Các tư liệu có thể được phân thành các loại như: Các tư liệu đề cập đến sự hình thành và phát triển của thể loại Ca Huế, các tư liệu nêu đặc điểm âm nhạc của Ca Huế,các tư liệu ghi chép,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THẾ BẢO
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư việnTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
Thư viện Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh
Trang 3Ca Huế mới có thể kêu gọi mọi người yêu mến giữ gìn, phổ biến và phát triển loạihình nghệ thuật này một cách tốt nhất
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư liệu chữ nghiên cứu về Ca Huế cho đến nay có các dạng: sách nghiêncứu, giới thiệu, bài báo đăng trên các tạp chí, bài viết đăng trên mạng internet.Trong giới hạn các tư liệu tham khảo của luận án, tư liệu có đề cập đến vấn đề CaHuế đa số là bàn về xuất xứ và đặc điểm âm nhạc của loại hình nghệ thuật này Các
tư liệu có thể được phân thành các loại như: Các tư liệu đề cập đến sự hình thành
và phát triển của thể loại Ca Huế, các tư liệu nêu đặc điểm âm nhạc của Ca Huế,các tư liệu ghi chép, thống kê, phân loại bài bản Ca Huế, các tư liệu nói về tiểu sửcủa một số nghệ sĩ và tác giả Ca Huế
Lược qua các tư liệu như trên, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu về CaHuế thường tập trung vào các vấn đề như: đặc điểm âm nhạc trong Ca Huế, sưutầm bài bản, giới thiệu nghệ sĩ Ca Huế, tìm hiểu nguồn gốc Ca Huế, ảnh hưởng âmnhạc Chiêm Thành Các vấn đề khác như các lớp văn hóa ảnh hưởng đến Ca Huế,các giá trị văn hóa của Ca Huế, tính tổng hợp, tính nguyên hợp trong Ca Huế… ítđược đề cập hoặc chưa được đi sâu tìm hiểu thấu đáo
3.Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 4Mục đích: chỉ ra các tính chất văn hóa đặc trưng, giá trị văn hóa đặc trưng
trong nghệ thuật Ca Huế, từ đó góp phần tìm hiểu, giới thiệu, bảo tồn, phát huy vàphát triển nghệ thuật Ca Huế
Đối tượng: Ca Huế được xem như một hiện tượng văn hóa nằm trong tổng
thể văn hóa Huế Đối tượng Ca Huế được nghiên cứu trong các mối liên hệ của nóvới môi trường văn hóa xung quanh Theo đó, luận án nghiên cứu các mối quan hệgiữa Ca Huế và văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam, các lớp văn hóa trong nghệ thuật
Ca Huế, các tính chất và giá trị văn hóa của Ca Huế
Phạm vi: giới hạn phạm vi nghiên cứu trong không gian, thời gian và chủ
thể Trong sinh hoạt nghệ thuật Ca Huế, chủ thể gồm ba thành tố: người sáng tác,người biểu diễn và người thưởng thức Ca Huế Về không gian, luận án giới hạn tìmhiểu hoạt động Ca Huế thực tế ở Huế và Thành phố Hồ Chí Minh Với những tưliệu sưu tầm được, luận án xem xét Ca Huế trên trục thời gian từ khi bắt đầu xuấthiện nghệ thuật Ca Huế (khoảng cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII) đến hiệnnay
4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Ca Huế được nghiên cứu với tư cách một hiện tượng
văn hóa, nằm trong tổng thể văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam Bằng cách nhìnnày, chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu về các mối liên hệ giữa Ca Huế với môi trườngvăn hóa xung quanh Đồng thời, cách nhìn như vậy sẽ cho thấy những nét đặctrưng, phân biệt Ca Huế với những loại hình nghệ thuật truyền thống khác Luận án
