8 Khả năng sinh lời của
4.2.1 Nhóm giải pháp về hoạt động quản trị nhân lực
4.2.1.1. Hoàn thiện công tác hoạch định nhân lực
Công tác hoạch định nhân lực sẽ căn cứ theo những quy định về mức biên chế trong đơn vị y tế, căn cứ theo nhu cầu nhân lực thực tế tại các khoa, phòng. Việc xác định nhân lực cần căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 giữa Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các
cơ sở y tế nhà nước. Trong các năm bệnh viện phải có kế hoạch phân bổ nguồn lực ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và bám sát mục tiêu chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn. Đồng thời có kế hoạch phân bổ nhân lực trước một năm, điều này cho phép bệnh viện có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng ngay trong năm tiếp theo.
Về công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực: trước mắt khi chưa tiến hành công tác PTCV& ĐGTHCV, tiếp tục thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo theo cách thức đang tiến hành. Nhưng cần phải gắn với nhận xét cán bộ theo cách mà Bệnh viện Nam Thăng Long quy định, bên cạnh tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo theo nghị quyết của Ban chấp hành Trung Ương khoá VI, cần phải tiến hành đánh giá cán bộ theo hiệu quả công việc.
4.2.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích công việc
Để nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Nam Thăng Long, Bệnh viện phải xây dựng bảng phân công nhiệm vụ tại các khoa, phòng. Bên cạnh các mô tả công việc theo quy chế bệnh viện, thì việc xây dựng bảng phân công nhiệm vụ tại các khoa, phòng; xác định những nhiệm vụ chính cho các cá nhân sẽ giúp việc quản lý nhân lực tại các khoa, phòng hiệu quả hơn. để đổi mới cơ cấu và tạo cơ sở cho việc tổ chức, sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và có hiệu quả nhất, bệnh viện cần phải phân tích công việc để xây dựng một hệ thống bảng phân công công việc cụ thể tại các khoa, phòng.
Bảng phân tích công việc cần bám sát vào Đề án vị trí việc làm của đơn vị đang xây dựng trình Cục Y tế GTVT phê duyệt. Đề án Vị trí việc làm tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Xác định vị trí việc làm của CB - CNV
Thứ hai: Xác định số lượng người làm việc căn cứ theo vị trí việc làm và quy
định về định biên trong các cơ sở y tế nhà nước (Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT- BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước)
Thứ ba: Xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
Phân tích công việc tại bệnh viện cần thực hiện những nội dung sau:
* Phân tích công việc gắn với vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành
* Phân tích công việc gắn với vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp
4.2.2.3.Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động
Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, bệnh viện tổ chức tuyển dụng đội ngũ nhân lực theo từng ngạch nhằm tuyển dụng bổ sung đội ngũ nhân lực có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, đúng tiêu chuẩn chức danh nhà nước, am hiểu nghề nghiệp, chính sách pháp luật của nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.Việc tuyển dụng đảm bảo nghiêm túc, công khai, công bằng và chất lượng. Việc thông báo trong toàn đơn vị nhằm bước đầu cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực, tiếp đó là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, gửi công văn đến các trường đại học, đăng thông tin tuyển dụng trên website của bệnh viện… Các thông báo tuyển dụng rõ ràng, có mô tả công việc, yêu cầu công việc đối với từng vị trí.
Công tác thu nhận hồ sơ xin việc, sàng lọc hồ sơ, đảm bảo các giấy tờ phù hợp với yêu cầu chức danh, chức vụ theo quy định.
4.2.2.4. Đào tạo và phát triển nhân lực
Sau khi xác định nhu cầu đào tạo và phát triển, Bệnh viện Nam Thăng Long cần phân tích, lập thứ tự ưu tiên những nhu cầu đào tạo cần thiết, cấp bách để lập kế hoạch đào tạo. Từ nhu cầu thực tế của của các khoa, phòng lãnh đạo bệnh viện sẽ đề nghị Cục y tế Giao thông vận tải cho bệnh viện tuyển dụng nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế. Kết quả này căn cứ vào tỷ lệ cán bộ nghỉ hưu và chuẩn bị nghỉ hưu giai đoạn 2010-2020 và kế hoạch thành lập các khoa, phòng mới đối với bệnh viện hạng II.
Hơn nữa Bệnh viện Nam Thăng Long đang có hướng đi tương đối cụ thể về kế hoạch đào tạo, các chuyên ngành cần ưu tiên phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, các chuyên ngành bệnh viện mới triển khai hoặc các chuyên ngành bệnh viện đang còn yếu. Điều này cũng khác biệt với các bệnh viện khác là chủ động về nhân lực, không chịu sự phân bổ từ cấp trên. Đối với bác sĩ bệnh viện có kế hoạch đào tạo trình độ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sĩ, tiến sĩ tại trường đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y, Đại học Y Dược Thái Nguyên. Đối với điều dưỡng đào tạo tại trường đại học Y Hà Nội, đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương và đại học điều dưỡng Nam Định. Các đối tượng khác đào tạo theo nhu cầu chuyên môn của từng vị trí tuyển dụng.
Ngoài ra bệnh viện còn có kế hoạch đào tạo tại chỗ, nghĩa là bác sĩ có trình độ chuyên môn cao hơn sẽ chỉ bảo kinh nghiệm cho các bác sĩ mới, ít kinh nghiệm thực tế hơn.