Thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 89)

- Lập danh sách cán bộ dự nguồn:

3.2.5.Thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

Luân chuyển CBQL trường THCS nhằm thay đổi môi trường làm việc nhằm kích thích tư duy, óc sáng tạo của người CBQL giúp nhà trường phát triển về mọi mặt.

Việc bố trí, sắp xếp CBQL trường THCS vào những vị trí công tác thích hợp nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng CBQL trong thực tiễn; là quá trình giúp CBQL bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong thực tế quản lý; là sự điều phối CBQL trong cấp học, ngành học, tăng cường cán bộ cho những vùng, những đơn vị đang khó khăn, thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ.

3.2.5.2. Cách thức thực hiện

Phòng Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng qui chế luân chuyển và điều động cán bộ nhằm điều hòa chất lượng và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục. Tham mưu tốt vối lãnh đạo Quận trong việc thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh việc luân chuyển cán bộ quản lý trong từng nhiệm kỳ (không để Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng công tác quá lâu tại 1 đơn vị) để kích thích tư duy sáng tạo trong lãnh đạo hoạt động nhà trường.

Luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục không phải là hoạt động mới nhưng chúng ta cần xác định ở mức độ cấp bách, qua đó chúng ta xây dựng một đội ngũ

cán bộ với kinh nghiệm dày dạn và trưởng thành trong thực tiễn. Luân chuyển CBQL trường THCS phải cụ thể, rõ ràng, có kế hoạch chặt chẽ, chủ động theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.

Nâng cao hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ QLGD nhằm rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng được quy hoạch vào các chức danh chủ chốt từ đơn vị cơ sở đến phòng Giáo dục và Đào tạo, giúp cho cán bộ trưởng thành, phát triển toàn diện, vững vàng đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc luân chuyển còn giúp cho Quận bố trí, sắp xếp điều chỉnh cán bộ hợp lý hơn, tăng cường cán bộ cơ sở, nhất là những nơi có khó khăn trong công tác cán bộ QLGD.

Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận phải tích cực phát huy việc luân chuyển điều động cán bộ QLGD được thực hiện từ Phòng xuống cơ sở và ngược lại. Trong thời gian qua, cán bộ QLGD được điều động, luân chuyển vẫn chưa chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức. Để công tác luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục của quận đạt kết quả cao, nhất là để đáp ứng nguồn nhân lực thì việc điều động, luân chuyển CBQL trường THCS có thể được tiến hành trong cùng cấp, có thể CBQL cấp học trên tăng cường cho cấp học dưới, từ vùng này sang vùng khác trong địa bàn tỉnh, góp phần điều tiết chất lượng cán bộ trong toàn đội ngũ, một yếu tố tác động đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS. Đồng thời cũng đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ của một công dân đối với địa phương.

Trước hết, phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch luân chuyển cán bộ. Sau khi làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các cấp ủy Đảng phải xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ theo theo định hướng đã được quy hoạch

và đào tạo để cán bộ được rèn luyện qua thử thách trong thực tiễn công tác. Trong quá trình thực hiện luân chuyển cán bộ phải có lộ trình và áp dụng bằng nhiều hình thức luân chuyển, có thể luân chuyển: từ trên xuống, từ dưới lên và luân chuyển ngang từ đơn vị này sang đơn vị khác. Tất nhiên, khi xây dựng công tác luân chuyển cán bộ phải kết hợp với công tác đào tạo để bố trí, sử dụng cán bộ một cách hợp lý.

Cần nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường hơn nữa việc phối hợp và cộng đồng trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cấp ủy lãnh đạo các địa phương, đơn vị trong công tác luân chuyển cán bộ. Đồng thời xây dựng cơ chế chính sách và quy định phù hợp cũng như quản lý chặt chẽ cán bộ trong diện luân chuyển.

Việc luân chuyển cán bộ QLGD phải được thực hiện nhất quán, đúng qui trình và thời gian cụ thể. Một đồng chí cán bộ QLGD nói chung và bậc THCS nói riêng không thể tồn tại quá lâu tại một đơn vị mà phải luân chuyển theo từng nhiệm kỳ (5 năm). Theo kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, hiện nay do hoàn cảnh khách quan mà có những trường hợp Hiệu trưởng tại vị ở một đơn vị quá lâu (trên 2 nhiệm kỳ) từ đó dẫn đến không phát huy tư duy, sáng tạo cái mới mà bằng lòng với kết quả hiện tại, không tạo động lực cho đơn vị phát triển. Mặc khác, người cán bộ quản lý lãnh đạo ở một đơn vị quá lâu thì tất yếu sẽ tạo vây cánh, xây dựng mối qua hệ thân thiết với một bộ phận giáo viên nhân viên, từ đó tạo điều kiện lợi trong công tác đối với những thân cận của mình, từ đó có những ứng xử và giải quyết những tình huống mang tính thiên vị, tất yếu sẽ gây mất đoàn kết nội bộ.