đã sưu tầm tư liệu từ nhiều nguồn, tổng hợp, cung cấp các thông tin nhằm làm rõcác tính chất, đặc điểm, giá trị của Ca Huế, góp phần làm rõ bản sắc văn hóa Huế.Trong phần trình bày tính chất của Ca Huế ở chương 2, luận án trình bày tính tổnghợp của Ca Huế, tính chất được tạo nên từ sự tổng hợp các yếu tố của những dòngvăn hóa tồn tại trên đất Huế; song song đó, luận án trình bày tính nguyên hợp trongnghệ thuật Ca Huế, một trong những tính chất đặc trưng của văn hóa dân gian, chothấy mối liên quan giữa Ca Huế với văn hóa dân gian Huế Với các kết quả nghiêncứu này, luận án hy vọng bổ sung cho nguồn tư liệu nghiên cứu về Ca Huế theohướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa học
Ý nghĩa thực tiễn: đóng góp những thông tin về tính chất văn hóa, giá trị
văn hóa của nghệ thuật Ca Huế, cho độc giả cái nhìn sâu hơn, thấu hiểu hơn về mộtnghệ thuật cổ truyền, một di sản quí báu của dân tộc Những tư liệu nghiên cứu này
hy vọng sẽ góp phần mở ra hướng đi đúng trong việc phục hồi, giới thiệu, bảo tồn,phát huy và phát triển nghệ thuật Ca Huế; tạo cơ sở lý luận cho việc điều chỉnh cáchoạt động Ca Huế hiện nay
5.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Trang 5Luận án được tiến hành theo hướng nghiên cứu liên ngành, kết hợpphương pháp nghiên cứu của các ngành Văn hóa học và Âm nhạc học Phươngpháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án là phương pháp hệ thống Bêncạnh phương pháp hệ thống, luận án sử dụng phương pháp so sánh ảnh hưởng đểchứng minh tính tổng hợp của thể loại Ca Huế Luận án sử dụng phương pháp điền
dã để so sánh các vấn đề cần nghiên cứu với thực tế sinh hoạt Ca Huế
Luận án nghiên cứu, tìm hiểu hiện tượng Ca Huế dựa trên các tư liệu thamkhảo về: âm nhạc, âm nhạc Việt Nam, lịch sử âm nhạc Việt Nam, Ca Huế, các thểloại âm nhạc liên quan đến Ca Huế như: Ca Trù, âm nhạc cung đình, âm nhạc dângian Bình Trị Thiên, ca nhạc Tài Tử Nam bộ Bên cạnh đó luận án cũng sưu tầm,tham khảo các từ điển tiếng Việt, các tư liệu về Âm nhạc dân tộc học, Văn hóa học,Huế và văn hóa Huế, văn hóa Chăm… Các tư liệu này ở các dạng sách báo, các bàiviết trên mạng internet, băng đĩa, thực tế sinh hoạt Ca Huế tại Huế và Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay
6.Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chiathành ba chương Trong chương 1 “Cơ sở lý luận và thực tiễn” có phần cơ sở lýluận trình bày các góc nhìn để từ đó luận án tiến hành nghiên cứu và một số kháiniệm thuật ngữ âm nhạc làm công cụ sử dụng trong luận án Phần cơ sở thực tiễntrình bày những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển Ca Huế như chủthể Ca Huế, không gian địa lý và không gian văn hóa Huế, quá trình hình thành vàphát triển Ca Huế Chương 2 “Đặc điểm văn hóa trong nghệ thuật Ca Huế”.Chương này trình bày các đặc điểm văn hóa Huế được tìm thấy trong thể loại CaHuế như: tính tổng hợp và tính nguyên hợp trong Ca Huế, tính bác học cung đình.Chương 3 “Giá trị và vấn đề bảo tồn Ca Huế” Các giá trị của Ca Huế được trìnhbày trong chương 3 gồm có: giá trị nhân sinh, giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử - xãhội Phần trình bày về bảo tồn Ca Huế đề cập đến 3 vấn đề cần bảo tồn trong nghệthuật Ca Huế là: sáng tác, biểu diễn, truyền thụ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1.Một số thuật ngữ âm nhạc
Một số thuật ngữ âm nhạc sẽ được trình bày để làm khái niệm công cụ sửdụng trong quá trình nghiên cứu và trình bày các chương sau của luận án
Âm nhạc dân gian là các thể loại âm nhạc được người dân sáng tạo qua các
thời kỳ lịch sử, gắn bó với sinh hoạt đời sống hàng ngày của người dân, thường
Trang 6không có tên tác giả và có thể được nhiều người sửa chữa lại nhiều lần, sáng tạothành nhiều dị bản.
