2.1.2.1. Về qui mô giáo dục
Công tác giáo dục và đào tạo của quận Phú Nhuận phát triển theo chiều hướng ngày càng tăng, chất lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình đào tạo đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Năm 1990 ngành giáo dục Phú Nhuận đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ; năm 1995 được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học; năm 2002 được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS; năm 2005 được công nhận phổ cập giáo dục bậc trung học (theo chuẩn của thành phố); năm 2012 được công nhân phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.
Hiện nay, Quận có 09 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 03 trường đạt chuẩn mức độ 2), 05 Trung tâm học tập cộng đồng tại phường 10, 3, 8, 11, 14 phục vụ khá tốt cho nhu cầu học tập của nhân dân địa phương. Có 52/52 trường đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” năm học 2011 và 100% học sinh được xét tốt nghiệp lớp 5, lớp 9; số học viên đỗ tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông đạt tỷ lệ 78,63%. Hoàn thành công tác phổ cập bậc trung học năm 2010 và đạt các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học 2010-2011. Triển khai có hiệu quả nhiều mô hình thi đua và hoạt động như: “Mô hình vườn trường”, “Trường học có đời sống văn hóa tốt”, “Trường học thân thiện”, “Căn
tin vệ sinh – văn minh – thân thiện”. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công tác phòng cháy chữa cháy của các trường, đồng thời thực hiện ký kết về bảo đảm an ninh trật tự trường học giữa Công an địa phương và các đơn vị giáo dục nhằm tạo môi trường học đường an toàn, phòng chống bạo lực học đường và đảm bảo an ninh trường học. Hoàn chỉnh Đề án hoạt động của Trung tâm thể thao học đường Quận và trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Tiếp tục đào tạo, chuẩn hóa và nâng chuẩn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý - đến nay 100% cán bộ quản lý đã đạt chuẩn.
Đưa vào sử dụng 3 trường học mới (2 trường tiểu học: Đặng Văn Ngữ, Cao Bá Quát và trường Mầm non Sơn Ca 14) với 59 lớp, đáp ứng nhu cầu học tập cho 2.029 học sinh và trẻ mẫu giáo. Tích cực triển khai thực hiện tốt Đề án phổ cập mầm non 5 tuổi với tỉ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 98% và trẻ học 2 buổi/ngày đạt 99%.
2.1.2.2. Về chất lượng giáo dục
* Giáo dục Mầm non
Với chủ trương xây dựng bậc học mầm non phát triển ổn định bền vững; nâng cao uy tín cộng đồng và xã hội; lấy chất lượng làm trọng tâm, không chạy theo thành tích, xây dựng uy tín với cộng đồng và xã hội, giáo dục mầm non quận Phú Nhuận đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp để giữ vững và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, bảo đảm các nhu cầu về vệ sinh, dinh dưỡng và các điều kiện về an toàn cho trẻ, đặc biệt quan tâm thực hiện các biện pháp phòng bệnh, phòng dịch, phòng tai nạn, thương tích, ngộ độc…
- Về chăm sóc giáo dục
+ Phòng Giáo dục Quận đã tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên cách sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp dựa vào bộ chuẩn các trường đã bổ sung các chỉ số còn thiếu vào chương trình dạy từ đầu năm học. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền Bộ chuẩn đến phụ huynh qua bảng tuyên truyền, trao đổi, sinh hoạt, hội họp…
+ Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trong toàn quận, các hoạt động giáo dục trẻ kỹ năng sống, kỹ năng xã hội được đưa vào rèn cho trẻ thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục hàng ngày, đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục. Chương trình “Mind Manager” được thực hiện thường xuyên đến các tổ chuyên môn, các đơn vị đã ứng dụng phần mềm này vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch tuần, giáo án…giúp giáo viên giảm bớt được thời gian, hình thức gọn nhẹ, nội dung xúc tích, ban giám hiệu dễ theo dõi quản lý chung.
+ Với nhiều phương thức đổi mới hình thức tổ chức giờ học, các trường mầm non tích cực thực hiện là tăng cường đưa trẻ đến với thiên nhiên và tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường như tham gia lao động tại vườn cây, tham quan nhà sách, siêu thị, tổ chức các hoạt động vui học tại công viên như tạo hình, vui chơi tập thể…Qua đó trẻ được trải nghiệm, phát huy tối đa óc nhận xét, trí tưởng tượng, năng lực sáng tạo, rèn cách ứng xử, rèn cách giải quyết những vấn đề đơn giản phù hợp với lứa tuổi mầm non. Ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý kế hoạch giáo dục của giáo viên. Số trường quản lý kế hoạch, giáo án của giáo viên qua máy tính thay sổ kế hoạch đạt 80% (trong đó có 50% trường thực hiện 100% lớp)
+ Trên 70% giáo viên mầm non có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, đã góp phần đổi mới công tác giáo dục trẻ và 100% các trường, lớp mầm non có kết nối Internet. Áp dụng các phần mềm trong quản lý và thực hiện chuyên môn nhằm giảm tải lao động cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
+ Tiếp tục thực hiện “Đổi mới phương pháp dạy học” trường Mẫu giáo Hương Sen, Mầm non Sơn Ca 10 làm điểm chuyên đề đón các trường bạn về dự hoạt động học, thảo luận và rút kinh nghiệm. Trong tháng 12/2011 hầu hết các trường mầm non đã chọn được các tiết học đổi mới phương pháp để các giáo viên trong trường cùng học tập.
- Về chăm sóc nuôi dưỡng
+ Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng chuyên đề “Đổi mới tổ chức bữa ăn”, tổ mầm non đã hướng dẫn chuyên đề dinh dưỡng đến các trường lớp trong quận, nâng cao kiến thức về cân bằng dinh dưỡng, hướng dẫn đổi mới trang thiết bị phục vụ cho tổ chức bữa ăn, tổ chức kiểm tra chéo các trường, lớp mầm non về tổ chức đổi mới bữa ăn.
+ Thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, an toàn, hầu hết các trường, lớp đều mua thực phẩm an toàn, có nguồn gốc; nguồn nước đảm bảo vệ sinh; đảm bảo quy trình chế biến, phân phối, vận chuyển thức ăn và tổ chức bữa ăn. Hầu hết các bếp ăn trong trường, lớp mầm non được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Nhiều trường, lớp đã thực hiện các chế độ dinh dưỡng phù hợp nhu cầu thể trạng trẻ như suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì và quan tâm đặc biệt đối với trẻ có tiền sử bị dị ứng với một số thực phẩm, phối hợp chế độ vận động hợp lý
và các yêu cầu về vệ sinh an tòan nhà trường để giúp từng cá nhân trẻ phát triển tầm vóc, trí tuệ tốt.
- Về kết quả về nuôi dưỡng:
+ Suy dinh dưỡng nhẹ cân: giảm 84/121 trẻ, tỉ lệ: 69,2% + Suy dinh dưỡng thấp còi: giảm 43/78 trẻ, tỉ lệ: 55,12% + Thừa cân, béo phì: giảm 201/382 trẻ ; tỉ lệ: 52,6%
- Vềcông tác phổ cập trẻ 5 tuổi ra lớp
+ Các trường mầm non công lập đã tích cực chủ động phối hợp với địa phương trong việc tổ chức huy động trẻ 5 tuổi ra lớp, có nhiều biện pháp hỗ trợ tạo điều kiện các cháu có điều kiện kinh tế khó khăn đến trường. Không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. + Phối hợp UBND 15 phường thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, được Sở Giáo dục – Đào tạo công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi với tỉ lệ huy động đạt 98%.
So với mục tiêu an toàn bền vững của nhiệm vụ năm học, yêu cầu về qui chuẩn cơ sở vật chất; về số lượng và chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên; về chế độ chính sách; giáo dục mầm non năm qua đã đạt được những kết quả nổi bật; đã hạn chế được những trường - lớp cơ sở vật chất xuống cấp, không còn cán bộ, giáo viên chưa qua đào tạo bồi dưỡng. Tồn tại cơ bản của giáo dục mầm non hiện nay là trường lớp vẫn còn thiếu so với quy định, (hiện còn Phường 13 chưa có trường mầm non), cơ sở vật chất các trường chưa đồng đều.
* Giáo dục Tiểu học
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Tiếp tục đổi mới phương pháp trong giảng dạy, kết hợp ra đề kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức - kỹ năng; đảm bảo chuẩn kiến thức - kỹ năng”. Chuyên đề được thực hiện xuyên suốt từ cấp quận, trường, tổ khối, từng giáo viên.
Dạy học gắn liền với giáo dục dưới nhiều hình thức được các trường quan tâm: dạy học kết hợp tham quan học tập; thay đổi môi trường giảng dạy: dạy học ngoài trời, ở vườn trường, thư viện; thành lập các câu lạc bộ năng khiếu; có phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh trong các tiết dạy...Dạy học theo hướng cá thể hóa, chia nhóm học tập, giao bài tập cho từng đối tượng học sinh, tổ chức các hoạt động được quan tâm, thể hiện qua việc soạn, giảng.
Việc sắp xếp thời khóa biểu buổi thứ hai dành cho các hoạt động, hình thức học tập, câu lạc bộ - rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện thể chất đã phát huy tác dụng.
Hiện có từ 90- 100% GV ý thức thực hiện đổi mới PPDH, vận dụng dạy học theo hướng cá thể hóa tùy nội dung bài dạy và tình hình trường, lớp.
Việc học 2 buổi/ ngày, giúp các trường phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng học sinh và tạo điều kiện các em có năng lực được học tập, phát triển tài năng.
Tổ chức các hoạt động giáo dục, phát hiện và có biện pháp phát huy HS có năng khiếu từng mặt về nghệ thuật, thể thao, tin học để tiếp tục bồi dưỡng. * Giáo dục Trung học cơ sở
Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Các hoạt động giáo dục
(ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông…) được các trường tổ chức thực hiện đầy đủ và chất lượng.
Các trường không xem nhẹ các môn này. Đảm bảo phân công đủ giáo viên dạy học sinh kể cả phải thỉnh giảng. Đảm bảo đủ số tiết theo quy định của Bộ. Các trường tận dụng sân bãi để dạy thể dục, kể cả thuê sân bãi của Trung tâm TDTT quận, đảm bảo nền nếp tập thể dục giữa giờ, giáo viên và học sinh mặc trang phục TDTT trong giờ học thể dục.
Tăng cường thực hành âm nhạc, tăng cường rèn luyện thực hành mỹ thuật theo hình thức tổ, nhóm, cá nhân, chú trọng về yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, hình thành năng lực cảm thụ cho học sinh. Các trường còn có khó khăn về dụng cụ tập luyện (số lượng, chất lượng). Thiếu phòng học chuyên môn, và nhạc cụ cũng ảnh hưởng hạn chế đến chất lượng giáo dục các môn Nhạc, Họa.
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm của từng tháng do Hiệu trưởng phân công một thành viên trong Ban giám hiệu phụ trách. Các trường lựa chọn mỗi tháng từ 1 đến 2 hoạt động bảo đảm các chủ điểm hoạt động với 2 tiết/tháng. Lồng ghép một số nội dung giáo dục vào Hoạt động ngoài giờ lên lớp như: giáo dục về quyền trẻ em; gíáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội; giáo dục môi trường; giáo dục trật tự an toàn giao thông; Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng là chỉ tiêu đánh giá thi đua tập thể và cá nhân.
* Về xây dựng trường chuẩn quốc gia
Tính đến cuối năm học 2011-2012, Ngành Giáo dục và Đào tạo quận đã được công nhận 09 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 07 trường mầm non (MNSC4, MNSC5, MNSC7, MNSC10, MNSC11, Mẫu Giáo Hương Sen, Mẫu giáo Sơn ca 5), 02 trường tiểu học (Hồ Văn Huê, Cổ Loa). Riêng trường
MNSC11 và trường MG Hương Sen và MG Sơn ca 5 đạt chuẩn mức độ 2 của toàn thành phố.
