1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

105 529 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 797 KB

Nội dung

Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển độ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ TUYẾT NHUNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ SA ĐÉC

TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60.14.05

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN QUỐC LÂM

Nghệ An, 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin cảm ơn: Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo Sau đại học, Hội đồng khoa học, các giảng viên của Trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Chân thành cám ơn Tiến sĩ Phan Quốc Lâm người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp; các ban ngành đoàn thể của thị xã; lãnh đạo, chuyên viên văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã; lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục - Đào tạo; các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên các trường Trung học cơ sở thị xã

Sa Đéc; gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

Nghệ An, tháng 10 năm 2012

Tác giả

Lê Thị Tuyết Nhung

Trang 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.2.1 Cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý 6

1.2.3 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL 131.3 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường

THCS

14

1.3.2 Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS 16 1.3.3 Những yêu cầu về chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS 171.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường

3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL

các trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

543.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường 54

Trang 4

THCS thị xã sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

3.2.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

55

3.2.3 Thực hiện tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn

nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL

61

3.2.4 Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS 66 3.2.5 Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL 71 3.2.6 Thực hiện tốt quy trình đánh giá CBQL trường THCS 743.3 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 79

CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

GD-ĐT Giáo dục - đào tạo

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ

Bảng 2.1 Thống kê số liệu phát triển trường học

Bảng 2.2 Thống kê số lượng phát triển lớp, học sinh năm học 2011-2012Bảng 2.3 Thống kê trình độ giáo viên năm học 2011-2012

Bảng 2.4 Tổng hợp quy mô phát triển giáo dục THCS thị xã Sa Đéc trong

5 năm trở lại đây

Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả xếp loại học lực cấp THCS thị xã Sa Đéctrong 5 năm trở lại đây

Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm cấp THCS thị xã Sa Đéctrong 5 năm trở lại đây

Bảng 2.7 Tổng hợp cơ sở vật chất trường học

Bảng 2.8 Thống kê tổng số nam, nữ, Đảng viên

Bảng 2.9 Trình độ đào tạo chuyên môn và chính trị

Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả điều tra về năng lực, phẩm chất của đội ngũCBQL trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Bảng 3.1 Kết quả thăm dò về tính cần thiết của các giải pháp nâng caochất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Bảng 3.2 Kết quả thăm dò về tính khả thi của các giải pháp nâng cao chấtlượng đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Trang 7

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020 trình đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ XI một lần nữa đã nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán

bộ quản lý là khâu then chốt”

Trong thời kỳ hội nhập, nền giáo dục chúng ta đã và đang thực hiện pháttriển toàn diện, đặc biệt là công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhằm nângcao chất lượng giáo dục nói chung và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dụcnói riêng Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đã có những phát triển mới,đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc mở rộng quy mô, tăng cơ hộitiếp cận giáo dục cho mọi người và chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy vậy, sự phát triển giáo dục của chúng tacòn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu.Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, công tác quản lý giáo dụccòn nhiều bất cập

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đòi hỏi phải thực hiện hàng loạtcác biện pháp nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo về chất lượng giáo viên,

về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính…Trong đó công tác quản lý giáo dục

có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định thành công của sự nghiệp

giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu

rõ, để đặt chính sách cho đúng Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc Vì

Trang 8

vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” Và “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo

dục, quản lý giáo dục được xem là “khâu đột phá” mở đầu cho việc triển khainhững chủ trương và giải pháp được quyết định

Giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng lànền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân

Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định mục tiêu của giáo dục trung học

cơ sở là: “Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp hoặc học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”

Từ mục tiêu trên, Luật Giáo dục năm 2005 cũng đã xác định yêu cầu về

nội dung, phương pháp giáo dục trung học cơ sở là: “Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ;

có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp”

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục bậc trung học cơ sở hiện nay, nhất làchúng ta đã thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới ở các bậc học, (kể

từ năm học 2002 - 2003 ở bậc THCS), đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt các biệnpháp nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo về chất lượng giáo viên, về phònghọc, các trang thiết bị, tài chính…Trong đó công tác quản lý giáo dục có tầmquan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định thành công của sự nghiệp giáo dục

Thị xã Sa Đéc là một trong ba trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa xã hộicủa tỉnh Đồng Tháp, là cái nôi hiếu học nhưng thời gian gần đây chất lượng giáodục chưa thật sự vững chắc, việc phát huy tính tự chủ và sáng tạo của một bộphận cán bộ quản lý chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới giáo dục Trước tìnhhình trên, Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc đã xây dựng Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 27/05/2011 về việc nâng cao chất lượng giáo dục thị xã Sa Đéc giai

Trang 9

đoạn 2011 - 2015 Trong đó có đề cập đến năng lực của cán bộ quản lý đang làvấn đề bức xúc cần giải quyết, đặc biệt là cán bộ quản lý bậc Trung học cơ sở ởthị xã Sa Đéc còn yếu, thiếu kinh nghiệm quản lý, việc học tập nâng cao trình độchưa thực sự được quan tâm Việc nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp là vấn đề

cần thiết Đó là lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp”.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản

lý các trường THCS trên địa bàn Thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường trunghọc cơ sở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực thi được một số giải pháp có cơ sở khoa học và cótính khả thi thì có thể nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trườngTHCS ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ quản lý các trường THCS

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dụctrường trung học cơ sở thuộc thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

5.3 Đề xuất và thăm dò tính cần thiết và tính khả thi một số giải phápnâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh ĐồngTháp

Trang 10

6 Các phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nhóm phương pháp này

nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài gồm:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: dùng để khảo sát thực

trạng, xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài gồm:

- Phương pháp quan sát;

- Phương pháp điều tra;

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý các dữ kiện thu

được về mặt định lượng

7 Những đóng góp của đề tài

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý, quản

lý giáo dục, đội ngũ cán bộ QLGD, chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS

- Chỉ ra được thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS thị xã

Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng CBQL trường THCS thị

xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài

- Chương 2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trườngTHCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

- Chương 3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản

lý các trường THCS ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Trang 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chủ tịch Hồ Chí Minh(1890-1969) lúc sinh thời rất quan tâm đến giáo

dục & đào tạo nước nhà Khi bàn về công tác giáo dục Người khẳng định: “Cán

bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.[15, 269]

Ngày 15/06/2004 Ban Bí thư TW Đảng khóa IX đã ban hành Chỉ thị 40CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

Ngày 13/6/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số TTg về “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” nêu 8 nhóm giải pháp pháttriển giáo dục trong đó tiếp tục có giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo vàCBQL giáo dục

711/QĐ-Trên phương diện nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục, các nhà xã hộihọc, đặc biệt là giáo dục học đã có nhiều công lao to lớn trong việc nghiên cứu,hoàn chỉnh hệ thống lý luận về công tác quản lý xã hội nói chung trong đó có hệthống lý luận về nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý

Ở góc độ nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục, dựa trên cơ cở lý luậnkhoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà xã hộihọc và đặc biệt các nhà giáo dục học đã tiếp cận hệ thống lý luận quản lý giáodục và quản lý nhà trường chủ yếu dựa vào nền tảng của lý luận giáo dục học.Hầu hết các tác phẩm về giáo dục học của các tác giả Việt Nam thường có mộtchương về quản lý trường học Các công trình tiêu biểu có đề cập tới chất lượng

và phương thức nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trường học

Trang 12

Một số công trình nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũCBQL giáo dục như:

- Hồ Kỳ Nam – Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cáctrường THPT tỉnh Vĩnh Long Luận văn Thạc sĩ khoa học GD, Đại học Vinhnăm 2008

- Trần Văn Cù - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cáctrường THCS huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa Luận văn Thạc sĩ khoa học