Âm nhạc cung đình được thiết lập ở từng quốc gia sau khi có chế độ phong
kiến Triều đình, vua chúa các nước cho xây dựng hệ thống âm nhạc cung đình đểphục vụ các nghi lễ và các dịp giải trí, yến tiệc trong cung Âm nhạc cung đìnhthường được xem là nền âm nhạc chuyên nghiệp, có tổ chức với những ca công,nhạc công điêu luyện, với hệ thống bài bản chặt chẽ
Âm nhạc truyền thống có thể hiểu là nền âm nhạc gồm những thể loại âm
nhạc được nhân dân gìn giữ, phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử Tương ứng với
khái niệm âm nhạc truyền thống là khái niệm âm nhạc đương đại Âm nhạc đương
đại được hiểu là các thể loại âm nhạc đang được lưu hành trong đời sống xã hộihiện tại ở mỗi quốc gia, dân tộc
Âm nhạc thính phòng nói chung là hình thức biểu diễn âm nhạc trong một
khán phòng nhỏ, âm lượng nhạc cụ và giọng ca vừa phải, số lượng người diễn ít.Tại Việt Nam có hai loại âm nhạc thính phòng khác nhau là âm nhạc thính phòng
kiểu châu Âu cổ điển và âm nhạc thính phòng truyền thống dân tộc Âm nhạc thính phòng truyền thống Việt Nam sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc đặc trưng của từng
vùng miền khác nhau Hình thức diễn xướng, sự bố trí nơi diễn xướng cũng khácnhau tuỳ theo tính chất và thói quen diễn xướng âm nhạc thính phòng truyền thốngcủa từng vùng miền Âm nhạc thính phòng truyền thống Việt Nam có thể kể ba thểloại phổ biến nhất và có qui củ, lề lối nhất là Ca Trù ở miền Bắc, Ca Huế ở miềnTrung và ca nhạc Tài Tử ở miền Nam
Nghệ thuật âm nhạc cũng như các ngành nghệ thuật và khoa học khác,cũng có khoa học nghiên cứu về nó Một trong những chuyên ngành nghiên cứu
quan trọng là Âm nhạc dân tộc học (Ethnomusicology) Vậy đối tượng nghiên cứu
của Âm nhạc dân tộc học là gì? Mục đích nghiên cứu? Phạm vi nghiên cứu?Phương pháp nghiên cứu?
Âm nhạc dân tộc học (Dân tộc nhạc học) là một chuyên ngành thuộc loạinghiên cứu liên ngành Những ngành học gần nhất có thể là Dân tộc học, Âm nhạchọc, Nhân học, Văn hóa học Đối tượng nghiên cứu chính của Âm nhạc dân tộc
học là âm nhạc và các hiện tượng âm nhạc Tuy nhiên, về phạm vi nghiên cứu của
Âm nhạc dân tộc học có nhiều ý kiến khác nhau Mục đích ban đầu của các nhànghiên cứu Âm nhạc dân tộc học châu Âu là để tìm hiểu những nền âm nhạc xa lạngoài châu Âu Cho đến nay, mục đích nghiên cứu đã mở rộng Nhà nghiên cứuBùi Huyền Nga đề cập trong bài viết của mình bốn ý cần nhấn mạnh trong mục
đích nghiên cứu của Âm nhạc dân tộc học là: tìm hiểu, bảo tồn, phát huy, giới thiệu các di sản văn hóa âm nhạc Nhà nghiên cứu Tô Ngọc Thanh cho biết “điền dã là
phương pháp cần thiết và tốt nhất cho việc thu thập tư liệu…” Nhà nghiên cứu Âm
Trang 7nhạc dân tộc học cần có những kỹ năng sử dụng các loại máy chụp hình, ghi âm…,
kỹ năng xử lý tư liệu sưu tầm, những kiến thức về Âm nhạc học, Văn hoá học Hơnnữa, Âm nhạc dân tộc học không nghiên cứu âm nhạc như một đối tượng tách biệt
mà nghiên cứu âm nhạc trong môi trường xã hội Vì vậy, hướng nghiên cứu liên
ngành là cần thiết Luận án vận dụng Âm nhạc dân tộc học như một công cụ nghiêncứu nghệ thuật Ca Huế để thông qua đó tìm hiểu những giá trị văn hóa của Ca Huế
1.1.2.Góc nhìn hệ thống
Từ góc nhìn hệ thống, chúng ta có thể đặt âm nhạc trong hệ thống các mốiquan hệ với môi trường văn hóa xung quanh, từ đó nghiên cứu âm nhạc trong cácmối quan hệ này, không tách riêng chỉ nghiên cứu âm nhạc như một hiện tượngđộc lập Đây là phương pháp nghiên cứu có trong cả hai chuyên ngành Văn hóahọc và Âm nhạc dân tộc học
