Cũng như nhiều hệ thống thủy lợi khác ở đồng bằng Sông Hồng, trên hệ thống thủy lợi Xuân Thủy đang có sự chuyển dịch rất mạnh về cơ cấu sử dụng đất: diện tích đất dành cho sản xuất các l
Trang 11
MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Hệ thống thủy lợi Xuân Thủy có diện tích tự nhiên 35.376,62 ha trong đó đất nông nghiệp có khoảng 20.902,5 ha giới hạn bởi sông Ninh Cơ ở phía tây, sông Hồng ở phía bắc, tỉnh lộ 51B và sông Sò ở phía tây nam, bao gồm đất đai của huyện Giao Thủy và phần lớn huyện Xuân Trường (phần huyện Xuân Trường nằm ở phía bắc tỉnh lộ 51 B)
Hệ thống thủy lợi Xuân Thủy có khoảng 244km kênh cấp I Hầu hết các kênh này đều có nguồn gốc từ sông suối tự nhiên được cải tạo mà thành kênh tưới tiêu kết hợp và liên thông với các sông ngoài qua các cống điều tiết Nguồn nước cấp cho hệ thống chủ yếu lấy từ sông Hồng qua sông Ngô Đồng (sông Sò), qua một
số cống lấy nước khác nằm trên đê hữu Hồng và trên đê tả sông Ninh Cơ
Cũng như nhiều hệ thống thủy lợi khác ở đồng bằng Sông Hồng, trên hệ thống thủy lợi Xuân Thủy đang có sự chuyển dịch rất mạnh về cơ cấu sử dụng đất: diện tích đất dành cho sản xuất các loại cây nông nghiệp truyền thống như lúa và cây màu lương thực đang có xu hướng giảm dần, ngược lại đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng rau và một số loại cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế cao đang có xu hướng tăng lên… Trên thực tế nhu cầu cấp nước cho các ngành dùng nước trên hệ thống đã có nhiều thay đổi khác với thiết kế ban đầu Trên hệ thống đang tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu cấp nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng đáp ứng của các công trình thủy lợi đã có…
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, khả năng cấp nước, đề xuất các giải pháp cải tạo, nâng cao hiệu quả cấp nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trên hệ thống thủy lợi Xuân Thủy là rất cần thiết Vì lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học của một số giải pháp cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống thủy lợi Xuân Thủy tỉnh Nam Định” được đề xuất nghiên cứu
Trang 22
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng áp dụng vào thực tiễn của một số biện pháp cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước và quản lý khai thác hệ thống thủy lợi Xuân Thủy
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
Đối tượng nghiên cứu là các công trình cấp nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên hệ thống thủy lợi Xuân Thủy
Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là các cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của một số biện pháp khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống thủy lợi Xuân Thủy sẽ được đề xuất trong luận văn Các vấn đề khác có thể đề cập đến trong quá trình nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu tổng quan
để có thể thấy được bức tranh toàn diện về hệ thống này
4 Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi và hiện trạng quản lý khai thác công trình thủy lợi trong hệ thống thủy lợi Xuân Thủy
- Tính toán yêu cầu nước cần cấp cho các đối tượng sử dụng nước trong hệ thống ở thời điểm hiện tại và sau năm 2020 và tính toán cân bằng nước trên hệ thống
- Phân tích các mâu thuẫn nội tại nảy sinh trong quá trình quản lý khai thác
và phục vụ cấp nước của hệ thống Ví dụ như mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng cấp nước của hệ thống
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của một số giải pháp đề xuất
- Đề xuất một số giải pháp cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi và nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống Giải pháp đề xuất có thể là: xây dựng bổ sng một
số công trình cấp nước mới cho hệ thống như cống lấy nước tự chảy, trạm bơm cấp nước … hoặc cải tạo nâng cấp một số công trình
Trang 33
5 Phương pháp nghiên cứu
a) Nghiên cứu tổng quan
Thu thập tài liệu liên quan đến hệ thống Tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài để rút ra vấn đề chung có thể áp dụng cho đề tài
b) Nghiên cứu thực địa
Điều tra, khảo sát ngoài thực địa để đánh giá hiện trạng khai thác, vận hành công trình; hiện trạng sử dụng đất và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất; các đặc điểm tự nhiên và xã hội có liên quan và ảnh hưởng đến hệ thống… Đặc biệt khảo sát kỹ hiện trạng cấp nước
c) Nghiên cứu nội nghiệp
Tổng hợp, phân tích các số liệu và các tài liệu đã điều tra, thu thập được Nghiên cứu, tính toán, tìm nguyên nhân của hiện tượng để từ đó đề xuất giải pháp khắc phục
6 Bố cục của luận văn
Luận văn được trình bày trong 3 chương chính không kể phần mở đầu và kết luận gồm:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thủy lợi Xuân Thủy
Chương 2: Yêu cầu cấp nước Chương 3: Cơ sở khoa học của một số biện pháp cải tạo nâng cấp
công trình thủy lợi và nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống thủy lợi Xuân Thủy
Trang 44
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THỦY LỢI XUÂN THỦY
1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên trên hệ thống thủy lợi Xuân Thủy 1.1.1 V ị trí ranh giới, địa lý hành chính
Hệ thống thuỷ lợi Xuân Thuỷ nằm ở phía Nam tỉnh Nam Định, gồm 39 xã
và 3 thị trấn của hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ có tọa độ địa lý từ
20o10’27” đến 20o22’32” vĩ độ Bắc và từ 106o17’44” đến 106o36’22” kinh độ Đông Được giới hạn bởi:
- Phía Bắc giáp Sông Hồng
- Phía Tây giáp Sông Ninh Cơ
- Phía Đông & Nam giáp Biển Đông
- Phía Tây nam giáp huyện Hải Hậu
2 Vùng phía Nam sông Ngô Đồng: bao gồm toàn bộ diện tích huyện Giao Thủy (phần nằm trong đê): hướng dốc địa hình thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam cao trình phổ biến (+0,7) ÷ (+0,8) Vùng cao ven thượng lưu sông Ngô Đồng, sông Hồng, kênh Cồn Nhất có cao trình (+0,9) đến (+1,0) gồm các xã Hoành Sơn, Giao Tiến, một phần Giao Hà, Giao Nhân, Giao Châu… Đặc biệt có một số khu vực
Trang 55 Cồn Cát nằm ở phía nam huyện có cao trình (+2,0) đến (+2,5) gồm các xã Giao Lâm, Giao Phong, Giao Tiến Những vùng thấp nằm sát biển có cao trình (+0,2) đến (+0,4) gồm một phần các xã Giao Châu, Giao Long, Giao Hải, Giao An và Giao Thiện
3 Vùng bãi sông, bãi biển nằm ngoài đê: gồm có bãi sông Sò có diện tích 132ha thuộc các xã Giao Tiến, Giao Tân, Giao Thịnh, Xuân Hòa, Xuân Vinh có cao trình tự nhiên trung bình (+0,8) đến (+1,0) Vùng bãi Cồn Lu – Cồn Ngạn cao trình trung bình (+0,7)
Nhìn chung, Cao trình đất phân bố không đều, xu thế thấp dần từ ven đê sông Hồng, sông Ninh Cơ về sông Sò và Biển Ngoài ra, ở xa đầu mối tưới có một
số vùng cao ở xã Giao Phong, Giao Thịnh và một số vùng ven kênh Cồn Nhất, Cồn Năm, Cồn Giữa
Nếu lấy mực nước triều cao trung bình nhiều năm 2,5 m tại Vịnh Bắc Bộ (vị trí trạm thuỷ văn Ba Lạt, cách cửa sông Hồng 8 km) để so sánh thì phần lớn diện tích các huyện Giao Thuỷ sẽ ngập chìm trong nước biển Do vậy ngay từ thời Lý, cha ông ta đã phải đắp đê sông, biển để bảo vệ cho hầu hết các khu vực thuộc đồng bằng để chống lũ trong mùa lũ và chống xâm nhập triều, mặn vào trong đồng trong mùa cạn
1.1.3 Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng
Đại bộ phận đất đai thuộc hệ thống thủy lợi Xuân Thủy là đất phù sa cổ do sông Hồng và sông Ninh Cơ bồi đắp Trải qua quá trình canh tác lâu đời, dưới tác dụng của con người và thiên nhiên nên có phần thay đổi về bản chất:
1) – V ề thành phần cơ lý: chủ yếu là đất thịt nặng và đất thịt trung bình, một số