GD, Đại học Vinh, năm 2008

- Nguyễn Hùng Cường - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũCBQL các trường THCS huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp Luận văn Thạc sĩkhoa học GD, Đại học Vinh, năm 2009

Đã có một số công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng nhà giáo vàcán bộ QLGD được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả nhất định Tuyvậy, việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trườngTHCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp thì chưa có công trình nghiên cứu nào đềcập tới

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý

1.2.1.1 Cán bộ quản lý

Đại từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa cán bộ quản lý là: “Người làm côngtác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không cóchức vụ”.[8, 105]

Giáo trình Khoa học quản lý đại cương đưa ra khái niệm: “CBQL là các

cá nhân thực hiện những chức năng và nhiệm vụ quản lý nhất định của bộ máyquản lý” Mỗi CBQL nhận trách nhiệm trong bộ máy quản lý bằng một trong haihình thức tuyển cử và bổ nhiệm [21, 295]

CBQL là chủ thể quản lý, gồm những người giữ vai trò tác động, ra lệnh,kiểm tra đối tượng quản lý CBQL là người chỉ huy, lãnh đạo, tổ chức thực hiệncác mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Người quản lý vừa là người lãnh đạo, quản

lý cơ quan đó vừa chịu sự lãnh đạo, quản lý của cấp trên

Trang 13

CBQL có thể là trưởng, phó trưởng của một tổ chức được cơ quan cấptrên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính nhà nước Cấp phó là người giúp việccho cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về côngviệc được phân công.

1.2.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý

Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Đội ngũ là khối đông người

được tổ chức và tập hợp thành lực lượng” [26, 328] Đội ngũ thường bao gồm:

số lượng, cơ cấu, chất lượng Như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý gồm tất cả nhữngngười có chức vụ trong các tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị - xã hội củađất nước Đội ngũ cán bộ quản lý cũng phân thành nhiều cấp : cán bộ quản lýcấp trung ương, cấp địa phương (tỉnh, huyện) và cấp cơ sở

Đội ngũ CBQL là lực lượng nòng cốt của hệ thống chính trị - xã hội củađất nước, là một trong những nhân tố có tính quyết định sự thành công hay thấtbại của một hệ thống quản lý và hiệu quả các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị,văn hóa, giáo dục… Vai trò của CBQL ngày càng tăng, thực chất là do đòi hỏi ởngười cán bộ khả năng phát huy nhân tố chủ quan, có bản lĩnh, tri thức và năngđộng trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hộicủa công cuộc đổi mới đất nước

Đội ngũ CBQL nói chung luôn được quan tâm xây dựng, đào tạo, bồidưỡng về phẩm chất, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý để đáp ứng yêucầu nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới của đất nước

Đội ngũ CBQL trường học là tập hợp lực lượng CBQL của trường học.Một trường học có một đội ngũ CBQL bao gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệutrưởng Mỗi bậc học lại có một đội ngũ CBQL bậc học đó trong một địa bàn dân

cư xác định

Như vậy, theo giới hạn của đề tài, khi bàn đến đội ngũ CBQL trường học,

đề tài sẽ đề cập đến Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường học thuộc cùngmột bậc học trên địa bàn của tỉnh Cụ thể là đội ngũ CBQL các trường THCS thị

xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Trang 14

1.2.2 Chất lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

1.2.2.1 Chất lượng

Chất lượng là một khái niệm trừu tượng, đa chiều, đa nghĩa, được xem xét

từ nhiều bình diện khác nhau, chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị củamột con người, sự vật, hiện tượng” [27, 378] Đó là tổng thể những thuộc tính

cơ bản, khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với sự vật khác

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chất lượng là một phạm trù triết họcbiểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn địnhtương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng là thuộc tínhkhách quan của sự vật Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó

là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như mộttổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật” [26, 419]

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 8402: chất lượng là tập hợpnhững đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó cókhả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn

Một định nghĩa khác: “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” [17, 7](mục tiêu ở đây được hiểu một cách rộng rãi, bao gồm cả các sứ mạng, các mụcđích…, còn sự phù hợp với mục tiêu là sự đáp ứng mong muốn của những ngườiquan tâm, là đạt được hay vượt qua tiêu chuẩn đặt ra) Tuy nhiên ý nghĩa thựctiễn của định nghĩa trên là ở chỗ xem chất lượng chính là xem xét sự phù hợpvới mục tiêu

Như vậy, vận dụng quan điểm này vào đánh giá chất lượng cán bộ nóichung và đội ngũ CBQL giáo dục nói riêng thì cần phải so sánh kết quả các hoạtđộng của cán bộ đó với các chuẩn quy định hay những mục tiêu của các hoạtđộng theo các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ

1.2.2.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý trường THCS nói riêng lànhững người có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp tốt, lốisống lành mạnh, tác phong mẫu mực làm việc khoa học, chuẩn mực trong giaotiếp, ứng xử, nắm vững các nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về

Trang 15

giáo dục; Có năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo nhàtrường, năng lực quản lý các hoạt động của nhà trường, năng lực xây dựng vàphát triển các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm phát triểnnhà trường.

Chất lượng đội ngũ được xây dựng trên cơ sở chất lượng các cá nhânthành viên nhưng không phải là cộng gộp cơ học chất lượng cá nhân CBQL

Chất lượng đội ngũ được hiểu là những phẩm chất và năng lực cần có củatừng cá thể và của cả đội ngũ để có một lực lượng lao động người đủ về sốlượng, phù hợp về cơ cấu và tạo ra những phẩm chất và năng lực chung cho độingũ nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của tổ chức

Chất lượng đội ngũ CBQL chính là năng lực nghề nghiệp và phẩm chấtnhân cách của họ chứ không chỉ đơn thuần là sự phù hợp với mục tiêu

1) Phẩm chất

Phẩm chất được thể hiện ở các mặt như phẩm chất tâm lý, phẩm chất trítuệ, phẩm chất ý chí và phẩm chất sức khoẻ thể chất và tâm trí

- “Phẩm chất tâm lý là những đặc điểm thuộc tính tâm lý nói lên mặt đức

(theo nghĩa rộng) của một nhân cách” [26, 427] Nó bao hàm cả đặc điểm tíchcực lẫn tiêu cực theo hàm nghĩa đạo lý và có thể chia ra các cấp độ: xu hướng,phẩm chất, ý chí, đạo đức, tư cách, hành vi và tác phong

- “Phẩm chất trí tuệ là những đặc điểm đảm bảo cho hoạt động nhận thức

của một con người đạt kết quả tốt, bao gồm phẩm chất của tri giác (óc quan sát),của trí nhớ (nhớ nhanh, chính xác, ), của tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ và chúý” [26, 427]

- “Phẩm chất ý chí là mặt quan trọng trong nhân cách bao gồm những đặc

điểm nói lên một người có ý chí tốt: có chí hướng, có tính mục đích, quyết đoán,đấu tranh bản thân cao, có tinh thần vượt khó” [26, 427] Phẩm chất ý chí giữ vaitrò quan trọng, nhiều khi quyết định đối với hoạt động của con người

- Ngoài ra, trong thực tiễn phát triển xã hội hiện nay, các nhà khoa học

còn đề cập tới phẩm chất sức khoẻ thể chất và tâm trí của con người; nó bao

gồm các mặt rèn luyện sức khoẻ, tránh và khắc phục những ảnh hưởng của một

Trang 16

số bệnh mang tính rào cản cho hoạt động của con người như chán nản, uể oải,muốn nghỉ công tác, sức khoẻ giảm sút,

