1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

112 528 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 878 KB

Nội dung

Về phía nhà trường: hiện nay một bộ phận thầy cô giáo lơ là trong việcGDĐĐ cho HS, lên lớp chủ yếu là dạy kiến thức chưa chú trọng việc giáo dụchình thành nhân cách cho HS nên HS chưa nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

THÁI HỒ TUẤN KIỆT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THỊ XÃ SA ĐÉC

TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

NGHỆ AN – 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌCVINH

THÁI HỒ TUẤN KIỆT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THỊ XÃ SA ĐÉC

TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số : 60.14.05

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN QUỐC LÂM

Trang 3

NGHỆ AN – 2012

Trang 4

NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề giải pháp quản lý

nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh

trung học cơ sở

5

1.3 Khái quát về giáo dục đạo đức cho học sinh

trung học cơ sở

14

1.4 Một số vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo

đức cho học sinh trung học cơ sở

20

Chương 2 Thực trạng quản lý nâng cao hiệu quả

giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở

2.3 Thực trạng quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng

Tháp

52

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức

cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Sa Đéc,

57

Trang 5

3.2 Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo

đức cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Sa Đéc, tỉnh

Đồng Tháp

63

3.4 Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản

Trang 6

GV : Giáo viên

GVBM : Giáo viên bộ môn

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Qua hơn hai năm học tập và nghiên cứu chúng tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp cũng nhờ sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

TS Phan Quốc Lâm người Thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn.

Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh và Trường Đại học Đồng Tháp, Khoa quản lý sau Đại học của Trường Đại học Đồng Tháp.

Quý thầy, cô trực tiếp giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập ở lớp Cao học quản lý giáo dục khóa 18.

Ban lãnh đạo và các đồng chí Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Đéc đã nhiệt tình tạo điều kiện và cung cấp những thông tin, đóng góp nhiều ý kiến quý báu liên quan đến đề tài.

Tất cả những bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và làm đề tài này.

Nghệ An, tháng 7 năm 2012 Tác giả

Trang 8

việc trước tiên là phải học lễ nghĩa, trở thành người có đạo đức tốt, làm nhữngviệc có ích cho xã hội, rồi mới tới chuyện học văn hóa sau Ông bà ta ngày xưa

đã xác định như vậy và đó luôn là chân lý vì muốn là con người có ích cho xãhội thì người đó phải vừa có “đức” vừa có “tài”

Nhưng về mặt xã hội hiện nay với tốc độ phát triển của CNTT nhanhchóng đã đem đến bộ mặt phát triển mới cho nước ta, bên cạnh đó nó cũngmang lại những tác hại vô cùng ghê gớm: nhiều trẻ em bỏ học do nghiện gameonline, các trò chơi game hiện nay mang tính bạo lực làm cho các em HS luônthích bạo lực và sẵn sàng đánh nhau vì mâu thuẫn nhỏ để chứng tỏ bản lĩnh nhưtrong game, trẻ em phạm tội nhiều hơn để có tiền chơi game các em có thể làmbất cứ việc gì…

Về phía gia đình của các em: hiện nay thì gia đình chỉ có từ một đến haicon, các em luôn được cưng chiều nên mang tính ỷ lại, phụ thuộc phần lớn vàogia đình, kĩ năng sống để hòa nhập vào xã hội chưa cao nên dễ bị lôi kéo củacác phần tử xấu bên ngoài xã hội

Về phía nhà trường: hiện nay một bộ phận thầy cô giáo lơ là trong việcGDĐĐ cho HS, lên lớp chủ yếu là dạy kiến thức chưa chú trọng việc giáo dụchình thành nhân cách cho HS nên HS chưa nhận thấy chỗ nào thật sự đúng, chỗnào sai để sửa chữa kịp thời

Về phía bạn bè : một số em HS hư hỏng trong và ngoài nhà trường sẵnsàng lôi kéo các em HS theo mình để chơi game hoặc tham gia vào các tệ nạn

xã hội khác

Theo đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo hiện nay nhấn mạnh: “ Đặcbiệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái vềđạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân,lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước Trong những năm tới cầntăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ

Trang 9

nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho HS tham gia các hoạtđộng xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dụctoàn diện”.

Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý về mảng GDĐĐ cho HS, tôinhận thấy các em HS trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồngtháp phần lớn các em đều là con ngoan trò giỏi nhưng cũng có không ít các em

vì hoàn cảnh gia đình, cha mẹ lo làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sựhọc hành, đời sống của con trẻ Hàng loạt các hàng quán mọc lên với với đủloại các trò chơi từ đánh bài, bi da, game, chát…để móc tiền HS Số thanh niên

đã ra trường không có việc làm thường xuyên tụ tập, lôi kéo HS bỏ học thamgia hút thuốc, uống rượu, ma túy, trộm cắp, đánh nhau và nhiều tệ nạn khác,làm cho số HS yếu về rèn luyện đạo đức của trường ngày càng tăng

Vì vậy việc nghiên cứu những giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáodục đạo đức cho HS THCS ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp là vấn đề cần thiếtnhưng đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề này Đó là

lý do chúng tôi chọn đề tài : “Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáodục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, gópphần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở thị xã Sa Đéc, tỉnhĐồng Tháp

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý GDĐĐ cho HS THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS THCS ở thị xã

Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Trang 10

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được những giải pháp quản lý có cơ sở khoahọc và có tính khả thi thì sẽ nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS trung học cơ sở

ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận của các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quảgiáo dục đạo đức cho HS ở Trường THCS

5.2 Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý giáo dục đạođức cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

5.3 Đề xuất và thăm dò tính cần thiết và tính khả thi một số giải pháp quản

lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Sa Đéc, tỉnh ĐồngTháp trong giai đoạn hiện nay

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liênquan đến đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;

Phương pháp quan sát các công tác GDĐĐ của nhà trường;

Phương pháp phỏng vấn

6.3 Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

7 Những đóng góp của đề tài

7.1 Về mặt lý luận

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về GDĐĐ và quản lý nâng cao hiệu quảGDĐĐ cho HS THCS ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

7.2 Về mặt thực tiễn

Trang 11

Đánh giá đầy đủ các thực trạng quản lý nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS

ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS THCS

ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng cho các trường THCS ở thị

xã Sa Đéc và dùng để tham khảo đối với các trường THCS ở trong tỉnh ĐồngTháp

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có bachương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả

giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Chương 2 Thực trạng quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Chương 3 Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Trang 12

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến đạođức của HS và cán bộ Bác cho rằng đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng củangười cách mạng Bác còn căn dặn Đảng ta phải chăm lo GDĐĐ cách mạngcho đoàn viên và HS thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng”vừa “chuyên”

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đức cáchmạng là: Trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư;yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng

Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình đạo đức được biên soạn khácông phu Tiêu biểu như Giáo trình đạo đức học (GS-TS Nguyễn Ngọc Long-chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2000); Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin,(PGS-TS Vũ Trọng Dung chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005)…Vấn đề GDĐĐ cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Đặc trưngcủa đạo đức và phương pháp GDĐĐ (Hoàng An, 1982); GDĐĐ trong nhàtrường (Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt, 1988); Các nhiệm vụ GDĐĐ (NguyễnSinh Huy, 1995); Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trongđiều kiện kinh tế thị trường (Thái Duy Tuyên, chủ biên, 1994); Giáo dục hệthống giá trị đạo đức nhân văn (Hà Nhật Thăng, 1998); Một số vấn đề về lốisống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội (Huỳnh Khải Vinh, 2001); Giáo dục giá trịtruyền thống cho HS, sinh viên (Phạm Minh Hạc, 1997 Khi nghiên cứu về vấn

đề GDĐĐ các tác giả đã đề cập đến mục tiêu, nội dung, phương pháp GDĐĐ

và một số vấn đề về quản lý công tác GDĐĐ

Về mục tiêu GDĐĐ, GS Phạm Minh Hạc đã nêu rõ: “Trang bị cho mọingười những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiếnthức pháp luật và văn hoá xã hội Hình thành ở mọi công dân thái độ đúng đắn,

Trang 13

tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sựnghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh.

Tổ chức tốt giáo dục giới trẻ; rèn luyện để mọi người tự giác thực hiện nhữngchuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗlực học tập và rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[10, tr168-170]

1.1.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng nó là sự phản ánh củacác quan hệ xã hội Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế độchủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản Lợi ích của giaicấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có; trái lại giaicấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất công của những quan hệ ấy màđứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình Trong

xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp Đồng thời, đạo đức cũng có tính kếthừa nhất định Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫngiữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung Tính kếthừa của đạo đức phản ánh "những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộngđồng người nào" (Lênin) Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến nhữnghình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người Mọi thời đại đều lên áncái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội và biểu dương cái thiện, sựdũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn "không ai nghi ngờ được rằng đã

có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức kháccủa nhân loại" (Enghen) Quan hệ giữa người với người ngày càng mang tínhnhân đạo cao hơn Ngay trong xã hội nguyên thủy đã có những hình thức đơngiản của sự tương trợ và không còn tục ăn thịt người Với sự xuất hiện của liênminh bộ lạc và nhà nước, tục báo thù của thị tộc dần dần mất đi Xã hội chủ nôcoi việc giết nô lệ là việc riêng của chủ nô, đến xã hội phong kiến việc giết

Trang 14

nông nô bị lên án Đạo đức phong kiến bóp nghẹt cá nhân dưới uy quyền củatôn giáo và quý tộc; đạo đức tư sản giải phóng cá nhân, coi trọng nhân cách.

"Nhưng chúng ta vẫn chưa vượt được khuôn khổ của đạo đức giai cấp Một nềnđạo đức thực sự có tính nhân đạo, đặt lên trên sự đối lập giai cấp và mọi hồi ức

về sự đối lập ấy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tới một trình độ mà trongthực tiễn của đời sống, người ta không những thắng được mà còn quên đi sựđối lập giai cấp" Đó là trình độ của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủnghĩa(Enghen)

Ở phương Tây, thời cổ đại, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) cho rằngcái gốc của đạo đức là tính thiện Bản tính con người vốn thiện, nếu tính thiện

ấy được lan tỏa thì con người sẽ có hạnh phúc Muốn xác định được chuẩn mựcđạo đức, theo Socrate, phải bằng nhận thức lý tính với phương pháp nhận thứckhoa học [3 , tr 34]

Ở phương Đông các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đạibắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ Đạo là một trong những phạm trùquan trọng nhất của triết học Trung quốc cổ đại Đạo có nghĩa là con đường,đường đi Về sau, khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ conđường của tự nhiên Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong

xã hội Theo truyền thuyết thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh

đi ở ẩn Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại "nếu ngài quyết đi

ẩn cư xin vì tôi để lại một bộ sách!", Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ

"Đạo Đức Kinh" dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo Do đó, Đạo Đức Kinhcòn được gọi là sách Lão Tử là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vàokhoảng năm 600 TCN.Từ thời này, Khổng Tử (551-479 TCN) là nhà hiền triếtnổi tiếng của Trung Quốc Ông đã xây dựng học thuyết “Nhân - Lễ - Chínhdanh” Trong đó, chữ “Nhân” là thương người, người nào thật lòng thươngngười khác thì có thể làm tròn bổn phận mình trong xã hội Trong Luận ngữ,

Trang 15

Khổng Tử thường dùng chữ “nhân”, không những chỉ một đức tính riêng, màcòn chỉ chung cho mọi đức tính Người có nhân đồng nghĩa với người có mọiđức tính khác [20, tr20] Như vậy, nhân được coi là yếu tố hạt nhân, là đạođức cơ bản của con người Đứng trên lập trường coi trọng GDĐĐ, ông có câunói nổi tiếng đến ngày nay “Tiên học lễ, hậu học văn”.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức

1.2.1.1 Khái niệm đạo đức

Theo tự điển triết học, đạo đức là “Một trong những hình thái ý thức xãhội, phản ánh sự tồn tại về mặt tinh thần của cá nhân, một trong những đòn bẩytinh thần cho quá trình phát triển xã hội” Về nghĩa hẹp, đạo đức là sản phẩmcủa quá trình lịch sử, xã hội thể hiện qua sự nhận thức và quyền tự do của conngười” [19, tr 290,291]

Theo tự điển tiếng Việt, đạo đức có hai nghĩa:

Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được xã hội thừa nhận,quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội (nghĩatổng quát)

Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêuchuẩn đạo đức mà có (nghĩa hẹp) [21, tr 290]

Theo đạo đức học MácLênin, đạo đức bao gồm 3 yếu tố cơ bản: trí thức

-ý thức đạo đức, tình cảm niềm tin đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạođức Tuy nhiên, có tác giả cho rằng, đạo đức do các yếu tố hợp thành là : ý thứcđạo đức, thực tiễn đạo đức, quan hệ đạo đức [20, tr13]

Cũng có thể nói: Đạo đức hiểu theo nghĩa chung nhất, là một hình thái ýthức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xãhội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trongquan hệ với người khác và toàn xã hội [2, tr 9]

Trang 16

1.2.1.2 Khái niệm giáo dục đạo đức

GDĐĐ cho HS là một quá trình lâu dài, liên tục về thời gian, rộng khắp vềkhông gian, từ mọi lực lượng xã hội Trong đó, nhà trường giữ vai trò rất quantrọng

GDĐĐ cho HS còn là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạođức, hình thành nhân cách HS dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đíchđược tổ chức có kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thứcgiáo dục phù hợp với lứa tuổi và vai trò chủ đạo của nhà giáo dục Từ đó, giúp HS

có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cánhân, với cộng đồng - xã hội, với lao động, với tự nhiên….Bản chất của GDĐĐ làchuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáo dục và yếu tố tự giáo dục của HS,giúp HS chuyển những chuẩn mực, quy tắc, nguyên tắc đạo đức,…từ bên ngoài xãhội vào bên trong thành cái của riêng mình mà mục tiêu cuối cùng là hành vi đạođức phù hợp với những yêu cầu của các chuẩn mực xã hội GDĐĐ không chỉ làdừng lại ở việc truyền thụ những khái niệm, những tri thức đạo đức, mà quan trọnghơn hết là kết quả giáo dục phải được thể hiện qua tình cảm, niềm tin, hành độngthực tế của HS

Như vậy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổchức của nhà giáo dục và yếu tố tự giáo dục của người học để trang bị cho HSnhững tri thức, ý thức đạo đức, niềm tin, tình cảm đạo đức và quan trọng nhất

là hình thành ở HS hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xãhội Hay nói một cách khác, GDĐĐ là một quá trình sư phạm được tổ chức mộtcách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển ở HS ý thức, tìnhcảm, hành vi và thói quen đạo đức

Các chức năng GDĐĐ

- Chức năng điều chỉnh hành vi :

Chức năng điều chỉnh hành vi được thực hiện bởi hai hình thức chủ yếu:

Trang 17

Xã hội và tập thể tạo dư luận để khen ngợi khuyến khích cái thiện, phêphán mạnh mẽ cái ác.

Bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi cơ sở những chuẩnmực đạo đức xã hội

- Chức năng giáo dục :

Hiệu quả GDĐĐ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, cách thức tổchức giáo dục, mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục trong quátrình giáo dục

Chức năng giáo dục của đạo đức cần được hiểu một mặt “giáo dục lẫnnhau trong cộng đồng”, giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và cộng đồng;mặt khác, là sự “ tự giáo dục” ở các cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cộng đồng

- Chức năng nhận thức :

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhậnthức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội Sự phản ánh của đạo đức với hiệnthực có đặc điểm riêng khác với các hình thái ý thức khác

Nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại (hướng ra ngoài) vàhướng nội (tự nhận thức – hướng vào chính mình, chính chủ thể) Nhận thứchướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức của xã hội làm đối tượng

Đó là hệ thống giá trị thiện và ác, trách nhiệm và nghĩa vụ, hạnh phúc và ýnghĩa cuộc sống…, những “cách thức và phương tiện” tạo ra các giá trị đạođức Nhờ sự nhận thức này mà chủ thể nhận thức đã chuyển hóa đạo đức của xãhội như là cái chung thành ý thức đạo đức của cá nhân như là cái riêng

[18 trang 210]

1.2.2 Hiệu quả giáo dục đạo đức

1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả

Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại [21, tr 424]

1.2.2.2 Hiệu quả giáo dục đạo đức

Trang 18

Hiệu quả của công tác GDĐĐ cho HS thể hiện ở chỗ :

Trong nhà trường: HS biết kính trọng thầy cô giáo, thân ái với bạn bè

đúng mức, thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường Không có hiện tượngquay cóp, ăn cắp, bạo lực học đường…

Ngoài xã hội: HS không tham gia các tệ nạn xã hội, chấp hành nghiêm

chỉnh pháp luật của nhà nước, ứng xử có văn hóa, biết giúp đỡ người già, tàntật…

Trong gia đình: các em biết vâng lời ông bà, cha mẹ, lễ phép với người

lớn tuổi, biết kính trên nhường dưới, biết phụ giúp cha mẹ trong công việc hàngngày…

Như vậy công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả sẽ giúp giáo dục hình thànhnhân cách, hình thành những giá trị đạo đức tốt đẹp cho HS

1.2.3 Quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

1.2.3.1 Khái niệm về quản lý

Theo tự điển Tiếng Việt, Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêucầu nhất định [13, tr493]

Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, cóđịnh hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể(đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế….bằng một hệthống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giảipháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đốitượng” [8, tr 97]

Có quan niệm khác: “Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa cótính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội,quản lý là một quá trình tác động có hướng đích, có tổ chức trên các thông tin

về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đốitượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định” [13, tr 4]

Trang 19

Những khái niệm trên về quản lý khác nhau về cách diễn đạt, nhưng vẫncho thấy một ý nghĩa chung: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đíchcủa chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng

có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt

ra trong điều kiện biến động của môi trường

1.2.3.2 Quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

Mục tiêu quản lý GDĐĐ cho HS là làm cho quá trình GDĐĐ tác động đếnngười học một cách đúng hướng, phù hợp với các chuẩn mực xã hội, thu hútđược các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia GDĐĐ cho HS.Trên cơ sở đó, trang bị cho HS những tri thức về đạo đức, xây dựng cho các emniềm tin, tình cảm đạo đức để có được những hành vi đạo đức đúng đắn

Để công tác GDĐĐ cho HS mang lại hiệu quả cao, Hiệu trưởng cần phảiquản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, biện pháp GDĐĐ cho

HS của các lực lượng GDĐĐ trong nhà trường

Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, biện phápGDĐĐ cho HS nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ của HS là vấn đề hết sức quantrọng, thông qua nhiều hoạt động trong nhà trường như: Hoạt động giảng dạycủa các môn học văn hóa, hoạt động GDNGLL, hoạt động của GVCN, hoạtđộng của Đội TNTP Hồ Chí Minh, hoạt động tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớntrong năm,…Do đó, Hiệu trưởng cần có kế hoạch xây dựng nội dung, chươngtrình, hình thức GDĐĐ cho HS một cách đa dạng, sinh động và hấp dẫn Kếhoạch cần có mục đích yêu cầu, hình thức thực hiện, biện pháp thực hiện, phâncông cụ thể đối tượng thực hiện theo từng nội dung đã định sẵn Để thực hiệnđược kế hoạch này Hiệu trưởng cần thành lập ban GDĐĐ cho HS, thành phầngồm: Trưởng ban (Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng), Bí thư Chi đoàn, Tổngphụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, GVCN, Đại diện CMHS; một số GVBM.Chức năng quản lý GDĐĐ cho HS là một dạng quản lý chuyên biệt, thông

Trang 20

qua đó chủ thể quản lý giáo dục tác động vào đối tượng quản lý của mình nhằmthực hiện một các mục tiêu quản lý giáo dục Chức năng quản lý bao gồm:

* Chức năng kế hoạch trong QLGD :

- Là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết địnhnhững biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đó

- Nội dung của chức năng kế hoạch gồm : Xác định và phân tích mụctiêu QLGD; Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu; Triển khai thực hiện các

kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch

* Chức năng tổ chức trong QLGD :

- Là quá trình tiếp nhận và sắp xếp nguồn lực theo những cách thứcnhất định nhằm hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch

- Nội dung của chức năng tổ chức gồm: Xây dựng tổ chức bộ máy quản

lý của đơn vị hoặc của hệ thống tương ứng với các đối tượng quản lý; Xâydựng và phát triển đội ngũ CBQL; Xác định cơ chế quản lý; Tổ chức lao độngmột cách khoa học

* Chức năng chỉ đạo trong QLGD :

- Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của cán bộ, nhânviên, người dạy, người học nhằm đạt tới các mục tiêu của hệ thống cơ sở giáodục với chất lượng cao

- Nội dung của chức năng chỉ đạo gồm: Thực hiện quyền chỉ huy vàhướng dẫn triển khai các nhiệm vụ; Thường xuyên đôn đốc, động viên; Giámsát và điều chỉnh; Thúc đẩy các hoạt động phát triển

* Chức năng kiểm tra trong QLGD :

- Là quá trình xem xét thực tiễn các hoạt động của hệ thống giáo dục đểđánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và điềuchỉnh nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt tới những mục tiêu đã đặt ra và gópphần đưa toàn bộ hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn

Trang 21

- Nội dung của chức năng kiểm tra : Xác định các tiêu chuẩn để đánhgiá; Đo đạc kết quả thực tế; So sánh kết quả đo đạc thực tế với chuẩn; Điềuchỉnh.[ 18, tr 49]

1.2.4 Giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

1.2.4.1 Khái niệm giải pháp

Theo tự điển tiếng Việt, giải pháp là cách giải quyết một vấn đề nào đó.[21, tr265] Giải pháp có 2 loại: giải pháp hành chính và giải pháp quân sự.Giải pháp quản lý giáo dục là loại giải pháp hành chính nhằm giải quyếtmột vấn đề nào đó trong công tác quản lý giáo dục, để chủ thể quản lý tác độngđến đối tượng quản lý theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

1.2.4.2 Giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

Là hệ thống các giải pháp quản lý hành chính của Hiệu trưởng nhằm giảiquyết vấn đề GDĐĐ của HS mà chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) tác động đến đốitượng quản lý (HS) nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS

Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với HS, với điều kiện thực tế củatrường và của địa phương

1.3 Khái quát về giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Hiểu những yêu cầu về đạo đức và có ý thức tuân thủ pháp luật trong đời

Trang 22

sống hàng ngày.

1.3.1.2 Kỹ năng

Biết sống và ứng xử theo các giá trị đạo đức đã học

Biết ứng xử giao tiếp có văn hóa

Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi

1.3.1.3 Thái độ

Yêu quê hương, đất nước Việt Nam, tự hào có ý thức giữ gìn và phát huynhững truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Tôn trọng đất nước con người và các nền văn hóa khác

Yêu thương, tôn trọng mọi người xung quanh

Tự trọng, tự tin trong giao tiếp và các hoạt động hàng ngày Có ý thứcthực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân, đồng thời tôn trọng các quyền củangười khác

Có ý thức học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, có ý thứcđịnh hướng hướng nghề nghiệp đúng đắn Bước đầu hình thành được một sốphẩm chất cần thiết của người lao động như cần cù, sáng tạo, trung thực, cótrách nhiệm, có ý thức kỷ luật và có tác phong công nghiệp, biết hợp tác trongcông việc

Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp vớikhả năng Có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.Bước đầu có ý thức thẩm mỹ, yêu và trân trọng cái đẹp

1.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức bao gồm những chuẩn mực sau:

Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức chính trị, tư tưởng: có ýtưởng XHCN, yêu quê hương, đất nước, tự cường, tự hào dân tộc, tin tưởngvào Đảng và Nhà nước

Nhóm chuẩn mực hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân như: tự trọng, tựtin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện, biết kiềm

Trang 23

chế, biết hối hận.

Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc đó là: tráchnhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiếtNhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tựnhiên, môi trường văn hóa xã hội) như: xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìnbảo vệ tài nguyên, xây dựng xã hội dân chủ bình đẳng… mặt khác có ý thứcchống lại những hành vi gây tác hại đến con người, môi trường sống, bảo vệhòa bình, bảo vệ phát huy truyền thống di sản văn hóa của dân tộc và của nhânloại

Ngày nay, trong nội dung giáo dục đạo đức cho HS THCS cần thêm một

số chuẩn mực mới như tính tích cực xã hội, quan tâm đến thời sự, sống có mụcđích, có tinh thần hợp tác với bạn bè, với người khác…

1.3.3 Phương pháp giáo dục đạo đức

Phương pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động chung giữa GV, tập thể HS

và từng HS nhằm giúp HS lĩnh hội được nền văn hóa đạo đức của loài người vàdân tộc

Các phương pháp giáo dục đạo đức ở THCS rất phong phú, đa dạng, kếthợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại như:

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa GV

và HS về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bịtrước

- Phương pháp kể chuyện: dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để mô tả diễnbiến, quan hệ giữa các sự vật, sự việc theo câu chuyện nhằm hình thành ở HSnhững xúc cảm đạo đức, xúc cảm thẩm mỹ mạnh mẽ, sâu sắc

- Phương pháp nêu gương: dùng những tấm gương sáng của cá nhân,tập thể để giáo dục, kích thích HS học tập và làm theo những tấm gương mẫumực đó Phương pháp có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình

Trang 24

cảm đạo đức cho HS, đặc biệt giúp HS nhận thức rõ ràng hơn về bản chất vànội dung đạo đức.

- Phương pháp đóng vai: là tổ chức cho HS nhập vai vào nhân vật trongnhững tình huống đạo đức giả định để các em bộc lộ thái độ, hành vi ứng xử

- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho HS thực hiện những thao tác,hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua một tròchơi nào đó

- Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người học thực hiệnmột nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữagiáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho HS Thực hànhnhiệm vụ này người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mụcđích, lập kế hoạch hành động, đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tựkiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện

1.3.4 Hình thức và con đường giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

1.3.4.1 Hình thức giáo dục đạo đức

Hiện nay có nhiều hình thức GDĐĐ cho HS THCS được sử dụng nhưngnhìn chung có thể chia làm 2 loại:

GDĐĐ thông qua các môn học, đặc biệt là môn GDCD nhằm giúp các em

có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bảncủa một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội,

về tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, về trách nhiệm củaNhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân

GDĐĐ thông qua hoạt động GDNGLL: Giúp củng cố, mở rộng các hiểubiết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạo đức, rèn luyện

kỹ xảo và thói quen đạo đức thông qua nhiều hình thức tổ chức đa dạng: Háihoa dân chủ; hội diễn văn nghệ; thi làm báo tường; thi kể chuyện; tổ chức trò

Trang 25

1.3.4.2 Con đường giáo dục đạo đức

Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách thế hệ trẻ theo mục đích xã hội,quá trình này được thực hiện bằng các con đường sau đây:

Con đường thứ nhất là Giáo dục thông qua dạy học Một trong những

con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ là đưa HS vào học tập trongnhà trường Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp có nội dungchương trình, có phương tiện và phương pháp hiện đại, do một đội ngũ các nhà

sư phạm đã được đào tạo chu đáo thực hiện Nhà trường là môi trường giáo dụcthuận lợi, có một tập thể HS cùng nhau học tập, rèn luyện và tu dưỡng Trongnhà trường, HS được trang bị một khối lượng lớn tri thức khoa học, được tiếpthu những khái niệm đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ, những quy tắc, những chuẩnmực xã hội thông qua các môn học Nhờ học tập và thực hành theo nhữngchương trình nội, ngoại khóa mà kỹ năng lao động trí óc chân tay được hìnhthành, trí tuệ được mở mang, nhân cách được hoàn thiện Dạy học là con đườnggiáo dục chủ động, ngắn nhất và có hiệu quả, giúp thế hệ trẻ tránh được nhữngvấp váp trong cuộc đời Con người được đào tạo chính quy bao giờ cũng thànhđạt hơn những người không được học tập chu đáo Dạy học là con đường quantrọng nhất trong tất cả các con đường giáo dục

Con đường thứ hai là Giáo dục thông qua các tổ chức hoạt động phong phú và đa dạng: Toàn bộ cuộc sống của con người là một hệ thống liên

tục hoạt động và con người lớn lên cùng các hoạt động đó Vì thế, đưa conngười vào các hoạt động thực tế phong phú và đa dạng là con đường giáo dụctốt Con người có nhiều dạng hoạt động như: vui chơi, lao động sản xuất, hoạtđộng xã hội… Mỗi dạng hoạt động có những nét đặc thù và đều có tác dụnggiáo dục

Con đường thứ ba là Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể: Tổ chức

Trang 26

cho HS sinh hoạt tập thể là hoạt động giáo dục quan trọng của nhà trường Tậpthể là một tập hợp nhiều cá nhân cùng hoạt động theo một mục đích tốt đẹp.Hai yếu tố quan trọng của tập thể có ý nghĩa giáo dục lớn là chế độ sinh hoạt và

dư luận tập thể Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý với kỷ luật nghiêm, hoạt động

có kế hoạch, có tổ chức và nề nếp tạo nên thói quen sống có văn hóa, hìnhthành ý chí và nghị lực Dư luận tập thể lành mạnh luôn trợ giúp con ngườinhận thức những điều tốt đẹp, điều chỉnh hành vi cuộc sống có văn hóa Trongcuộc sống tập thể các cá nhân cùng nhau hoạt động, tinh thần đoàn kết, tinhthân thân ái, tính hợp tác cộng đồng được hình thành, đó là những phẩm chấtquan trọng của nhân cách Trong sinh hoạt tập thể, một mặt các cá nhân tácđộng lẫn nhau, mặt khác là sự tác động của các nhà sư phạm qua tập thể, tạothành tác động tổng hợp có tác dụng giáo dục rất lớn Tập thể vừa là môitrường, vừa là phương tiện giáo dục con người, tổ chức tốt các hoạt động tậpthể là con đường đúng đắn

Con đường thứ tư là tự tu dưỡng: Nhân cách được hình thành bằng

nhiều con đường trong đó có tự tu dưỡng hay còn gọi là tự giáo dục.Tự tudưỡng biểu hiện ý thức và tính tích cực cao nhất của cá nhân đối với cuộc sống

Tự tu dưỡng được thực hiện khi cá nhân đã đạt tới một trình độ phát triển nhấtđịnh, khi đã tích lũy được những kinh nghiệm sống, những tri thức phong phú

Tự tu dưỡng là kết quả của quá trình giáo dục, là sản phẩm của nhận thức và sựtạo lập những thói quen hành vi, là bước tiếp theo và quyết định của quá trìnhgiáo dục Giáo dục bắt đầu từ việc xây dựng những mục tiêu lý tưởng chotương lai, tiếp đó là tìm những biện pháp và quyết tâm thực hiện mục tiêu đãxác định, thường xuyên tự kiểm tra các kết quả và các phương thức thực hiện,tìm các biện pháp sáng tạo mới, xác định quyết tâm mới, để tiếp tục hoàn thiệnbản thân Mỗi con người là sản phẩm của chính mình, tự giáo dục chính làphương thức tự khẳng định

Trang 27

Các con đường giáo dục không phải là riêng rẽ, tách rời mà là một hệthống gắn bó với nhau, chúng bổ sung hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêugiáo dục xã hội Phối hợp các con đường giáo dục chính là nguyên tắc giáo dụcphức hợp và cũng là nghệ thuật giáo dục.

1.4 Một số vấn đề về quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

1.4.1 Lập kế hoạch giáo dục đạo đức

Muốn kế hoạch GDĐĐ cho HS khả thi và hiệu quả cần phải hoạch định từnhững vấn đề chung nhất đến những vấn đề cụ thể, từ những vấn đề mang tínhchiến lược đến những vấn đề mang tính chiến thuật trong mỗi giai đoạn

Khi xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS, Hiệu trưởng cần dựa trên những

cơ sở sau:

- Phân tích thực trạng GDĐĐ trong năm học qua dựa vào kết quả tổngkết năm học của các trường THCS Qua đó thấy được ưu và nhược điểm củacông tác GDĐĐ, những vấn đề gì còn tồn tại, từ đó xếp ưu tiên từng vấn đề cầngiải quyết

- Phân tích kế hoạch chung của ngành, trường, từ đó xây dựng kế hoạchGDĐĐ Trong đó thể hiện sự thống nhất GDĐĐ với các mặt giáo dục khác phùhợp với điều kiện cụ thể của nhà trường

- Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương Vì quátrình GDĐĐ phải phù hợp với xã hội, với môi trường sống

- Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội của chúng tahiện nay và xu thế giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung GDĐĐcho phù hợp với HS

- Xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thờigian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch GDĐĐ:

Trang 28

- Kế hoạch phải phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếukém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng phát triển trong việc hìnhthành đạo đức ở HS.

- Kế hoạch phản ánh được mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, nộidung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp kiểmtra đánh giá

- Kế hoạch thể hiện được sự phân cấp quản lý của Hiệu trưởng, bảođảm tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể

Do đó việc xây dựng kế hoạch giáo dục nói chung và đặc biệt là kế hoạchGDĐĐ thì Hiệu trưởng cần quan tâm nhiều đến hiệu quả xã hội và động lựcmục tiêu của nhà trường, đưa ra tầm nhìn mới và tuyên truyền để làm biến đổinhận thức và hành động của các thành viên trong nhà trường Vì vậy xây dựng

kế hoạch không những được coi là quá trình tương tác giữa con người với conngười, con người với kế hoạch mà còn phải có sự giải thích, quyết định và lựachọn đúng đắn

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch

Là sắp xếp một cách khoa học các yếu tố, các dạng hoạt động của tập thểngười lao động thành một hệ thống toàn vẹn, bảo đảm chúng tương tác vớinhau một cách tối ưu để đạt mục tiêu đề ra Lênin nói: “Một trăm người sẽmạnh hơn một ngàn người khi một trăm người này biết tổ chức lại thì nó sẽnhân sức mạnh lên mười lần”

Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS phải xuất phát từ quan điểmphát huy tính tích cực, chủ động của HS HS là chủ thể của hoạt động nhậnthức và rèn luyện phẩm chất đạo đức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV

Có như vậy thì những chuẩn mực, giá trị đạo đức của xã hội sẽ trở thành nhữngphẩm chất riêng trong nhân cách của HS

Tổ chức việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS THCS có liên quan mật

Trang 29

thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hóa trong nhà trường.