vùng cao ven sông là đất cát và cát pha
Tỷ lệ so với diện tích canh tác của toàn huyện (%)
- Đất thịt nặng chiếm 57%
- Đất thịt trung bình chiếm 37%
- Đất thịt nhẹ chiếm 2,5%
- Đất cát và cát pha chiếm 3,5%
Trang 64) – Hàm lượng lân trong đất:
- Đất nghèo lân (5 ÷10 mg P2O5/100 g đất) chiếm 13,2%
- Đất trung bình (10 ÷ 15 mg P2O5/100 g đất) chiếm 19,8%
- Đất nhiều lân (>15mg P2O5/100 g đất) chiếm 67%
1.1.4 Đặc điểm khí hậu
1.1.4.1 Nhi ệt độ
Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 23,6o
C Tổng nhiệt độ toàn năm khoảng 8.620oC Hàng năm có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) nhiệt
độ trung bình dưới 20o
C Tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 16,7o
C Mùa hạ có 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ trung bình trên 250C, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 29.40C
Trang 77
1.1.4.2 Độ ẩm
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm ở vùng nghiên cứu đạt 85,8%
Ba tháng mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) là thời kỳ ẩm ướt nhất, độ ẩm trung bình tháng đạt 89- 92% hoặc cao hơn Hai tháng đầu mùa đông là thời kỳ khô hanh nhất, độ ẩm trung bình đạt 82%, nhiều ngày dưới 80% Độ ẩm ngày cao nhất có thể đạt tới 98% và thấp nhất có thể xuống dưới 64%
1.1.4.3 B ốc hơi
Lượng bốc hơi bình quân năm khá cao, đạt 1.118mm Từ tháng 4 đến tháng 8
là các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm Các tháng mùa đông (từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau) có lượng bốc hơi nhỏ nhất
1.1.4.4 Mưa
Tổng lượng mưa bình quân nhiều năm ở khu vực nghiên cứu là 1.640,8mm
Số ngày mưa trung bình năm khoảng 130 đến 140 ngày Các tháng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau là những tháng ít mưa hoặc có lượng mưa rất nhỏ, lượng mưa trung bình tháng đạt từ 20mm đến 40mm, thậm chí có những năm hàng tháng trời không mưa làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân
1.1.4.5 Gió, bão
Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là gió Nam và Đông nam còn mùa Đông thường là gió Bắc và Đông bắc Tốc độ gió trung bình khoảng 1,9m/s Các tháng từ tháng 7 đến tháng 9 có nhiều bão nhất Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường gây mưa lớn trong vài ba ngày, gây thiệt hại về người và của cho các huyện ven biển Tốc độ gió lớn nhất có thể lên tới 40m/s
1.1.4.6 Mây
Lượng mây trung bình năm chiếm khoảng 75% bầu trời Tháng u ám nhất cớ lượng mây cực đại chiếm 90% bầu trời Tháng 10 là quang đãng nhất, lượng mây trung bình chỉ chiếm 60% bầu trời
Trang 88
1.1.4.7 Nắng
Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.400 giờ Các tháng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiều nắng nhất, trên 150 giờ mỗi tháng Các tháng 2, tháng 3 trùng với những tháng u ám là tháng rất ít nắng, chỉ đạt 34 đến 38 giờ mỗi tháng
1.1.4.8 Các hiện tượng thời tiết khác
Nồm và mưa phùn là hiện tượng thời tiết khá độc đáo xảy ra vào cuối mùa đông Trung bình mỗi năm có khoảng 10 đến 20 ngày có sương mù Hiện tượng này xảy ra chủ yếu vào các tháng đầu mùa đông, nhiều nhất vào tháng 11, 12 Hàng năm
có từ 30 đến 40 ngày mưa phùn, tập trung vào tháng 2, tháng 3 sau đó là các tháng cuối đông và đầu mùa xuân Mưa phùn tuy chỉ cho lượng nước không đáng kể nhưng lại có tác dụng rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp vì nó duy trì được tình trạng ẩm ướt thường xuyên, giảm bớt nguy cơ hạn hán
Bảng 1.1: Các yếu tố khí tượng đặc trưng của vùng
1.1.5 Đặc điểm thủy văn
1.1.5.1 M ạng lưới sông ngòi
Trên địa bàn hệ thống có 2 sông lớn là sông Hồng, sông Ninh Cơ bao quanh
và nhiều kênh mương nội đồng… Trong đó có 60 kênh cấp 1 với chiều dài là 244km; 743 kênh cấp 2 với tổng chiều dài 838km góp phần vào việc tưới tiêu và
Trang 99 cung cấp nước dùng cho người dân địa phương Con sông lớn nhất và là nguồn cung cấp nước chính của hệ thống là sông Hồng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam Ngoài ra, sông Ninh Cơ là chi lưu của sông Hồng cũng có vai trò quan trọng trong việc cấp nước tưới cho hệ thống thủy lợi Xuân Thủy nhất là vào mùa kiệt khi
mặn xâm nhập sâu vào sông Hồng làm cho các cống tưới trên triền sông Hồng không thể mở cống lấy nước để phục vụ sản xuất
Độ dốc chung của sông ngòi rất nhỏ, dòng sông uốn khúc quanh co Các sông lớn thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển
- Sông H ồng: Chảy qua phía Bắc của hệ thống, đây là con sông có hàm
lượng phù sa lớn, là nguồn nước tưới cho lưu vực, đồng thời cũng là con sông nhận nước tiêu Mùa lũ trên sông Hồng bắt đầu từ tháng VI đến hết tháng X Về mùa lũ nước sông thường dâng lên rất cao, chênh lệch giữa mực nước sông và cao độ đất trong đồng từ 1 ÷1.5m ảnh hưởng lớn đến việc tiêu úng
Lũ của sông Hồng chảy qua hệ thống thủy nông Xuân Thủy mang tích chất
lũ ở hạ du mập và có nhiều đỉnh Đỉnh lũ lớn nhất năm thường xuất hiện vào giữa tháng VII đến cuối tháng VIII Lượng nước phân bố giữa các tháng không đều, mùa
lũ từ tháng VI đến tháng X chiếm tới 80% lượng nước toàn năm, riêng tháng IX chiếm 20% Mùa cạn lượng dòng chảy nhỏ, mức độ ô nhiễm nặng gây khó khăn cho
việc sử dụng nước trong hệ thống
- Sông Ninh Cơ: Sông Ninh Cơ là phân lưu cuối cùng ở bờ hữu sông
Hồng, nằm hoàn toàn trên địa phận tỉnh Nam Định, nhận nước sông Hồng ở Mom Rô và đổ ra biển tại cửa Lạch Giang
Trong những năm gần đây, diễn biến sông có chiều hướng phức tạp và gây khó khăn cho công tác lấy nước và thoát lũ trên địa bàn tỉnh Kết quả điều tra cho thấy trên sông Ninh cơ bị bồi lắng mạnh tạo nhiều bơn nổi giữa dòng có chiều dài lớn Tại cửa Mom Rô dòng sông cong tạo ra bên lồi, bên lở, lòng sông
bị tắc nghẽn có chỗ chỉ còn rộng 80 – 100m (tại khu vực cửa Mom Rô) Chính vì vậy lượng nước phân từ sông Hồng sang sông Ninh khá nhỏ, về mùa lũ tổng lưu
Trang 1010 lượng lũ của sông Hồng phân vào sông Ninh chỉ đạt khoảng 5 – 7% tổng lưu lượng sông Hồng Trong khi lưu lượng sông Hồng phân vào cửa sông Đào Nam Định khoảng 5.970m3/s thì lượng phân vào sông Ninh chỉ khoảng 1.736m3/s
- Sông Sò: Chảy từ Ngô Đồng đến Hạ Lạn chiều dài 22,7km, bị bồi lấp từ khi xây dựng cống thay cửa Ngô Đồng bỏ ngỏ rồi xây dựng đập Nhất Đỗi Hiện nay sông này từ đập Nhất Đỗi ra biển chỉ còn lại là một lạch biển, làm giảm khả năng tiêu úng
- Quan hệ giữa mực nước trong đồng và mực nước trong các sông lớn:
Về mùa kiệt trong 1 ngày có 8T đến 10T mực nước ngoài sông cao hơn trong đồng do tác động của thủy triều lên xuống Song do ảnh hưởng của mặn xâm nhập vào nội đồng nên việc thời gian mở cống lấy nước rất hạn chế
Về mùa lũ mực nước ngoài sông thường cao hơn mực nước trong các sông nội đồng Mỗi khi có mưa lớn sinh úng nội đồng vì quá sức chứa của các kênh, sông trục, mực nước các sông nội đồng tăng nhanh đến khi mực nước trong sông và trên đồng xấp xỉ nhau thì bắt buộc phải tiêu khẩn cấp lượng nước trong sông bằng động lực, các trạm bơm hoạt động nhiệm vụ triệt để hoặc bơm vợi Trường hợp đặc biệt mực nước ngoài sông lớn tới mức không được bơm qua đê thì mực nước trong sông trục đành để nguyên không rút xuống thấp được Những trường hợp đó trong đồng chịu úng tạm thời đến khi nước sông ngoài rút tới mức được phép bơm (dưới báo động III)
Trang 1111
Hỡnh 1: Quỏ trỡnh mực nước Hmax tại cống Cồn Nhất tại Xuõn Thủy và lưu
lượng bỡnh quõn ngày hồ Hũa Bỡnh từ thỏng I đến thỏng V
Diễn biến mực nước Hmax tại cống Cồn Nhất
Xuân Thủy - Nam Định
Quá trình lưu lượng xả hồ Hòa Bình
Diễn biến mực nước trạm Ba Lạt