2) Năng lực

Trước hết “năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông tức là có thể thực hiện được một cách thành thục và chắc chắn - một hay một sốdạng hoạt động nào đó” [26, 41]

thạo-Năng lực gắn liền với phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí vàphẩm chất sức khỏe thể chất và tâm trí của cá nhân Năng lực có thể được phát triểntrên cơ sở kết quả hoạt động của con người và kết quả phát triển của xã hội (đời sống

xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân, )

Tóm lại:

- Để phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôitiếp cận chất lượng CBQL trường THCS theo hai mặt chính là phẩm chất vànăng lực của người CBQL giáo dục

- Khi tiếp cận chất lượng của người CBQL giáo dục thì phải gắn vớinhiệm vụ, chức năng và quyền hạn đã được quy định cho họ Cụ thể: chất lượngđội ngũ CBQL trường THCS phải gắn với hoạt động quản lý nhà trường của họ

Cụ thể điều lệ trường THCS cũng quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệutrưởng và Phó hiệu trưởng như sau:

* Hiệu trưởng:

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản

3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hộiđồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hộiđồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

Trang 17

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công côngtác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khenthưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáoviên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhânviên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức;xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhậnhoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổthông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhânviên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhàtrường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành;thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ vàhưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

* Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độthủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về các hoạt động trongtrường học Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng chịu trách

Trang 18

nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công Tuy vậyphó Hiệu trưởng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trước Đảng, Nhà nướctrong công việc của mình Do đó, Hiệu trưởng phải có sự phân công công việcphải làm cho Phó Hiệu trưởng, thường xuyên nắm thông tin và có những quyếtđịnh kịp thời tránh xảy ra những hiện tượng giao khoán thiếu trách nhiệm.

Với nhiệm vụ và quyền hạn như trên, CBQL trường THCS có vai trò rấtquan trọng, là những thành viên cốt cán trong đội ngũ nhân lực của giáo dụcTHCS, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại của nhà trường

Trong nội bộ ngành, CBQL trường THCS có vai trò quyết định chất lượng,hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, giáo viên và chất lượng học tập, rènluyện đạo đức của học sinh Vai trò này được thể hiện qua các quyết định quảnlý; qua công tác tổ chức, điều khiển, thiết kế, liên kết các mối quan hệ của cánhân, tổ chức, bộ phận, các yếu tố trong nhà trường thành một cơ cấu thống nhất

để bộ máy vận hành, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao hơn so với

nỗ lực riêng lẻ, trên cơ sở phát huy năng lực cá nhân và tiềm năng hợp tác củatập thể

Đối với xã hội, CBQL trường THCS đóng vai trò hạt nhân trong quá trình

xã hội hóa giáo dục; thể hiện qua công tác sử dụng, khai thác các nguồn lực chogiáo dục, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quan điểm của ngành, đồngthời thiết lập các mối quan hệ để huy động các lực lượng xã hội tham gia thựchiện các chủ trương, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dụcTHCS nói riêng

Như vậy, đội ngũ CBQL trường THCS có vai trò tiên phong và tác độngtích cực đến tập thể giáo viên và học sinh nhà trường, cùng các lực lượng xã hộitham gia giáo dục để đưa mục tiêu giáo dục THCS trở thành hiện thực Đó lànhững người cố vấn sư phạm, những viên chức quản lý hành chính, quản lý, tổchức, vận hành bộ máy nhà trường

Chất lượng của một lĩnh vực hoạt động nào đó của người CBQL giáo dục

thể hiện ở hai mặt phẩm chất và năng lực cần có để đạt tới mục tiêu của lĩnh vực

hoạt động đó với kết quả cao Cụ thể: chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS

Trang 19

được biểu hiện ở phẩm chất và năng lực cần có của họ, để họ tiến hành hoạtđộng quản lý của họ đạt tới mục tiêu quản lý đã đề ra.

1.2.3 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL

1.2.3.1 Giải pháp

Theo từ điển Tiếng Việt giải pháp là: “Phương pháp giải quyết một vấn đề

cụ thể nào đó” [18, 387] Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thứctác động nhằm thay đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng tháinhất định… nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải pháp thích hợp, tối ưu,giúp con người nhanh chóng giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra Tuy nhiên,các giải pháp thường không có sẵn Để có được những giải pháp như vậy, chúng

ta cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

Còn theo Nguyễn Văn Đạm, “giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệthống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phụcmột khó khăn” [12, 325]

Để hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một

số khái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp

Theo Nguyễn Văn Đạm, phương pháp được hiểu là “trình tự cần theotrong các bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một công việc có mục đíchnhất định” [12, 325]

Theo Từ điển tiếng Việt, biện pháp là “cách làm, cách giải quyết một vấn

đề cụ thể” [25, 64]

Như vậy, điểm giống nhau của các khái niệm là đều nói về cách làm,cách tiến hành, cách giải quyết một công việc, một vấn đề Còn điểm khácnhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể,trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau

để tiến hành một công việc có mục đích

Khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các khái niệm trênnhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này là nhấnmạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khó khăn nhấtđịnh Trong một giải pháp có thể bao gồm nhiều biện pháp

Trang 20

Tóm lại, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thayđổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định…, nhằmđạt được mục đích hoạt động Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúpcon người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra.

1.2.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL là làm cho chất lượng của đội ngũCBQL ngày càng hoàn thiện ở trình độ cao hơn về tất cả các yếu tố cấu thành từ

số lượng đến phẩm chất, năng lực, trình độ

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thực chất làquá trình xây dựng và phát triển đội ngũ làm cho đội ngũ trưởng thành ngangtầm với đòi hỏi yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và từngnhà trường nói riêng

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCSchính là đề cập đến “cách làm, cách giải quyết” cơ bản, quan trọng nhằm làmcho chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS ngày càng phát triển đạt tới chấtlượng tốt nhất

1.3 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS

1.3.1 Trường trung học cơ sở

Trường trung học cơ sở là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dụcquốc dân Trường có tư cách pháp nhân và con dấu riêng

1.3.1.1 Vị trí của trường THCS

Trong khoản 2, điểm b Điều 4 của Luật giáo dục về hệ thống giáo dụcquốc dân có ghi: “Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở và trung họcphổ thông”

Trường THCS gắn liền với phường, xã, thị trấn, luôn gắn liền với kinh tế,chính trị của địa phương Trường THCS góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thànhngười có ích cho xã hội Kế hoạch phát triển của nhà trường là một bộ phậntrong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương Ngoài ra trường THCS

Trang 21

còn là cầu nối giữa bậc tiểu học và bậc trung học phổ thông, trung cấp chuyênnghiệp và dạy nghề.

1.3.1.2 Mục tiêu giáo dục THCS

“Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người,trên cơ sở đó để phát triển giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Nói cách khác phát triển nhằm pháttriển con người bền vững để phát triển kinh tế - xã hội” [9, 2]

Luật Giáo dục ghi rõ: “Mục tiêu của Giáo dục phổ thông là giúp học sinhphát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bảnnhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam, xây dựng tư cách trách nhiệmcông dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng

cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, có trình độ văn hóa THCS vànhững hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN,Trung học nghề, hoặc đi vào cuộc sống lao động” [20, 17]

Do đó THCS là điểm tựa của giáo dục phổ thông, là cơ sở của bậc Trunghọc, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN

1.3.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn trường THCS

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mụctiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộtrưởng Bộ GD-ĐT ban hành Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáodục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục

2 Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật

3 Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản

lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

4 Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công

5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục

6 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quyđịnh của Nhà nước

Trang 22

7 Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.

