Thực trạng về điều động, luân chuyển cán bộQLGD THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)

Việc luân chuyển điều động cán bộ QLGD được thực hiện từ Phòng xuống cơ sở và ngược lại. Nhìn chung cán bộ QLGD được điều động luân chuyển chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, đa số phát huy được năng lực. Qua thời gian luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý hầu hết đều được tôi luyện về phẩm chất chính trị, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý điều hành công việc. Bên cạnh đó, khi thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý thời gian qua ở cơ sở vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là, một số đơn vị cơ sở chưa nhận thức đúng mục đích, yêu cầu công tác luân chuyển cán bộ, còn nhầm lẫn giữa luân chuyển với điều động, sắp xếp bố trí cán bộ. Vì vậy có một số trường hợp sau khi luân chuyển về đơn vị một thời gian lại không đề bạt, bố trí theo chức danh đã quy hoạch, dù cán bộ đó đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vị trí được luân chuyển. Mặt khác một số đơn vị đã đề ra kế hoạch luân chuyển, nhưng lại thiếu chủ động, chưa có biện pháp cụ thể khi triển khai tổ chức thực hiện. Khi thực hiện việc luân chuyển, lãnh đạo chi bộ và chính quyền các đơn vị chưa thường xuyên theo dõi, tạo điều kiện giúp đỡ, uốn nắn những mặt còn yếu để cán bộ được luân chuyển khắc phục những hạn chế, nhược điểm nên hiệu quả luân chuyển chưa cao. Ngoài ra, chế độ chính sách, việc điều chỉnh lương và điều kiện công tác nơi cán bộ QLGD được luân

chuyển đến cũng còn nhiều việc chưa hợp lý, nên chưa tạo động lực cho cán bộ QLGD được luân chuyển an tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Mặt khác, đặc thù ngành Giáo dục và Đào tạo do UBND quận lãnh đạo về mặt chính quyền và việc bố trí, luân chuyển còn tùy thuộc chỉ đạo và ra quyết định của Quận ủy, UBND nên bị động trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện luân chuyển CBQL.

Thực trạng hiện nay, ngành GD&ĐT quận còn hạn chế trong công tác luân chuyển CBQL dẫn đến có những đồng chí với cương vị hiệu trưởng ở một đơn vị quá lâu. Cá biệt có những hiệu trưởng bậc mầm non tại vị 18 năm, hiệu trưởng bậc tiểu học 15 năm. Riêng bậc THCS có một vài hiệu trưởng tại vị ở một đơn vị 12 năm trước khi về hưu).

Khi thực hiện việc luân chuyển, lãnh đạo chi bộ và chính quyền các đơn vị chưa thường xuyên theo dõi, tạo điều kiện giúp đỡ, uốn nắn những mặt còn yếu để cán bộ được luân chuyển khắc phục những hạn chế, nhược điểm nên hiệu quả luân chuyển chưa cao. Ngoài ra, chế độ chính sách, việc điều chỉnh lương và điều kiện công tác nơi cán bộ QLGD được luân chuyển đến cũng còn nhiều việc chưa hợp lý, nên chưa tạo động lực cho cán bộ QLGD được luân chuyển an tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w