% 22,2 % 61,1 % 11,1 % 22,2 % 44,4 % 22,2 % 11,1 %
(Ghi chú: SC: sơ cấp, TC: trung cấp, CĐ: cao đẳng, ĐH: Đại học, SĐH: sau đại học, CC: Cao cấp)
2.2.5. Thực trạng về quy hoạch
Nghị quyết 42-NQ/TW của Trung ương quy hoạch và đào tạo cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận đã thực hiện việc quy hoạch cán bộ, xem xét đối chiếu với các quy chuẩn về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, sự tín nhiệm của quần chúng để tham mưu với Quận ủy về nhân sự, đảm bảo chất lượng chuyên môn dạy và học, tạo điều kiện cho cơ sở phát triển. Trong đợt quy hoạch cán bộ giai đoạn 2006 - 2011, ngành Giáo dục & Đào tạo đưa vào danh sách 172 cán bộ diện quy hoạch và có kế hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận và luân chuyển cán bộ nhằm điều hòa chất lượng và nâng cao hiệu lực quản lý.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thực hiện qui hoạch và đào tạo bồi dưỡng chưa thực hiện song song với nhau. Thực tế cho thấy, khi giáo viên được qui hoạch với các chức danh Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình, đa số không được cử đi học, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để khi đảm nhận vai trò mới sẽ không bỡ ngỡ. Chính vì lẽ đó mà khi được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý, tiếp cận công việc mới (khác hẳn công việc chuyên môn) thì bị lúng túng, chưa có kỹ năng về thực hiện nhiệm vụ và giải quyết công việc.
Một vấn đề nan giải hiện nay là việc qui hoạch cán bộ quản lý giáo dục giữa Phòng Giáo dục & Đào tạo và cơ sở gặp rất nhiều khó khăn. Về nguyên tắc, khi qui hoạch nhân sự cho Phòng Giáo dục và Đào tạo thì phải chọn những cán bộ, giáo viên ưu tú từ cơ sở nhưng khi đề bạt thì không một ai muốn lên làm việc tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bởi lẽ người cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên khi lên làm việc tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thì trước mắt là mất đi những quyền lợi vốn được hưởng tại cơ sở là không có phụ cấp ưu đãi, không có phụ trội, không có hưởng chế độ phụ cấp chức vụ, phụ cấp kiêm nhiệm như Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, tổ trưởng…mà thay vào đó là trách nhiệm nặng nề, phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng GD&ĐT và cơ sở về công việc của mình, phải làm việc 8 giờ/ngày, không còn thời gian để giảng dạy thêm cải thiện cuộc sống. Đó là thực tế mà hiện nay các cơ quan giáo dục từ Phòng đến Sở Giáo dục và Đào tạo đang gặp phải.
Chúng ta không có chế độ đãi ngộ người tài thì không thể nào phát triển giáo dục, chưa kể việc lên Phòng sẽ mất luôn chế độ thâm niên. Điều đó thật phi lý mà ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy.
Có những trường hợp nhà giáo được tập thể đơn vị tính nhiệm, được giới thiệu và bình chọn nằm trong qui hoạch nhưng lại không đồng ý và mong muốn thiết tha được ở lại làm giáo viên, vì họ biết rằng khi lên làm cán bộ quản lý của trường thì thu nhập sẽ giảm đáng kể, thời gian bị ràng buộc (thay vì chỉ thực hiện nghĩa vụ 19 tiết/tuần) không có thời gian và cơ hội để dạy thêm, tăng thu nhập.