8 Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục

9 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.3.2 Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS

Chỉ thị 40 CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư khóa IX về việc xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nhấn

mạnh đến tầm quan trọng của cán bộ quản lý giáo dục và thể hiện rõ: “Mục tiêu

là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục

để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Thực hiện Chỉ thị trên, ngày 11 tháng 01 năm 2005 Phó Thủ tướng Chínhphủ Phạm Gia Khiêm đã ký Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt

Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai

đoạn 2005-2010 Mục tiêu tổng quát là: “xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Đối với đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục thì việc xây dựng và thựchiện chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là nhiệm vụ quan trọng, cầnthiết, có tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay Đào tạo, bồi dưỡng thườngxuyên cho đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năngquản lý và phẩm chất đạo đức Điều chỉnh sắp xếp đội ngũ nhà giáo và CBQLgiáo dục theo yêu cầu mới của ngành là đòi hỏi cao, phù hợp với năng lực, phẩmchất của từng CBQL Đồng thời, chuẩn bị quy hoạch và có cơ chế thay thế khi

Trang 23

đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục không đáp ứng được yêu cầu của đổi mớigiáo dục

1.3.3 Những yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”,

“Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”, Người đã coi cấu trúc nhân cách là “nhân, nghĩa, trí dũng, liêm” và đã nói “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” [15, 269-273].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã nêutiêu chuẩn chung (chất lượng) của cán bộ trong thời kỳ mới, ta thấy nổi lên haithành tố là phẩm chất và năng lực

1.3.3.1 Những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước, biết phân tích đúng sai và bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng;

- Giáo dục, thuyết phục cán bộ, giáo viên, nhân viên chấp hành chủtrương của cấp trên và thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Có thái độ tích cực đối với cái mới tiến bộ, kiên quyết đấu tranh vớinhững hiện tượng tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải;

- Có tầm nhìn khái quát, nắm bắt và xử lý thông tin đầy đủ, chính xác, kịpthời;

- Có uy tín với tập thể sư phạm, đối với cấp trên, được cán bộ, giáo viên,nhân viên và học sinh và nhân dân tôn trọng;

- Biết quý trọng và quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán

bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

- Phong cánh lãnh đạo dân chủ, công minh;

- Trung thực trong báo cáo với cấp trên và đánh giá đúng cấp dưới;

- Ý thức thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí;

- Tận tụy trong công việc, gương mẫu trong lối sống và sinh họat

Trang 24

Từ những yêu cầu chung trên đây, chúng ta có thể khái quát những yêucầu về phẩm chất đối với người CBQL trường THCS thành những biểu hiện chủyếu sau:

- Có là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hay không? Đã từng giữ chức

vụ gì trong Đảng, trong các tổ chức Đoàn thể khác trong nhà trường? Đã từngđược phong tặng những danh hiệu gì của ngành? Đã từng đạt giáo viên giỏichưa? cấp nào? bao nhiêu năm?

- Có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng, giữ vững định hướng xãhội chủ nghĩa trước xu thế hội nhập quốc tế, có tầm nhìn chiến lược phát triểnnhà trường Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật

- Có tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lý; Có tưduy sáng tạo trong quản lý; Dân chủ, quyết đoán trong công việc và trong tổchức, điều hành các hoạt động của nhà trường

- Trong sạch, gương mẫu, lời nói đi đôi với việc làm, cạnh tranh lànhmạnh, không vụ lợi

- Luôn gần gũi với giáo viên và chăm lo đời sống của họ; Tất cả vì họcsinh thân yêu; có uy tín với tập thể, không tham nhũng, không cửa quyền; Cótinh thần trách nhiệm cao đối với tập thể

- Có khả năng rèn luyện sức khoẻ, kiềm chế, chống đỡ và đề phòng vớinhững căng thẳng thần kinh (stress) trong công tác quản lý

1.3.3.2 Những yêu cầu cơ bản về năng lực

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: Hiểu biết chương trình giáodục, hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp theoyêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; trình độ chuyên môn được đào tạo vữngvàng, có khả năng liên hệ với các bộ môn khác; nghiệp vụ sư phạm vững vàng,

có khả năng tổ chức đổi mới phương pháp giáo dục học sinh; có ý thức tự học,

tự phát triển, khả năng xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập; biết ngoạingữ, sử dụng được tin học cơ bản trong công việc

- Năng lực lãnh đạo nhà trường: Biết phân tích tình hình và dự báo được

xu thế phát triển của nhà trường; có tầm nhìn chiến lược, biết xác định các mục

Trang 25

tiêu ưu tiên xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sựphát triển toàn diện của học sinh và nhà trường; thiết kế các chương trình, mụctiêu hành động và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu đó;

có bản lĩnh đổi mới, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước các quyết định nhằmđảm bảo cơ hội học tập cho học sinh; khả năng tập hợp lực lượng, tranh thủđược sự ủng hộ của các bên liên quan nhằm phát triển nhà trường

- Năng lực quản lý nhà trường: Tổ chức xây dựng kế hoạch của nhàtrường phù hợp với tầm nhìn chiến lược; năng lực tổ chức bộ máy và phát triểnđội ngũ, xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả, đào tạo và bồidưỡng đội ngũ đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường; quản lý tốt hoạtđộng dạy học và hoạt động giáo dục, quản lý chương trình các môn học theohướng phân hoá, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của họcsinh, thực hiện giáo dục toàn diện, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; quản

lý tốt tài chính và tài sản nhà trường, huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạchcác nguồn tài chính, sử dụng hiệu quả tài sản nhà trường, thiết bị dạy học; xâydựng nếp sống văn hoá và môi trường giáo dục thân thiện, cảnh quan xanh -sạch - đẹp; quản lý tốt công tác hành chính, công tác thi đua khen thưởng; quản

lý và sử dụng hệ thống thông tin có hiệu quả; quản lý tốt công tác kiểm tra, đánhgiá, đảm bảo đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, CB - GV, nhânviên và các hoạt động trong nhà trường một cách khách quan, khoa học, côngbằng

- Năng lực xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình

và xã hội: tuyên truyền các giá trị nhà trường, tạo được sự ủng hộ của các lựclượng trong và ngoài nhà trường nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà trường; phối hợptốt với gia đình học sinh, tạo lập được mối quan hệ thường xuyên với cha mẹhọc sinh; phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể và các lực lượng giáodục khác trong giáo dục toàn diện học sinh; hợp tác và chia sẽ kinh nghiệm lãnhđạo, quản lý với các cơ sở giáo dục và cá nhân, tổ chức khác; tham gia tích cực

và vận động các thành viên trong nhà trường tham gia vào các hoạt động xã hội

Trang 26

Phẩm chất và năng lực công tác là những tiêu chuẩn cơ bản nhân cách củangười CBQL trường học Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực nêu trên cũng

là cơ sở để đánh giá chất lượng CBQL trường THCS trong giai đoạn hiện nay

1.3.3.3 Những yêu cầu chung về chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS

Yêu cầu chung đối với chất lượng đội ngũ CBQL thể hiện ở các mặt chủyếu sau:

Về mặt số lượng: đảm bảo đủ số lượng CBQL theo qui định đối với từnghạng trường

Về cơ cấu: phải hài hòa về độ tuổi và thâm niên công tác để vừa phát huyđược sức trẻ vừa tận dụng được kinh nghiệm trong công tác Phát huy được ưuthế về giới trong quản lý để phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục (số lượngcán bộ nữ nhiều hơn nam)

Về chuyên môn đào tạo: có cơ cấu hợp lý về các chuyên ngành chuyênmôn cơ bản được đào tạo (tự nhiên, xã hội,…) Đội ngũ CBQL phải là người cótrình độ chuyên môn từ loại khá trở lên, có năng lực quản lý, có sức khỏe, cókhả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, là những nhà giáo thực sự vì họcsinh thân yêu, vì sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và sự nghiệp pháttriển giáo dục nói riêng

