyết định các chủ thể khác có được tham gia vào chuỗi hay không, tham gia vào mắt xích nào và đến mức
độ nào
2.5.5 Nội dung phân tích chuỗi giá trị của các lý thuyết
Bảng 2.1 Nội dung phân tích chuỗi giá trị của các lý thuyết
Raphael Kaplinsky and Mike morris
Điểm bắt đầu phân tích chuỗi giá trị
Lựa chọn một chuỗi giá trị
Kinh doanh và tạo môi trường kinh doanh
Sơ đồ hóa chuỗi giá trị
Sơ đồ hóa chuỗi giá trị
Liên kết dọc
Phân khúc sản phẩm và các nhân tố thành công quan trọng ở thị
Lượng hóa và phân tích chi tiết chuỗi giá trị
Trang 3620
trường cuối cùng
Liên kết ngang
Các nhà sản xuất tiếp cận đến thị trường cuối cùng như
Thị trường hỗ trợ
Đánh giá hiệu quả sản xuất theo chuẩn
Thỏa thuận về một tầm nhìn
và chiến lược cho việc nâng cấp chuỗi giá trị
trọng
Nâng cấp Quản trị chuỗi
giá trị
Phân tích cơ hội và cản ngại
Nâng cấp chuỗi giá trị
Xác lập các mục tiêu nâng cấp hoạt động
Chuyển giao thông tin và học hỏi giữa các công ty với nhau
Các vấn đề phân bổ
Xác lập các mục tiêu nâng cấp hoạt động
Trang 3721
Bước 6: Nhận
diện chiến lược
hỗ trợ/Thúc đẩy thay đổi
Sức mạng trong mối quan
hệ của các công ty với nhau
Tiên đoán tác động của việc nâng cấp chuỗi Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển chuỗi Tăng cường các mối liên kết kinh doanh tư nhân Nguồn: Trần Tiến Khai (2013)
2.6 Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu
Trang 38(2) Tiếp cận “filière” (Phân tích ngành hàng– Commodity Chain Analysis) có các đặc điểm chính là:
- Tập trung vào những vấn đề của các mối quan hệ định lượng và vật chất trong chuỗi
- Sơ đồ hóa các dòng chảy của hàng hóa vật chất
- Sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm
Trong phân tích, phương pháp phân tích ngành hàng có hai đường lối phân tích chính Đường lối thứ nhất tập trung vào đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa các thành phần thương mại địa phương và quốc tế, và phân tích vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế quốc gia và sự đóng góp của nó vào GDP Đường lối thứ hai tập trung vào phân tích chiến lược, đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của các mục tiêu, sự ràng buộc và kết quả của từng tác nhân tham gia ngành hàng, xây dựng các chiến lược cá nhân và tập thể
(3) Tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994) đề xuất : Phương pháp tiếp cận toàn cầu xem xét cách thức mà các công ty và quốc gia hội nhập toàn cầu và đánh giá các yếu tố quyết định
Trang 3923
của sự phân phối thu nhập toàn cầu, phân chia tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành tiền thưởng cho các tác nhân trong chuỗi và hiểu các công ty, khu vực và quốc gia được liên kết với nền kinh tế toàn cầu như thế nào
Căn cứ vào tình hình thực tế tại tỉnh Đồng Tháp, đáp ứng yêu cầu và khả năng, tác giả tiến hành nghiên cứu thực hiện Đề tài bằng việc sử dụng phương pháp tiếp cận chủ yếu là “Phân tích ngành hàng - Commodity Chain Analysis) kết hợp với phân tích lợi thế cạnh tranh của Porter M.E (1985) Đánh giá lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh ngành hàng thông qua chi số DRC Cụ thể ở một số nội dung chính sau đây:
• Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp phân tích ngành hàng trong việc đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu là tập trung
vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng
• Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng: bằng cách nhìn vào chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chi tiết tách biệt khác nhau và lợi thế cạnh tranh tìm thấy ở một hay nhiều hơn của các hoạt động này, mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh toàn ngành
• Phân tích lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh bằng hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) thường được sử dụng để đánh giá lợi thế của một số ngành hàng trong nông nghiệp
2.6 2 Phương pháp nghiên cứu, phân tích
Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp phân tích định tính và thống kê mô tả
và phương pháp phân tích chuỗi giá trị
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí
Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT và kết quả phân tích các mục tiêu 1 và mục tiêu 2
Các ph ương pháp nghiên cứu định tính
Được sử dụng nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp, quá trình vận động, tương tác giữa các nhóm tác nhân, giữa chuỗi giá trị
và hệ thống chính sách tác động đến nó Nghiên cứu này dùng các kỹ thuật cụ thể như:
Trang 4024
thu thập dữ liệu mở, phân tích văn bản, số liệu thứ cấp, quan sát, tổng hợp Nhằm đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ và diện tích, năng suất canh tác từng huyện, thị, thành phố để có đánh giá thực trạng nhãn tiêu da bò Đồng Tháp
Tiến hành phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định, cũng như kiểm tra bản chất của chuỗi làm cơ sở cho nghiên cứu, trong đó hình thành sơ đồ các tác nhân tham gia vào chuỗi, chức năng nhiệm vụ của từng tác nhân Từ đó làm cơ sở cho Đề tài trong việc lấy mẫu các tác nhân và xây dựng bảng câu hỏi cho từng tác nhân, để đảm bảo các câu hỏi đáp ứng được yêu cầu về thu thập thông tin, đề tài tiến hành phỏng vấn sơ
bộ lấy mẫu, kịp thời điều chỉnh nội dung bảng câu hỏi cho từng tác nhân để phỏng vấn chính thức
Đối với nhóm phương pháp định lượng
Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, thuận tiện và sử dụng các công cụ điều tra thống kê, phân tích chi phí – lợi nhuận (cost and return analysis), phân tích giá trị gia tăng (value added analysis) cho từng công đoạn (khâu) và toàn bộ
chuỗi giá trị
Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu và lập bảng phân phối tần số Đây là cơ sở để tổng hợp và phân tích cơ bản các dữ liệu được thu thập trên tất cả các tác nhân tham gia chuỗi
Phân tích chuỗi bao gồm phân tích chức năng chuỗi, tác nhân tham gia chuỗi, kênh thị trường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi
Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích chi phí trung gian (IC), doanh thu (P), giá trị gia tăng(VA), lợi nhuận thuần (NPr) của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi (Phụ lục 13 – Bảng hạch toán tài chính cho từng tác nhân)
Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế Khái niệm này tương đương với tổng giá trị (doanh thu) được tạo ra bởi những nhà vận hành chuỗi Giá trị gia tăng là hiệu số giữa giá mà mỗi tác nhân bán được trừ đi chi phí trung gian đó là những chi phí để mua nguyên vật liệu