Âm nhạc là một trong các thành tố quan trọng của văn hóa Âm nhạc củamỗi dân tộc, mỗi địa phương góp phần thể hiện đặc điểm văn hoá của dân tộc, địaphương đó Truyền thống âm nhạc, thị hiếu âm nhạc, đặc điểm sinh hoạt âm nhạccủa một nơi phản ánh một phần quan trọng đời sống văn hoá của nơi đó Khinghiên cứu, tìm hiểu các thể loại âm nhạc của một dân tộc, chúng ta cũng có thểhiểu được phần nào đặc điểm văn hóa của dân tộc đó phản ánh qua giai điệu, tiếttấu âm nhạc, qua lời ca, qua nhạc cụ, trang phục trình diễn, động tác múa… và ýnghĩa văn hóa đằng sau những yếu tố âm nhạc đó (nguồn gốc, những truyền thuyết,ngụ ý, niềm tin tôn giáo, biểu tượng…) Âm nhạc phản ánh các yếu tố đặc trưngcủa một nền văn hóa Ngược lại, khi nghiên cứu các đặc điểm chung của một nềnvăn hóa, tìm hiểu trình độ văn minh của một xã hội người trong một giai đoạn lịch
sử, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào đặc điểm âm nhạc của xã hội đó
Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người, nhất là trong đờisống tinh thần Âm nhạc tham gia vào rất nhiều loại hình văn hóa khác nhau như:nghi lễ, giải trí, thể dục thể thao, quảng cáo, phim ảnh, kịch nghệ… Song song đó,các yếu tố văn hóa trong môi trường xung quanh cũng gây ảnh hưởng đến âm nhạc,góp phần định hình và biến đổi âm nhạc ở những mức độ khác nhau
Ca Huế nằm trong hệ thống văn hóa Huế, là một thành tố của văn hóaHuế, chịu ảnh hưởng các yếu tố văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, lịch sử, xã hội…của Huế Đồng thời các đặc điểm của Ca Huế cũng góp phần trong việc hình thànhbản sắc đặc trưng của văn hóa Huế nói chung Ca Huế có thể được kể là một trongnhững di sản phi vật thể của xứ Huế cùng với các di sản khác đã được công nhận
và chưa được công nhận Từ góc nhìn hệ thống, chúng ta có thể thấy sự nối kếtgiữa Ca Huế với âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian Huế, sự nối kết giữa cácyếu tố văn hóa Việt, Chăm, Trung Hoa trong Ca Huế, mối liên hệ giữa ngôn ngữ,phong cách sống của người Huế… với tác phẩm Ca Huế và phong cách trình diễn
Trang 8Ca Huế Từ đó luận án có thể nghiên cứu đặc điểm và tính chất của các mối quan
hệ này
1.1.3.Góc nhìn văn hóa so sánh kết hợp địa văn hóa và sử văn hóa
So sánh vừa là thao tác, vừa là phương pháp nghiên cứu, vừa là mộtchuyên ngành trong Văn hóa học Thao tác so sánh được sử dụng ở luận án nàytrong việc so sánh các thể loại âm nhạc thính phòng dân tộc Việt Nam với nhau (CaTrù, Ca Huế, ca nhạc Tài Tử Nam bộ) để thấy rõ thêm nét đặc trưng của thể loại CaHuế và mối dây liên hệ giữa Ca Huế và các thể loại âm nhạc thính phòng dân tộckhác Luận án chủ yếu sử dụng kiểu nghiên cứu so sánh ảnh hưởng Văn hóa ViệtNam nói chung có mang ảnh hưởng các yếu tố văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ.Riêng trong thể loại Ca Huế, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ chủ yếu thông qua một nềnvăn hóa trung gian có mặt tại miền Trung Việt Nam là văn hóa Chăm Dưới tácđộng của quá trình lịch sử, xã hội và môi trường sinh thái, luận án nghiên cứu sosánh chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng văn hóa Chăm và văn hóa Trung Hoa trong CaHuế Bên cạnh so sánh ảnh hưởng, luận án cũng sử dụng kiểu so sánh lịch đại đểthấy sự biến thiên của nghệ thuật Ca Huế qua thời gian có mối liên hệ với nhu cầusinh hoạt và thưởng thức Ca Huế khác nhau qua từng thời kỳ