Chất lượng được xem xét ở hai mặt phẩm chất và năng lực chung, cónghĩa là phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL được tích hợp từ phẩm chất

và năng lực của từng cá nhân

1.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS

Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnhnâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xâydựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùngvới phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục

và đào tạo là đầu tư cho phát triển”

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộcác giải pháp cả về nhận thức, tài lực và nhân lực Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy

Trang 27

“Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Trong công tác

QLGD hiện nay thì đội ngũ CBQL giữ vai trò quyết định đến việc nâng cao chấtlượng giáo dục

Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ CBQL hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế:đội ngũ CBQL chưa thực sự được quan tâm đúng mức cả về quy hoạch, đào tạo,chế độ chính sách Việc phát huy tính tự chủ và sáng tạo của một bộ phận cán bộquản lý chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới giáo dục Trình độ, năng lực của độingũ CBQL chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và đang là vấn đề bức xúc cần đượcgiải quyết, đặc biệt là cán bộ quản lý bậc Trung học cơ sở

Việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL sẽ giúpcho ngành GD-ĐT thực hiện tốt nhiệm vụ là xây dựng lực lượng CBQL ngàycàng hoàn thiện ở trình độ cao hơn về tất cả các yếu tố cấu thành từ số lượngđến phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

1.5 Các yếu tố quản lý có tác động đến chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS

Quản lý đội ngũ nói chung và quản lý đội ngũ CBQL trường THCS nóiriêng là nhiệm vụ quan trọng của các cấp quản lý Để quản lý đội ngũ có hiệuquả các nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch quản lý phù hợp với từng điều kiện

và khả năng cụ thể, việc quản lý phải áp dụng một cách linh hoạt nhằm tạo điềukiện tốt nhất cho mọi CBQL được tự khẳng định mình, tự phát huy hết khả năng

và làm việc đúng với lương tâm và trách nhiệm Bản chất của việc nâng cao chấtlượng đội ngũ CBQL trường THCS là vấn đề thực hiện hiệu quả công tác cán bộđối với đội ngũ đó Dưới đây chúng tôi đi sâu nghiên cứu công tác xây dựng quyhoạch; tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển; đào tạo,bồi dưỡng; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đốivới CBQL trường THCS Bởi những yếu tố này là những yếu tố quan trọng phảnánh bản chất của công tác quản lý cán bộ

Trang 28

1.5.1 Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ là một trong những hoạt động quản

lý của người quản lý và cơ quan quản lý Nó có tác dụng làm cho cơ quan quản

lý hoặc người quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và

cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới, của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL; đồngthời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ; nhằm tìm ra các biện pháp nângcao chất lượng cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoànthành tốt nhiệm vụ

Hơn nữa, công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL là nhiệm vụ quantrọng mang tính chất chiến lược quyết định chất lượng đội ngũ CBQL và chấtlượng giáo dục Công tác qui hoạch phát triển đội ngũ CBQL phải được tổ chứctheo một qui trình khép kín và được tiến hành thường xuyên Như vậy, nói đếnquản lý đội ngũ CBQL là nói đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và nóiđến quy hoạch là nói đến một công việc rất quan trọng trong việc nâng cao chấtlượng đội ngũ

1.5.2 Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL trường THCS

Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũcán bộ, công chức nói chung và CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vựccông tác tổ chức và cán bộ

- Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các CBQL có đủ phẩm chất và nănglực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung và thựcchất là tạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt được mục tiêu của nó Mặtkhác, việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL lại là yêu cầu tất yếu choviệc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầutrong thời kỳ mới

- Miễn nhiệm cán bộ quản lý thực chất là làm cho đội ngũ CBQL luônđảm bảo các yêu cầu về chuẩn đội ngũ Đây là một hình thức nâng cao chấtlượng đội ngũ

Trang 29

- Luân chuyển CBQL (có thể hiểu là bao hàm cả điều động) có tác dụnglàm cho chất lượng đội ngũ được đồng đều trong các tổ chức Mặt khác tạo điềukiện thoả mãn các nhu cầu của CBQL Hai mặt trên gián tiếp làm cho chất lượngCBQL được nâng cao.

Các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộcần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng và mục tiêu trọng tâm là nâng cao chấtlượng giáo dục Hoạt động này phải được tổ chức một cách công khai, minhbạch, dân chủ, đúng quy trình theo kế hoạch của công tác tổ chức cán bộ

1.5.3 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng caotrình độ cho đội ngũ CBQL về các nội dung: lý luận chính trị; lý luận và thựctiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn Bản chất của công tác đào tạo, bồidưỡng CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để họ có đủcác điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của họ

Công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL là nhiệm vụ rất quan trọng không thểthiếu trong quá trình quản lý của các cấp QLGD Việc tổ chức bồi dưỡng phải

có kế hoạch, được tiến hành thường xuyên, liên tục, lấy việc tự học, tự bồidưỡng làm tiền lệ phát huy khả năng của từng cá nhân CBQL và phải được sắpxếp phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, với khả năng của từng cá nhân

1.5.4 Có chế độ chính sách hợp lý đối với đội ngũ CBQL

Kết quả một hoạt động của con người nói chung và chất lượng một hoạtđộng của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúcđẩy hoạt động của con người Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQLcòn chứa đựng trong đó những vấn đề mang tính đầu tư cho nhân lực theo dạngtương tự như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế Chính từ vấn đề có chính sách đãingộ thoả đáng đối với đội ngũ mà chất lượng đội ngũ được nâng lên Đảng và Nhànước ta đã có những định hướng và chính sách đúng đắn, phù hợp nhằm thu hút vàkhích lệ CBQL giáo dục Nhìn chung, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nói chung

và đối với CBQL nói riêng là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, côngchức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức

Trang 30

Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung

và cán bộ quản lý trường THCS nói riêng cần phải có những giải pháp quản lý vềlĩnh vực này

1.5.5 Đánh giá một cách khách quan, khoa học chất lượng đội ngũ CBQL

Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý Đánh giáchất lượng đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu đượctrong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và của các chủ thể quản lý vàcủa công tác tổ chức cán bộ

Đánh giá đội ngũ CBQL không những để biết thực trạng mọi mặt của độingũ, mà qua đó dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng như việc vạch ranhững kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ Mặtkhác, kết quả đánh giá CBQL nếu chính xác lại là cơ sở cho việc mỗi cá nhân có

sự tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ Nói như vậy,đánh giá đội ngũ CBQL có liên quan mật thiết đối với việc nâng cao chất lượngđội ngũ CBQL Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung vàCBQL nói riêng không thể không nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũthông qua hoạt động đánh giá đội ngũ; để từ đó thiết lập các giải pháp quản lýkhả thi về lĩnh vực này

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến việc nâng caochất lượng đội ngũ CBQL trường THCS; Khẳng định một số khái niệm cơ bảnliên quan đến vấn đề nghiên cứu, trong đó đề cập sâu đến những yêu cầu về chấtlượng đội ngũ CBQL trường THCS và những yếu tố quản lý có liên quan đếnviệc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS, chúng tôi nhận biếtđược những vấn đề lý luận mang tính định hướng cho việc nâng cao chất lượngđội ngũ CBQL trường THCS có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực chủ yếu sauđây:

- Lĩnh vực quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL

Trang 31

- Lĩnh vực tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyểnđội ngũ CBQL.

- Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL

- Lĩnh vực chính sách ưu đãi đối với độ ngũ CBQL

- Lĩnh vực đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS gắn liền với sựnhận biết chính xác thực trạng về các lĩnh vực quản lý nêu trên, nhiệm vụ nghiêncứu này chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện ở chương 2

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1 Khái quát tình hình KT-XH, GD-ĐT ở thị xã Sa Đéc

2.1.1 Khái quát về địa lý, lịch sử

Tỉnh Đồng Tháp thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, gồm 9 huyện

và 3 thị xã Diện tích 3.283 km2, dân số trên 1,6 triệu người

Thị xã Sa Đéc là đô thị loại 3 của tỉnh Đồng Tháp, diện tích tự nhiên59,5km2, dân số 103.211 người, có 09 xã- phường, địa hình bằng phẳng và thấp,

hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt Về mặt giao thông thuận lợi cả đường

bộ lẫn đường thuỷ (sông Tiền, sông Sa Đéc, Quốc lộ 80, Tỉnh lộ ĐT 848, ĐT

851, ĐT 852, ĐT 853…) có điều kiện để liên kết và hợp tác phát triển với cáchuyện của tỉnh như: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, Huyện Cao Lãnh…, cáctrung tâm kinh tế phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ,Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Rạch Giá…) và cả nước bạnCampuchia Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Sa Đéc là 147 km, từ Sa Đéc đếnthành phố Cao Lãnh là 27 km Để đến Sa Đéc, du khách có thể đi bằng ô tô trênQuốc lộ 1, qua cầu Mỹ Thuận rẽ về hướng tay phải để xuôi Quốc lộ 80 khoảng

15 km

Từ rất xa xưa, nơi đây là vùng đất trũng, nước ngập quanh năm khí hậu

ẩm ướt, dân cư thưa thớt… Địa danh “Sa Đéc” là âm tiếng Việt của chữ Dek” là tên của một vị thuỷ thần mà đồng bào Khơ- mer tôn sùng, từ này còn cónghĩa là chợ Sắt; theo truyền thuyết dân gian thì Sa Đéc là tên của một nàng congái xinh đẹp, vì tình yêu bất thành nên xuất gia đầu Phật, sau lại trở về lập chợ,nhân dân tưởng nhớ đặt tên của nàng làm chợ cho đến ngày nay

“Phsar-Vào thế kỷ XVII đã có nhiều người Việt đến đây lập nghiệp, hầu hết làdân các tỉnh Quảng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi,cùng với những người Hoa “phản Thanh phục Minh” và một số ít người Khơ-mer mà hình thành nên cộng đồng dân cư Buổi đầu khai mở ấy họ phải đấutranh với thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật để khai phá, mở mang, canh tác… vì vậy,

Trang 33

đã có sự gắn kết cộng đồng, đùm bọc lẫn nhau, yêu thích tự do và gắn bó vớimảnh đất mà họ đã dày công vun đắp, xây dựng.

Là vùng đất mới nhưng đạo lý, truyền thống, bản sắc của dân tộc vẫn tiếptục được vun bồi, trường Phủ Tân Thành (có từ năm 1832) là cái nôi giáo luyệnnên những Nho gia, nhà khoa bảng của Sa Đéc và vùng phụ cận; sau này, khi cótrường Sơ học (năm 1885) cho đến lúc dạy chữ Quốc ngữ … thì ngày càng cónhiều trí thức có tinh thần dân tộc mà tiêu biểu như kỹ sư Lưu Văn Lang Cũngtại mảnh đất Sa Đéc này, đã ươm mầm cho một nữ sĩ Pháp (bà MargueriteDuras) đạt giải Goncourt Pháp quốc Sa Đéc còn được biết đến như một cái nôicủa nghệ thuật sân khấu cải lương; của những nghệ nhân kim hoàn, hoa kiểng;của những văn nhân, thi sĩ, nhà báo buổi đầu có chữ Quốc ngữ…

Sa Đéc cũng là nơi gặp gỡ của nhiều nhân sĩ, nho gia yêu nước trongphong trào Đông Du, Duy Tân; của những chiến sĩ cộng sản trong tổ chức ViệtNam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội… để dẫn đến việc hình thành nên tổchức Đảng Cộng sản Việt Nam tại Sa Đéc và lãnh đạo phong trào yêu nước, đấutranh giành chính quyền về tay nhân dân năm 1945

Vượt qua những gian nguy thử thách của chiến tranh, quân - dân Sa Đéc

đã anh dũng chiến đấu và giành lấy thắng lợi vào mùa xuân 1975 để cùng cảnước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong khôi phục kinh tế- văn hóa- xãhội sau chiến tranh, Sa Đéc đã giành được nhiều thành tựu để bước vào côngcuộc đổi mới và tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước

2.1.2 Khái quát tình hình KT-XH

2.1.2.1 Về phát triển kinh tế

- Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Ước tính tổng giá trị gia tăng GDP năm 2011 đạt 2.341,54 tỷ đồng (theo giá

cố định năm 1994), tăng 17,1% so với năm 2010, vượt kế hoạch 0,1%; trong đó khuvực công nghiệp - xây dựng tăng 20,96%; khu vực thương mại - dịch vụ tăng 15,12%;khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 4,86%

Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2011 ước đạt 41,49 triệu đồng/người/năm (theo giá thực tế)

Trang 34

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với thế mạnh là công nghiệp xây dựng và thương mại - dịch vụ Cơ cấu kinh tế năm 2011 ước đạt: khu vựccông nghiệp - xây dựng chiếm 39,74%; khu vực thương mại - dịch vụ chiếm52,3%; khu vực nông - lâm - thuỷ sản chiếm 7,96%.

Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, hoạt động thương mại, dịch vụphát triển ổn định, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển khá, công tác xâydựng nông thôn đạt kết quả tích cực

- Việc quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên và môi trườngđược quan tâm thực hiện tốt và có sự chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả,một số công trình hạ tầng và cơ sở sản xuất được đưa vào sử dụng, tăng thêmnăng lực phát triển kinh tế trên địa bàn Công tác quy hoạch đạt nhiều kết quả;thị xã đã hoàn thành quy hoạch chi tiết các phường và công bố triển khai thựchiện quy hoạch các công trình xây dựng cơ bản năm 2011; trong đó tập trungquy hoạch khu Phú Mỹ, Khu đất Trường Quân sự Tỉnh, trường THPT chuyênNguyễn Đình Chiểu, đường ĐT 848 nối dài (đoạn 2), đường Phạm Hữu Lầu

2.1.2.2 Lĩnh vực văn hóa, xã hội

Thị xã luôn quan tâm thực hiện tốt công tác giáo dục và đào tạo

Năm 2011, thị xã tiếp tục tập trung đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất trường,lớp thêm khang trang; đầu tư các thiết bị phục vụ cho việc soạn giảng ứng dụngCNTT; đầu tư xây dựng xây dựng trường mẫu giáo, tiểu học Tân Quy Tây, mầmnon Tân Khánh Đông, tiểu học Tân Khánh Đông 3, hoàn thành việc sửa chữamột số phòng học đã xuống cấp đưa vào sử dụng mới trong năm học 2011-2012.Quan tâm tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các giáo viên, cán bộquản lý ở các cấp học

Trong giáo dục và đào tạo, thị xã chú trọng giáo dục toàn diện cả kiếnthức lẫn đạo đức cho học sinh, đẩy mạnh công tác chống bạo lực trong họcđường, Năm học 2011-2012, thị xã đã triển khai thực hiện đúng thời gian kếhoạch của ngành giáo dục Tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập và làm theotấm giương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng “Trường học thân thiện, học sinhtích cực” Đồng thời tăng cường công tác vận động học sinh ra lớp đầu năm học

Trang 35

Hoạt động khoa học, công nghệ được chú trọng, công tác dân số, y tế

và chăm sóc sức khỏe nhân dân được tổ chức thực hiện tốt

Công tác giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo và thực hiện chính sách xãhội được thực hiện tốt

Thực hiện tốt các hoạt động văn hoá thông tin và thể thao

Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, đấu tranh phòng,chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết đơn thưkhiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện tốt