Quá trình mực nước Hmax tại cống cồn nhất - xuân thủy ,
lưu lượng xả bình quân ngày hồ Hòa Bình
từ tháng I đến tháng V
23/I - 3/II (đợt 1) 7/II - 13/II (đợt 2) 24/II - 25/II (đợt 3) Thời gian đổ ải
(Nguồn: Quy hoạch hệ thống thủy lợi Nam Định)
Trang 1212
1.1.5.2 Tài nguyên nước mặt
Nguồn nước mặt tại Xuân Thủy khá phong phú, hệ thống sông ngòi khá dày đặc với hai sông lớn là sông Hồng, sông Ninh Cơ.… và một hệ thống hồ, đầm, ao, kênh mương dày đặc nên tiềm năng nước ngọt bề mặt tương đối lớn Sông Hồng là sông lớn nhất chảy qua phía Bắc hệ thống, sông Ninh Cơ là chi lưu của sông Hồng Ngoài ra, trên địa bàn hệ thống còn có một hệ thống sông ngòi vừa và nhỏ như sông Ngô Đồng
1.1.5.3 Tài nguyên nước ngầm
Trên địa bàn hệ thống có 2 tầng chứa nước chính có ý nghĩa quan trọng trong khai thác và sử dụng Đó là tầng chứa nước lỗ hổng Hôlôxen hệ tầng Thái Bình và tầng chứa nước Pleistoxen hệ tầng Hà Nội
Tầng chứa nước lỗ hổng Hôlôxen hệ tầng Thái Bình, có hàm lượng clo phổ biến từ 200 ÷ 400 mg/l, phân bố thành từng dải (có dải rộng 4km) chạy dọc bờ biển
từ cửa Hà Lạn đến cửa Ba Lạt chủ yếu là nước mặt Chiều sâu phân bố của tầng nước này dao động khoảng 10 ÷ 20 m
Chất lượng nước: Tổng độ khoáng hoá biến đổi tăng dần theo hướng đi từ biển vào đất liền
1.1.5.4 Dòng chảy bùn cát
Trong mùa lũ 80% lượng bùn cát được đổ ra biển, tại Nam Định bùn cát được bồi tích nhiều tại khu vực cửa Ba Lạt (sông Hồng) Nhưng lượng bùn cát phân bố không đều 91,5% vào mùa lũ và 8,5% vào mùa kiệt
1.1.5.5 Đặc điểm thủy triều
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy là vùng chịu ảnh hưởng thủy triều Vịnh Bắc
Bộ với chế độ nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 -1,7m, lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11m Thời gian triều lên trong ngày khoảng 8- 9 giờ, thời gian triều xuống khoảng 15- 16 giờ Hàng tháng trung bình có 2 lần triều cường, 2 lần triều kém, mỗi kỳ triều khoảng 14- 15 ngày
Trang 1313 Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp cho quá trình thau chua rửa mặn trên đồng ruộng Tuy nhiên cũng còn một số diện tích
bị nhiễm mặn Dòng chảy của sông Hồng với chế độ nhật triều đã bồi tụ vùng cửa sông tạo thành bãi bồi lớn là Cồn Lu - Cồn Ngạn ở huyện Giao Thuỷ
- Độ lớn thủy triều là chênh lệch mực nước đỉnh triều và chân triều, cứ khoảng
15 ngày có 1 chu kỳ nước cường và 1 chu kỳ nước ròng (độ lớn thủy triều bé)
- Ảnh hưởng của thủy triều mạnh nhất vào các tháng mùa kiệt, giảm đi trong các tháng lũ lớn
- Sóng đỉnh triều truyền sâu vào nội địa 150 km về mùa cạn và 50- 100 km về mùa lũ
Chế độ thủy triều ở khu vực vịnh Bắc Bộ là chế độ nhật triều với biên độ triều biến đổi từ 3 - 4m
1.1.5.6 Tình hình xâm nhập mặn
Về mùa cạn, lượng nước trong sông nhỏ, thủy triều xâm nhập vào khá sâu và mạnh, đưa mặn vào rất sâu, có độ mặn 10
/00 xâm nhập vào sâu cách cửa biển 30- 50
km, gây trở ngại cho việc lấy nước dùng cho các ngành kinh tế ngày càng phát triển, nhất là cho nông nghiệp
Mặn đã ảnh hưởng đến nguồn nước tưới cho khu vực Xuân Thủy Hàng năm
về mùa kiệt, lưu lượng nguồn nước ngọt giảm, nước thủy triều dâng cao đưa nước mặn từ biển Đông thâm nhập sâu vào các triền sông, ảnh hưởng lớn đến việc lấy nước của các cống đầu mối, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân Trong năm 2010 mặn đã lên cao và xâm nhập sâu vào cửa sông ảnh hưởng đến công tác lấy nước phục vụ vùng trồng cây vụ Đông và sinh hoạt của nhân dân vùng Xuân Thủy Các cống từ Cồn Năm tới cống Cồn Nhì mặn không mở được, cống Ngô Đồng mở được thời gian rất ngắn từ 2 giờ đến 3 giờ, ngày 10/11/1010 mặn tại Hạ Miêu I đo được là 2,5%o (đây là cống trên cùng thuộc hệ tiếp nước Xuân Thủy trên triền sông Hồng) Đặc biệt, theo số liệu đo đạc ngày 01/10/2010 mặn tại cống Ngô Đồng là 7%o trong khi năm 2009 mặn bắt đầu xuất hiện vào
Trang 1414 7/10/2009 là 4%o), ngày 10/11/2010 mặn tại cống Ngô Đồng là 7,5%o so với cùng
kỳ năm 2009 mặn đo được là 5,2%o Thời gian lấy nước của các cống chỉ đạt 4giờ /ngày
3-Ảnh hưởng mặn trên sông Hồng, Ninh Cơ là trở ngại chính, gây bất lợi cho sự
ổn định và phát triển của sản xuất nông nghiệp Mặn không chỉ hạn chế thời gian lấy nước của các cống đầu mối, rò rỉ qua các cửa cống gây bốc mặn lên tầng đất canh tác trong lưu vực tưới mà có khi trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lúa khi phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn có độ mặn cao Nguy cơ phát sinh bệnh lùn sọc đen, dịch bệnh gia súc, gia cầm luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát…
1.1.6 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, những mặt thuận lợi và khó khăn đối với quy hoạch phát triển thủy lợi
+) Thuận lợi:
- Hệ thống thủy nông Xuân Thủy ở phía Đông Nam tỉnh Nam Định; xung quanh bao bọc bởi sông Hồng và sông Ninh Cơ có nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào (gồm các sông lớn, nhỏ) tạo nguồn nước đáng kể phục vụ sản xuất và sinh hoạt
- Là vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái đa dạng, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội
+) Khó khăn:
Là vùng ven biển nên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất, gây hư hỏng các công trình thủy lợi, đặc biệt vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn
1.2 Hiện trạng và định hướng phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội trên
hệ thống thủy lợi Xuân Thủy đến 2020
1.2.1 Hi ện trạng sử dụng đất và Quy hoạch sử dụng đất
1.2.1.1 Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê đất đai của hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy có diện tích tự nhiên là 35.376,6ha, được phân bố trên địa bàn 39 xã, 3 thị trấn và vùng
Trang 1515 Cồn Lu -Cồn Ngạn Đơn vị có diện tích lớn nhất là vùng Cồn lu-Cồn ngạn với diện
tích là 6.993,72ha chiếm 19,7% diện tích tự nhiên và đơn vị có diện tích nhỏ nhất là
xã Xuân Trung với 221 ha, chiếm 0,62% diện tích toàn hệ thống Trong đó:
Diện tích canh tác: 16.097ha
Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt: 1.843,41 ha
Diện tích nuôi trồng thủy sản vùng Cồn lu, Cồn ngạn: 2.490,1ha Hiện nay
mới chỉ có 120ha vùng kinh tế mới Điện Biên - Cồn ngạn nằm trong đê bao ngoài
bãi lấy nước một phần từ hệ thống thủy lợi Xuân Thủy qua các cống
số 10, Hoành Đông
Diện tích đất làm muối: 515,07ha
Đất lâm nghiệp: 2.445,2ha
Diện tích đất khu công nghiệp: 410ha
Diện tích còn lại là của khu dân cư, khu đô thị, đường xá và các loại đất khác
Bảng 1.2: Tỷ lệ diện tích của một số loại cây trồng so với tổng diện tích
đất canh táctrên hệ thống năm 2013
- Diện tích tự nhiên của hệ thống được phân bố theo các đơn vị hành chính
cấp xã, thị trấn trực thuộc hai Huyện như trong phụ lục 1.1:
Trang 16
16
1.2.1.2 Quy hoạch sử dụng đất
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường, phương hướng sử dụng đất sẽ có những thay đổi đáng kể để đáp ứng mục tiêu phát triển của các ngành
Tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ có xu hướng giảm: chủ yếu do diện tích đất hai lúa giảm do chuyển đổi một số vùng trũng kém năng suất sang nuôi trồng thủy sản, một số vùng do quy hoạch các vùng dân cư, đô thị và các khu công nghiệp cũng đang và sẽ phát triển theo một chủ trương rất mạnh theo chủ trương phát triển kinh tế của vùng Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong đê theo kế hoạch đến năm 2020 sẽ duy trì như hiện nay là 1.843,41ha
Riêng vùng Cồn lu- Cồn ngạn phấn đấu đến năm 2020 giữ nguyên diện tích vùng kinh tế Điện Biên như hiện nay và tập trung phát triển theo chiều sâu, còn lại
