Các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 35)

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 [2] đưa ra 11 giải pháp, trong đó có 2 giải pháp có tính đột phá: "Đổi mới quản lý giáo dục và xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục". Đổi mới quản lý giáo dục là giải pháp đột phá vì lý luận và thực tiễn cho thấy quyết định sự vận hành của một hệ thống có đi đến mục tiêu đã định hay không là do quản lý hệ thống. Giáo dục Việt Nam trong những năm qua còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong đó có sự yếu kém về quản lý và từ sự yếu kém này dẫn đến nhiều yếu kém khác của hệ thống giáo dục. Do đó, trước hết phải đổi mới quản lý giáo dục để đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành theo đúng quy luật đi đến mục tiêu đã định. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kì mới cũng là giải pháp đột phá vì đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục quyết định việc hiện thực hoá mọi chủ trương đường lối giáo của của Đảng và Nhà nước, quyết định sự phát triển quy mô cũng như chất lượng của giáo dục. Đội ngũ nhà giáo yếu, kém, bất cập không có động lực dạy

học và phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức thì dù có chương trình, sách giáo khoa hay, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại vẫn không thể đảm bảo được chất lượng giáo dục. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tốt thì mới phát huy tác dụng tích cực của các điều kiện khác đảm bảo chất lượng giáo dục.

Như chúng ta biết, quản lý giáo dục là một lĩnh vực khoa học, đòi hỏi ở cán bộ QLGD tính chuyên môn cao, là công cụ giữ vai trò quan trọng để giữ gìn kỷ cương trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục, nhất là trong dạy và học, bảo đảm điều kiện cần thiết cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Quản lý giáo dục thiếu chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho những tiêu cực phát triển.

Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40 -CT/TW “về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”[1]. Chỉ thị nêu 7 nhiệm vụ, trong đó có một số nhiệm vụ liên quan đến đội ngũ cán bộ QLGD như sau:

- Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, về tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, năng lực quản lý trong nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động dạy học, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp

của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, phân công, phân cấp hợp lý giữa các cấp, các ngành, các cơ quan về trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ về bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhất là ở bậc đại học, tạo cơ sở pháp lý để nhà giáo có quyền và trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Các cấp ủy đảng, chính quyền và các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thực rõ vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng và chính quyền, là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành giáo dục giữ vai trò chính trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện.

- Tổ chức thực hiện. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng cụ thể hóa các nội dung nêu trong Chỉ thị này thành cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch triển khai và chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường THCS quận Phú Nhuận được thực hiện một cách khả thi, cần nghiên cứu những yếu tố sau:

- Đánh giá chất lượng đội ngũ: Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu trong công tác quản lý nói chung và công tác tổ chức các bộ nói riêng.

+ Đánh giá đội ngũ không những biết được thực trạng của đội ngũ mà qua đó còn nhận biết được các dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng như định hướng việc xây dựng kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ. Mặc khác, kết quả đánh giá CBQL chính xác lại là cơ sở cho mỗi cá nhân tự điểu chỉnh bản thân nhằm đạt tiêu chuẩn CBQL đã qui định. Vì thế, đánh giá đội ngũ CBQL có liên quan mật thiết với phát triển đội ngũ CBQL. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì cần phải có sự đánh giá thì đó thiết lập các biện pháp mang tính khả thi.

- Công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL: Công tác quy hoạch đội ngũ là một trong những hoạt động quản ý của người quản lý. Người CBQL phải xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ thông qua các nội dung như độ tuổi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Mặc khác, công tác quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện

các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động bộ máy tổ chức đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và trong các trờng THCS nói riêng.

- Chế độ, chính sách đối với CBQL trường THCS: Chất lượng hoạt động của con người nói chung và CBQL nói riêng còn tùy thuộc và nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL còn chứa đựng những vần đề mang tính đầu tư cho nhân lực theo dạng tương tự như "tái sản xuất" trong quản lý kinh tế. Chính sự đãi ngộ thỏa đáng thì chất lượng đội ngũ sẽ được nâng lên.

- Sự lãnh đạo của Đảng: Công tác tổ chức cán bộ là trách nhiệm của Đảng và Đảng lãnh đạo toàn diện công tác tổ chức cán bộ. Từ những quan điểm, chủ trương, đường lối. chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tổ chức cán bộ, các cơ quan quản lý có định hướng trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng CBQL nhằm nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ CBQL. Như vậy, quản lý nhằm phát triển đội ngũ cán bộ nói chung và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng có mối liên hệ mật thiết tới sự lãnh đạo của Đảng.

- Các yêu cầu phát triển nguồn nhân lực: Trong bối cảnh hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế tri thức. Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước đang thực hiện chủ trương mở rộng hội nhập, hợp tác quốc tế, đẩy mạnh CNH-HĐH nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn thực hiện tốt chủ trương trên, một trong những yêu cầu tất yếu là phải phát triển nguồn nhân lực, xây dựng dựng nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.

Kết luận chương 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS, chúng tôi nhận thấy rằng: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có sự quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình hoạt động phù hợp nhằm đạt tới mục đích đề ra. Để đạt được mục đích này, yêu cầu đội ngũ CBQL phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn về trình độ . . . để xây dựng, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra quá trình giáo dục trong nhà trường sao cho đạt hiệu quả.

Nhà quản lý là một nhà lãnh đạo. Để trở thành nhà lãnh đạo tài năng thì cá nhân người CBQL phải có những phẩm chất nhất định, những phẩm chất đặc thù của bản thân để đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý của mình. Đó là những phẩm chất đạo đức, tư duy, năng lực tổ chức, và quan hệ đồng cấp và cấp dưới.

Theo Opdray Tedll, một chuyên gia lớn về hành chính thì người lãnh đạo cần phải có sức khỏe, thể chất và tinh thần; hiểu rõ mục tiêu của tổ chức; thân thiện với người thừa hành; liêm chính; giỏi chuyên môn; thông minh; tự tin vả biết thuyết phục mọi người.

Đất nước đang trong quá trình CNH - HĐH và hội nhập quốc tế, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người mới, có trình độ khoa học cao. Trước yêu cầu đó, ngành Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới quá trình quản lý để khắc phục tình trạng yếu kém và bất cập của giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phục vụ cho phát triển KT - XH. Do đó, tôi nghiên cứu thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, vận dụng lý luận để phân tích thực trạng này, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục trường THCS, đáp ứng yêu cầu do thực tiễn công tác quản lý đặt ra.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục- đào tạo quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 35)