Do nghiên cứu Ca Huế được trình bày trong một quá trình lịch sử và trongmột môi trường sinh thái nhất định nên sự nghiên cứu so sánh phải kết hợp với gócnhìn địa văn hóa và sử văn hóa Góc nhìn địa văn hóa vận dụng lý thuyết vùng vănhóa Trong trường hợp cụ thể là nghiên cứu Ca Huế, khi đặt thể loại Ca Huế trongvùng không gian cụ thể là không gian Huế, chúng ta có thể nghiên cứu các đặcđiểm của thể loại Ca Huế trong mối liên quan với đặc điểm văn hóa Huế và conngười Huế Qua đó nhận diện dấu ấn văn hóa Huế trong thể loại Ca Huế Mặt khác,thể loại Ca Huế đã có quá trình hình thành và phát triển trên 200 năm nên khinghiên cứu Ca Huế, chúng ta phải kết hợp góc nhìn địa văn hóa và sử văn hóa đểxem xét Ca Huế một cách toàn diện hơn Sự hình thành và phát triển qua từng giaiđoạn của nghệ thuật Ca Huế chịu sự tác động của các yếu tố lịch sử - xã hội ViệtNam nói chung và Huế nói riêng Nghiên cứu Ca Huế từ góc nhìn sử văn hóa cóthể cho thấy sự tồn tại và tác động của những vận động văn hóa, sự giao thoa,tương tác, giao lưu tiếp biến… giữa các dòng văn hóa khác nhau tại Huế dẫn đếnkết quả hình thành những đặc điểm văn hóa trong Ca Huế
Trang 9hưởng rất lớn đến tính chất, nội dung, hình thức trình diễn, mục đích trình diễn…của Ca Huế Trong thời kỳ hình thành, những người sáng tạo ra đồng thời cũng lànhững người thưởng thức nghệ thuật Ca Huế chính là giới quí tộc cung đình Quenvới những sinh hoạt và nghi lễ trong cung, các nghệ sĩ quí tộc cung đình này đều cóphong thái nhã nhặn, từ tốn, trang nghiêm, tề chỉnh Âm nhạc của họ sáng tạo racũng có nhịp độ khoan thai, giai điệu thong thả, diễn đạt chân phương, rõ ràng.Thời kỳ triều đình thoái hóa, nghệ thuật Ca Huế bắt đầu quá trình dân gian hóa.Tuy nhiên, dân gian ở đây không phải là sự gần gũi với tầng lớp nhân dân laođộng, mà là sự hòa hợp giữa cung đình và giới sĩ phu trong dân chúng có lối sống,cốt cách gần với những người trong cung Vì thế trong quá trình dân gian hóa, CaHuế vẫn giữ phong thái trang nhã, đài các, lãng mạn Thời này bắt đầu có sự phânhóa thành người sáng tác, người diễn và người thưởng thức là những đối tượngkhác nhau
Thời kỳ triều đình nhà Nguyễn đã sụp đổ (sau năm 1945), nghệ nhân CaHuế chỉ còn là các nghệ nhân dân gian, không còn giai cấp quí tộc cung đình nữa.Các cô đầu ca Huế phân hóa thành hai hạng người khác nhau: nghệ sĩ chân chính
và người phục vụ Ca Huế kiêm gái làng chơi Người thưởng thức Ca Huế bấy giờcũng phân thành nhiều loại: khách tri âm, khách du lịch đến Huế, khách mượn cớnghe Ca Huế tìm thú vui trụy lạc
Sau năm 1975, Ca Huế có một thời kỳ xuống dốc Gần đây, nhờ chủtrương khôi phục và bảo tồn vốn cổ của nhà nước, nhờ có dịch vụ du lịch Huế pháttriển, mà Ca Huế là một phần trong các dịch vụ đó, số lượng người tham gia học vàtheo nghề Ca Huế dần nhiều lên Các nghệ sĩ Ca Huế ngày nay là những nghệ nhânhát và sử dụng nhạc cụ lão luyện, lâu năm, đồng thời có các nghệ sĩ trẻ được đàotạo tại các trường âm nhạc chuyên nghiệp hoặc tại các lớp Ca Huế tư gia của cácnghệ nhân
1.3.KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ HUẾ - KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ
Không gian địa lý Huế và không gian văn hóa Huế là một trong những yếu
tố quan trọng nhất góp phần hình thành nên đặc tính của thể loại Ca Huế Đây cũng
là nơi nuôi dưỡng Ca Huế, môi trường cho Ca Huế tồn tại và phát triển đến ngàynay Trong mục này, chúng tôi chỉ hạn chế ở việc trình bày những yếu tố thuộc vềkhông gian địa lý Huế và không gian văn hóa Huế có liên quan, ảnh hưởng đếnnghệ thuật Ca Huế
Mặc dù thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt, Huế lại là một vùng sông núi hữutình Con sông Hương trong vắt, dài 33km chảy uốn lượn ngang qua thành phốHuế, mang theo hương thơm của thảo mộc núi rừng, là một thắng cảnh tuyệt vời
mà thiên nhiên ban tặng cho Huế Cuối con sông là phá Tam Giang mênh môngsóng nước và bãi biển Thuận An cát trắng Tiền án của kinh thành Huế là núi Ngự
Trang 10Bình, hai bên có Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn như phượng hoàng xoè cánh tạo thếđất phong thuỷ tốt Phong cảnh thơ mộng của sông Hương núi Ngự đã làm hao tốnbao nhiêu bút mực của các thi nhân, văn sĩ Trong thành phố Huế, cây xanh rấtnhiều đan xen với nhà cửa Nhà vườn Huế là nét đặc trưng trong kiến trúc nhà dângian ở Huế Huế còn có rất nhiều chùa chiền chứng tỏ người dân Huế rất mộ đạoPhật
Có lẽ một trong những lý do các nghệ sĩ Ca Huế luôn giữ được phong cáchsang trọng, quí tộc là vì họ được sống trong không gian bao bọc bởi nhiều thànhquách, lăng tẩm, phủ đệ của các vị đế vương nhà Nguyễn ngày xưa Huế là kinh đôcủa triều đình phong kiến cuối cùng ở Việt Nam Vì vậy, nơi đây tập trung nhữngđặc điểm văn hóa cung đình của các triều đại vua chúa trước Tuy bị tàn phá nặng
nề qua chiến tranh và thời tiết hạn hán, bão lũ hàng năm, kinh thành Huế vẫn làmột tổng thể kiến trúc cung đình có qui mô lớn nhất, còn lại duy nhất củaViệtNam
Trung tâm văn hóa Huế bắt đầu được hình thành từ khi các chúa Nguyễnchọn nơi đây làm nơi đóng đô Sự hình thành trung tâm văn hoá Huế dựa vàonhững thuận lợi về chính trị và phong cảnh thiên nhiên hữu tình Triều đình cácchúa Nguyễn và vua Nguyễn tập trung ở Huế, thường xuyên tổ chức các cuộc thituyển nhân tài ra làm quan giúp nước Một số khá đông các gia đình giàu có, khágiả cũng theo về sống xung quanh khu vực hoàng cung Các lễ hội cung đình vàdân gian thường xuyên diễn ra Nhờ đó, nhân tài ở đủ mọi ngành nghề khắp nơi hội
tụ về Huế ngày càng đông Dần dần, lớp người tinh hoa của xã hội này đã làm cho
bộ mặt văn hóa Huế thay đổi, phát triển nhanh chóng Ở Huế có sự bố trí nơi ở củacác tầng lớp dân cư khá đặc biệt Dân cư Huế đều sống bao quanh hoàng thành (nơi
ở và làm việc của vua và hoàng tộc) Phía ngoài thành, gần như không có khoảngcách rõ rệt giữa nơi ở của dân thường và các vị quí tộc, quan lại Kiểu bố trí nàylàm cho các sinh hoạt trong đời sống của quí tộc cung đình và dân chúng Huế dễdàng ảnh hưởng lẫn nhau Cho đến ngày nay, sau khi triều đình nhà Nguyễn đãchấm dứt hàng nửa thế kỷ, phong cách quyền quí, tao nhã của người dân Huế vẫncòn lưu giữ đậm nét Đồng thời với sự lan toả phong cách sống của cung đình rangoài dân gian là sự tác động lại ít nhiều của văn hóa dân gian vào chốn cung đình
Kết cấu dân cư và văn hóa ở Huế không chỉ có dân tộc Việt và văn hóaViệt Tại đây còn có sự hiện diện của dân cư và nền văn hóa của các tộc dân như:Chăm, Hoa, Vân Kiều, Tà Ôi, Bru, Chứt, Hoa Sự hội nhập để chung sống nhiềunăm, nhiều thế hệ giữa các dân tộc khác nhau tại Huế đã tạo nên tính tổng hợptrong văn hóa Huế với văn hóa Việt là chủ đạo Tính chất này cũng là một trongnhững đặc tính của Ca Huế
Trong môi trường văn hóa kinh đô Huế tồn tại hai loại nhạc truyền thống
là nhạc cung đình và nhạc dân gian Dân ca Huế hầu như tương tự dân ca của vùng
Trang 11Bình Trị Thiên nói chung tức là cũng có các thể loại như: Hò, Lý, Hát ru, Vè…trong đó quan trọng nhất là thể loại Hò Âm nhạc cung đình Huế kế thừa âm nhạccung đình triều hậu Lê, gồm có nhạc lễ, nhạc giải trí trong các buổi yến tiệc vàtrong nội cung của các công nương, hậu, phi Ca Huế là thể loại âm nhạc thínhphòng điển hình ở Huế, là cầu nối giữa âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.