Việc luân chuyển CBQL càn phải có lộ trình và từng thời kỷ, thời điểm cụ thể. Mục đích việc luân chuyển là nhằm đem đến cho tập thể mới một người CBQL tốt, năng nổ, thạo việc, hiểu người; đồng thời giúp cho tập thể có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Chú ý cơ cấu hài hoà, đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, kết hợp trẻ - già, cũ - mới, ba độ tuổi, đoàn kết, hợp tác tốt giữa các loại, các lớp CBQL

3.2.6. Hoàn thiện chế độ chính sách, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý bộ quản lý

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa

Chế độ, chính sách là một nội dung quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Nếu chế độ, chính sách khoa học, hợp lý có tác dụng kích thích tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của người CBQL

Việc xây dựng chế độ, chính sách phù hợp với yêu cầu chính đáng sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS. “Khuyến khích vật chất đi đôi với xây dựng lý tưởng, hoài bão cách mạng, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước và đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích những người làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát huy gương mẫu, tài năng của cán bộ, chống bình quân, bao cấp hoặc để chênh lệch quá đáng giữa các loại cán bộ, thống nhất một chế độ cụ thể cho cán bộ trong cả nước”

3.2.6.2. Cách thức thực hiện

Để tạo động lực phấn đấu đáp ứng những đòi hỏi cao của xã hội cho người CBQL trường học nói chung và trường THCS nói riêng, cần chú ý đến chế độ

chính sách, thực hiện đầy đủ các chế độ về lương và các loại phụ cấp theo quy định của Chính phủ và Thông tư liên Bộ.

- Có chế độ đãi ngộ cho CBQL tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt, đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ưu tú trở thành CBQL giỏi.

- Nên phân cấp về quản lý tổ chức và cán bộ cho CBQL trường học để nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ quản lý, chủ động hơn trong công việc.

- Đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần: cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho CBQL, có chế độ ưu đãi để bồi dưỡng giữ gìn sức khỏe, tạo điều kiện cho CBQL giao lưu học tập kinh nghiệm tiên tiến trong và ngoài nước tạo không khí sôi nổi, tránh sự già cỗi, bảo thủ, giúp người CBQL mở mang kiến thức, cập nhật thông tin.

- Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng trong từng trường và trong phạm vi toàn huyện, toàn tỉnh, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại CBQL, lựa chọn những gương điển hình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để khen thưởng kịp thời. Đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những CBQL vi phạm kỷ luật và mắc sai phạm trong công tác quản lý.

- Cần xây dựng và thực hiện quy trình xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại và công tác quản lý, tổ chức kiểm tra CBQL, lựa chọn các điển hình về công tác quản lý, tổng kết kinh nghiệm, điều chỉnh công tác quản lý của CBQL trường học.

- Chính sách cán bộ được thực hiện thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, tuy nhiên tùy tình hình thực tế của từng địa phương có chính sách ưu đãi đối với CBQL giỏi, đào tạo thu hút nhân tài, chính sách cán bộ nữ…

Thực tế cho thấy, hiện nay có một bộ phận nhà giáo bằng lòng với công việc, chức danh (giáo viên) hiện tại, không có sự phấn đấu lên làm cán bộ QLGD mặc dù được giới thiệu và được qui hoạch.

Nguyên nhân: Đối với những giáo viên dạy những bộ môn Văn, Toán, Ngoại Ngữ, Lý.... thì ngoài giờ dạy nghĩa vụ trên lớp (qui định giáo viên THCS dạy nghĩa vụ 19 tiết/tuần) các giáo viên này sắp xếp thời gian để dạy thêm tại nhà hoặc tại các trung tâm và nhận được thù lao rất lớn từ việc dạy thêm, thậm chí gấp nhiều lần tiền lương giảng dạy tại trường. Nhưng khi đề bạt lên cán bộ QLGD thì công việc rất nhiều, giải quyết mọi việc trong hoạt động chung của nhà trường, không còn thời gian để tranh thủ dạy thêm, tăng thu nhập. Mặc khác không có học sinh theo học (vì dạy học sinh nào thì học sinh đó học thêm mình) từ đó ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng, hàng năm.

