Nguyên tắc đảm bảo tính khả th

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 72)

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện KT-XH của quận Phú Nhuận - TP. Hồ Chí Minh, với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường Trung học cơ sở quận Phú Nhuận giáo dục các trường Trung học cơ sở quận Phú Nhuận

Dựa trên những cơ sở lý luận trình bày ở chương I, xuất phát từ thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS quận Phú Nhuận – thành phố Hồ Chí Minh trong chương II và những quan điểm về xây dựng đội ngũ CBQL nói chung, CBQL các trường THCS nói riêng, dựa trên yêu cầu xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trong giai đoạn hiện nay. Tôi xin đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS quận Phú Nhuận – thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, như sau:

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ CBQL thông qua tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua đường lối, chủ trương, chính sách, thông qua đội ngũ đảng viên và các tổ chức Đảng. Đây là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc làm cho đội ngũ CBQL trường THCS đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục.

- Xác định tầm quan trọng của Chỉ thị 40 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng "Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục". Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ QLGD nói riêng ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt, vừa có tính lý luận sâu sắc vừa là yêu cầu của thực tiễn, vừa mang tính cơ bản lâu dài vừa là đòi hỏi bức xúc của tình hình hiện tại.

- Nhận thức đúng đắn về vai trò và nhiệm của người QLGD. Một đơn vị có đội ngũ cán bộ QLGD có tâm, có tầm thì sẽ lãnh đạo đơn vị phát triển, xây dựng nội bộ đoàn kết, năng động và sáng tạo.

3.2.1.2. Cách thức thực hiện

- Để công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS được thực hiện tốt cần phải thực hiện đúng qui trình từ qui hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng một thế hệ đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và trên hết năng lực thực tiễn, phẩm chất đạo đức, là lực lượng nòng cốt kế thừa và phát huy những thành quả mà thế hệ cán bộ quản lý đi trước đã bồi đắp.

- Công tác phát triển đội ngũ cán bộ QLGD phải có sự chỉ đạo thực hiện đồng bộ của lãnh đạo các cấp. Mỗi đơn vị phải xây dựng được nguồn cán bộ quản lý để khi cần thiết sẽ đề bạt, bổ nhiệm.

- Tuyển chọn CBQL trường THCS phải được dựa trên cơ sở quy hoạch CBQL, tiêu chuẩn quản lý và nhu cầu thực tế của cơ sở cùng thực trạng đặc điểm tình hình quản lý của cơ sở cần tuyển chọn.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và vận động, tập hợp được sự tham gia của toàn xã hội vào việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục nói chung, đội ngũ CBQL trường

THCS nói riêng theo tinh thần Chỉ thị số 40 -CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng.

- Có nhiều nhân tố quan trọng để tạo nên sức mạnh của Đảng (chủ trương đường lối, hệ thống tổ chức, sự trung thành của đội ngũ cán bộ, đảng viên…), có nhiều yếu tố để phát triển giáo dục. Một trong những yếu tố quan trọng là đội ngũ cán bộ QLGD – là những người đảng viên, bởi vì suy cho cùng, đường lối của Đảng về giáo dục đúng đắn, tổ chức của Đảng chặt chẽ cũng là do đội ngũ cán bộQLGD của Đảng thực hiện và tạo dựng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “cán bộ là cái gốc của công việc, công việc có thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ. Thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ”

3.2.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý bậc THCS THCS

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

- Quy hoạch đội ngũ CBQL nhằm xây dựng đội ngũ có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hoá về trình độ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ CBQL của trường THCS nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ của trường THCS nói riêng, mục tiêu chiến lược của ngành GD-ĐT nói chung.

- Quy hoạch cán bộ là thể hiện chức năng lãnh đạo-chủ động-định hướng của Đảng và Nhà nước ta về đường lối tổ chức và chiến lược cán bộ; quy hoạch đội ngũ CBQL trường học nói riêng bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

- Quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS là nội dung trọng yếu và là quá trình thực hiện các chủ trương, biện pháp giúp cấp ủy và cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS thuộc phạm vi phân cấp quản lý. Mặt khác, quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS giúp cho các trường THCS có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hoá về trình độ; đồng thời tạo được thế chủ động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GD - ĐT của ngành.

3.2.2.2. Cách thức thực hiện

Để xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ QLGD bậc THCS trên địa bàn Quận thật hiệu quả, theo tôi chúng ta cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Điều tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS theo các tiêu chí sau:

+ Số lượng, cơ cấu từng loại đối tượng (chức danh) như: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng...

+ Trình độ kiến thức được đào tạo hoặc bồi dưỡng theo chuẩn (chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, lý luận quản lý, ngoại ngữ, tin học...).

+ Độ tuổi, thâm niên công tác, thâm niên chức vụ, thâm niên giảng dạy.

- Phân loại đội ngũ CBQL trường THCS theo yêu cầu quy hoạch:

+ Việc qui hoạch và đào tạo bồi dưỡng phải thực hiện song song với nhau. + Số CBQL trường THCS có triển vọng phát triển nhưng cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, năng lực tổ chức thực hiện.

+ Số CBQL trường THCS được đào tạo bồi dưỡng cơ bản, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có khả năng đảm nhiệm chức vụ, chức danh cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Số CBQL trường THCS hoàn thành nhiệm vụ, ổn định công tác. + Số CBQL trường THCS cần phân công, bố trí lại công tác.

- Dự báo nhu cầu đội ngũ CBQL trường THCS:

+ Số lượng, cơ cấu (giới, độ tuổi, trình độ đào tạo, thâm niên...) đội ngũ CBQL theo từng loại chức danh trong từng giai đoạn (hiện tại, tương lai).

+ Yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định.

+ Dự báo nhu cầu đội ngũ CBQL trường THCS chính xác sẽ giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng, cơ cấu và tiêu chuẩn CBQL trường THCS. Đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, khoa học, tiêu chuẩn, chất lượng đảm bảo sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, đồng thời đảm bảo tính kế thừa trong công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 72)