Nó vừa thoả mãn nhu cầu thưởng thức cao của giới quí tộc, vừa được dân chúngHuế yêu quí, nâng niu, giữ gìn
Ngoài Huế ra, trên đất nước Việt Nam, không gian văn hoá Huế còn tồntại ở các vùng miền khác, nơi có các nhóm người Huế đang sinh sống Từ nhữngtriều vua Nguyễn cuối cùng, bắt đầu có những cuộc di cư đông đảo của người Huếvào miền Nam Đến khi triều đình nhà Nguyễn sụp đổ, làn sóng người Huế di cư
vô Nam ngày càng nhiều, trong đó, nơi tập trung nhiều người Huế nhất là Sài Gòn(sau này là Thành phố Hồ Chí Minh) Có thể nói môi trường Thành phố Hồ ChíMinh không phải là “miền đất hứa” cho nghệ thuật Ca Huế phát triển theo kiểuHuế truyền thống Không khí tấp nập, ồn ào, nhà cửa san sát, sông ngòi đục màuphù sa khó gợi lên được loại cảm hứng thần tiên, thoát tục trong Ca Huế
1.4.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CA HUẾ
1.4.1.Giai đoạn hình thành đến giữa thế kỷ XIX
Thời điểm khởi đầu của Ca Huế là từ khi nào chưa có tư liệu nào nói rõ.Một trong những tư liệu phỏng đoán thời điểm ra đời sớm nhất của Ca Huế là tưliệu của ông Thái Văn Kiểm dẫn lời ông Ưng Bình Thúc Giạ cho biết Ca Huế cóthể bắt đầu xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII Sang đầu thế kỷXIX, Ca Huế thực sự thành hình Thời này có một số bài bản từ Tế nhạc cung đình
như: Long ngâm, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ được đưa vào Ca Huế Bên cạnh
đó có một số tác phẩm mới được sáng tác Giai đoạn trước tác nhiều bài bản nhấtcho Ca Huế được ghi nhận là thời vua Tự Đức (1848-1882) Nửa sau thế kỷ XIX,cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, âm nhạc cung đình ngày càng suy yếu.Riêng có Ca Huế được các nghệ nhân gìn giữ, nhất là những nghệ nhân trong dângian
Các nghệ nhân xây dựng hệ thống bài bản kinh điển cho nghệ thuật CaHuế gồm các bài bản theo “hơi” Bắc, Ai, Dựng với những chuẩn mực về nhịpphách, giai điệu, qui định thứ tự bài bản… rất đặc thù của Ca Huế Các bài bảnkhông chỉ lưu truyền theo kiểu truyền ngón, truyền miệng như các thể loại âm nhạcdân gian, mà nó còn được ghi chép thành sách, chứng tỏ tính bác học của thể loạinày Hệ thống các bài bản Ca Huế kinh điển gần như dừng lại ở đây về đường nétgiai điệu chính Những bài bản về sau chỉ là sự thay đổi lời ca và sự kết hợp các bàikinh điển với những bài dân ca
1.4.2.Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945
Trang 12Có lẽ từ nửa sau thế kỷ XIX trở đi, các điệu Hò, điệu Lý dân gian dần dầnthâm nhập vào Ca Huế Nhiều bài bản kinh điển trong Ca Huế có sự kết hợp rất
nhuần nhuyễn với các làn điệu dân ca miền Trung như Hò mái nhì, Lý tử vi, Lý con sáo Cho đến đầu thế kỷ XX, Ca Huế là một sinh hoạt đặc biệt được ưa thích ở
Huế Về sáng tác lời cho Ca Huế, những thập niên đầu thế kỷ XX đã có một độingũ hùng hậu gồm những thi nhân, văn nhân tài danh Hầu hết tác phẩm Ca Huếmới trong thế kỷ XX chỉ là sự ghép lời mới vào giai điệu cổ Tuy nhiên, có một bàikinh điển thuộc điệu Nam trong Ca Huế được ra đời vào thập niên 30 của thế kỷ
XX là bài Tương tư khúc, tương truyền do ông Bửu Bác sáng tác.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, từ chiếc nôi quê hương Huế, theo châncác nghệ nhân cung đình và dân gian, Ca Huế đi dần vào phía Nam nước Việt Quamỗi chặng dừng chân, nó lại xuất hiện với một sự biến đổi khác nhau Đến xứQuảng, Ca Huế có “dị bản” là thể loại Đờn Quảng Vào đất Nam bộ, nó phát triểnrộng rãi và mạnh mẽ thành thể loại đờn ca Tài Tử
1.4.3.Giai đoạn năm 1945 đến 1977
Năm 1945, khi chế độ phong kiến nhà Nguyễn sụp đổ, Ca Huế theo kiểukinh điển như thời kỳ đầu cũng bắt đầu bước đường suy thoái Tuy nhiên, Ca Huếkịp thời hòa nhập với âm nhạc trong dân chúng một cách sâu rộng từ thời kỳ trước
đó, nên nó vẫn được nhân dân bảo tồn và phát triển theo hướng dân gian hóa Cácnghệ nhân cung đình ra ngoài dân gian ngày càng nhiều Số lượng nghệ nhân dângian phát triển ngày càng đông đảo