Mặc dù khi lên làm cán bộ QLGD thì tất nhiên nguồn thu nhập từ các khoảng sẽ tăng so với mức lương giáo viên bình thường, nhưng xét về thời gian và cường độ làm việc giữa cán bộ QLGD và giáo viên thì người cán bộ QLGD cực hơn và trách nhiệm nặng nề hơn.

3.2.7. Đổi mới thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.7.1. Mục đích, ý nghĩa

- Giúp nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL trường THCS, có tác dụng đào tạo, tự đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng CBQL.

- Việc kiểm tra, đánh giá công tác QL của nhà trường trước hết để hiểu được những thuận lợi, khó khăn của mỗi trường trong quá trình triển khai Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học đồng thời

có tác dụng phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, sai lầm trong công tác quản lý. Qua công tác thanh tra sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác tổ chức quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn. Khen thưởng, đề bạt những cán bộ có phẩm chất, năng lực, xử lý, điều chỉnh, thay thế, kỷ luật những cán bộ vi phạm các nguyên tắc quản lý, làm lành mạnh các tổ chức giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

3.2.7.2 Cách thức thực hiện

- Tiếp tục đổi mới đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý nhằm thúc đẩy khả năng tự học, tự bồi dưỡng. Gắn với công tác đánh giá xếp loại với việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lí, điều động, luân chuyển giáo viên; gắn với công tác thi đua, khen thưởng: đảm bảo sự đánh giá, khen chê đúng mức, chống chạy theo thành tích. Qua các hội nghị tập huấn, hội nghị sơ kết, tổng kết, qua chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ để họ thấy tính tất yếu của công tác kiểm tra, coi kiểm tra như nhu cầu không thể thiếu được đối với công tác quản lý.

- Triển khai học tập Nghị định số 101/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục, Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông…

- Xây dựng chế độ thông tin báo cáo hoạt động thanh tra, xây dựng quy chế làm việc của ban thanh tra giáo dục từng trường. Phối hợp nhiều hình thức kiểm tra: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra chéo giữa các trường, tự kiểm tra của CBQL.

Thực hiện thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng

trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học, trong đó hướng dẫn tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm có 3 bước:

Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá xếp loại

Đối chiếu với Chuẩn hiệu trưởng, mỗi hiệu trưởng tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào phiếu hiệu trưởng tự đánh giá.

- 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2009

- 430/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26 tháng 01 năm 2010

- Mục đích ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học.

+ Để Hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường;

+ Làm căn cứ đề cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với Hiệu trưởng;

+ Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của Hiệu trưởng.

3.2.8. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đối với cán bộ quản lý Giáo dục Giáo dục

Nhằm kích thích và động viên tinh thần đội ngũ nhà giáo và CBQL trong công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ với phương châm "Thi đua là yêu nước - yêu nước là phải thi đua"

Việc đổi mới công tác thi đua khen thưởng sẽ tạo động lực phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân cũng như tập thể từng đơn vị.

3.2.8.2. Cách thức thực hiện

Công tác thi đua khen thưởng hiện nay còn nhiều bất cập, thực tế cho thấy thành tích của một đơn vị có được là do sự nỗ lực của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường nói chung và thành tích của từng cá nhân nói riêng, trong đó vai trò và trách nhiệm của người cán bộ quản lý giáo dục là rất lớn.

Theo Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục. Với hình thức thi đua khen thưởng hiện nay, ví dụ: 1 đơn vị đạt tập thể lao động tiên tiến thì số lượng đạt lao động tiên tiến từ 80 --> 100%, đạt chiến sĩ thi đua cơ sở là 30% trên tổng số lao động tiên tiến, đạt chiến sỹ thi đua cấp thành phố là 30% trên tổng số chiến sỹ thi đua cơ sở 3 năm liền. Như vậy chưa tạo được động lực phấn đấu cho đội ngũ nhà giáo nói chung và CBQL giáo dục nói riêng.

Phải xét thành tích cá nhân (cán bộ QLGD) dựa trên thành tích tập thể. Nghĩa là một đơn vị đó đạt thành tích tập thể lao động xuất sắc thì người cán bộ QLGD mới đạt chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc thành phố và ngược lại.

Xét thi đua phải dựa trên cơ sở đăng ký đầu năm. Khi xét đua, Phòng Giáo dục và Đào tạo phải chú ý đến cán bộ QLGD những đơn vị khó khăn về vật chất, về trường lớp để đề xuất khen thưởng nhằm động viên tinh thần cho đội ngũ. Mặc khác, cán bộ QLGD những đơn vị có đủ điều kiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 89)