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ gồm:

- Giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch GDĐĐ

- Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch

- Sắp xếp, bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm của CBQL, huy động mọinguồn lực phục vụ công tác GDĐĐ

- Hiệu trưởng quy định rõ tiến trình thực hiện, thời gian bắt đầu cũng nhưthời gian kết thúc

- Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho người tham gia phát huy tinh thần tựgiác, tích cực, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ trong nhà trường THCS là chỉ huy, ralệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để đảm bảocho công tác GDĐĐ diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợpcác lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả cao nhất

Trong quá trình chỉ đạo, Hiệu trưởng cần kiểm tra giám sát việc thực hiện

kế hoạch bằng cách thu thập thông tin chính xác, phân tích tổng hợp, xử lýthông tin để đưa ra quyết định đúng đắn giúp cho công tác GDĐĐ diễn ra theođúng kế hoạch

Việc chỉ đạo GDĐĐ sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệutrưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên kíchthích, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực vàtính sáng tạo của họ

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức:

Kiểm tra, đánh giá là công việc rất cần thiết trong quá trình quản lý giúpnhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch GDĐĐ, từ đó có biện phápđiều chỉnh kịp thời và có hướng bồi dưỡng sử dụng cán bộ tốt hơn

Trang 30

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá uốn nắn mức độ thực hiện của các bộphận, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn đảm bảo việc thực hiện kế hoạchGDĐĐ đạt đến hiệu quả tốt nhất.

Việc kiểm tra đánh giá phải khách quan, toàn diện, hệ thống và công khai.Sau đánh giá phải có nhận xét, kết luận, phải động viên khen thưởng, nhắc nhởkịp thời những sai trái thì mới có tác dụng

Hiệu trưởng có thể kiểm tra định kỳ hoặc thường xuyên, đột xuất Kiểmtra trực tiếp hay gián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểmcủa nhà trường thì việc kiểm tra đánh giá mới khách quan, công bằng, chínhxác

Tổ chức các hoạt động đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về việc thựchiện nhiệm vụ Tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tíchđồng thời phê bình, nhắc nhở kịp thời các biểu hiện tồn tại, yếu kém [5, tr 20]

1.4.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của học sinh ở trường trung học cơ sở

1.4.5.1 Về tâm sinh lý học sinh

Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vàohọc ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9) Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt vàtầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từtuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhaunhư: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “ tuổi khủng hoảng ”, “tuổi bất trị”

Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang táchdần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành)tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ,tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này

Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính ngườilớn” , điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều

Trang 31

kiện sống, hoạt động…của các em.

Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triểncác khía cạnh khác nhau của tính người lớn, điều này do hoàn cảnh sống, hoạt độngkhác nhau của các em tạo nên Hoàn cảnh đó có cả hai mặt:

Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻchỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xuthế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của

Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự giatăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăntrong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống Điều đó đưa đến trẻsớm có tính độc lập, tự chủ hơn

Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo cáchướng sau:

Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưngcòn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít

Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâmđến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với “mốt”, coi trọng việc giao tiếp vớingười lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộcsống để tỏ ra mình cũng như người lớn

Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tếđang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như : dũng cảm, tựchủ, độc lập …còn quan hệ với bạn gái như trẻ con

Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vịtrí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất và cũng làthời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này Thời kỳthiếu niên quan trọng ở chỗ : trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung

Trang 32

của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành,chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.

Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng

ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện

1.4.5.2 Về phía gia đình

Môi trường gia đình bao gồm các giá trị văn hóa mà cộng đồng gia đìnhgóp sức tạo lập, xây dựng, gìn giữ và phát triển tạo nên không gian sống riêng

để tiếp nhận hoặc từ chối các tác động của xã hội Môi trường văn hóa gia đình

có tính bền vững và kế thừa Môi trường gia đình góp phần rất lớn trong việchình thành nhân cách và sự tự nhận thức của các thành viên Môi trường giađình không bền vững, ẩn chứa nhiều yếu tố tiêu cực tất yếu dẫn đến nhận thứcsai lầm, góp sức tạo ra những tính cách xấu, thiếu sức đề kháng đối với tácđộng xấu của xã hội và nhà trường Đặc biệt là lứa tuổi chưa thành niên giađình đóng vai trò rất quan trọng giúp các em hình thành và phát triển nhâncách

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam đang chuyển độngtheo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, mặt tích cực phù hợp với quy luậtkhách quan rất lớn nhưng mặt trái của nó cũng rất đa dạng, phong phú và cókhi khá nặng nề trong mối quan hệ giữa gia đình và con cái Đó là sự thay đổi

về mức sống và thu nhập; do cạnh tranh trên thương trường quá căng thẳng dẫnđến có một khoảng cách giữa cha mẹ và con cái dẫn đến có nhiều trường hợpchiều con quá mức, biến con “thành bố, thành mẹ”, tốn rất nhiều tiền chạytrường, chạy lớp, chạy điểm cho con khiến cho ý thức trách nhiệm trong con

mờ dần nhường chỗ cho tính ỷ lại có khi rơi vào ích kỷ cực đoan Nhiều bậccha mẹ cho rằng những việc làm như trên là ý thức trách nhiệm, trong khi đókhông nghĩ đến các biện pháp xây dựng, hình thành ý thức trách nhiệm cho concái mình …

Trang 33

1.4.5.3 Về phía nhà trường

Thực trạng môi trường nhà trường tác động đến HS THCS rất phong phú

và nhiều khía cạnh với nhiều đối tượng khác nhau nhưng cùng chung một mụctiêu bảo vệ sự thành công các mục tiêu đào tạo đối với lớp học và cấp học Môitrường nhà trường chính là nội dung và yếu tố có tính quyết định trong việchình thành ý thức trách nhiệm cho HS Nó là một nhân tố mạnh mẽ tạo nênnhân phẩm, đạo đức của trẻ Ngoài gia đình, xã hội - nhà trường có tác độngmạnh đến hướng đi, thắp sáng tương lai cho trẻ khi bước vào đời

Vấn đề chọn trường, chọn lớp, chọn thầy trong bối cảnh kinh tế thị trường

là một tất yếu khách quan Chất lượng sản phẩm dịch vụ mà các trường cungcấp cho thị trường giáo dục không đồng đều là một thuộc tính khách quan củathị trường được xác định từ thương hiệu của nhà trường, đội ngũ thầy cô, cơ sởvật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập đáp ứng được yêu cầu caocủa các đối tượng có thu nhập cao Vấn đề cần quan tâm là việc chọn trường,chọn lớp, chọn thầy không do thị trường điều chỉnh mà lại mang nội dung tiêucực bằng quan hệ mua bán ngầm làm sai hẳn bản chất của việc chọn trường,chọn lớp, chọn thầy