Các làn điệu Ca Huế mang tính kinh điển như Tứ đại cảnh, Nam ai, Nam bình, Nam xuân, Phú lục, Cổ bản vẫn giữ nguyên những đường nét giai điệu
chính Nhưng các nghệ sĩ đã đặt một số lời mới cho các bài bản này Lời mới củacác bài bản này đã kết hợp được dòng văn chương bác học Hán Nôm với dòng vănhọc dân gian Vì thế tác phẩm vừa mang tính chuyên nghiệp, vừa dễ hiểu, dễ phổbiến
Thời kỳ này đánh dấu giai đoạn sân khấu hóa Ca Huế Khoảng thập niên
30, Ca kịch Huế ra đời dựa trên cơ sở Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên Một số
ban Ca Huế cũng được thành lập Năm 1962, Hội Ái hữu cổ nhạc miền Trung ra đời, là tiền thân Hội Ca nhạc truyền thống Huế ngày nay Từ đó, hằng năm cứ vào ngày 16 tháng 10 âm lịch, tại Cổ nhạc từ, nơi thờ tự những người giỏi về âm nhạc
truyền thống dân tộc, thường diễn ra các nghi lễ cổ truyền và các sinh hoạt đàn caHuế Sang thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX có lẽ là thời kỳ khó khăn nhất của CaHuế Đất nước vừa trải qua chiến tranh, đang phải lo ổn định cuộc sống Nghệthuật Ca Huế gần như bị bỏ quên
1.4.4.Giai đoạn năm 1977 đến nay
Trang 13Ngày 12 tháng 11 năm 1977, Đại hội ca nhạc Huế lần thứ nhất được tổchức đã góp phần tôn vinh nghệ thuật ca nhạc Huế và khơi dậy hoạt động của nghệthuật này Đến sau năm 1985, trên sông Hương, người ta lại nghe tiếng đàn, phách
quen thuộc của Ca Huế Thời gian gần đây, Ca Huế được đưa vào phục vụ du lịch.
Hình thức thường thấy nhất là biểu diễn Ca Huế phục vụ khách du lịch trên duthuyền sông Hương Các tiết mục Ca Huế được giới thiệu trên đài truyền hình, đàiphát thanh, được thu thành băng đĩa phổ biến trong quần chúng Hoạt động của cácđoàn Ca huế và Câu lạc bộ Ca Huế cũng góp phần gìn giữ và phát triển loại hìnhnghệ thuật Ca Huế một cách hữu hiệu Về Ca kịch Huế, đoàn Ca kịch Trị Thiêntrước đây, nay trở thành Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế do nghệ sĩ Ngọc Bình làmtrưởng đoàn Qua hơn 50 năm hoạt động, nhà hát đã đạt nhiều thành công Đoàn đã
có 17 nghệ sĩ được nhà nước phong tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ
ưu tú Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chỉ còn Câu lạc bộ Ca Huế Phú Xuân
là vẫn hoạt động thường xuyên, tập luyện Ca Huế chủ yếu để biểu diễn trên sânkhấu, biểu diễn ở các lễ hội, trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, không
sử dụng âm thanh tự nhiên mà có hệ thống khếch âm
Về việc truyền thụ Ca Huế, Học viện Âm nhạc Huế, trường Văn hoá nghệthuật tỉnh Thừa Thiên-Huế là nơi giảng dạy chuyên nghiệp về âm nhạc nói chung,trong đó có Ca Huế Ngoài ra, tại Huế còn có các lớp Ca Huế tại gia của các nghệnhân Ca Huế Công việc nghiên cứu để bảo tồn và phát triển Ca Huế cũng đượcchú ý Người ta thấy xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu không chuyên và chuyênnghiệp về lĩnh vực này Vậy chúng ta thấy giai đoạn từ sau 1985 cho đến nay, nhìnchung Ca Huế đã dần được phục hồi và phát triển so với giai đoạn trước trên nhiềumặt: sinh hoạt câu lạc bộ tại tư gia và các nhà văn hóa, biểu diễn, phổ biến đạichúng, nghiên cứu, đào tạo
CHƯƠNG 2:
ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TRONG NGHỆ THUẬT CA HUẾ
2.1.TÍNH TỔNG HỢP VÀ NGUYÊN HỢP TRONG CA HUẾ
2.1.1.Tính tổng hợp
Do các điều kiện về lịch sử xã hội và điều kiện địa lý như đã nêu ở cácphần trên, văn hóa Huế hàm chứa tính tổng hợp riêng của vùng đất này Tính tổnghợp được tạo thành trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa dân cư bản địa
và các luồng dân cư từ nơi khác đến Huế Vùng đất Bình Trị Thiên nói chung vàHuế nói riêng có hai dân tộc bản địa là người Việt và người Chăm Ngoài ra do sựtiếp xúc lâu đời với Trung Hoa, trong văn hóa người Việt cũng có rất nhiều yếu tốảnh hưởng văn hóa Trung Hoa Vậy các dòng văn hóa Việt, Chăm, Hoa là ba thànhphần chính hình thành văn hóa miền Trung Việt Nam nói chung và Huế nói riêng.Với tư cách là dòng văn hóa chủ thể, văn hóa Việt tại Huế đã tiếp thu, tổng hợp các