mở rộng thêm một số diện tích nuôi trồng thủy sản Phấn đấu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng Cồn lu- Cồn ngạn đạt 3.320ha
Bảng 1.3: Tỷ lệ diện tích của một số loại cây trồng so với tổng diện tích
đất canh táctrên hệ thống năm 2020
Trang 1717
1 2.2 Hiện trạng và quy hoạch phát triển nông nghiệp
Trong ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất của lĩnh vực chăn nuôi có xu hướng tăng ổn định trong khi trồng trọt và dịch vụ lại biến đổi không ổn định Giai đoạn 2006-2009 đánh dấu bước tăng trưởng trong trồng trọt, từ chỗ tăng trưởng giảm 1.1% thì trong giai đoạn 2006-2009 đã tăng lên khoảng 1.9%, các lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ tuy giai đoạn này không duy trì được mức tăng trưởng như giai đoạn 2003-2005 nhưng vẫn giữ tốc độ tăng trưởng khá cao
+ Chăn nuôi: Phát huy thế mạnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm, mặc dù thời gian qua dịch bệnh biễn biến phức tạp, chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng Nhiều tiến bộ về giống, thức ăn, thú y được đưa nhanh vào sản xuất như nuôi lợn ngoại tỷ lệ nạc cao
Từ năm 2005 đến năm 2013 tỷ trọng đàn trâu, bò có xu hướng giảm dần từ 5.599 con xuống 3.934 con do nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp thấp và dần bị thay thế bằng nguồn máy móc khác Đàn gia cầm có xu hướng tăng từ 1.255.000con năm 2005 lên đến 1.290.000 con vào năm 2013 Đàn lợn có xu hướng tăng do nhu cầu về thịt trong những năm gần đây ngày càng lớn, năm 2013 số lượng đàn lợn giữ ở mức khoảng 152.900 con
Tính đến năm 2020 chăn nuôi tiếp tục là phần quan trọng trong ngành nông nghiệp của vùng, do vậy số lượng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm tiếp tục có xu hướng tăng về số lượng so với năm 2013
Trang 1818
Bảng 1.4: Số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2013 và dự kiến năm 2020
Lưu vực Đồng Nê - Chợ Đê 648 21.022 178.689 Lưu vực Cát Xuyên - Láng 459 20.778 243.174
Lưu vực Ngô Đồng - Cồn Giữa 803 26.500 230.056
Lưu vực Ngô Đồng - Cồn Giữa 823 26.543 230.124
Lưu vực Cồn Năm - Hàng Tổng 845 24.705 235.901 + Trồng trọt: Nhóm cây lương thực (đặc biệt là lúa) luôn có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt Mặc dù diện tích trồng lúa trong những năm gần đây giảm nhưng sản lượng lương thực cây có hạt tăng giảm không ổn định, giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 sản lượng lương
Trang 1919 thực cây có hạt tăng 27.980 tấn, giai đoạn từ năm 2010 trở lại đây lại có xu hướng giảm từ 182.225 tấn năm 2010 xuống còn 176.057 tấn năm 2013
Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là lạc vụ Đông xuân và đỗ tương vụ Đông
+ Tài nguyên rừng: Trong vùng có 161,33 ha rừng chủ yếu trồng tập trung ở khu vực cửa sông Hồng (Cồn Lu - Cồn Ngạn) và cửa sông Sò Tại những khu vực bãi cát cao (khu vực cống 8B) trồng cây phi lao để chắn gió, chắn cát, tại khu thường xuyên ngập mặn trồng sú, vẹt để giữ bãi, gây bồi lắng bảo vệ phía ngoài cho
đê Ngoài ra phi lao còn được trồng dọc theo tuyến đê, bờ kênh mương chính, kênh cấp 1, cấp 2 ven đê
Ngoài ra, tại phía ngoài cửa Ba Lạt, vùng kinh tế mới Cồn Ngạn là vườn Quốc gia Xuân thuỷ có diện tích 2.560 ha chủ yếu là rừng ngập mặn có hệ sinh thái nước mặn, lợ đa dạng; có nhiều loài chim quý hiếm như két, giang, cò mỏ thìa v.v
1.2.3 Hiện trạng và quy hoạch phát triển thủy sản
1.2.3.1 Hiện trạng phát triển thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản chiếm ưu thế trên địa bàn, nhất là nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ thu hút nhiều lao động, sản lượng lớn, giá trị hàng hoá cao Tuy năm
2013 diện tích nuôi có nhiều biến động tổng diện tích chỉ còn là: 5.381,41 ha giảm
271 ha Trong đó: diện tích nuôi ngao là 921 ha; diện tích nuôi nước ngọt là: 1.843,41 ha; diện tích nuôi chuyên tôm là 301 ha; diện tích nuôi sinh thái là 100 ha; nuôi kêt hợp là: 2.217 ha Diện tích nuôi Ngao và chuyển đổi tăng, song diện tích nuôi thủy sản nước lợ, ao nuôi trong dân cư giảm do qui hoạch và xây dựng Vườn Quốc gia, nạo vét, nâng cấp đê sông Sò và chuyển ao thành đất ở
1.2.3.2 Qui hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản:
Từ nay đến 2020 không chuyển diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản Giữ nguyên diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có Tập trung phát triển nuôi theo chiều sâu bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến cho các vùng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, cải tạo hệ thống thuỷ lợi để nâng dần năng suất các vùng nuôi sinh
Trang 2020 thái ổn định, bền vững Giải quyết đồng bộ về sản xuất, nhập giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản Tăng cường công tác kiểm tra giống sạch bệnh, thức ăn chất lượng
cao, phòng trừ dịch bệnh
- Vùng nuôi thủy sản nước ngọt
Giữ nguyên diện tích đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiện có Diện tích nuôi nước ngọt là: 1.843,41 ha
Trong đó:
+ Ao trong khu dân cư: 1.402,41ha
+ Diện tích ao chuyển đổi: 441 ha
- Vùng thủy sản khu vực Cồn lu – Cồn ngạn và vùng kinh tế Điện Biên: Phấn đấu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 3.320ha
1.2.4 Hiện trạng và quy hoạch phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của vùng nghiên cứu có bước tăng trưởng khá, mức tăng trưởng bình quân 18,91%/năm, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp từng bước được mở rộng Một số sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng trưởng khá như nước mắm bình quân là 934.000 lít, muối Iốt 13.588 tấn, quần áo may sẵn, dệt chiếu cói, chế biến lâm sản, gạch đất nung… Các ngành cơ khí, sửa chữa, đóng tàu, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, đan, thêu, chế biến lương thực, thực phẩm đều có bước tăng trưởng khá góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo tăng thu cho ngân sách địa phương
Hiện nay hai Huyện đã hình thành 2 khu công nghiệp lớn với tổng diện tích 410ha thu hút được 54 doanh nghiệp đầu tư, tạo việc làm cho 5000 lao động Trong
đó, khu công nghiệp tàu thủy thuộc TT Xuân Trường có diện tích 210 ha, khu công
Trang 2121 nghiệp Xuân Kiên có diện tích 200ha Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp này mới chỉ đạt 60-70%
1.2.4.2 Quy h oạch phát triển công nghiệp
- Tập trung đầu tư phát triển một số ngành, sản phẩm chủ lực của địa phương
có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao như: đóng tàu, cơ khí chế tạo, dệt may Mở rộng diện tích các cụm công nghiệp hiện có, phấn đầu đến năm 2020 tỷ lệ lấp đầy 2 khu công nghiệp này là 100% (tương đương với
diện tích khu công nghiệp năm 2020 là 683ha)
1.2.5 Hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị
Hiện trạng: Toàn vùng có 3 Thị trấn là TT Xuân Trường, TT Ngô Đồng, TT Quất Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 1.711,53 ha, chiếm 4,83% diện tích tự nhiên của vùng, dân số đô thị là 22.373 người chiếm 6,28% dân số tự nhiên của toàn vùng, mật độ dân số đạt 1.551 người/km2 (mật độ dân số trung bình của vùng 1.121người/km2)
Quá trình đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ Thị trấn Xuân Trường, Quất Lâm, Ngô Đồng đang được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Một số khu vực ven đường tỉnh lộ, huyện lộ và các khu vực tập trung giao lưu kinh tế của các xã, đã hình thành những cụm dân cư, cụm điểm phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại - dịch vụ và các thị tứ, mang sắc thái đô thị nhỏ, như: Khu cầu Lạc Quần, khu vực chợ xã Xuân Tiến, khu Bùi Chu, khu làng Hành Thiện – xã Xuân Hồng, khu Đại Đồng – xã Giao Thanh, khu chợ Giao Tiến,