Đảm bảo công tác quốc phòng, an ninh

2.1.3 Khái quát về GD&ĐT thị xã Sa Đéc

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và sâu sát của Uỷ ban nhândân tỉnh, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp và Ủy ban nhân nhân dân thị xã Sa Đéc

Sự phối hợp tốt giữa Phòng GD-ĐT với các trường THPT, trung tâm giáo dụcthường xuyên và trường Cao đẳng nghề trên địa bàn thị xã, các ban, ngành, đoànthể có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường trong việc thực hiện các chỉtiêu giáo dục

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

và cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung; phong trào thi đua “ Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được lực lượng cán bộ quản lý, giáoviên và nhân viên trong ngành nhiệt tình ủng hộ, đã từng bước nâng cao trình

độ, nhận thức cũng như hành động của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên vànhân viên để đáp ứng yêu cầu hoạt động trong giai đoạn mới

Thị xã Sa Đéc là nơi có truyền thống hiếu học rất lâu đời của tỉnh ĐồngTháp Là địa phương đi đầu của ngành giáo dục tỉnh nhà nên ngành giáo dục củathị xã Sa Đéc đạt rất nhiều thành công Chủ trương “Nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài” theo Nghị quyết TW3 khóa VIII về công tác giáodục và đào tạo là phù hợp với yêu cầu mới và hợp lòng dân, đáp ứng với côngcuộc đổi mới đất nước và đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Đồng Thápnói chung và của thị xã Sa Đéc nói riêng Nhận thức được ý nghĩa và tầm quantrọng của GD-ĐT, Đảng bộ, chính quyền, ngành giáo dục thị xã và nhân dân thị

Trang 36

xã Sa Đéc đã không ngừng phấn đấu đưa giáo dục thị xã lên tầm cao mới và gópphần thực hiện thắng lợi các mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tếcủa địa phương.

Bảng 2.1 Thống kê số liệu phát triển trường học

TT LOẠI TRƯỜNG

Số trường Năm

2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

- Mạng lưới các trường mầm non, phổ thông được sắp xếp phù hợp với

quy mô phát triển KT-XH địa phương Đến nay 100% xã phường đều có trườngmầm non, tiểu học, 5/9 xã phường có trường THCS, hiện nay toàn thị xã có 03trường THPT, 01 Trung tâm GDTX, 01 trường Cao đẳng nghề

Mạng lưới trường lớp các bậc học đều được đầu tư khá hoàn chỉnh, và được

bố trí tương đối hợp lý đáp ứng được nhu cầu học tập trong nhân dân

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng được ngành chú ý đẩymạnh Hiện tại toàn thị xã có 8 trường đạt chuẩn quốc gia gồm: 01 trường mầmnon, 03 trường tiểu học, 03 trường THCS, 01 trường THPT Phấn đấu đến năm

2015 tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia bậc mầm non 50%, tiểu học 60%, THCS78%, THPT 67%, trường tiểu học và THCS học 02 buổi/ngày đạt 40%

- Quy mô học sinh các ngành học, cấp học phát triển ổn định

Tỉ lệ huy động học sinh đến lớp năm sau cao hơn năm trước và cơ bản đạtđược mục tiêu đề ra Kết quả huy động học sinh năm học 2011-2012:

+ Giáo dục mầm non: huy động trẻ đến trường đạt 71,89% trong đó huyđộng trẻ dưới 3 tuổi đi nhà trẻ đạt 45,88%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi học mẫugiáo đạt 99,85%

Trang 37

+ Giáo dục phổ thông: tỷ lệ đi học chung các cấp học phổ thông so vớidân số độ tuổi: tiểu học đạt 100%; THCS đạt 89,54%; THPT đạt 63,52% Tỷ lệhọc sinh đi học đúng độ tuổi: tiểu học đạt 97,13%, THCS đạt 91,50%; THPT đạt56,63%.

Bảng 2.2 Thống kê số lượng phát triển lớp, học sinh năm học 2012

2011-Ngành học Số trường Số lớp Số học sinh

Số cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Chất lượng giáo dục đào tạo ở các ngành học, cấp học

Nâng cao chất lượng GD-ĐT là nhiệm vụ trọng tâm được toàn ngành luônchú trọng Hiện nay chất lượng GD-ĐT của các ngành học, cấp học ngày càngđược phát huy về nhiều mặt như: ý thức và động cơ học tập, hành vi ứng xửcũng như tác phong đạo đức của học sinh

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp TH và THCS từ năm học 2006-2007 đến nay đềuđạt 100% Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm học 2011-2012 là 99,58%

Ngành giáo dục thị xã cũng như các trường phổ thông rất quan tâm đếncông tác bồi dưỡng học sinh yếu kém, học sinh có năng khiếu và đặc biệt là giáodục mũi nhọn về bồi dưỡng học sinh giỏi Các cuộc thi năng khiếu do trung

Trang 38

ương và địa phương tổ chức; thi học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực đồng bằng sôngCửu Long, cấp quốc gia hàng năm đều đạt kết quả tốt Trong năm học 2011-

2012, toàn thị xã có 88 em học sinh lớp 9 đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấptỉnh, có 1 em học sinh lớp 8 đạt giải nhì trong hội thi “Văn hay – chữ tốt” khuvực đồng bằng sông Cửu Long Có 8 em học sinh lớp 5 và lớp 9 đạt giải tronghội thi “Olympic tiếng Anh” cấp toàn quốc

- Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên được bổ

sung hàng năm theo định biên cho từng cấp học cơ bản đủ số lượng, cơ cấu vàgóp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT trong nhà trường

Bảng 2.3 Bảng thống kê trình độ giáo viên năm học 2011-2012

TT Ngành

học

Tổng số giáo viên

Dưới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Phong trào bồi dưỡng và thi giáo viên dạy giỏi ở các ngành học, bậc họcđược tổ chức thường xuyên hằng năm Năm học 2011-2012 toàn thị xã có 18 giáoviên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (mầm non: 9 giáo viên, THCS: 9giáo viên, tiểu học và THPT tỉnh không tổ chức thi) trong đó có 3 giáo viên đạtdanh hiệu “Viên phấn vàng”

Trang 39

Công tác phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên toàn thị xã trong nhữngnăm gần đây có sự chuyển biến tích cực Toàn thị xã hiện có 605 giáo viên làĐảng viên, chiếm tỷ lệ 56,17%.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương,đến nay cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học cơ bản đáp ứng đượcyêu cầu mở rộng, nâng cấp trường và chất lượng giáo dục Tính đến hết năm2011-2012 toàn thị xã có 561 phòng học (Mầm non: 102 phòng, TH: 213 phòng,THCS: 144 phòng, THPT: 102 phòng) Trong đó 100% số phòng học xây dựng

từ cấp 4 trở lên

Công tác xây dựng thư viện, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thựchành, phòng vi tính, phòng nghe nhìn,… rất được quan tâm Hiện nay trườngTHCS có phòng thí nghiệm thực hành 4/5 trường, tỷ lệ 80%, trường THPT có3/3 trường, đạt tỷ lệ 100% Tỷ lệ trường có phòng vi tính: Tiểu học 41,67%,THCS 100%, THPT 100% Có 1 trường TH, 1 trường THCS và 1 trường THPT

có phòng Lab phục vụ giảng dạy và học tập môn ngoại ngữ Có 1 trường THCS

có thư viện thông minh Tất cả các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT củathị xã đều nối mạng internet và có hộp thư điện tử riêng để trao đổi thông tintrực tiếp với Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT

Những tồn tại, khó khăn

- Công tác quản lý giáo dục, sự điều hành chỉ đạo tổ chức thực hiện cácmục tiêu có sự đổi mới nhưng vẫn còn sự chồng chéo giữa các ban ngành địaphương và các ban ngành cấp tỉnh