Môi trường nhà trường trong hình thành nhân cách, đạo đức cho HSTHCS phải được xem là chủ yếu có tính quyết định trên các phương diện hìnhthành nhân sinh quan, thế giới quan Không ai có thể thay thế nhà trường trongviệc hình thành năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp tư duy, quá trình tíchlũy tri thức, hình thành các phẩm chất, nhân cách làm người cho HS Việc giáodục, hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho HS THCS là sự thống nhấthữu cơ giữa dạy chữ và dạy người Không thể khoán cho bộ môn giáo dục côngdân, GVCN rồi đến các đoàn thể GDĐĐ và hình thành nhân cách là hệ thốngbiện pháp đồng bộ từ truyền thụ kiến thức bộ môn đến các hoạt động giảng dạy

và quản lý giáo dục trong nhà trường

Trang 34

Hiện nay, công tác GDĐĐ cho người học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem

là thứ yếu Cần coi trọng các tiết đạo đức trong trường học, cải tiến phươngpháp dạy tiết đạo đức, giáo dục công dân trong nhà trường, cần cải thiện tốthơn các khâu kiểm tra, dự giờ, giáo án của môn này phải được chú trọng nhưmôn chính khóa

Vấn đề lớn nhất của môi trường nhà trường trong xây dựng ý thức tráchnhiệm cho HS THCS chính là hình thành đồng bộ các biện pháp trong dạy chữ

và dạy người trong công tác quản lý giáo dục

1.4.5.4 Về phía xã hội

Môi trường xã hội là sự tác động thường xuyên của các hiện tượng chínhtrị, kinh tế, xã hội đối với nhận thức, hiểu biết của HS, điều chỉnh thế giớiquan, nhân sinh quan của các em theo các chiều hướng khác nhau, đa dạng vàkhá phức tạp, có khi các em rất khó phân biệt được thật và giả, tốt và xấu, hiệntượng và bản chất Môi trường xã hội chính là thuốc thử hàng đầu thử thách trítuệ, nhân cách, phẩm giá con người đối với HS THCS

Thực trạng xã hội hiện nay còn nhiều tệ nạn xã hội (cướp giật, ma túy…)nếp sống của con người chưa cao, thiếu hiểu biết (vứt rác, phóng uế, mê tín…).Một số cán bộ, công chức thiếu gương mẫu, hạch sách dân, tham ô, hối lộ Một

số gia đình có con em đang trong độ tuổi đi học: cha mẹ làm ăn bất chính đãảnh hưởng đến lối sống của các em Cha mẹ không gương mẫu, thiếu sự quantâm đến các em, một số người đã lợi dụng phương tiện thông tin truyền bánhững văn hóa phẩm xấu, những bài viết, hình ảnh có suy nghĩ lệch lạc…kíchthích sự tò mò của HS làm ảnh hưởng xấu đến việc học tập của các em

Kinh tế thị trường phát triển gắn liền với mở rộng hội nhập quốc tế đã làmthay đổi cục diện phát triển của đất nước Chúng ta đã thoát ra cảnh một nướckém phát triển, đang tiến bước vào mục tiêu một nước có thu nhập trung bìnhtrên thế giới Kinh tế thị trường được thúc đẩy mạnh mẽ do sự tác động của thu

Trang 35

hút đầu tư nước ngoài Tất nhiên đi theo sự phát triển sâu rộng của kinh tế thịtrường, cơ cấu dân cư thay đổi mạnh mẽ Một bộ phận giàu lên nhanh chóngtrong đó có những con người giàu lên do làm ăn bất chính Sự biến đổi về bảnchất của xã hội về kinh tế kéo theo sự thay đổi lớn về xã hội tích cực và tiêucực, bị chi phối bởi những lợi ích khác nhau, cạnh tranh nhau, thậm chí đối lậpnhau Về mặt văn hóa xã hội, hình thành một số tư tưởng, lối sống xấu như lốisống làm giàu bằng bất cứ giá nào, lối sống hưởng thụ bất chấp luân lý đạo đứcmiễn thỏa mãn các nhu cầu thấp hèn Hiện tượng xã hội đen lũng đoạn một bộphận cán bộ của Đảng và Nhà nước chưa có xu hướng giảm xuống Mặt tráicủa cơ chế kinh tế thị trường đang thách thức những phẩm chất, giá trị đạo đức

và nhân văn của dân tộc và nhất là trong HS

Hiện nay, một bộ phận HS chịu sự tác động từ những mặt tiêu cực của xãhội, đánh mất ý thức trách nhiệm, thiếu ý thức đạo đức kỷ luật, vi phạm phápluật khi mới 15, 16 tuổi, có HS còn có hành động côn đồ như đuổi đánh, xúcphạm thầy cô giáo Nói tục chửi thề khá phổ biến, … tham gia đua xe và các tệnạn xã hội, tóc được nhuộm đủ màu, móng tay sơn đủ kiểu, ăn mặc nhiều loạimốt với các hình thù quái dị cả những lúc ở nhà, ra đường không còn sự vô tưhồn nhiên của tuổi học trò

Đi vào kinh tế thị trường , mở rộng Hội nhập quốc tế có một thực tế kháchquan mà những người làm công tác giáo dục nên có nhận thức thống nhất Cơchế kinh tế thị trường phát huy cao độ tính cá thể hóa của con người trong cuộcsống đặc biệt là đối với lớp trẻ Đây chính là sự thách thức đối với các giá trịtruyền thống, nó sẽ phá vỡ mạnh mẽ các giá trị không còn giá trị, thúc đẩy sựphát triển nhưng có khi lại được lớp người lớn tuổi bảo thủ bảo vệ Tuy nhiêncũng có khi có kẻ lợi dụng để phá vỡ tràn lan phục vụ cho mục đích cá nhân

Vì thế thách thức của môi trường xã hội đối với nhà trường và gia đình tronggiáo dục và truyền thụ tri thức là rất lớn

Trang 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong xã hội ngày nay việc “dạy chữ” phải đi đôi với “dạy người”, ngoàiviệc cung cấp kiến thức cho HS chúng ta cần phải giáo dục như thế nào để cho

HS có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng sống để có thể hạn chế thấp nhất tácđộng xấu do cơ chế thị trường mang lại, đào tạo thế hệ trẻ vừa là người có đứcvừa là người có tài phục vụ Tổ quốc sau này Để phát huy tính hiệu quả trongrèn luyện đạo đức cho HS THCS chúng ta đi vào phân tích thực trạng quản lýGDĐĐ cho HS THCS ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THỊ XÃ SA ĐÉC

TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của thị xã

Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

2.1.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Sa Đéc

Thị xã Sa Đéc cách Thành phố Hồ Chí Minh 140 km về phía Tây Nam.Phía Bắc giáp sông Tiền, phía Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò, Tây Nam giáphuyện Lai Vung, phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện ChâuThành

Thị xã Sa Đéc có diện tích là 5.785,89 ha, với dân số trên 110.646 ngườithuộc các dân tộc Kinh, Hoa, Khơmer,

Thị xã Sa Đéc có 09 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 06 phường và 03xã: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường An Hòa, Phường TânQuy Đông, Xã Tân Quy Tây, Xã Tân Khánh Đông, Xã Tân Phú Đông

Ngày nay thị xã vẫn không ngừng phát triển và lớn mạnh Tốc độ tăngtrưởng GDP trong năm 2006 của thị xã tăng 19,04%; trong đó khu vực côngnghiệp - xây dựng tăng 26,06%, thương mại – dịch vụ tăng 16,87%, nông lâmthủy sản tăng 6,5%

Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã là 22%, thu nhập bình quânđầu người đạt 100,881 tỷ đồng - mức cao nhất của toàn tỉnh Nếu như năm

2006, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã đạt trên 1.374 tỷ đồng (tăng26,47% so với năm 2005), thì năm 2007 ước đạt trên 1.899 tỷ đồng (cao nhất

Trang 38

so với các địa phương trong tỉnh), tăng 41,91% so với năm 2006.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, nền kinh tế của thị xã tiếp tục có những diễnbiến tốt, kinh tế tăng trưởng ở mức cao 20,03%, xấp xỉ mục tiêu kế hoạch cảnăm 2008 (20,5%);giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 23,53%, tổng mức lưuchuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 26,5%, kim ngạch xuấtkhẩu tăng 55,45%, các khu vực kinh tế đều tăng cao so với năm 2007, thu ngânsách nhà nước trên địa bàn đạt khá cao (trên 60%), vốn đầu tư xây dựng cơ bảnthực hiện trên 51%

Năm 2011, nền kinh tế thị xã tiếp tục có những bước tiến ổn định Tổnggiá trị GDP ước đạt trên 11100.696 tỷ đồng tăng 15,92% so năm 2008 trong đócông nghiệp - xây dựng tăng 18,51%, thương mại - dịch vụ tăng 15,36%, nôngnghiệp tăng 3,98%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 26,87 triệu đồng/người/ năm (giá thực tế) (Nguồn bách khoa toàn thư)

Trong 06 tháng đầu năm 2012, tuy gặp không ít khó khăn, thách thức,nhưng nhờ sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thị ủy, sự nỗ lực phấnđấu của cán bộ và nhân dân thị xã, Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc đã bám sátcác chỉ tiêu, nhiệm vụ tỉnh giao, Nghị quyết Thị ủy, Hội đồng nhân dân thị xã đề

ra trong năm 2012 tập trung cải tạo, điều hành và đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực Đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, vẫn duy trì tốc độ phát triển ở mức khá

Ước tính tổng sản phẩm nội thị (GDP) 6 tháng đầu năm thực hiện được1.265 tỷ đồng, tăng trên 16% so với cùng kỳ và đạt trên 46% kế hoạch năm;trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 18,2%, khu vực thương mại –dịch vụ tăng 15,3%, khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 3,8%

Thời gian tới, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩymạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường xuất khẩu, thu hút đào tạo nghề và giảiquyết việc làm cho người lao động Trước mắt, địa phương tập trung nắm bắttình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn,

Trang 39

vướng mắc, tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển, nhất là đốivới các mặt hàng chủ lực Song song đó, thị xã tăng cường công tác xúc tiếnthương mại, kêu gọi đầu tư về lĩnh vực dịch vụ: tài chính, tín dụng, bảo hiểm,CNTT, vận tải…phấn đấu đến cuối năm hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, gópphần tạo chuyển biến tích cực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa thị xã Sa Đécxứng tầm đô thị trung tâm khu vực phía Nam của tỉnh (Trang thông tin điện tửthị xã Sa Đéc)

2.1.2 Tình hình giáo dục của thị xã Sa Đéc

Thị xã Sa Đéc là nơi có truyền thống hiếu học rất lâu đời của tỉnh ĐồngTháp Là địa phương đi đầu của ngành giáo dục tỉnh nhà nên ngành giáo dụccủa thị xã Sa Đéc đạt rất nhiều thành công:

Nhiều năm liền Sa Đéc luôn dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng HS giỏi toàntỉnh Tiêu biểu trong 2 năm học 2006-2007 và 2007-2008, đơn vị Sa Đéc luôndẫn đầu toàn tỉnh về số HS đạt giải trong các cuộc thi HS giỏi THCS và THPTcấp tỉnh Riêng trong năm 2008, Sa Đéc tụt 1 bậc và đứng thứ 2 (sau TP CaoLãnh) về số giải HS giỏi THCS, nhưng vẫn là đơn vị dẫn đầu trong cuộc thidành cho cấp THPT

Thị xã Sa Đéc hiện đã có 12 nhà giáo đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú

Hiện nay thị xã có: 6 trường đạt chuẩn quốc gia là: trường THPT Thị xã

Sa Đéc, trường THCS Trần Thị Nhượng, trường THCS Võ Thị Sáu, trườngTHCS Tân Khánh Đông, trường tiểu học Kim Đồng, trường mẫu giáo SenHồng Và một trường chuyên duy nhất của tỉnh Đồng Tháp là trường THPTchuyên Nguyễn Đình Chiểu (được thành lập năm 2008 trên cơ sở cũ của trườngTHPT tư thục Đồ Chiểu đã giải thể và trường đã có đề án xây dựng mới trêndiện tính 15ha) Cũng trong năm 2008, trường THPT Nguyễn Du chính thứcđược thành lập

Thị xã cũng là nơi được xây dựng Trường Đại học Đông Dương (đừng

Trang 40

nhằm lẫn với Viện Đại học Đông Dương thời Pháp thuộc) để đào tạo nguồnnhân lực cho toàn tỉnh và trong khu vực, nhưng dự án hiện nay đang chậm tiến

độ so với kế hoạch đề ra (nguồn bách khoa toàn thư)

2.1.3 Đặc điểm của trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Trong năm học 2011-2012 trên địa bàn thị xã Sa Đéc có tổng cộng 5trường THCS:

- Trường THCS Võ Thị Sáu nằm trên đường Nguyễn Sinh Sắc có tổng

số 40 lớp với khoảng 1350 HS được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2007

- Trường THCS Trần Thị Nhượng nằm trên quốc lộ 848 gần Ủy BanNhân Dân phường An Hòa có tổng số 20 lớp với khoảng 745 HS được côngnhận đạt chuẩn quốc gia năm 2005

- Trường THCS Tân Khánh Đông nằm trên quốc lộ 848 gần Ủy BanNhân Dân xã Tân Khánh Đông có tổng số 24 lớp với khoảng 769 HS đượccông nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2009

- Trường THCS Hùng Vương nằm trên đường Trần Phú có tổng số 28lớp với khoảng 1196 HS, với tổng số 64 cán bộ giáo viên

- Trường THCS Lưu Văn Lang nằm trên đường Trần Thị Nhượng cótổng số 40 lớp với khoảng 1420 HS, với tổng số 98 cán bộ giáo viên (nguồnPhòng GD-ĐT thị xã Sa Đéc)

2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã

Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

2.2.1 Mục đích nghiên cứu

Nắm được thái độ của HS THCS đối với các quan niệm về đạo đức,nguyên nhân dẫn đến vi phạm đạo đức của HS THCS hiện nay, nhận thức củaCBQL, GV, CMHS về công tác GDĐĐ cho HS, từ đó tìm ra các giải pháp phùhợp để GDĐĐ cho HS hiệu quả nhất

Ngày đăng: 20/12/2013, 22:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w