Dự kiến đến năm 2020 dân số sống tại các khu đô thị là 25.169 người
1.2.6 Hiện trạng và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại có một tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của mọi nền kinh tế, vì nó đảm bảo vận tải nhanh chóng với chi phí thấp, đảm bảo các quan hệ liên lạc thông suốt kịp thời, cung cấp đủ điện nước cho toàn
Trang 22- Phát triển mạng lưới cấp điện, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống nhân dân và phục vụ sản xuất Chú trọng cung cấp các dịch vụ cho các khu đô thị mới, các khu cụm công nghiệp, các làng nghề ;
- Thường xuyên tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống đê biển, đê sông nhất
là những nơi xung yếu
Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ nông phục vụ thâm canh, chuyển đổi
cơ cấu sản xuất Ưu tiên nâng cấp các công trình đầu mối, nạo vét và kiên cố hoá hệ thống kênh mương
1.2.7 Hiện trạng và tỷ lệ tăng dân số nông thôn
Hệ thống thủy lợi Xuân Thủy gồm có 39 xã, 3 thị trấn Tính đến đầu năm
2013, dân số của 39 xã thuộc hai Huyện có khoảng 333.331 người Với tốc độ tăng dân số tự nhiên trung bình năm trong những năm gần đây là 1,18%, dự kiến năm
2020 dân số của vùng nông thôn hai Huyện vào khoảng 360.846 người
Ngoài ra, hệ thống thủy lợi Xuân Thủy còn vùng kinh tế mới Cồn ngạn ngoài
đê thuộc các xã Giao An, Giao Thiện với trên 200 hộ dân khoảng 2.400 người dự kiến đến năm 2020 số hộ dân lên đến 270 hộ, khoảng 2.600 người
Trang 2323
1.2.8 Những mâu thuẫn và xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất trong quá trình công ng hiệp hóa và nền kinh tế thị trường
1.2.8 1 Những mâu thuẫn trong việc sử dụng đất
Việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất chuyên trồng lúa để phục vụ cho mục đích phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng,… cần được quản lý chặt chẽ giải quyết hài hòa giữa yêu cầu CNH-HĐH hóa đến năm 2020 với việc đảm bảo bảo vệ diện tích đất lúa đảm bảo an ninh lương thực lâu dài
- Một số tổ chức, cá nhân sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả; không sử dụng đất theo đúng tiến độ dự án được phê duyệt, bỏ đất hoang hóa; lấn chiếm đất công; vi phạm quy hoạch được phê duyệt Trong quá trình sử dụng đất một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trường dẫn đến ô nhiễm đất, hủy hoại đất Nhiều tồn tại trong việc sử dụng đất từ lâu với số lượng lớn chưa được giải quyết dứt điểm
- Thiếu các giải pháp đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, như: chưa giải quyết tốt giữa khai thác sử dụng với cải tạo đất, giữa sản xuất với tiêu thụ và chế biến sản phẩm, giữa mục đích kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn
Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại nêu trên là ở một số địa phương công tác quản lý đất đai vẫn còn buông lỏng và chính sách quản lý còn nhiều bất cập; nhận thức về chính sách đất đai trong nhân dân không đồng đều, ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai
1.2.8 2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong quá trình công nghiệp hóa và nền kinh tế thị trường
+ Đất nông nghiệp giảm dần nhằm giải quyết đất cho các mục đích khác và cho nhu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
+ Đất phi nông nghiệp tăng lên cùng với quá trình gia tăng dân số tự nhiên
và sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thuỷ lợi và các công trình
Trang 2424 xây dựng khác
+ Đất chưa sử dụng giảm dần do việc cải tạo nhằm đưa vào sản xuất với mục đích phát triển kinh tế - xã hội
Nói chung, trong những năm qua các loại đất đều có sự biến động nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, đất phi nông nghiệp tăng lên phù hợp với quy luật của sự phát triển của nền kinh tế và diện tích đất chưa sử dụng dần được đưa vào sử dụng Nhận định những năm tới cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành kinh tế, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà ở sẽ tăng mạnh
1.3 Hiện trạng công trình thủy lợi cấp nước tưới
1.3.1 Giới thiệu quy mô, nhiệm vụ công trình
Hệ thống thủy lợi Xuân Thủy trước đây là một phần của hệ thống thuỷ lợi Nam Định - Ngô Đồng được xây dựng từ năm 1935 Qua nhiều giai đoạn quy hoạch, xây dựng bổ sung - đặc biệt là sau giai đoạn Quy hoạch thủy lợi từ năm 1963
- 1966, hoàn chỉnh thủy nông 1973 - 1976 và quy hoạch bổ sung, nâng cao hệ thống thuỷ nông Xuân Thuỷ năm 1996 đến nay về cơ bản đã trở thành một hệ thống thủy nông tương đối hoàn chỉnh, lợi dụng tốt quy luật thủy triều đáp ứng yêu cầu tưới - tiêu nước, cải tạo đồng ruộng, môi trường, mang lại những hiệu quả to lớn về nhiều mặt cho phát triển của kinh tế nông nghiệp, các ngành kinh tế khác và dân sinh
Hệ thống công trình của hệ thống bao gồm 56 cống qua đê sông, đê biển và
đê bối; 122 cống trên kênh cấp I; 792 cống, đập trên kênh cấp 2 liên xã và nội xã;
60 kênh cấp I, 743 kênh cấp II Ngoài ra còn hệ thống cống, đập, kênh cấp II, cấp III nội xã Khi mới xây dựng, hệ thống kênh tưới, kênh tiêu vận hành riêng biệt Tuy nhiên trong quá trình vận hành các kênh này đều trở thành tưới tiêu kết hợp
Hình 2 Bản đồ hệ thống thủy nông xuân thủy
Trang 2525 Toàn hệ thống thuỷ lợi Xuân Thuỷ có diện tích tự nhiên FTN = 35.376,62 ha (Bao gồm cả KTM Cồn Ngạn) được phân chia thành 8 lưu vực tưới bao gồm:
- Lưu vực Đồng Nê - Chợ Đê: Thuộc địa phận huyện Xuân Trường, có diện
tích đất tự nhiên FTN = 3.637,46 ha (trong đó diện tích canh tác FCT = 2.022,35ha) được cấp nguồn nước tưới tại chỗ qua hệ thống kênh - cống tưới: Xuân Châu (lấy nguồn nước từ sông Hồng); Chợ Đê, Đồng Nê, Tây Khu (lấy nguồn từ sông Ninh Cơ) và kênh tưới đường 50
- Cát Xuyên - Láng: Thuộc địa phận huyện Xuân Trường có diện tích đất tự nhiên FTN = 4.324,53 ha (trong đó diện tích đất canh tác FCT = 2.691,95ha) được cấp nguồn nước tưới tại chỗ qua hệ thống kênh - cống tưới: Các cống Hạ Miêu I, Hạ Miêu II, Cát Xuyên, Liêu Đông, Tài Kênh tưới chính là kênh Láng
Các cống, kênh trên ngoài nhiệm vụ tưới tại chỗ cho lưu vực Cát Xuyên - Láng còn cấp nguồn tưới cho khu vực phía nam hệ thống (17 xã huyện Giao Thuỷ
có nhiều khó khăn về tưới do nguồn nước khai thác tại chỗ hạn chế vì ảnh hưởng của xâm nhập mặn) qua Hệ tiếp nước Xuân Thuỷ (bao gồm các cống tưới từ Hạ Miêu I đến Cồn Năm và hệ thống kênh chuyển nước Láng - Ngô Đồng - Giao Sơn, Cồn Nhất - Đông Bình, Diêm Điền, Bình Điền - Cồn Năm - Hàng Tổng) Hiện tại cống Cát Xuyên, Tài, Liêu Đông đã được xây dựng mới và đưa vào sử dụng cùng với các cống lấy nước đầu mối trên đê hữu sông Hồng từ Hạ Miêu I đến Cống Tài thuộc hệ Xuân Thuỷ đảm bảo năng lực cấp nước trên địa bàn và chuyển nước xuống vùng Giao Thủy qua kênh Láng
- Trà Thượng: Thuộc địa phận huyện Xuân Trường có diện tích tự nhiên
FTN = 3.026,83 ha (Trong đó diện tích canh tác FCT = 1.731,27 ha) được cấp nguồn tưới từ sông Ninh Cơ bằng các cống tưới Trà Thượng, Bắc Câu, Rộc I
- Sông Xuân Ninh: Thuộc địa phận huyện Hải Hậu có diện tích đất tự nhiên
FTN = 564 ha (Trong đó diện tích đất canh tác FCT = 526,0 ha) được cấp nguồn tưới tưới từ sông Ninh Cơ qua cống Kẹo, 1 phần diện tích thấp được tưới bằng Rộc I
Trang 2626
- Ngô Đồng - Cồn Giữa: Thuộc địa phận huyện Giao Thuỷ có diện tích đất tự
