bậc trung học cơ sở quận Phú Nhuận hiện nay
Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII xác định: giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Trong những năm
qua, Nhà nước quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một bộ phận của đội ngũ viên chức và có số lượng lớn, chiếm tới 80% viên chức cả nước.
Theo thống kê hiện nay, lực lượng cán bộ QLGD đang theo học toàn ngành đang theo học khóa đào tạo sau đại học là 14 người, trong đó bậc THCS là 3 người, nâng số lượng CBQLGD bậc THCS đã và đang theo học trình độ thạc sĩ là 7/18 người, đạt tỷ lệ 38,9%.
- Tính đến hết năm học 2011-2012, toàn ngành có 96 cán bộ quản lý giáo dục (trong đó, giáo dục mầm non: 42 người, đạt tỉ lệ 43.7% giáo dục phổ thông (tiểu học và THCS) 52 người, đạt tỉ lệ: 54.2%; giáo dục nghề nghiệp: 2 người, đạt tỉ lệ: 2.1%
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, song vẫn còn nhiều bất cập như sau:
+ Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo; tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn rất hạn chế. Đa số chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế.
+ Về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sư phạm cao (do hầu hết là những nhà giáo được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lý), có kinh nghiệm trong
công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện chạy theo những tiêu cực của kinh tế thị trường, chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Công tác sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cũng còn nhiều khó khăn, bất cập như: chưa giải quyết thoả đáng chế độ chính sách đối với những nhà giáo được điều động sang làm công tác quản lý; thu nhập của cán bộ quản lý giáo dục ở các trường công lập và ngoài công lập có khác biệt lớn; đời sống của phần đông cán bộ quản lý giáo dục gặp khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên nhiều người chưa thực sự yên tâm công tác.
Đa số cán bộ QLGD ngoài công việc chuyên môn, quản lý lãnh đạo nhà trường còn phải sắp xếp để tham gia học chuẩn hóa, trên chuẩn về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị.