Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 67)

- Một bộ phận CBQL có thâm niên quá cao (từ 20 đến 30 năm), cũng như lớn tuổi (sắp về hưu) nhưng chưa quy hoạch một cách đồng bộ lực lượng đội ngũ

kế thừa, chưa đào tạo một cách bài bản về trình độ chuyên môn – nghiệp vụ. Việc luân chuyên CBQL không thực hiện một cách căn cơ, đồng bộ từ đó để một CBQL tại vị quá lâu làm rào cản đến sự phát triển của đơn vị, từ đó có xu hướng chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ.

- Đa số CBQL có tuổi đời bình quân khá cao (51.5 tuổi) mặc dù có kinh nghiệm trong công tác nhưng sức bật, sự năng động, sáng tạo còn hạn chế.

- Đa số CBQLGD không được cập nhật về nghiệp vụ quản lý giáo dục hiện đại, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu các kiến thức về pháp luật, quản trị nhân sự, tài chính, hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học nên công tác quản lý giáo dục hiện đại còn hạn chế. Mặt khác, ý thức tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận CBQLGD chưa cao, chưa thường xuyên.

- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận còn hạn chế. Hầu hết CBQL chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục trước khi đề bạt. Dẫn đến hiện tượng vừa làm công tác quản lý vừa mò mẫm học hỏi kinh nghiệm, nên hiệu quả quản lý chưa đạt được như mong muốn, gây cản trở đến quá trình phát triển giáo dục nói chung và cấp học nói riêng. Số CBQL lâu năm chưa được cập nhật kiến thức về nghiệp vụ quản lý giáo dục hiện đại, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu kiến thức về pháp luật, quản trị nhân sự, tài chính, hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học nên công tác quản lý giáo dục hiện đại còn nhiều hạn chế. Số CBQL mới kinh nghiệm trong quản lý, lãnh đạo, điều hành các hoạt động nhà trường còn hạn chế, trải nghiệm thực tiễn công tác quản lý chưa nhiều, khả năng giải quyết các vấn đề, các tình huống quản lý mới nảy sinh còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.

- Bản thân đội ngũ CBQL còn hạn chế, bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện và thực thi công vụ;

Kiến thức pháp luật yếu kém, lúng túng trong việc xử lý, giải quyết các tình huống quản lý, nhất là quản lý nhân sự và tài chính; Kỹ năng soạn thảo văn bản, nghiên cứu văn bản (nhất là các văn bản quy phạm pháp luật) còn nhiều hạn chế; Khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý còn chậm và chưa rộng rãi.

- Một bộ phận CBQL còn chuyên quyền, độc đoán, tiếp nhận và sử dụng các thông tin phản hồi chưa tốt, ít lắng nghe ý kiến của tập thể nhằm phát triển nhà trường nên khả năng tập hợp quần chúng còn hạn chế, chưa tạo được sự đồng tình, ủng hộ cao của tập thể Hội đồng sự phạm nhà trường.

Trên cơ sở thực trạng nêu trên chúng tôi thấy rằng việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường học nói chung và đội ngũ CBQL trường THCS quận Phú Nhuận nói riêng là rất cần thiết và cấp bách. Vì vậy, ở Chương 3 chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS quận Phú Nhuận.

Kết luận chương 2

Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khoa học, đòi hỏi tính chuyên môn cao, là công cụ giữ vai trò quan trọng để giữ gìn kỷ cương trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục, nhất là trong dạy và học, bảo đảm điều kiện cần thiết cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Quản lý giáo dục thiếu chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho những tiêu cực phát triển.

Qua khảo sát thực trạng trình độ nghiệp vụ của cán bộ QLGD bậc THCS cho thấy, chưa có trường hợp nào được đào tạo trình độ nghiệp vụ trước khi được đề bạt chức danh phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng. Điều đó, cho thấy, công tác qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng của ngành Giáo dục quận Phú Nhuận nói riêng và cả

nước nói chung còn hạn chế. Chúng ta đã thực hiện ngược qui trình, nghĩa là qui hoạch, bổ nhiệm rồi mới đề xuất, cử đi học mà lẽ ra phải qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng trước rồi mới bổ nhiệm sau.

Mặt khác, việc qui hoạch cũng chưa "động", tức là phải "có ra có vào". Khi giáo viên được qui hoạch các chức danh Phó Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được qui hoạch chức danh Hiệu trưởng thì trong thời gian được qui hoạch phải thường xuyên quan tâm, theo dõi. Nếu cá nhân người được qui hoạch không thể hiện sự phấn đấu của bản thân thông qua trao dồi chuyên môn, tiên phong trong các hoạt động tại đơn vị cũng như tự thân học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệm vụ, chính trị ... thì cần phải xem xét, đưa ra khỏi diện qui hoạch. Ngược lại nếu cá nhân có sự phấn đấu thì phải sắp xếp, bố trí chức danh, tránh để quá lâu (thời gian qui hoạch và bố trí từ 3 đến 5 năm là hợp lý).

Xét trên tổng thể, chất lượng chung của đội ngũ CBQL trường THCS quận Phú Nhuận – thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, còn bất cập, hiệu quả quản lý còn hạn chế đòi hỏi ta phải có sự nhìn nhận, đánh giá toàn diện, sâu sát và đề ra những giải pháp quản lý cần thiết có tính khả thi cao để tạo ra sự đồng bộ về cơ cấu, về phẩm chất và năng lực và toàn diện của đội ngũ.

Để khắc phục những tồn tại, yếu kém đã nêu trên đòi hỏi chúng ta phải đề ra những giải pháp phù hợp và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả những giải pháp đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD, trong đó có đội ngũ CBQL trường THCS.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨCÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN PHÚ NHUẬN, CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN PHÚ NHUẬN,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 67)