nhiên FTN = 5.327,65 ha (Trong đó diện tích đất canh tác FCT = 3.126,12ha), được cấp nguồn tưới từ sông Hồng bằng cống tưới Ngô Đồng qua các kênh Ngô Đồng (Đoạn từ cống Ngô Đồng đến đập điều tiết Nhất Đỗi I được KCH năm 2011 theo dự
án cải tạo và nâng cấp sông Sò và kênh Cồn Giữa, các kênh này ngoài nhiệm vụ tưới tại chỗ còn là kênh trung chuyển nguồn nước thuộc hệ tiếp nước (kênh Láng) Xuân Thuỷ xuống khu vực miền Trung và miền Nam của hệ thống thủy nông Trong lưu vực tưới Ngô Đồng còn có kênh Giao Sơn thuộc hệ tiếp nước Xuân Thuỷ làm nhiệm vụ tiếp nước từ khu vực miền Bắc xuống khu vực miền Nam hệ thống thủy nông
- Cồn Nhất: Thuộc địa phận huyện Giao Thuỷ, có diện tích tự nhiên FTN = 5.013,88 ha (Trong đó diện tích canh tác FCT = 2.311,12ha), được cấp nguồn tưới từ sông Hồng bằng các cống tưới là Cống chúa, Cồn Nhất, Cồn Nhì, Cồn Tư
- Kênh tưới Cồn Nhất cùng với các kênh Đông Bình, Bình Điền, Diêm Điền vừa có nhiệm vụ tưới trực tiếp vừa là các kênh của hệ tiếp nước xuống khu vực Miền Nam hệ thống thủy nông
- Cồn Năm - Hàng Tổng: Thuộc địa phận huyện Giao Thuỷ nằm ở khu vực
Miền Nam hệ thống thủy nông tiếp giáp tuyến đê biển huyện Giao Thuỷ và Vịnh Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên FTN = 6.488,55 ha (trong đó diện tích canh tác FCT = 3.688,19ha) được cấp nguồn tưới từ sông Hồng qua Hệ tiếp nước Xuân Thuỷ kết hợp một phần tận dụng lấy tại chỗ bằng cống tưới Cồn Năm khi độ mặn cho phép
- Kênh tưới chính của lưu vực là Cồn Năm, Hàng Tổng đồng thời cũng là 2 kênh cuối cùng của Hệ tiếp nước Xuân Thuỷ - Hiện tại hai kênh này đã được đầu tư nạo vét, mở rộng trong DAĐT " Vùng đệm Quốc gia Xuân Thuỷ - huyện Giao Thuỷ
- tỉnh Nam Định" được phê duyệt DAĐT tại quyết định số 2565/QĐ-UBND ngày 18/8/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định
Trang 2727
- Cồn Ngạn: Là vùng đất kinh tế mới quai đê lấn biển vùng cửa Ba Lạt (sông
Hồng) nằm ở ngoài tuyến đê biển huyện Giao Thuỷ có diện tích tự nhiên là 6.993,72 ha (trong đó diện tích đất canh tác dự kiến là 4.850,57 ha)
Hiện tại, do chưa thực hiện được hoàn chỉnh tuyến đê bao bảo vệ, chỉ đắp được 7,5 km đê (xấp xỉ 50% chiều dài thiết kế) và cao trình mặt đê thấp từ (+2,70) ÷ (+3,00) nên trước mắt chỉ có khu kinh tế mới Điện Biên, nằm sát tuyến đê biển được bảo vệ bằng đê bao và 2 đường trục có diện tích tự nhiên FTN= 194,40 ha (trong đó diện tích canh tác FCT= 120 ha) đã thực hiện quy hoạch chi tiết về bố trí dân cư và phát triển sản xuất Trong tương lai, dự kiến đến năm 2015 - 2020 khi tuyến đê bao được nâng cấp, điều kiện cấp thoát nước được cải thiện sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật mở rộng khai thác vùng bãi theo chỉ tiêu thiết kế của quy hoạch thủy lợi 1996 là 3.200 ha
* Nguồn nước ngọt chính cấp cho khu kinh tế mới Điện Biên lấy từ nguồn nước tiêu từ nội đồng ra qua cống tiêu số 10, Hoành Đông trên đê biển, chủ yếu đáp ứng yêu cầu vụ mùa còn vụ chiêm không có nguồn cấp qua cống nên rất khô hạn Trong tương lai nâng cấp hệ thống thủy lợi Xuân Thủy cần tính toán đầy đủ các yêu cầu cấp nước cho vùng đất bãi Cồn Ngạn trước mắt là 120 ha nhưng về lâu dài cần xem xét đến mục tiêu phát triển theo định hướng của QHTL 1996 đề ra
Trang 2828
Bảng 1.5: Bảng tổng hợp diện tích canh tác từng lưu vực thuộc hệ thống
Lưu vực tưới
Tổng diện tích canh tác (ha)
Diện tích lúa (ha)
Diện tích rau màu (ha)
Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha)
1 Vùng trong đê: 16.097,00 13.666,06 2.430,94 1.843,41
Lưu vực Đồng Nê - Chợ Đê 2.022,35 1.729,59 292,76 181,96 Lưu vực Cát Xuyên - Láng 2.691,95 2.258,95 433,00 276,22 Lưu vực Trà Thượng 1.731,27 1.517,74 213,53 160,49
Lưu vực Ngô Đồng - Cồn Giữa 3.126,12 2.526,68 599,44 239,24 Lưu vực Cồn Nhất 2.311,12 1.905,52 405,60 493,44 Lưu vực Cồn Năm - Hàng Tổng 3.688,19 3.247,58 440,61 439,06
Hình 3 Bản đồ phần vùng tưới của hệ thống thủy nông Xuân Thủy
Trang 2929
1.3.2 Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi
1.3.2.1 Hiện trạng công trình đầu mối
Các cống qua đê được xây dựng và đưa vào sử dụng có một số cống đã hơn
30 năm, đặc biệt một số cống được xây dựng từ năm 60, quy mô cống nhỏ, hình thức kết cấu đơn giản, xây dựng bằng vật liệu địa phương; quá trình mở cống và tôn cao mặt cắt đê, một số cống được nối dài Chất lượng các cống nối dài kém, tại các
vị trí nối dài đã bị biến dạng làm cống nứt gãy, một số cống hiện tại ngắn so với mặt
đê Phía thượng và hạ lưu cống để hình thành vụng xói sâu và rộng Hơn nữa các cống chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều nên bị nước mặn xâm thực, vì vậy tốc
độ xuống cấp của cống rất mạnh, kinh phí dành cho sửa chữa rất hạn hẹp không đồng bộ, chắp vá… Như cống Ngô Đồng, cống Hạ Miêu I, Cống Chúa, cống Kẹo Hiện trạng các công trình đầu mối tưới, trạm bơm tưới xem phụ lục 1.2; phụ lục 1.3
Hình 4: Hiện trạng cống Ngô Đồng
1.3.2.3 Hiện trạng công trình thủy lợi nội đồng
- Hệ thống công trình thủy lợi nội đồng (cống cấp II, cống điều tiết…): Các công trình này chủ yếu được xây dựng qua các đợt hoàn chỉnh thủy nông, hình thức kết cấu đơn giản, quy mô thiết kế nhỏ, vật liệu xây dựng chủ yếu bằng gạch địa phương vữa vôi cát đen hoặc vữa tam hợp cát đen Qua quá trình đưa vào sử dụng
Trang 3030 đến nay chất lượng công trình rất kém và xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc lấy nước và điều tiết nước phục sản xuất
- Hệ thống cống, kênh mương nội đồng: Hầu hết các kênh từ cấp I đến cấp III đều bị bồi lắng lòng kênh, mái kênh bị sạt lở, mặt cắt ngang kênh bị thu hẹp nhỏ hơn nhiều so với mặt cắt thiết kế ban đầu Nhu cầu nạo vét và tôn cao áp trúc kênh rất lớn, đáy kênh so với thiết kế đã hạn chế dòng chảy khi tiêu và hạn chế việc tiêu nước đệm phòng úng, nhiều tuyến kênh tưới chính bị rò rỉ, tắc nghẽn, sạt lở không đáp ứng được nhu cầu của hệ thống
Hệ thống các công trình nằm trên địa bàn hai Huyện nên công tác quản lý, bảo vệ công trình gặp nhiều khó khăn Tình trạng lấn chiếm dòng chảy, xâm phạm hành lang bảo vệ công trình diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương, một số công trình của các ngành khác như: Cột điện, cột viễn thông, đường ống cấp thoát nước, cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tu bổ, sửa chữa, nạo vét các công trình hàng năm thuộc kế hoạch của Công ty Nhiều vi phạm đã giải tỏa xong lại tái vi phạm, nhất là các đơn vị thi công công trình thuộc ngành điện lực, viễn thông, nước sạch, khi cán bộ thuỷ nông phát hiện có dấu hiệu vi phạm đã yêu cầu dừng thi công, nhưng khi về thì đơn vị thi công lại tiếp tục triển khai thi công Ngoài ra, do ý thức người dân ở các địa phương còn kém nên đã vứt rác thải rắn và xả nước thải ra kênh mương làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước tưới và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Đặc biệt có một số trường hợp chính quyền địa phương cho thuê, mượn hành lang CTTL để các hộ xây nhà tạm, lều quán, bãi vật liệu,… làm các cơ quan chức năng rất khó xử lý do các hộ vi phạm có giấy tờ thuê, mượn của chính quyền địa phương sở tại
1.3.3 Tình hình hạn, hán thiếu nước và nguyên nhân
- Tình hình h ạn, mặn: Hệ thống thủy lợi Xuân Thủy chịu ảnh hưởng của thủy
triều nên việc tưới, tiêu nước hoàn toàn phụ thuộc vào thủy triều Theo số liệu đo đạc mặn lớn nhất tại cống số 7 trong vụ Đông Xuân là 3,9%o xuất hiện vào ngày 12/2/2011, mặn đo được 7,9%o vào ngày 16/01/2010 (đây là cống tưới đầu tiên trên
Trang 3131 triền sông Hồng); tại cống Ngô Đồng mặn lớn nhất vụ Đông Xuân vào ngày 19/1/2011 là 23%o và 26,5%ovào ngày 01/1/2010
- Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, trong những năm gần đây đặc biệt vào thời điểm vụ Đông Xuân, mực nước và lưu lượng trên các triền sông xuống rất thấp, mặn tiến sâu vào các cửa sông, và nồng độ mặn tăng mạnh, số cống và số giờ mở cống lấy nước giảm, mặc dù một số thời điểm mực nước đảm bảo nhưng nước có độ mặn cao nên các cống không thể mở lấy nước được
+ Mực nước trên toàn hệ thống sông Hồng – Thái Bình năm 2011 ở mức rất thấp Trên sông Hồng tại Hà Nội mực nước thấp nhất 0,22m lúc 7h ngày 8/III/2011, trên sông Đào tại Nam Định là -0,62m lúc 19h ngày 16/III/2011, đây là mực nước thấp nhất trong lịch sử số liệu quan trắc được tại Nam Định, trên sông Ninh Cơ tại Phú Lễ -1,02m lúc 15h ngày 16/III/2011 Mực nước thượng lưu thấp, thủy triều ảnh hưởng tương đối mạnh dẫn đến mặn xâm nhập sâu vào trong sông, trên sông Hồng mặn xâm nhập đến cống số 7 ngày 12/2/2011 là 3,9 ‰, tại cống Ngô Đồng là 23,5 ‰ ngày 17/1/2011 Độ mặn cao xâm nhập sâu vào cửa sông, kết hợp lượng nước nguồn thấp làm giảm thời gian mở cống lấy nước phục vụ sản xuất, các Cống Chúa, Cồn Nhì, Cồn
Tư, Cồn Năm nửa đầu vụ hầu như không mở được; cống Ngô Đồng, Tài, Cát Xuyên
mở được thời gian rất ngắn từ 30hđến 2h Trong vụ Đông Xuân 2009 ÷ 2010 và 2010 ÷
2011 là một trong hai vụ có tình hình hạn, mặn ảnh hưởng lớn nhất đến công tác thủy nông trên địa bàn hệ thống thủy nông Xuân Thủy
+ Hiện nay do thay đổi cơ cấu cây trồng, giống lúa ngắn cây, ngắn ngày nên khả năng tưới cũng thay đổi
+ Một số công trình đầu mối đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được sửa chữa nâng cấp kịp thời và triệt để, vì vậy hiệu quả cấp nước bị hạn chế, nhất là khi dòng chảy sông Hồng xuống thấp về mùa cạn như Cát Đàm, Chỉ Nam, Tàu, Ngô Đồng, Kẹo, Cống Tàu, Tây Cồn Tàu, Giao Hùng, Cát Đàm, Quất Lâm, Cồn Năm…
Trang 3232 + Các công trình thủy lợi trước đây được tính toán thiết kế trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển mạnh, nhu cầu cấp thoát nước chưa cao và căng thẳng như những năm gần đây, trong khi mà khí hậu thời tiết chưa có biến động lớn như mấy năm gần đây, đặc biệt là điều kiện dòng chảy sông Hồng chưa chịu ảnh hưởng của việc
vận hành các hồ chứa thủy điện ở thượng lưu Đối tượng sử dụng nước được tập trung đáp ứng mới chỉ là sản xuất nông nghiệp, chưa chú ý đến nhu cầu khác như phát triển khu công nghiệp, làm muối
1.4 Hiện trạng công tác tổ chức quản lý khai thác các công trình thủy lợi trong hệ thống thủy lợi Xuân Thủy
1.4.1 Tình hình tổ chức, hoạt động công trình thủy lợi của doanh nghiệp KTCTTL quản lý (nay là Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Xuân Thủy) và các HTX dịch vụ NN:
* Tình hình tổ chức, hoạt động của Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Xuân Thủy: là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh Nam Định quản lý, bộ máy tổ chức của Công ty gồm: 01 Chủ tịch, 01 giám đốc và 2 phó giám đốc Tại văn phòng công ty có 5 phòng (Phòng tổ chức – hành chính, Phòng Kế hoạch-Tài vụ, Phòng
Kỹ thuật công trình, Phòng Quản lý nước, Phòng Cơ điện) Ngoài ra, trên địa bàn Công ty phục vụ tưới tiêu còn có 7 cụm thủy nông phụ trách các địa bàn Trong các cụm thủy nông còn có các tổ công trình chuyên đi kiểm tra các công trình trên địa bàn cụm và cán bộ phụ trách các xã để kiểm tra tình hình tưới, tiêu Chính vì cơ cấu
tổ chức như trên nên việc phục vụ công tác tưới tiêu ngày càng có hiệu quả
* Tình hình tổ chức, hoạt động hợp tác xã Nông nghiệp làm dịch vụ tổng hợp hoặc chuyên khâu thủy lợi
Cán bộ chuyên trách về thủy lợi tại các hợp tác xã chỉ từ 1 đến 2 người hầu hết là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn về lĩnh vực thủy lợi chưa được đào tạo bài bản, nên công tác thủy lợi còn bị hạn chế Ngoài ra, nhiều đơn vị không có các đội thủy nông để trực tiếp điều hành việc đóng mở cống nội đồng nên việc điều hành tưới tiêu còn nhiều bất cập, vì vậy công tác điều hành tới tiêu hiệu quả chưa cao
Trang 3333
1.4.2 Hiện trạng quản lý khai thác công trình thủy lợi:
Thực hiện Thông tư số: 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý KTCTTL.UBND tỉnh đã ra Quyết định 13/2010/QĐ-UBND, ngày 21/7/2010 về việc phân cấp công tác quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định Phân định rõ trách nhiệm quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi giữa Công ty TNHH một thành viên KTCTTL với các xã, thị trấn, hợp tác xã nông nghiệp và các hộ dùng nước, đảm bảo công trình được quản lý, khai thác đạt hiệu quả cao và thường xuyên được tu bổ, sửa chữa từ đầu mối đến mặt ruộng
+ Công ty TNHH một thành viên KTCTTL quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi từ Cống, đập điều tiết, xi phông, kênh mương từ cấp II đến công trình đầu mối và toàn bộ các trạm bơm điện cố định (Riêng các trạm bơm
cố định thực hiện việc giao nhận theo nguyên tắc tự nguyện) Bao gồm 60 kênh cấp 1; 743 kênh cấp2 và 124 cống trên kênh cấp 1; 792 cống điều tiết trên kênh cấp 2 và
28 trạm bơm cố định
+ HTX nông nghiệp, tổ hợp tác dùng nước trên địa bàn các huyện quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi từ Cống, đập điều tiết, kênh mương từ cấp III đến mặt ruộng và toàn bộ các trạm bơm di động bao gồm 5019 kênh cấp 3; 644 kênh khoảnh; 4.804 cống cấp 3 và 25 trạm bơm cố định
hành
- Trong hệ thống hầu hết các công trình xây dựng đã lâu và được thiết kế chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp Thực tế hiện nay hệ thống phục vụ cấp nước cho cả các ngành khác như dân sinh, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp , mặt khác nhu cầu nước của các ngành này ngày càng tăng trong khi việc đóng thủy lợi phí chưa thực hiện do vậy việc quản lý sử dụng nước của các ngành này rất khó khăn
Trang 3434
- Những năm gần đây một số công trình được xây dựng mới với nhiệm vụ khác trước, hệ thống trang thiết bị hiện đại hơn như hệ thống đóng mở cống tự động, hệ thống đo mặn tự động nhưng quy trình vận hành công trình vẫn nhưcuxg
- Mâu thuẫn giữa các đối tượng sử dụng nước trong hệ thống như giữa phục
vụ nước cho làm muối và nuôi trồng thủy sản, giữa các ngành dùng nước như công nghiệp và nông nghiệp (công nghiệp, thủy sản xả nước thải ra gây ô nhiễm chất lượng nước phục vụ cho nông nghiệp, sản xuất muối), mâu thuẫn giữa các địa phương dùng nước như vùng trũng lấy nước trước đòi tiêu trong khi vùng cao chưa
tầng với dự án sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi
- Tồn tại về phân cấp quản lý công trình: Việc phân cấp quản lý công trình còn
bất cập, nhất là việc phân cấp quản lý kênh cấp 3 và cống đầu kênh cho địa phương
quản lý nhưng không có cơ chế hỗ trợ kinh phí, giám sát việc quản lý duy tu, bảo dưỡng Mặt khác, do phân cấp nên trách nhiệm của chính quyền địa phương trong
việc phát hiện và xử lý các vi phạm vào hành lang công trình thủy lợi chưa cao
- Quy định phân cấp cho doanh nghiệp được thẩm định, phê duyệt thiết kế BVTC những hạng mục công trình sửa chữa thường xuyên có tổng mức đầu tư ≤
500 triệu đồng chưa tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện sửa chữa máy móc thiết bị công trình, nhất là những công trình phục vụ phòng chống lũ, bão, úng, hạn
Trang 3535
- Về cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay: Nghị định 67 đã ban hành nhưng do thiếu nguồn ngân sách nên vẫn chưa thể thực hiện;
