Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
482 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN ĐẾN MỘTSỐGIẢIPHÁPNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGĐỘINGŨCÁNBỘQUẢNLÝCÁCTRƯỜNGTRUNGHỌCCƠSỞQUẬNPHÚNHUẬNTHÀNHPHỐHỒCHÍMINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH QUẢNLÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60140114 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG Nghệ An, tháng 07 năm 2012 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HDH) đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Chỉ có giáo dục mới có thể giúp con người phát triển một cách toàn diện. Vì thế, định hướng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 là Đảng và Nhà nước đã quyết tâm đổi mới giáo dục và sự đổi mới đó thể hiện không những ở các quan điểm chỉ đạo mà cón thể hiện tại các mục tiêu và đặc biệt là các giải pháp phát triển giáo dục. Trong đó vai trò của người cán bộ quản lý (CBQL) trong nhà trường phổ thông là rất quan trọng. Họ phải lãnh đạo thế nào để nhà trường luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững, cũng như quản lý ra sao để các hoạt động trong nhà trường luôn có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu. Chính vị vậy, việc lựa chọn thủ lĩnh trong trường học không phải là lựa chọn ngẫu nhiên, bộc phát mà phải có những tiêu chí nhất định và một trong những tiêu chí cần thiết của người cán bộ quản lý là phải biết “Xây dựng và quản lý đội ngũ nhà giáo đáp ứng nhu cầu phát triển và đổi mới phương pháp giảng dạy” Mặc dù đã đạt được một số thành tựu cơ bản nhưng giáo dục nước ta vẫn còn những bất cập và yếu kém. Một trong những yếu kém là đội ngũ nhà giáo và 2 cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới, công tác quản lý giáo dục (QLGD) còn nhiều bất cập. Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội, nângcao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. [9] Trong 2 năm học vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn chủ đề năm học “Đổi mới quản lý và nângcao chất lượng lượng giáo dục”. Tuy nhiên chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục hiện nay chưa đồng đều. Công tác luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục chưa thật sự chú trọng, còn mang tính cả nể dẫn đến 1 số cán bộ quản lý làm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tại một đơn vị quá lâu (trên 2 nhiệm kỳ) dẫn đến tạo sức ỳ, không tư duy, năng động và sáng tạo. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011–2020 đã đưa ra 11 giải pháp, trong đó có 02 giảipháp mang tính đột phá là “Đổi mới quảnlý giáo dục và xây dựng độingũ nhà giáo và cánbộquảnlý giáo dục”. Chiến lược cũng nêu: “Rà soát, sắp xếp lại độingũcánbộquảnlý giáo dục; xây dựng lực lượngcánbộquảnlý tận tâm, thạo việc, cónăng lực điều hành; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cánbộquảnlýphù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục; có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với độingũcánbộquản lý. Khuyến khích cáccơsở giáo dục ký hợp đồng với các nhà giáo, nhà khoa họccó uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước quảnlý và điều hành cơsở giáo dục”.[2] Luật giáo dục năm 2005 đã nêu vai trò và trách nhiệm của cánbộquảnlý giáo dục là: “Cán bộquảnlý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục”. 3 Để thực hiện mục tiêu đó, một trong những giảipháp phát triển GD&ĐT là đổi mới công tác quảnlý giáo dục (QLGD), nângcaonăng lực cho cánbộ QLGD. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập của nước ta, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, thời kỳ phát triển về công nghệ thông tin, kinh tế tri thức thì giáo dục quậnPhúNhuận vẫn còn những hạn chế, bất cập. Có nhiều nguyên nhân gây nên những hạn chế, bất cập nêu trên. Một trong những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng là công tác quảnlý giáo dục còn bộc lộ những yếu kém, đa sốcánbộquảnlý giáo dục chưa được đào tạo có hệ thống về quản lý, làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tính chuyên nghiệp thấp. Năng lực điều hành, quảnlý của mộtbộ phận cánbộquảnlý giáo dục còn bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi công vụ. Kiến thức về pháp luật, về tổ chức bộ máy, về quảnlý nhân sự, nhất là về quảnlý tài chính còn nhiều hạn chế dẫn đến lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền, đặc biệt khi được Nhà nước phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Phần lớn cánbộquảnlý giáo dục còn bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin. Mộtbộ phận cánbộ QLGD còn chạy theo thành tích, chưa thực sự chuyên tâm với nghề nghiệp, chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. Mộtbộ phận nhỏ cánbộ QLGD buông lỏng quản lý, không đấu tranh với tiêu cực, thậm chí còn thoả hiệp, tham gia vào các hiện tượng tiêu cực, tiếp tay cho người học gian dối trong học tập, thi cử. Để khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, cần thiết phải có những giảipháp mang tính chiến lược và biện pháp cụ thể để phát triển độingũcánbộ QLGD của quận, tạo ra độingũ QLGD cáctrường phát triển đồng bộ, cóchất 4 lượng góp phần nângcao hiệu quả công tác quảnlý giáo dục, nângcaochấtlượng giáo dục. Mặt khác, công tác quy hoạch, đề bạt cán bộ quản lý chưa thật sự hiện đúng qui trình. Hiện tượng đề bạt trước rồi cử đi học nâng chuẩn vẫn còn tồn tại làm cho một bộ phận cán bộ quản lý mới vừa tiếp cận công việc vừa phải học tập nâng chuẩn, chính vì vậy làm hạn chế trong quá trình điều hành và quản lý giáo dục tại đơn vị. Trong thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng tham mưu lãnh đạo Quận trong công tác qui hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục, song vẫn còn những bất cập, những hạn chế cần khắc phục. Trước những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trunghọccơsở (THCS) quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh” qua đó mong muốn được góp phần tháo gỡ những khó khăn, bất cập, hạn chế trong quảnlý giáo dục nhằm nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và nângcao hiệu quả giáo dục của ngành trong thời gian tới. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Từ nghiên cứu cơsởlý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Chấtlượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS 5 3.2. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Chấtlượngđộingũcánbộquảnlýcáctrường THCS quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nângcao nếu đề xuất và thực hiện cácgiảiphápcó tính đồng bộ và khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1 Tìm hiểu cơsở lý luận của đề tài 5.2. Tìm hiểu cơsở thực tiễn của đề tài 5.3. Đề xuất cácgiảiphápnângcao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cácgiảiphápnângcaochấtlượngđộingũ CBQL cáctrường THCS của Phòng GD – ĐT quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích - tổng hợp; phân loại - hệ thống hóa và cụ thể hóa lý thuyết để thực hiện nhiệm vụ thứ nhất của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6 - Điều tra bằng bảng hỏi. - Tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Lấy ý kiến chuyên gia nhằm giải quyết nhiệm vụ 2, 3 của đề tài. 7.3. Phương pháp thống kê toán học - Nhằm xử lýsố liệu thu được, trên cơsở đó có nhận định, đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu. 8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn làm sáng tỏ mộtsố khái niệm về đội ngũ, quản lý, quảnlý giáo dục, cánbộquảnlý giáo dục quản lý, chất lượng, chấtlượngcánbộquản lý, giải pháp, giảiphápnângcaochấtlượngđộingũcánbộquảnlýtrường THCS. Chỉ ra được tầm quan trọng của việc nângcaochấtlượng cũng như yêu cầu phẩm chấtnăng lực của người cánbộquảnlýtrường THCS. - Đánh giá được thực trạng của độingũ CBQL trườngTrunghọccơsởquậnPhú Nhuận, thànhphốHồChí Minh. - Đề xuất mộtsốgiảiphápnângcaochấtlượngđộingũ CBQL cáctrường THCS quậnPhú Nhuận, thànhphốHồChí Minh. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơsởlý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng chấtlượngđộingũcánbộquảnlýcáctrườngtrunghọccơsởquậnPhúNhuậnthànhphốHồChí Minh. Chương 3: Mộtsốgiảiphápnângcao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trunghọccơsở quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh. 7 CHƯƠNG 1 CƠSỞLÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Với quan điểm "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu", từ lâu Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác phát triển giáo dục về mọi mặt. Một trong những yếu tố quan trọng được đặt lên hàng là công tác phát triển độingũ nhà giáo và cánbộquảnlý giáo dục cả về chấtlượng lẫn số lượng. Đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển giáo dục, trong đó hết sức coi trọng việc bồi dưỡng nângcaonăng lực cho độingũ nhà giáo và CBQL, cụ thể như sau: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã đề cập: “Tập trungchỉ đạo để nângcao rõ rệt chấtlượng giáo dục và đào tạo mà giảipháp then chốt là đổi mới và nângcaonăng lực quảnlý Nhà nước trong giáo dục và đào tạo” [8] Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã chỉ rõ: “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển độingũ nhà giáo là cácgiảipháp trọng tâm, đổi mới quảnlý giáo dục là khâu đột phá”, coi việc “Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên độingũcánbộquảnlý giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năngquảnlý là khâu then chốt để thực hiện mục tiêu giáo dục” Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về việc xây dựng và nângcaochấtlượngđộingũ nhà giáo và CBQL giáo dục" đã tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu xây dựng độingũ nhà giáo và CBQL giáo dục là: “ Xây dựng độingũ nhà giáo và cánbộquảnlý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; đặc biệt chú trọng nângcao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; 8 thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nângcao nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [1] - Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nhấn mạnh việc xây dựng và triển khai chương trình "Xây dựng độingũ nhà giáo và cánbộquảnlý giáo dục một cách toàn diện". Báo cáo của Bộ chính trị tại Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khóa IX nêu rõ: "Đặc biệt quan tâm xây dựng độingũ CBQL đủ sức đủ tài cùng với độingũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà" và "Chú trọng việc nângcao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo". - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI một lần nữa đã khắng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quảnlý giáo dục, phát triển độingũ giáo viên và cánbộquảnlý là khâu then chốt"[9]. Nội dung văn kiện "phần IV- Định hướng phát triển KT-XH, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế" mục 9 đã nêu "Nâng caochấtlượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo": Phát triển và nângcao nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chấtlượngcao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển cánbộ lãnh đạo, quảnlý giỏi, độingũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao 9 động lành nghề và cánbộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. [9] Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành văn bản dưới luật như: Điều lệ trường Mầm non, Tiểu học, Trunghọccơsở . . . Đây là những văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo hoạt động thống nhất của hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời giúp cánbộquảnlý giáo dục thực hiện có hiệu quả công tác quảnlý của mình. Như vậy về mặt lý luận, các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phát triển và nângcaochấtlượngđộingũcánbộ QLGD, là một trong những nội dung quan trọng của đổi mới công tác QLGD. Từ trước đến nay, mộtsố luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ chuyên ngành QLGD của nhiều tác giả đã nghiên cứu và đề xuất cácgiảiphápnângcaochấtlượngđộingũ CBQLGD bậc THCS như: “Một sốgiảiphápnângcaochấtlượngđộingũcánbộquảnlýtrườngtrunghọccơsở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa” của PGS.TS. Thái Văn Thành - Hà Thị Tuyết, trường Đại học Vinh (báo Tạp chí Giáo dục số 56 - tháng 12/2011); “Các giảiphápnângcaochấtlượngcánbộquảnlýtrường THCS thị xã Hà Tĩnh” của tác giả Nguyễn Văn Tư; “Một sốgiảipháp bồi dưỡng nhằm nângcaonăng lực quảnlý cho hiệu trưởngtrường THCS huyện Châu Thành – tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Lê Quang Trung; “Một sốgiảiphápnângcaochấtlượngđộingũ CBQL trường THCS huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” của tác giải Nguyễn Minh Thanh. Các tác giả đã nghiên cứu về thực trạng độingũcánbộquản lí trường THCS và đề xuất cácgiảiphápnâng 10 . tỏ một số khái niệm về đội ngũ, quản lý, quản lý giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục quản lý, chất lượng, chất lượng cán bộ quản lý, giải pháp, giải pháp nâng. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN ĐẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN PHÚ