- Việc đổi mới phương pháp dạy và học còn khó khăn, phương pháp dạyhọc tích cực thực hiện chưa đi vào chiều sâu; công tác đổi mới kiểm tra, đánhgiá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học kết quả đạt được chưa nhiều

- Công tác xây dựng phát triển trường đạt chuẩn quốc gia, trường học 2buổi/ngày còn chậm; điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo tốt yêu cầu quản lý vàkhai thác sử dụng các thiết bị dạy học còn thiếu thốn; hệ thống thư viện, phònghọc bộ môn ở các trường cũng còn hạn chế về số lượng và chất lượng

Trang 40

- Năng lực quản lý của đội ngũ CBQL ở các trường chưa đồng đều Một

bộ phận CBQL yếu về công tác quản lý tài chính, tài sản, nhận thức về quản lý

xã hội còn hạn hẹp

2.2 Thực trạng giáo dục THCS thị xã Sa Đéc

2.2.1 Qui mô phát triển, mạng lưới trường lớp

Trong 5 năm qua số lượng học sinh THCS tuy có thay đổi theo từng nămnhưng nhìn chung phát triển tương đối ổn định Số lượng tăng, giảm dao độngtrong khoảng từ 100 đến 500 em Mặc dù số lượng học sinh giảm nhưng số lớpvẫn không giảm do biên chế lại số lượng học sinh/lớp (bình quân 38 em/lớp) đểnâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượnggiáo dục

Năm học 2011 – 2012 toàn thị xã có 5 trường THCS, trong đó có 3 trườnghạng 1 và 2 trường hạng 2

Bảng 2.4 Tổng hợp quy mô phát triển giáo dục THCS thị xã Sa Đéc trong

5 năm trở lại đây

trường Số lớp Số HS Số CB-GV Số CBQL

Tỷ lệ HS TN

Đánh giá chung về chất lượng GD-ĐT thị xã Sa Đéc là:

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư TW Đảng (2004), Chỉ thị 40 CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 40 CT/TW
Tác giả: Ban Bí thư TW Đảng
Năm: 2004
2. Ban chấp hành TW (1997), Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấphành trung ương khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước
Tác giả: Ban chấp hành TW
Năm: 1997
3. Đặng Quốc Bảo (2002), Một số vấn đề về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2002
4. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết 42-NQ/TW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 42-NQ/TW về công tác quy hoạch cánbộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2004
5. Bộ Chính trị (2009), Kết luận số 37-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận số 37-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thựchiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2009
6. Bộ GD&ĐT (2011) – Điều lệ trường Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường Trường THCS, trường THPT vàtrường phổ thông có nhiều cấp học
9. Đảng cộng sản Việt Nam. (1997) Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấphành TW Đảng khóa VIII
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
10. Đảng cộng sản Việt Nam. (1997) Văn kiện hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 3 Ban chấphành TW Đảng khóa VIII
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu ĐảngCộng sản Việt Nam toàn quốc lần XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
12. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1999
13. Phạm Minh Hạc: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
15. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tập 5
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
17. Trần Kiều (2002), về chất lượng giáo dục: Thuật ngữ và quan niệm, Tạp chí thông tin QLGD, số 23/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về chất lượng giáo dục: Thuật ngữ và quan niệm
Tác giả: Trần Kiều
Năm: 2002
18. Hoàng Phê (chủ biên) – Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
20. Quốc hội (2005) - Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
21. Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý đại cương, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý đại cương
Tác giả: Trần Quốc Thành
Năm: 2003
22. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục – quản lý nhà trường, trường Đại học Vinh, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục – quản lý nhà trường
Tác giả: Thái Văn Thành
Năm: 2007
25. Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ (2003), Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
26. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam
Tác giả: Từ điển bách khoa Việt Nam
Năm: 1995
27. Trung tâm từ điển học (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Trung tâm từ điển học
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thống kê số liệu phát triển trường học - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1. Thống kê số liệu phát triển trường học (Trang 36)
Bảng 2.1. Thống kê số liệu phát triển trường học - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1. Thống kê số liệu phát triển trường học (Trang 36)
Bảng 2.2. Thống kê số lượng phát triển lớp, học sinh năm học 2011-2012 - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.2. Thống kê số lượng phát triển lớp, học sinh năm học 2011-2012 (Trang 37)
Bảng 2.2. Thống kê số lượng phát triển lớp, học sinh năm học 2011-2012 - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.2. Thống kê số lượng phát triển lớp, học sinh năm học 2011-2012 (Trang 37)
Bảng 2.3. Bảng thống kê trình độ giáo viên năm học 2011-2012 - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3. Bảng thống kê trình độ giáo viên năm học 2011-2012 (Trang 38)
Bảng 2.3. Bảng thống kê trình độ giáo viên năm học 2011-2012 - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3. Bảng thống kê trình độ giáo viên năm học 2011-2012 (Trang 38)
Bảng 2.4. Tổng hợp quy mô phát triển giáo dục THCS thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4. Tổng hợp quy mô phát triển giáo dục THCS thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây (Trang 40)
Bảng 2.4. Tổng hợp quy mô phát triển giáo dục THCS thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4. Tổng hợp quy mô phát triển giáo dục THCS thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây (Trang 40)
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả xếp loại học lực cấp THCS thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả xếp loại học lực cấp THCS thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây (Trang 41)
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm cấp THCS thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm cấp THCS thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây (Trang 41)
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả xếp loại học lực cấp THCS  thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả xếp loại học lực cấp THCS thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây (Trang 41)
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm cấp THCS thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm cấp THCS thị xã Sa Đéc trong 5 năm trở lại đây (Trang 41)
xuyên suốt trong năm học và nhân các ngày lễ lớn…bằng các hình thức văn nghệ, thể dục thể thao, thi tìm hiểu pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống các loại tệ nạn xã hội, hội chợ trao đổi, chia sẻ đồ dùng, đồ chơi…đã tạo phong trào thi đua sôi nổi tr - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
xuy ên suốt trong năm học và nhân các ngày lễ lớn…bằng các hình thức văn nghệ, thể dục thể thao, thi tìm hiểu pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống các loại tệ nạn xã hội, hội chợ trao đổi, chia sẻ đồ dùng, đồ chơi…đã tạo phong trào thi đua sôi nổi tr (Trang 42)
Bảng 2.8. Thống kê tổng số, nam, nữ, Đảng viên - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.8. Thống kê tổng số, nam, nữ, Đảng viên (Trang 44)
Bảng 2.8. Thống kê tổng số, nam, nữ, Đảng viên - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.8. Thống kê tổng số, nam, nữ, Đảng viên (Trang 44)
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả điều tra về năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả điều tra về năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (Trang 47)
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả điều tra về năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả điều tra về năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (Trang 47)
10 Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Nắm bắt kịp thời các quy định của ngành. - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
10 Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Nắm bắt kịp thời các quy định của ngành (Trang 48)
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò về tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò về tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (Trang 85)
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò về tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò về tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (Trang 85)
10 Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Nắm bắt kịp thời các quy định của ngành. - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
10 Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Nắm bắt kịp thời các quy định của ngành (Trang 95)
10 Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Nắm bắt kịp thời các quy định của ngành.nước, địa phương - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
10 Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Nắm bắt kịp thời các quy định của ngành.nước, địa phương (Trang 99)
10 Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Nắm bắt kịp thời các quy định của ngành.nước, địa phương - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
10 Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Nắm bắt kịp thời các quy định của ngành.nước, địa phương (Trang 103)
10 Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Nắm bắt kịp thời các quy định của ngành.nước, địa phương - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
10 Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Nắm bắt kịp thời các quy định của ngành.nước, địa phương (Trang 103)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w