Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Bệnh viện Nam Thăng Long (Trang 51)

8 Khả năng sinh lời của

4.2.2.Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý lao động

Xây dựng quy chế cụ thể quy định về cách ứng xử, giao tiếp giữa cán bộ quản lý và người lao động để luôn tạo được sự thân thiện giữa cán bộ quản lý với nhân viên nhằm giúp họ cảm thấy thân thiết, gắn bó như một đại gia đình, cảm thấy thoải mái, tránh tình trạng ức chế, khó chịu. Quy định cụ thể như sau:

Đối với cán bộ quản lý: Tôn trọng Công nhân viên, tạo bầu không khí thân thiện, lắng nghe ý kiến của nhân viên và giải quyết vấn đề trong hài hòa, không gây to tiếng hay cãi lộn. Có cử chỉ, lời chào thân thiện khi cấp dưới chào hỏi, luôn luôn công bằng với mọi công nhân viên.

Đối với công nhân viên: Tôn trọng các cán bộ quản lý, tôn trọng và nghiêm túc thực hiện yêu cầu của quản lý, có thắc mắc thì đưa ra kiến nghị, tránh nói xấu sau lưng hoặc gây xích mích, nghi ngờ lẫn nhau.

4.2.3. Nhóm giải pháp về tạo động lực cho người lao động

Xây dựng mối quan hệ hài hòa, bình đẳng, dân chủ, khách quan giữa cán bộ và công nhân viên.

Tạo cơ hội đào tạo và triển vọng thăng tiến trong sự nghiệp.

Để thu hút đội ngũ nhân sự mạnh có năng lực, cần xây dựng môi trường hấp dẫn với cơ chế lương thưởng hợp lý để thu hút lao động có tay nghề, cán bộ có năng lực trình độ giỏi.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần được đầu tư mua sắm, sửa chữa tu bổ thường xuyên.

Trong quá trình làm việc cán bộ cần phát hiện điểm mạnh điểm yếu của nhân viên để tạo cho họ công việc phù hợp cũng như tạo điều kiện bổ sung kiến thức, kinh nghiệm phù hợp. Việc bố trí đề bạt cán bộ và tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cho nhân viên phải được thường xuyên quan tâm thực hiện theo đúng trình tự quy định. 4.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực làm việc của người lao động:

Đào tạo toàn diện các mặt chuyên môn kỹ thuật, chính trị lý luận, văn hóa tổ chức doanh nghiệp, phương pháp công tác,... Đào tạo cần được tiến hành theo các hình thức, các phương pháp khác nhau tùy theo đối tượng được đào tạo, qua đó sẽ bù đắp

những thiếu hụt trong học vấn được truyền đạt những khả năng và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, được cập nhật kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết để hoàn thành tốt các công việc được giao.

Thực hiện đào tạo lần đầu và đào tạo lại. Tiến hành theo dõi tiến độ thực hiện quá trình đào tạo.

Khuyến khích, động viên người lao động có biện pháp tự trau dồi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực, trình độ bản thân.

Tổ chức đào tạo nghề tại chỗ và ngắn hạn cho y tá, điều dưỡng, công nhân viên còn chưa đáp ứng nhu cầu công việc, đưa cán bộ ra nước ngoài đào tạo để củng cố kiến thức và kĩ năng trong quá trình làm việc, để từ đó xây dựng đội ngũ lao động có chuyên môn sát với thực tế, có những kiến thức cơ bản về y học và thực tiễn của bệnh viện.

4.2.5. Nhóm giải pháp về điều kiện và môi trường làm việc:

Bệnh viện cần chú trọng hơn về chất lượng dây chuyền công nghệ, máy móc làm sao cho môi trường đảm bảo tiêu chuẩn an toàn trong phạm vi cho phép về tiếng ồn, ô nhiễm không khí, tiêu chuẩn ánh sáng,… từ đó mới có thể làm cho người lao động phát huy hết khả năng, sức khỏe và lòng yêu nghề từ đó mới có thể nâng cao năng suất của người lao động.

Với điều kiện cơ sở hạ tầng hiện tại thì cần tu sửa một số phòng ban khu hành chính, thay mới một số máy móc, thiết bị đã quá cũ đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi sử dụng.

4.2.6. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Do bệnh viện là đơn vị trực thuộc Nhà nước nên vấn đề lương thưởng, đãi ngộ đều được thực hiện theo quy định Nhà nước ban hành. Vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương, bệnh viện cần nâng cao năng suất lao động, bố trí sử dụng lao động hợp lý và nâng cao uy tín trên địa bàn, thu hút người dân đến với dịch vụ của bệnh viện mang lại nguồn doanh thu tốt hơn.

Ngoài ra, bệnh viện cũng cần quan tâm đến vấn đề bố trí sử dụng lao động hợp lý để đảm bảo lao động phát huy tối đa khả năng làm việc.

Xây dựng các chương trình, quỹ khen thưởng hợp lý, đúng người đúng việc, tránh dư thừa, lãng phí.

Tính toán phân bổ quỹ lương hợp lý, tiền lương bình quân đảm bảo cuộc sống cho người lao động và tính cạnh tranh trên thị trường nhưng không chênh lệch lớn với so với mặt bằng chung của các đối thủ trong ngành.

4.2.7. Nhóm giải pháp về nâng cao khả năng sinh lời của người lao động

Để nâng cao khả năng sinh lời của một lao động, Bệnh viện cần tiến hành một số biện pháp như:

Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín có giá cả hợp lí trên thị trường, tham gia các cuộc đấu thầu giá thuốc thường xuyên và đúng đắn, sử dụng máy móc, phát huy lợi thế của dây chuyền máy móc.

Nâng cao khả năng làm việc của người lao động bằng động viên, khích lệ và trả công xứng đáng.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện để rút ngắn thời gian làm việc, giảm bớt căng thẳng cho người lao động. Sắp xếp bố trí nhân viên phù hợp khả năng, trình độ mỗi cá nhân, phát huy năng suất, hiệu quả lao động.

Quản lý lao động chặt chẽ và nghiêm túc nhằm phát huy hết thời gian lao động không để cán bộ bớt xén thời gian của bệnh viện làm việc riêng.

Giữ vững và nâng cao uy tín của bệnh viện, quản lý tốt các chi phí và phát sinh nhằm gia tăng lợi nhuận của bệnh viện góp phần năng cao khả năng sinh lời của lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Bệnh viện Nam Thăng Long (Trang 51)