Ngành đang tham mưu và đăng ký xây dựng 02 TH Đặng Văn Ngữ và Cao Bá Quát (mới xây dựng) theo lộ trình chuẩn quốc gia năm 2012.
* Giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật học hòa nhập
Số trường có học sinh khuyết tật học hoà nhập: 06 trường mầm non, 09 trường tiểu học, 01 trường THCS. Ban Giám hiệu nghiêm túc trong việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc nhận trẻ khuyết tật học hoà nhập. Đã chủ động trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tuỳ theo dạng tật và tình hình học sinh hòa nhập, giáo viên các trường nghiên cứu, tham khảo tài liệu, phối hợp phụ huynh đề ra những biện pháp thích hợp giúp các em phát triển và học tập tốt. Bên cạnh đó giáo viên các trường cũng đã quan tâm, chăm sóc học sinh khuyết tật hoà nhập, giáo dục học sinh ý thức quan tâm giúp đỡ, không chọc phá trêu ghẹo bạn, giao tiếp ứng xử phù hợp. Kết quả: 100% các đơn vị đảm bảo an toàn tuyệt đối và giúp các em đạt kết quả cao so với bản thân trong quá trình chăm sóc giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập tại trường.
Phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường quan tâm nghiên cứu, sắp xếp phân công giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm để dạy các lớp có học sinh khuyết tật. Giáo viên các lớp thực hiện tốt việc giảng dạy, đánh giá đối với học sinh khuyết tật, giúp trẻ không mặc cảm, hoà nhập với các bạn. Học sinh khuyết tật học hòa nhập các trường có nhiều tiến bộ.
Đối với học sinh có hoản cảnh khó khăn được giúp đỡ bằng những xuất học bổng, giúp học sinh có điều kiện đến trường.
Trường giáo dục chuyên biệt Niềm Tin có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức cho học sinh khuyết tật tham gia các chuyên đề gắn với rèn kỹ năng sống. Tập thể ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên tận tâm, yêu thương trẻ tạo uy tín với phụ huynh và các ban ngành đoàn thể trong quận. Tuy đặc thù hoạt động khác với các trường trong quận nhưng vẫn tham gia tích cực học tập các chuyên đề chung của ngành. Chất lượng nuôi dưỡng - giáo dục đạt nhiều kết quả tốt. Trường đã đón nhiều sinh viên, học sinh phổ thông đến tham quan, giao lưu với giáo viên các học sinh và tổ chức nhiều trò chơi dân gian, văn nghệ tạo được sự thân thiện gắn kết. Các hoạt động vui chơi cũng giúp học sinh được kỹ năng tự phục vụ, tạo mối quan hệ thương yêu nhau, học sinh cảm thấy vui vẻ khi đến trường. Trong năm học 2011-2012 Phòng Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Trung tâm thể dục thể thao quận Phú Nhuận thực hiện tốt việc tổ chức học ngoại khóa các môn như: vận động chuyền bóng, bơi, bóng bàn, đá banh...cho học sinh khuyết tật tại trường Niềm Tin.
* Về phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học, THCS và Phổ cập bậc Trung học
Hàng năm, ban chỉ đạo phổ cập giáo dục bậc Trung học từ quận đến 15 phường kiện toàn bộ máy, bổ sung kịp thời nhân sự phù hợp theo chức năng đương nhiệm, phân công phân nhiệm rõ ràng từng thành viên; tiến hành xây dựng kế hoạch phù hợp, sát thực tế của phường. Phòng Giáo dục & Đào tạo và Trung tâm giáo dục thường xuyên trực tiếp chỉ đạo chuyên môn, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, qui chế chuyên môn, kiểm tra, theo dõi và hỗ trợ các trường phổ cập trên địa bàn quận từ việc cấp các hồ sơ qui định, đến việc tổ chức
các kỳ thi chống mù chữ, thi học kỳ các trường phổ cập, thi học kỳ lớp cuối cấp