0
Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Kết quả phân tích và tổng hợp phiếu điều tra

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NAM THĂNG LONG (Trang 40 -40 )

8 Khả năng sinh lời của

3.3.2.1. Kết quả phân tích và tổng hợp phiếu điều tra

Tình hình quản lý và sử dụng lao động

(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

Đối với người lao động trong bệnh viện thì hầu như tại bệnh viện đã có sự bố trí sử dụng, đãi ngộ thích hợp, tạo được động lực cho họ làm việc. Trong 100 phiếu phát cho CB-CNV có tới 94% lao động cho rằng họ đã được bố trí công việc phù hợp. Từ kết quả về thâm niên công tác cho thấy có 56% lao động đã làm việc cho bệnh viện trên 5 năm, 21% lao động đã làm việc cho bệnh viện từ 3 đến 5 năm, 15% lao động làm việc cho bệnh viện từ 1 – 3 năm, còn lại 8% lao động có thâm niên làm việc dưới 1 năm. Như vậy ta thấy hầu hết CB-CNV được tuyển vào bệnh viện đều làm việc khá lâu dài và không bỏ việc giữa chừng. Chứng tỏ rằng bệnh viện đã có những biện pháp giữ chân người lao động thích hợp và có tác dụng tích cực.

Khi trả lời về mức độ hài lòng về cách quản lý hiện tại của bệnh viện, có 80% nhân viên hài lòng với cách quản lý hiện tại của bệnh viện và 20% không hài lòng. Con số này cho thấy bệnh viện còn chưa thực sự tốt về cách quản lý của mình. Trong tương lai Bệnh viện, cần điều chỉnh chính sách quản lý phù hợp để làm hài lòng người lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Năng suất lao động

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ về năng suất lao động tại Bệnh viện

(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

Trong 100 phiếu phát cho người lao động thì có 73% cho rằng năng suất lao động của bản thân hiện tại là bình thường, 19% cho rằng năng suất lao động khá cao, 5% là cao và còn lại 3% là thấp. Đa số người lao động cho rằng năng suất hiện tại của mình là bình thường, tức là năng suất này còn có thể tăng hơn nữa. Với mức năng suất lao động hiện tại của bệnh viện là chưa thực sự cao nên hiệu quả sử dụng lao động còn thấp, vì vậy bệnh viện cần chú ý đề ra mục tiêu để kích thích người lao động nỗ lực.

Thời gian và cường độ lao động

Thời gian lao động tại bệnh viện được 76% công nhân đánh giá là hợp lí và 24% cho rằng chưa hợp lý. Khách quan cho thấy thời gian làm việc như vậy là đã đảm bảo sức khỏe cho người lao động và tiến độ hoàn thành công việc.

rằng bình thường 55%, còn lại 6% cho rằng cường độ làm việc thấp. Với những kết quả như trên thì bệnh viện cần có giải pháp điều chỉnh cường độ lao động cho phù hợp với từng bộ phận, phòng, ban. Có như vậy người lao động mới có thể phát huy hết trình độ và khả năng của họ, tạo tâm lý làm việc thoải mái và không ảnh hưởng đến năng suất lao động.

Đánh giá về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ đánh giá hiệu quả sử dụng tiền lương

(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

Về hiệu quả sử dụng lao động có 53% cho rằng ở mức bình thường, 25% cho rằng mức thấp và 15% cho rằng khá cao và 7% là ở mức cao. Vì vậy hiệu quả sử dụng lao động của bệnh viện nhìn chung còn chưa cao, cần phải có các giải pháp khắc phục thực trạng này.

Đánh giá hiệu quả về khả năng sinh lời của một lao động

Khả năng sinh lời trên mỗi lao động mặc dù vẫn ở mức khá cao nhưng lại có xu hướng giảm, qua đó hiệu quả sử dụng lao động tại bệnh viện cần được nâng cao hơn. Bệnh viện cần chú ý đến năng suất của người lao động, vì con người luôn có xu hướng tăng năng suất, khả năng làm việc tốt hơn khi đã có kinh nghiệm làm việc, do vậy bệnh viện cần có sự nghiên cứu và đưa ra năng suất mục tiêu phù hợp cho từng đối tượng lao động

3.3.2.2. Kết quả phân tích và tổng hợp phỏng vấn các đối tượng (người lao động, nhà quản lý)

Người lao động

Ta thấy số lao động của bệnh viện đều tăng trong những năm gần đây, do tính chất của công việc nên số lao động nữ thường chiếm đa số so với số lao động nam. theo như phỏng vấn điều tra thì đa phần người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhân viên hành chính thì có 11% chưa đáp ứng công việc, 25% đáp ứng một phần công việc và có 64% đã đáp ứng được công việc. Với lao động chuyên môn thì mức độ đáp ứng công việc cao hơn, có tới 78% đã đáp ứng công việc, 16% đáp ứng một phần, có 6% chưa đáp ứng được công việc. Điều này chứng tỏ các chương trình đào tạo của bệnh viện phát huy tác dụng rất lớn, góp phần tăng năng suất lao động.

Nhà quản lý

Lao động quản lý của bệnh viện có 14 % chưa đáp ứng được công việc, 57% đã đáp ứng được công việc, còn 29% đáp ứng một phần công việc chủ đạo. Mà lao động quản lý thường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng lao động. Vì vậy, bệnh viện cần có biện pháp nâng cao năng lực lao động cho đối tượng này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Tình hình quản lý và sử dụng lao động

Đa số những người được phỏng vấn đều cho rằng việc bố trí và sử dụng lao động của bệnh viện đã hợp lý, có một số ít cho rằng nhân viên hành chính thường không chuyên trách các mảng riêng mà làm việc đa dạng theo yêu cầu của công việc và sự chỉ đạo của cấp trên. Công tác phân công và đánh giá công việc còn chưa tốt, chưa thực sự hiệu quả, cần tiến hành phân tích để có sự phân công lao động hợp lý hơn, công tác đánh giá cần được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ hơn. Các chương trình đào tạo đã mang lại những hiệu quả nhất định, tuy nhiên muốn cho các chương trình đó mang lại hiệu quả cao nhất thì người làm nhân lực phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người lao động và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Hiện tại thì năng suất bình quân chưa cao, cộng với lợi nhuận bình quân của lao động chưa cao. Chất lượng lao động vẫn thấp, phương thức quản lý còn nhiều thiếu sót, vì vậy mà hiệu quả sử dụng lao động chưa cao. Mặc dù bệnh viện đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động như là tạo động lực làm việc, máy móc thiết bị hiện đại,… Tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa thực hiện triệt để, mang lại hiệu quả như về tuyển dụng, đánh giá nhân viên,…

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NAM THĂNG LONG (Trang 40 -40 )

×