Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Bệnh viện Nam Thăng Long (Trang 44)

8 Khả năng sinh lời của

3.4.3.Nguyên nhân

3.4.3.1. Nguyên nhân của thành công

Nhìn một cách tổng thể, những thành công trong công tác Quản trị nhân lực tại Bệnh viện Nam Thăng Long là rất đáng kể. Để có được những thành quả như vậy là do:

Thứ nhất, Bệnh viện Nam Thăng Long là một Bệnh viện công lập nhưng hoạt

động tự hạch toán từ năm 2006. Do đó, Bệnh viện đã có thời gian kinh nghiệm trong hoạt động.

Thứ hai, Bệnh viện nhận được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Tổng công ty

xây dựng Thăng Long, Cục Y tế giao thông vận tải, lãnh dạo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Y tế. Hoạt động QTNL của Bệnh viện ngày càng đổi mới để đạt được hiệu quả cao. Bộ máy QTNL được kiện toàn, các Quy chế hoạt động như: Quy chế đào tạo, Quy chế khen thưởng, Quy chế trả lương đều được lãnh đạo Bệnh viện chỉ đạo nhanh chóng hoàn thành và thông qua tại các kỳ hội nghị cán bộ viên chức hàng năm, được đưa ra áp dụng hiệu quả.

Thứ ba, sự đoàn kết, nhất trí phấn đấu, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế

hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động của lãnh đạo và CBCNV trong Bệnh viện Nam Thăng Long đã góp phần không nhỏ tạo ra sự thành công trong công tác QTNL cũng như các hoạt động khám chữa bệnh khác.

3.4.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Dân số, lực lượng lao động, thị trường lao động: Dân số tăng đồng nghĩa với việc cung cấp cho thị trường một nguồn nhân lực dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động lại không được chú trọng, đảm bảo. Ví dụ thực tế là nguồn đầu vào của bệnh viện đôi khi không đảm bảo về chất như mong muốn. Do đó dẫn đến hiệu quả công việc thấp, tốn kém trong việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân viên trong bệnh viện.

Pháp luật: Mức lương cơ bản đã được tăng dần theo từng năm, tuy nhiên so với lạm phát kinh tế, sự tăng giá của thị trường thì mức lương đó còn khá thấp. Do đó, cuộc sống của công nhân viên không được đảm bảo, sinh ra những tiêu cực, ảnh hưởng đến năng suất lao động và hoạt động quản lý nhân lực.

Đối thủ cạnh tranh: Các bệnh viện trong khu vực có những chiến lược trong kinh doanh, phát triển cơ sở vật chất, huy động vốn để đầu tư cả về con người và các trang thiết bị, nhằm thu hút sự tin tưởng tín nhiệm của khách hàng. Điều này ảnh hưởng lớn đến bệnh viện về công tác quản lý nhân lực, ban giám đốc cần có những biện pháp kịp thời để có thể giữ vững và phát triển bệnh viện, cải thiện tình hình tổ chức lao động.

Bệnh viện Nam Thăng Long là bệnh viện công lập nhưng thuộc doanh nghiệp chuyên về xây dựng nên gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo chuyên môn.

Đội ngũ nhân lực của Bệnh viện khi mới thành lập còn mỏng, thiếu và yếu. Việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ y tế có kinh nghiệm, trình độ không chỉ là khó khăn riêng của Bệnh viện Nam Thăng Long mà là khó khăn chung của cả ngành y tế.

Cán bộ làm công tác quản trị nhân lực còn mỏng, thiếu kinh nghiệm, chưa được qua các lớp đào tạo bài bản, chưa qua các đợt tập huấn.

Hệ thống thông tin quản lý nhân sự chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, và do đó ảnh hưởng tới tốc độ cập nhật, xử lý thông tin về nhân sự của Bệnh viện. Việc quản lý số liệu, thống kê số lượng nhân sự và những vấn đề liên quan tới nguồn nhân lực đều được ghi chép thủ công, rất mất thời gian mỗi khi cần tìm số liệu thống kê.

Văn hóa doanh nghiệp: Xã hội phát triển đi liền với sự thay đổi của những chuẩn mực xã hội, hội nhập với thế giới cũng làm cách sống, làm việc thoáng hơn, do đó không còn phù hợp với những quy định, tác phong cứng nhắc được đặt ra. Làm ảnh hưởng tới môi trường làm việc, tinh thần cũng như thái độ của cán bộ nhân viên, tác động trực tiếp tới việc quản lý cũng như sử dụng lao động. Tinh thần làm việc không được thoải mái sẽ gây ức chế, đối phó trong quá trình làm việc, dẫn đến năng suất lao động thấp, nguy cơ bỏ việc của lao động tăng lên, gây ra nhiều vấn đề về nhân lực cho bệnh viện.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Bệnh viện Nam Thăng Long (Trang 44)