- Người hưởng lợi ít tham gia vào quá trình thực hiện, giám sát thực hiện vận hành và bảo dưỡng công trình thủy lợi, đặc biệt là hầu như không tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi, phân bổ nguồn vốn, quy hoạch, thiết kế, xây dựng và giám sát xây dựng cơ ở hạ tầng ở địa phương Điều này dẫn đến nhiều công trình thủy lợi được xây dựng không phù hợp với thực tiễn hoặc không đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình
- Nhiều địa phương chưa thành lập tổ hợp tác dùng nước nên việc đưa nước từ công đầu kênh cấp 3 vào mặt ruộng khi tưới và mở cống cấp 3 để tiêu nước từ mặt ruộng ra kênh cấp 2, cấp 1 chưa hiệu quả, nhiều địa phương còn sử dụng lãng phí nguồn nước
- Tình trạng lấn chiếm, vi phạm hành lang công trình thủy lợi xảy ra tại nhiều địa phương trong khi đó chế tài quản lý, giám sát chưa được tốt, sự phối hợp giữa đơn vị quản lý công trình thủy lợi và địa phương chưa được chặt chẽ và người dân chưa nhận thức được đầy đủ về hành vi và trách nhiệm của mình
Trang 3636
1.5 Nhận xét và kết luận chương 1
Hàng năm, hệ thống thủy lợi Xuân Thủy đảm bảo tưới cho gần 16.097 ha gieo trồng và 1.843,41 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đóng góp tạo giá trị sản xuất nông nghiệp toàn vùng Ngoài ra khai thác lợi thế tự nhiên, hệ thống thủy nông
đã tích cực lấy phù sa tăng độ màu mỡ cho đất
Nhìn chung, qua nhiều thập kỷ hoạt động phục vụ chất lượng hầu hết các công trình đã xuống cấp, do không đủ nguồn kinh phí cải tạo, tu sửa theo yêu cầu, năng lực phục vụ của công trình ngày càng giảm so với thiết kế ban đầu Công tác
tổ chức quản lý khai thác và vận hành các hệ thống chưa phù hợp, nặng về kinh nghiệm, thiếu tính khoa học, hệ thống cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý khai thác còn thiếu, chưa đồng bộ, chậm được đổi mới và ban hành Sự phát triển kinh tế
xã hội làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng cũng làm thay đổi nhu cầu nước của các ngành Mặt khác, trong những năm gần đây biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cũng làm thay đổi toàn mọi mặt đời sống kinh tế xã hội Những mâu thuẫn giữa năng lực hiện có của hệ thống công trình thủy lợi với những đòi hỏi ngày một tăng cao do sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong vùng được đề cập ở trên ngày càng bộc rõ sự bất cập về khả năng phục vụ của hệ thống công trình thủy lợi
Trang 3737
CHƯƠNG 2 YÊU CẦU CẤP NƯỚC 2.1 Nguồn nước và biện pháp cấp nước
2.1.1 Nguồn nước và các công trình cấp nước
Hệ thống thủy lợi Xuân Thủy nằm ở hạ du của sông Hồng nên nguồn cấp
nước chính cho hệ thống từ sông Hồng và phân lưu cuối cùng của Sông Hồng là sông Ninh Cơ qua các cống ở dọc hai sông này Đối với vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ và làm muối thì nguồn nước lấy vào cho các đối tượng sử dụng nước này lấy từ biển qua các cống trên đê biển
Biện pháp cấp nước của hệ thống Xuân Thủy chủ yếu là nước tự chảy Một
số khu vực cao cục bộ không lấy nước tự chảy được thì dùng máy bơm nhỏ đưa nước từ kênh nội đồng lên ruộng
Các công trình cấp nước:
* Cống lấy nước đầu mối:
+ Trên triền sông Hồng có 14 cống tưới chủ lực với tổng khẩu độ 62m
+ Trên triền sông Ninh có 8 cống tưới chủ lực, tổng khẩu độ 25m
+ Trên triền đê biển có 6 cống lấy nước làm muối và nuôi trồng thủy sản với khẩu độ 16m cửa
* Kênh cấp 1: Toàn hệ thống có 60 kênh cấp 1 chủ yếu lấy nước từ các cống
đầu mối trên triền sông Hồng, sông Ninh Cơ và triền đê biển
* Các cống điều tiết chính: có 124 cống điều tiết trên kênh cấp 1 làm nhiệm
vụ điều tiết nước cho toàn hệ thống
* Trạm bơm tưới: Toàn hệ thống có 51 trạm bơm tưới cố định Trong đó
Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Xuân Thủy quản lý 28 trạm có công suất
từ 5.00m3/h đến 3.000m3/h, các trạm bơm này đều là trạm bơm tưới cho các vùng
Trang 3838 cao cục bộ Ngoài ra, trong hệ thống còn có 253 trạm bơm di động sẵn sàng chống hạn khi cần
2.1.2 Đánh giá sơ bộ chất lượng nguồn nước
Do hệ thống nằm ở hạ du sông Hồng nên phụ thuộc lớn vào sự điều tiết của các hồ thủy điện và chế độ thủy triều: về vụ mùa mực nước các triền sông duy trì ở mức nước từ báo động 1 trở lên dài ngày rất thuận lợi cho việc lấy nước tự chảy, nhưng một số công trình đầu mối chính phần lớn xây dựng từ thời Pháp đến nay đã xuống cấp và bị hư hỏng, không đáp ứng được yêu cầu nước tưới Về vụ Chiêm nguồn nước ngọt hạn chế kết hợp thủy triều hoạt động mạnh mặn xâm nhập sâu vào vùng cửa sông nên thời gian mở cống lấy nước ngắn việc lấy nước tự chảy bị hạn chế
Vụ mùa do tăng cường lấy sa, cộng với không đủ vốn để nạo vét nên hệ thống sông ngòi dẫn nước bị bồi lắng rất nhiều, làm ảnh hưởng đế khả năng dẫn nước, đặc biệt khi hệ thống hạ thấp mực nước để phòng úng thì nhiều trạm bơm không đủ nước để hoạt động
Nhiều vùng nội đồng có công trình đầu mối để lấy sa, nhưng lại thiếu công trình điều tiết nên việc lấy sa tự chảy còn bị hạn chế
Trong hệ thống có nhiều trạm bơm điện nhỏ, nhưng các trạm này phần lớn xây dựng từ thập kỷ 60,70,80 đến nay công trình phần lớn là máy bơm trục ngang,
đã hư hỏng nhiều, máy móc thiết bị lạc hậu, rão nát, tốn điện, dẫn đến hiệu quả tưới thấp, chi phí quản lý vận hành cao Những năm gần đây Công ty đã tích cực cải tạo, nâng cấp nhưng số lượng còn ít
Hệ thống sông ngòi nội đồng nhiều năm nay ít được nạo vét nên bị bồi lắng nhiều, mặt cắt thoát nước bị co hẹp, lượng trữ nước trong sông ngòi giảm
Đối với vùng Xuân Thủy những năm gần đây xảy ra tình trạng thiếu nước ngày một gay gắt hơn chủ yếu tập trung ở vùng phía Nam của hệ thống
Trang 3939
2.2 Yêu cầu cấp nước cho cây trồng
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu cấp nước tưới
- Yếu tố khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rõ rệt đến lượng bốc hơi mặt ruộng, nếu nhiệt độ càng cao, năng lượng mặt trời cung cấp càng nhiều, tốc độ gió càng lớn, độ ẩm tương đối của không khí càng nhỏ thì lượng bốc hơi mặt ruộng càng lớn và ngược lại
- Loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng: Với mỗi loại cây trồng, trong mỗi thời kỳ sinh trưởng sẽ có cơ cấu mặt lá khác nhau, do đó độ che phủ mặt ruộng khác nhau và lượng bốc hơi mặt ruộng sẽ thay đổi theo Chính vì vậy hệ số cây trồng đã phản ảnh qua yếu tố này là Kc thay đổi theo loại cây trồng và thời kỳ sinh trưởng
- Biện pháp kỹ thuật nông nghiệp: Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp như hình thức canh tác, chế độ phân bón, mật độ gieo cấy đều có ảnh hưởng đến lượng bốc hơi mặt ruộng trồng trọt
- Phương pháp tưới và kỹ thuật tưới: Các phương pháp và kỹ thuật tưới đều
có ảnh hưởng đến lượng bốc hơi mặt ruộng, vì lượng nước cung cấp cho cây trồng
có sự khác nhau Phương pháp tưới mặt sẽ yêu cầu nước lớn hơn tưới ngầm, phương pháp tưới ẩm cần ít nước hơn các phương pháp tưới khác Kỹ thuật tưới ẩm lượng bốc hơi và ngấm ít hơn kỹ thuật tưới ngập
- Thổ nhưỡng và địa chất thủy văn: Loại đất nặng hoặc đất nhẹ, mực nước ngầm nằm nông hay sâu đều có ảnh hưởng đến lượng bốc hơi mặt ruộng Vì yếu tố này có ảnh hưởng đến việc trữ nước của đất, sự chuyển nước trong đất, điều kiện cung cấp nước cho cây trồng vì thế ảnh hưởng đến lượng bốc hơi khoảng trống và bốc hơi mặt lá
2.2.2 Các tài liệu để tính toán:
1) Tài liệu về khí hậu
Qua nghiên cứu đánh giá chất lượng tài liệu, số năm qua trắc của các trạm trong vùng nghiên cứu Chọn trạm khí tượng Văn Lý để lấy các yếu tố nhiệt độ, độ
Trang 40Kết quả tính phân phối mô hình mưa năm ứng với tần suất P=85% xem trong phụ lục 2.1a
- Các tài liệu về giá trị bình quân nhiều năm của các yếu tố khí tượng khác như: bốc hơi, gió, nhiệt độ, độ ẩm, số giờ nắng lấy ở bảng 1.1: