1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

90 603 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 887 KB

Nội dung

Người tổ trưởng chuyên môn TTCM được ví như “cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường”, trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy - học.. Công tác lãnh đạo, quản lý c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THÀNH NHÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, 2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THÀNH NHÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐINH XUÂN KHOA

Nghệ An, 2011

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn 4

Lời cảm ơn 5

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7

4 Giả thiết khoa học 7

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

6 Phạm vi nghiên cứu 7

7 Phương pháp nghiên cứu 7

8 Cấu trúc luận văn 8

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRONG CÁC TRƯỜNG THPT 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9

1.2 Một số khái niệm cơ bản 10

1.2.1 Trường THPT 10

1.2.2 Quản lý nhà trường 10

1.2.2.1 Quản lý 10

1.2.2.2 Quản lý giáo dục 11

1.2.2.3 Quản lý nhà trường 11

1.2.2.3.1 Chức năng kế hoạch 12

1.2.2.3.2 Chức năng tổ chức 12

1.2.2.3.3 Chức năng chỉ đạo : 13

1.2.2.3.4 Chức năng kiểm tra: 13

1.2.3 Quản lý nhân sự 14

1.2.4 Tổ chuyên môn 15

1.2.4.1 Chức năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn 15

1.2.4.2 Vai trò của tổ chuyên môn 16

1.2.5 Tổ trưởng chuyên môn 16

1.2.6 Đội ngũ TTCM 16

1.3 Tổ trưởng chuyên môn trong trường THPT 16

1.3.1 Vai trò, vị trí của tổ trưởng chuyên môn 16

1.3.2 Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn 17

1.3.2.1 TTCM quản lý đội ngũ GV trong tổ 17

1.3.2.2 TTCM quản lý kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn 19

Trang 4

1.3.2.3 TTCM tổ chức và thực hiện phong trào đổi mới PPDH, tự học, tự bồi

dưỡng, nghiên cứu khoa học của giáo viên trong tổ 20

1.3.2.4 TTCM tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác giảng dạy, phương pháp giáo dục của giáo viên trong tổ 21

1.3.3 Những phẩm chất và năng lực của người tổ trưởng chuyên môn 21

1.4 Quản lý đội ngũ TTCM của HT, một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong các trường THPT 22

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ SA ĐÉC 2.1 Tổng quan về sự phát triển kinh tế- xã hội và GD-ĐT Thị xã Sa Đéc 24

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 24

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 24

2.1.3 Sự phát triển GD-ĐT thị xã Sa Đéc 26

2.2 Thực trạng về giáo dục THPT Thị xã Sa Đéc 29

2.3 Thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của HT trong các trường THPT Thị xã Sa Đéc 30

2.3.1 Thực trạng đội ngũ TTCM ở các trường THPT thị xã sa Đéc 32

2.3.1.1 Yêu cầu về trình độ chuyên môn của người TTCM ở trường THPT.33 2.3.1.2 Thâm niên giảng dạy để bổ nhiệm TTCM 34

2.3.1.3 Nhu cầu bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý của TTCM 34

2.3.1.4 Tình hình biên chế tổ chuyên môn ở trường THPT 36

2.3.2 Thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của HT các trường THPT thị xã Sa Đéc 37

2.3.2.1 Xây dựng các tiêu chí chuẩn mực của người TTCM 37

2.3.2.2 Các hình thức bổ nhiệm TTCM 39

2.3.2.3 Công tác kiểm tra của hiệu trưởng 41

2.3.2.4 Chế độ giao ban, báo cáo công việc giữa hiệu trưởng và TTCM 41

2.3.2.5 Quản lý hoạt động TTCM của HT 42

2.3.2.6 Phân công trách nhiệm giữa hiệu trưởng và TTCM trong bố trí giảng dạy của GV 44

2.3.2.7 Xây dựng mối quan hệ giữa TTCM và các tổ chức đoàn thể 46

2.4 Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của HT trong các trường THPT Thị xã Sa Đéc 47

2.4.1 Thuận lợi 47

2.4.2 Khó khăn 48

CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ SA ĐÉC 3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 49

3.1.1 Yêu cầu đổi mới giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay 49

3.1.2 Thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của HT 50

3.2 Các giải pháp cụ thể 51

Trang 5

3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn,

nghiệp vụ cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn 51

3.2.2 Nhóm giải pháp quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của HT 58

3.2.2.1 Bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn 59

3.2.2.2 HT quản lý các hoạt động của tổ trưởng chuyên môn 60

3.2.2.3 Tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 65

3.2.2.4 Chỉ đạo sử dụng có hiệu quả CSVC-thiết bị dạy học 67

3.2.2.5 HT quản lý phong trào tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học .69 3.2.2.6 Xây dựng quy chế làm việc giữa TTCM và HT 70

3.2.3 Nhóm các giải pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ để TTCM hoạt động 73

3.2.3.1 Tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ day học 73

3.2.3.2 Xây dựng chế độ, chính sách động viên khuyến khích đội ngũ TTCM 74

3.2.3.3 Tạo khối đoàn kết, thân ái, dân chủ trong nhà trường 74

3.2.4 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa TTCM và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường 75

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp 76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 79

2 Khuyến nghị 80

2.1 Đối với Bộ GD-ĐT 80

2.2 Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp 81

2.3 Đối với Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BBT TW Ban bí thư trung ương

BCH TW Ban chấp hành trung ươngBGH Ban giám hiệu

THPT Trung học phổ thông

TTCM Tổ trưởng chuyên môn

UBND Uỷ ban nhân dân

QLGD Quản lý giáo dục

KHCN Khoa học công nghệ

Trang 7

Lời Cảm Ơn

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo, nhiều thầy cô giáo, các đồng nghiệp và gia đình.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với:

- Hội đồng khoa học, Khoa Sau đại học trường Đại học Vinh;

- Các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập

ở lớp Cao học Quản lí giáo dục khóa 17;

- PGS.TS Đinh Xuân Khoa - người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn:

- Lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn Sở GD-ĐT Đống Tháp;

- Ban giám hiệu trường Đại học Đồng Tháp;

- Ban giám hiệu và giáo viên các trường THPT;

- Gia đình và bạn bè động nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn tốt nghiệp cũng không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý, chỉ dẫn và giúp đỡ.

Nghệ An, tháng 02 năm 2012 Tác giả

Nguyễn Thành Nhân

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở các trường trung học phổ thông, tổ chuyên môn đóng một vai trò hếtsức quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện các hoạt động dạy -học trong nhà trường Người tổ trưởng chuyên môn (TTCM) được ví như

“cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường”, trực tiếp điều hành các công việc

cụ thể trong hoạt động dạy - học Công tác lãnh đạo, quản lý của TTCM là mộttrong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, gópphần quan trọng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường

Trong những năm qua, vấn đề bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũhiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên trong các nhà trường đã được BộGiáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm Tuy nhiên, đối với đội ngũ TTCM thìchưa có sự quan tâm thỏa đáng, chưa có những tài liệu mang tính đặc thù đểtập huấn bồi dưỡng Trước yêu cầu thực tiễn hiện nay, việc bồi dưỡng tăngcường năng lực quản lý cho TTCM là vấn đề cấp thiết, là một trong những giảipháp có tính đột phá nâng cao chất lượng dạy - học ở các nhà trường nói chung

và trường trung học nói riêng

Để đội ngũ TTCM thực sự là hạt nhân trong hoạt động chuyên môn củatrường THPT, vai trò của người hiệu trưởng (HT) trong việc xây dựng và quản

lý đội ngũ TTCM là hết sức quan trọng Thông qua đội ngũ này, HT có thể thuthập thông tin đầy đủ, chính xác các hoạt động có liên quan đến chuyên môncủa nhà trường Từ đó xây dựng biện pháp quản lý phù hợp, góp phần nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi chọn nghiên cứu

đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ TỔ

TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ SA ĐÉC TỈNH ĐỒNG THÁP”

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, đề xuất cácbiện pháp quản lý đội ngũ TTCM của HT nhằm nâng cao chất lượng giáo dụctrong các trường THPT trên địa bàn thị xã Sa Đéc

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn củahiệu trưởng trường trung học phổ thông

Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyênmôn ở các trường THPT thị xã Sa Đéc Đồng Tháp

4 Giả thiết khoa học

Chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường THPT thị xã Sa Đéc Tỉnh ĐồngTháp sẽ được nâng cao nếu áp dụng các giải pháp do chúng tôi đề xuất

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhàtrường về hoạt động của đội ngũ TTCM ở các trường THPT

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của HTcác trường THPT trên địa bàn thị xã Sa Đéc

- Đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ TTCM của HT nhằm nâng caochất lượng giảng dạy trong các trường THPT trên địa bàn thị xã Sa Đéc

6 Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT trên địa bàn thị xã Sa Đéc TỉnhĐồng Tháp

7 Phương pháp nghiên cứu

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp thống kê toán học

Trang 10

8 Cấu trúc luận văn

Mở đầu: Lý do chọn đề tài; mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu; đối tượng,phạm vi, phương pháp nghiên cứu và 3 chương nội dung

* CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận công tác quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên

môn trong các trường THPT

* CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

của Hiệu trưởng trong các trường THPT Thị xã Sa Đéc Tỉnh Đồng Tháp

* CHƯƠNG 3: Các biện pháp quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của

Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong các trường THPT Thị

xã Sa Đéc Tỉnh Đồng Tháp

Trang 11

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG

CHUYÊN MÔN TRONG CÁC TRƯỜNG THPT 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Bước vào thiên niên kỷ mới, UNESCO từng có khuyến cáo: "Quốc gia nào,

cộng đồng nào coi nhẹ giáo dục hoặc không biết cách làm giáo dục thì đều lạc hậu và điều này còn tồi tệ hơn là sự phá sản".[24]

Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta coi GD-ĐT là “quốc sách hàng đầu” vànâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để góp phần đắc lựcthực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020,trong đó coi đổi mớiquản lý giáo dục (QLGD) là một phương pháp quan trọng

để phát triển sự nghiệp giáo dục (GD) đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiệnđại hóa (CNH-HĐH) đất nước

Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác quản lý, công tác cán bộ:

“Có cán bộ tốt việc gì cũng xong, muôn việc thành công hay thất bại đều docán bộ tốt hay kém” [14;161]

Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam đã có sự đổi mới mạnh mẽ vàtoàn diện từ mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, kiểm tra và đánhgiá Đảng và Nhà nước đã có các văn bản pháp lý tạo điều kiện thuận lợi chongành giáo dục tăng cường hiệu lực trong công tác quản lý, thống nhất trongviệc chỉ đạo và điều hành hệ thống giáo dục nước nhà

Nghiên cứu công tác quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ởnhà trường nói chung, trường THPT nói riêng là nhiệm vụ quan trọng là điềukiện cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường

Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn còn quá ít các đề tài nghiên cứu về quản lýđội ngũ TTCM của người HT trong trường THPT Tuy nhiên, từ trên bình diện

lý luận quản lý, đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu đáng lưu ý của cáctác giả: Phạm Minh Hạc, Hà Sĩ Hồ, Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Quốc Bảo,Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Trang 12

Ngoài ra, có thể đề cập đến một số bài báo, các đề tài khoa học, các luậnvăn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về đội ngũ TTCM trong các trườngphổ thông, nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu nói trên chỉ tậptrung vào vấn đề nghiên cứu tâm lý đối tượng, nâng cao năng lực chuyênmôn, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, quản lý đội ngũ TTCM màchưa tập trung vào làm thế nào nâng cao chất lượng của TTCM Trên địabàn tỉnh Đồng Tháp, các công trình nghiên cứu các biện pháp quản lýTTCM một cách có hệ thống hầu như không có Chúng tôi nhận thấy, nângcao chất lượng đội ngũ TTCM là một nhiệm vụ rất quan trọng của người

HT, góp phần quyết định chất lượng dạy - học, chất lượng giáo dục toàndiện trong nhà trường, thực hiện thành công mục tiêu phát triển GD-ĐT ởtỉnh Đồng Tháp

1.2 Một số khái niệm cơ bản

Quản lý là quá trình tác động có kế hoạch, có chủ đích, hợp qui luật của

chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềmnăng, các cơ hội của tổ chức, đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã xác định.[11]

Nói cách khác, quản lý là quá trình thực hiện các chức năng kế hoạch, tổchức, chỉ đạo và kiểm tra để đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã đề ra

Chủ thể

Quản lý

Công cụ

Phương pháp

Khách thể quản lý

Mục Tiêu Quản lý

Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý

Trang 13

1.2.2.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế

hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý giáo dục đến hệ thống giáo dục nhằmlàm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục củaĐảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêuđiểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu

dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.[15]

Như vậy để điều hành hoạt động của tổ chuyên môn (TCM) hiệu quả,

TTCM cần cả lãnh đạo và quản lý Lãnh đạo thể hiện qua các hoạt động xác

định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị, định hướng hoạt động của tổ để tập hợp các

tổ viên cùng hướng về mục tiêu chung, tạo ra sự thay đổi cần thiết trong tổ đểthích ứng và phát triển Quản lý thể hiện qua các hoạt động thực hiện các chứcnăng để đảm bảo sự ổn định, nhất quán trong các hoạt động của tổ theochương trình, kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã định

1.2.2.3 Quản lý nhà trường

Nhà trường là một thể chế xã hội- nhà nước, là một đơn vị tổ chức hoànchỉnh, cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục - đào tạocủa Nhà nước và của cộng đồng xã hội chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nhân cách đểvững vàng bước vào cuộc sống

Quản lý nhà trường là lĩnh vực quản lý tác nghiệp giáo dục, nghĩa là quản

lý việc dạy - học diễn ra trong trường học Quá trình giáo dục là một hệ thốngphức tạp bao gồm các thành tố: Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phươngpháp giáo dục, phương tiện, người dạy, người học, môi trường giáo dục, kếtquả giáo dục Các thành tố đó vừa có tính độc lập tương đối, có tính đặc trưngriêng biệt nhưng có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau, tác dụng tương hỗ nhau,gắn bó với nhau tạo nên một thể thống nhất Người quản lý phải làm sao chocác thành tố đó của quá trình giáo dục vận động đồng bộ, hài hoà và phát triểnkhông ngừng, có như vậy thì tổ chức giáo dục sẽ phát triển bền vững

Trang 14

Theo GS-TSKH Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đườnglối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình được nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đàotạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.[5]

Vì vậy, quản lý nhà trường là một hệ thống những hoạt động có mục đích,

có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vậnhành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện tính chất nhàtrường xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là quá trình dạy- học và giáo dục thế hệtrẻ

Quản lý quá trình dạy- học; quản lý nhân sự : Giáo viên - Học sinh; quản

lý tài chính; quản lý cơ sở vật chất - phương tiện dạy học; quản lý môi trườnggiáo dục Trong đó quản lý quá trình dạy - học là trọng tâm

Xét theo quá trình quản lý có bốn chức năng quản lý cơ bản mà người quản lý dù ở cấp quản lý nào cũng phải thực hiện, đó là:

1.2.2.3.1 Chức năng kế hoạch

Là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các biện pháp tốt nhất đểđạt các mục tiêu đó

Nội dung thực hiện chức năng kế hoạch:

- Phân tích bối cảnh, xác định mục tiêu phát triển tổ chức

- Lập các kế hoạch thực hiện mục tiêu

- Triển khai thực hiện kế hoạch

- Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (nếu cần)

1.2.2.3.2 Chức năng tổ chức

Là quá trình tiếp nhận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực tạo ra một cơ cấu

tổ chức thích hợp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra để tổ chức phát triển Nội dung chức năng tổ chức bao gồm:

- Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và năng động, phù hợp với yêu cầu thực thinhiệm vụ

Trang 15

- Xây dựng, phát triển đội ngũ đảm bảo yêu cầu của tổ chức

- Xác lập mối quan hệ và cơ chế hoạt động

- Tổ chức công việc khoa học

1.2.2.3.3 Chức năng chỉ đạo :

Là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi thái độ của cấp dưới thôngqua các hoạt động hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc, động viên và thúc đẩy nhữngngười dưới quyền làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Nội dung chức năng chỉ đạo:

- Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ

- Đôn đốc, động viên, kích thích tạo động lực làm việc cho nhân viên

- Giám sát, sửa chữa đảm bảo các hoạt động đúng hướng, bám sát yêu cầuthực thi kế hoạch của tổ chức

- Xây dựng môi trường thúc đẩy các hoạt động phát triển

1.2.2.3.4 Chức năng kiểm tra:

Là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích những

cái tốt, phát hiện những sai phạm, điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đặt ra

và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý lên một trình độ cao hơn

Nội dung thực hiện chức năng kiểm tra:

- Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá

- Đánh giá kết quả thực tế: thu thập thông tin về đối tượng được kiểm tra;

- So sánh kết quả đo đạc thực tế với chuẩn để phát hiện mức độ thực hiệntốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý:

- Điều chỉnh Bao gồm: tư vấn (uốn nắn, sửa chữa); thúc đẩy (phát huy

thành tích tốt); hoặc xử lý

Trang 16

Có thể diễn tả mối quan hệ giữa các chức năng qua sơ đồ 1.2

Sơ đồ 1.2 Quan hệ giữa các chức năng quản lý

(Tài liệu tập huấn công tác tổ trưởng chuyên môn các trường THPT

07/2011, chủ biên Hoàng Đức Minh, Nguyễn Thị Minh Phương [24] )

1.2.3 Quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các tổchức và của mọi cán bộ quản lý đối với một tổ chức Để nâng cao chất lượngđội ngũ CBQL thì không thể thiếu hoạt động đào tạo và bồi dưỡng CBQL.Đồng thời cần phải có những giải pháp quản lý mang tính khả thi về lĩnh vựcnày

Có nhiều phương pháp nhằm quản lý nhân sự có hiệu quả như quản lýbằng chế tài (pháp lý, quy định, quy ước…), quản lý bằng kế hoạch, tự quảnlý….Trong đó tự quản lý là vấn đề quan trọng vì chỉ có tự quản lý, tự hiểu biếtchính mình mới nhận định, đánh giá và điều chỉnh được công việc trên cơ sở

đó xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý một cách hợp lý,phù hợp với khả năng và điều kiện của mình

Quản lý nhân sự phải đảm bảo sự chung sức của cả tổ chức đó là cùnglàm việc với nhau trên cơ sở nhận thức chung, mục đích chung, nhất trí thủtục, cam kết, hợp tác, giải quyết bất đồng công khai bằng thảo luận

Quản lý nhân sự nói chung và quản lý đội ngũ CBQL trường THPT nóiriêng là nhiệm vụ quan trọng của các cấp quản lý Để quản lý nhân sự có hiệuquả các nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch quản lý phù hợp với từng điều kiện

Tổ chức Kiểm tra

Chỉ đạo Thông tin

Kế hoạch

Trang 17

và khả năng cụ thể, việc quản lý phải áp dụng một cách linh hoạt nhằm tạođiều kiện tốt nhất cho mọi CBQL được tự khẳng định mình, tự phát huy hếtkhả năng và làm việc mới đúng lương tâm và trách nhiệm.

1.2.4 Tổ chuyên môn

Điều 16 chương II Điều lệ trường THPT (Ban hành kèm theo Thông tư số:

12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thưviện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trườngtrung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn họchoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyên môn

có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, doHiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệmvụ vào đầu năm học.[25]

Tổ chuyên môn là lĩnh vực kiến thức riêng của một ngành khoa học, kỹthuật, đi sâu vào nghiên cứu chuyên môn, trình độ chuyên môn

1.2.4.1 Chức năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản

lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình

và các quy định của Bộ GD-ĐT

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức kiểm tra, đánh giáchất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường;

- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên [2 ,140]

Vì vậy, Tổ chuyên môn là một tổ chức cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt độngcủa GV, thống nhất thực hiện các kế hoạch của nhà trường, chịu sự chỉ đạo của

HT, đảm bảo xây dựng, thiết lập bầu không khí đoàn kết, thống nhất để hoànthành nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường

Trang 18

1.2.4.2 Vai trò của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chương trình,

kế hoạch hoạt động của tổ; động viên, giúp đỡ nhau dạy tốt, trao đổi kinhnghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV; quản lý hoạtđộng của các thành viên trong tổ, tham gia dự giờ, trao đổi, góp ý kinh nghiệmgiảng dạy, nghiên cứu khoa học; đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục

1.2.5 Tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn là người đứng đầu TCM, do hiệu trưởng bổnhiệm, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về phân phối nguồn lực của tổ,hướng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo qui định,góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.[24]

1.3 Tổ trưởng chuyên môn trong trường THPT

1.3.1 Vai trò, vị trí của tổ trưởng chuyên môn

Trong bộ máy tổ chức nhà trường, TTCM có một vị trí quan trọng trongviệc điều hành hoạt động chuyên môn của tổ, là người đứng đầu TCM, do hiệutrưởng với quyền hạn và trách nhiệm của mình, lựa chọn những giáo viên(GV) có hiểu biết, có phẩm chất chính trị tốt, năng lực chuyên môn vững vàng,khả năng quản lý giỏi; biết huy động, tập hợp lực lượng để bổ nhiệm, là mắt

Trang 19

xích gắn kết giữa HT và GV để bộ máy hoạt động đồng bộ và có hiệu quả,chịu trách nhiệm trước HT về phân phối nguồn lực của tổ, thay mặt HT điềuhành, tổ chức, chỉ đạo tổ thực hiện việc day- học và các hoạt động giáo dục,tham mưu cho HT trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ GV giảng dạy và chủnhiệm một cách phù hợp để phát huy khả năng của họ Tổ chức kiểm tra, đánhgiá xếp loại giờ dạy của GV theo đúng quy trình góp phần đưa nhà trường đạtđến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch Để chỉ đạo tốt thì người TTCM phải

có hiểu biết kiến thức khoa học quản lý, quản lý giáo dục

TTCM phải là người luôn đi đầu trong nghiên cứu khoa học, có năng lựcvững vàng về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, biết phát huy thế mạnh củabản thân và huy động được khả năng sáng tạo của các GV trong việc đổi mớiphương pháp dạy học, bồi dưỡng GV và nhiều hoạt động chuyên môn khác.Người TTCM phải thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy về chuyên môn của tổ.TTCM là người có tấm lòng bao dung, nhân hậu, phải thực sự là trung tâmcủa sự đoàn kết trong tổ, bảo vệ quyền lợi cho GV, hiểu được tính cách, hoàncảnh của các thành viên trong tổ, biết chia sẻ với họ những niềm vui và nhữngnỗi buồn, biết phát huy được thế mạnh của từng thành viên, tạo động lực để tổphát triển TTCM phải kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, trìtrệ, bảo thủ Để chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả, người TTCMphải không ngừng trau dồi kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý

1.3.2 Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn

Người TTCM có nhiệm vụ thực hiện các nội dung ở điều 16 của Điều lệtrường Trung học Trong đó nhấn mạnh đến các nhiệm vụ trọng tâm:

1.3.2.1 TTCM quản lý đội ngũ GV trong tổ

TTCM là người trực tiếp quản lý hoạt động giảng dạy, công tác chính trị,đạo đức nghề nghiệp của GV trong tổ, nhưng nhiệm vụ trọng tâm là hoạt độngchuyên môn; tổ chức sinh hoạt theo đúng định kỳ, kiểm tra, đánh giá, xếp loại

GV Qua từng buổi sinh hoạt, TTCM mạnh dạn đánh giá kết quả đạt được vàchỉ rõ những tồn tại của các cá nhân để có hướng khắc phục, xây dựng tổ vững mạnh

Trang 20

Vì vậy người TTCM cần xây dựng cho mình vốn kiến thức và hiểu biếtpháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, hiểu được các nội dung chính sách,chiến lược của ngành, có hiểu biết chính trị-xã hội, nhận thức được những sựthay đổi, biến động trên thế giới và của đất nước Với nội dung trên, chúng tôithu được ý kiến đồng tình rất cao của đội ngũ cán bộ quản lý, TTCM, GVchứng tỏ rằng, phẩm chất chính trị, đạo đức là tiêu chuẩn nền tảng quan trọngcủa người cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo Người tổ trưởng phải xác định

rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, hiểu và vận dụng có hiệuquả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành, có ý thức tổ chức

kỷ luật, có trách nhiệm trong công việc, lối sống, tác phong mẫu mực; có tinhthần tự học, tự nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ; quan hệ tốt với đồng nghiệp, tạo ra không khí dân chủ trong nhà trường

Có thể nói, phấn đấu rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức là lương tâm củangười GV Chủ tịch Hồ Chi Minh đã dạy chúng ta cách dùng người: Độ lượng,rộng rãi, chịu khó dạy bảo, sáng suốt, thân mật, vui vẻ Người TTCM phảikhông ngừng học tập nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ ChíMinh để vận dụng có hiệu quả vào xây dựng sự nghiệp giáo dục nước nhà.Ngoài thâm niên giảng dạy, TTCM phải thực sự có năng lực, hiểu và vận dụnglinh hoạt được các yêu cầu đặt ra của chuyên ngành, cập nhật được các thôngtin mới, hướng dẫn, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả.Người tổ trưởng phải có năng lực quản lý, năng lực giao tiếp nhằm thiết lậpmối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đểcủng cố và phát huy thế mạnh của tổ Qua khảo sát, chúng tôi nhận được sựđồng tình cao của cán bộ quản lý, TTCM, GV đối với các nội dung tiêu chuẩn

về năng lực cá nhân Tuy nhiên, một số TTCM, GV cho rằng phẩm chất chínhtrị, đạo đức không cần thiết lắm Theo chúng tôi, vẫn có một số TTCM, GVchưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết của các tiêu chuẩn này Người tổtrưởng cần phải xây dựng cho mình năng lực giao tiếp, khả năng sử dụng, ứngdụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giáodục toàn diện

Trang 21

1.3.2.2 TTCM quản lý kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cảnăm học nhằm thực hiện chương trình (CT), kế hoạch dạy học và các hoạtđộng khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối CT môn học của Bộ GD&ĐT và

kế hoạch năm học của nhà trường

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạybồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy họcđúng, đủ theo các tiết trong phân phối CT

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân

(KHCN), soạn giảng của tổ viên (KHCN dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốtnghiệp, dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; sử dụng đồ dùng dạyhọc, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối CT; soạn giáo ántheo phân phối CT, chuẩn kiến thức, kĩ năng và SGK, thảo luận các bài soạnkhó; tổ chức nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng caochất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đổi mới kiểm trađánh giá, phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém )

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong tổ, GV mới tuyểndụng (đổi mới PPDH; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức

kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạyhọc góp phần đổi mới PPDH, phương pháp kiểm tra, đánh giá )

- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quyđịnh về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưutrữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định

- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV (thực hiện

hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối CT, chuẩnkiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kếhoạch dự giờ của các thành viên trong tổ )

- Dự giờ GV trong tổ theo quy định (4 tiết/GV/năm học)

- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại GV; đề xuất khen thưởng, kỉ luậtgiáo viên Việc này đỏi hỏi TTCM phải nắm thật rõ về tổ viên của mình, về

ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công)

Trang 22

Để thực hiện được nhiệm vụ trên người TTCM phải có trình độ chuyênmôn, năng lực giảng dạy, năng lực quản lý vì vậy yêu cầu hiện nay về trình độchuyên môn của người tổ trưởng được đề cao.

1.3.2.3 TTCM tổ chức và thực hiện phong trào đổi mới PPDH,

tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của giáo viên trong tổ

Chỉ đạo việc đổi mới PPDH là vấn đề trọng tâm trong quá trình dạy học, làđòn bẩy, động lực để nâng cao chất lượng dạy học Vì vậy, người TTCM cầnphải thực hiện quy trình một cách khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể củanhà trường Người GV phải không ngừng học tập, nghiên cứu, nắm vững và sửdụng linh hoạt các PPDH, vận dụng có hiệu quả vào các bài dạy, đồng thờibiết sử dụng các trang thiết bị hiện đại, đây là điều kiện quan trọng để tổ chứcthành công đổi mới PPDH

GV là lực lượng nòng cốt trong hoạt động giáo dục nhà trường Công tácbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV là nhiệm vụ chính có ý nghĩa chiếnlược lâu dài của HT và TTCM Công tác bồi dưỡng GV cần phải được triểnkhai một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống Điều này đòi hỏi nhàquản lý phải thực hiện việc quản lý mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, kiểm tra côngtác bồi dưỡng một cách có hiệu quả

Quản lý việc nghiên cứu khoa học của GV là điều kiện để GV nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực giảng dạy Người TTCM phải có kỹnăng khai thác trí lực tập thể vào việc hoạch định kế hoạch chương trình tựhọc, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng Đồng thời, cần quan tâm tạo điều kiện đểcho GV triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến kinh nghiệmđáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH trong các trường THPT hiện nay

Cơ sở vật chất(CSVC), thiết bị dạy học là công cụ để thực hiện thành côngviệc đổi mới PPDH là nội dung và phương tiện giúp cho GV tổ chức, điềukhiển hoạt động nhận thức, để hình thành và phát triển nhân cách HS, nhằmnâng cao chất lượng toàn diện nhà trường Do đó, cần nâng cao nhận thức cho

GV và HS trong việc bảo quản trang thiết bị dạy học, đồng thời biết phát huytính sáng tạo chủ động của GV và HS trong việc tạo ra các thiết bị mới phục

Trang 23

vụ dạy học.

TTCM tham mưu cho HT tập hợp sức mạnh của các lực lượng xã hội, khaithác được các nhân tố tích cực để tăng cường nguồn lực, thiết bị hiện đại phụcvụ giảng dạy, đồng thời TTCM phải giải quyết được các tình huống nảy sinhtrong quá trình dạy học một cách khoa học

Để thực hiện được TTCM phải là người có thâm niện công tác, có kinhnghiệm, thực sự đi đầu trong công tác tự học, tự bồi dưỡng là trụ cột về kiếnthức để làm chỗ dựa đáng tin cậy cho GV trong tổ

1.3.2.4 TTCM tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác giảng dạy,

phương pháp giáo dục của giáo viên trong tổ

TTCM là người trực tiếp kiểm tra, đánh giá, xếp loại chuyên môn của GVtrong tổ Bởi vậy, TTCM phải có trình độ, năng lực chuyên môn, hiểu và vậndụng tốt các văn bản thanh tra, kiểm tra, đánh giá Để đánh giá đúng năng lựccủa GV, TTCM cần phải có thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời Việc tổ chứcsinh hoạt tổ phải theo đúng định kỳ quy trình đánh giá phải đảm bảo tính côngbằng, khách quan, khoa học và coi đây là sinh hoạt chính trị, giúp đỡ nhau bồidưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

1.3.3 Những phẩm chất và năng lực của người tổ trưởng chuyên môn

Về phẩm chất

- Có phẩm chất đạo đức tốt

- Có uy tín đối với đồng nghiệp, HS

- Vững vàng về tư tưởng chính trị

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao

- Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho HS và đồng nghiệp

- Đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp

- Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Trang 24

- Công bằng, trung thực và có sức khỏe tốt.

Về năng lực

- Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, giảng dạy đạt từ khá trở lên

- Có năng lực lãnh đạo, quản lý (tập hợp lực lượng, định hướng dẫn dắt,lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá…)

- Có năng lực giao tiếp;

- Có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn;

- Có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kếttrong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử

- Có năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn

- Có năng lực kiểm tra đánh giá chuyên môn

- Có năng lực tư vấn chuyên môn cho lãnh đạo trường …

- Có năng lực ứng dụng CNTT vào giảng dạy để nâng cap chất lượng giáodục

( Nguồn: Tài liệu tập huấn công tác tổ trưởng chuyên môn các trường

THPT 07/2011, chủ biên Hoàng Đức Minh, Nguyễn Thị Minh Phương [24] )

1.4 Quản lý đội ngũ TTCM của HT, một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong các trường THPT

Sự nghiệp phát triển GD-ĐT luôn được Đảng và nhân dân quan tâm Pháttriển GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười, nhân tố quyết định sự phát triển của một quốc gia; là động lực quantrọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Ban bí thư trung ương (BBTTW) đã có chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 15/6/2004) về việc xây dựng, nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Chỉ thị nêu rõ: Mụctiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá,đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọngnâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà

Trang 25

giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sựnghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứngnhững đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Trong trường THPT, đội ngũ TTCM có một vị trí rất quan trọng trong việcđiều hành hoạt động chuyên môn của tổ; TTCM là người thay HT trực tiếpquản lý, điều hành, xây dựng kế hoạch hoạt động, kiểm tra, đánh giá xếp loại

GV trong tổ; tổ chức các hoạt động thi đua, công tác bồi dưỡng, nghiên cứukhoa học, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục; là trungtâm của sự đoàn kết Tổ trưởng là người trực tiếp truyền đạt thông tin từ HTđến GV và trao đổi thông tin với HT Có thể nói, ngưòi tổ trưởng có ảnhhưởng rất lớn đến kết quả hoạt động nhà trường TTCM là mắt xích rất quantrọng trong tổ chức bộ máy nhà trường để duy trì và vận hành tổ chức hoạtđộng có hiệu quả

Chính vì vậy, quản lý đội ngũ TTCM là trách nhiệm, nhiệm vụ cấp thiếtcủa người HT nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong trườngTHPT hiện nay, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục để thực hiệnthành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

Trang 26

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG CÁC

TRƯỜNG THPT THỊ XÃ SA ĐÉC 2.1 Tổng quan về sự phát triển kinh tế- xã hội và GD-ĐT Thị xã Sa Đéc

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

- Thị xã Sa Đéc có diện tích: 57,86 km2 gồm 6 phường, 3 xã; dân số trên

110000 người, là đô thị loại 3 của tỉnh Đồng Tháp

Cách thành phố Hồ chí Minh 140 km về phía Tây Nam, phía Bắc giápsông Tiền, Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò, Tây Nam giáp huyện Lai Vung, Đônggiáp huyện Cao Lãnh, và phía Nam giáp huyện Châu Thành

Thị xã Sa Đéc đang được mở rộng bằng việc thành lập thêm 4 phường và 3

xã, nâng tổng số phường xã lên 10 phường và 6 xã với tổng diện tích trongtương lai là 165.029,85 ha, trở thành thị xã lớn nhất vùng đồng bằng sông CửuLong Khi trở thành thành phố, Sa Đéc sẽ là thành phố trực thuộc tỉnh có diệntích lớn thứ 4 ở đồng bằng Sông Cửu Long sau Long Xuyên, Mỹ Tho và RạchGiá

Địa hình thị xã Sa Đéc là đồng bằng, có lợi thế nguồn tài nguyên phù sa dosông Tiền bồi đắp hàng năm, là nơi sản xuất chính nguồn cây lương thực màchủ yếu là nông nghiệp lúa nước và hoa kiểng Bên cạnh đó nhiều nghề thủcông truyền thống được duy trì và phát triển tốt

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Ngày nay thị xã vẫn không ngừng phát triển và lớn mạnh Tốc độ tăngtrưởng GDP trong năm 2010 của thị xã tăng 17,5%; trong đó khu vực côngnghiệp - xây dựng tăng 26,06%, thương mại – dịch vụ tăng 16,87%, nông lâmthủy sản tăng 5,6%

Trong 6 tháng đầu năm 2011, nền kinh tế của thị xã tiếp tục có những diễnbiến tốt, kinh tế tăng trưởng ở mức cao 20,03%, xấp xỉ mục tiêu kế hoạch cả

Trang 27

năm 2008 (20,5%);giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 23,53%, tổng mứclưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 26,5%, kim ngạch xuấtkhẩu tăng 55,45%, các khu vực kinh tế đều tăng cao so với năm 2008, thungân sách nhà nước trên địa bàn đạt khá cao (trên 60%), vốn đầu tư xây dựng

cơ bản thực hiện trên 51%

Năm 2011, nền kinh tế thị xã tiếp tục có những bước tiến ổn định Tổnggiá trị GDP ước đạt trên 11100.696 tỷ đồng tăng 15000,92% so năm 2008trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,51%, thương mại - dịch vụ tăng15,36%, nông nghiệp tăng 3,98%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 26,87triệu đồng/ người/ năm (giá thực tế)

Về GD-ĐT có nhiều chuyển biến tích cực Cơ sở vật chất, trang thiết bịtrường học được đầu tư; Chất lượng dạy và học được quan tâm, có 8 trườngđạt chuẩn quốc gia; huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số đảm bảo chỉ tiêu

kế hoạch đề ra; công tác xã hội hóa giáo dục bước đầu có kết quả khá; Hộikhuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường hoạt động từngbước đi vào nề nếp Thị xã duy trì kết quả thành tích phổ cập giáo dục; tráchnhiệm của gia đình –nhà trường- xã hội trong giáo dục học sinh được nâng lên

Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ thị xã Sa Đéc nhiệm kỳ 2010-2015

đã đặt ra các chỉ tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt: 16%

- Cơ cấu kinh tế :

+ Thương mại - du lịch - dịch vụ chiếm tỷ trọng: 46%

+ Công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng: 48%

+ Nông nghiệp chiếm tỷ trọng: 6%

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2015: đạt trên 80 triệuđồng/người/năm

- Huy đông ngân sách tăng bình quân : 10%/năm, phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng 600 tỷ đồng

- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 giảm còn dưới 4%

Trang 28

- Sự nghiệp giáo dục

+ 100% trường học cao tầng kiên cố

+ Huy động học sinh đến trường đạt: nhà trẻ 55%, mẫu giáo 99%,tiểu học, THCS 100%, THPT 90% Phấn đấu đến năm 2015 thị xã cơ bản đạtchuẩn phổ cập THPT theo độ tuổi

(Nguồn: Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ thị xã Sa Đéc

2010-2015 ) [26]

2.1.3 Sự phát triển GD-ĐT thị xã Sa Đéc

Được sự chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh và các cấp uỷ Đảng, phát huy truyềnthống cần cù, chịu khó, hiếu học của nhân dân vượt lên những khó khăn, tháchthức ngành GD-ĐT thị xã Sa Đéc quyết tâm phấn đấu, phát triển đạt đượcnhững mục tiêu đề ra

* Quy mô:

Tỉ lệ huy động được trẻ đến trường (nhà trẻ: 47,41%; mẫu giáo: 79,26%;trẻ 5 tuổi: 97,52%)

- 9/9 xã phường đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi và PCGD THCS

- Số học sinh tiểu học: tỉ lệ huy động 100% trong đó học sinh 6 tuổi vàolớp 1 đạt tỉ lệ 95,3%

_ Số học sinh THCS: tỉ lệ 95,32%

-Số học sinh THPT: tỉ lệ 63,52%

* Chất lượng: trong năm học 2010-2011.

- Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ ở ngành học mầm non phát triểntheo hướng toàn diện, đồng đều ở các loại hình giáo dục

- Chất lượng giáo dục tiểu học ổn định vững chắc, hầu hết học sinh tiểuhọc đều chăm, ngoan, linh hoạt trong tiếp thu nội dung chương trình mới

Bảng 2.1: Thống kê chất lượng học lực- hạnh kiểm năm học: 2010-2011

Trường Tổng Xếp loại Hạnh kiểm Xếp loại Học lực

Tốt Khá T.B Yếu Kém Giỏi Khá T.B Y-KTHPT 3700 1767 1092 796 135 0 740 967 1036 957

Trang 29

THCS 5726 4284 1010 320 112 0 1431 2578 1241 476

- Giáo dục trung học có nhiều chuyển biến, tập trung vào việc đổi mớiPPDH,tăng cường các điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ day- học, cảitiến thi cử,đổi mới công tác quản lý, triển khai có hiệu quả công tác ứng dụngCNTT vào quá trình dạy học Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, tỉ lệ TNTHPT 93.06% HS đã có nhiều chuyển biến về đạo đức, tác phong, có ý thứctham gia tốt các hoạt động xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao…

Chất lượng giáo dục mũi nhọn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ sốhọc sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi tăng cả về số lượng và chất lượng

Sở GD-ĐT đã xây dựng nhiều giải pháp và đề án để năng cao chất lượngđội ngũ và cán bộ quản lý giáo dục theo tinh thần chỉ thị 40/CT-TW của BBT

TW Đảng Phong trào thi đua được phát triển mạnh ở tất cả các đơn vị, cáchoạt động, hội thi giáo viên dạy giỏi, cán bộ thư viện giỏi, cán bộ quản lýtrường mầm non giỏi đã có tác dụng tốt đến phong trào thi đua dạy- học, đổimới phương pháp giảng dạy Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề bộ môn, hoạt động

bộ môn từng bước đi vào nề nếp và có chiều sâu, đạt được hiệu quả

Cơ sở vật chất- kỹ thuật đầu tư từng bước có trọng tâm, có hiệu quả, cácđơn vị đẩy mạnh kiên cố hoá trường học, có kế hoạch xây dựng thêm phònghọc, phòng học bộ môn, thư viện, mua sắm trang thiết bị theo hướng chuẩnhoá, hiện đại hoá phục vụ dạy học Năm học 2010-2011 đưa vào sử dụng 52phòng học mới

Tập trung củng cố và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tập hợp sứcmạnh của cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội để phát huy thế mạnh của trườngchuẩn trong việc nâng cao chất lượng dạy, từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoánhà trường Số trường đạt chuẩn THCS: 3, THPT: 1

(Nguồn: Sở GD-ĐT Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011) [28]

Các trường đã tổ chức xây dựng trường học “Xanh-Sạch- Đẹp” tạo môitrường học tập lành mạnh Phối hợp các cơ quan, đoàn thể trong việc tổ chứccác hoạt động giáo dục nhằm chống các biểu hiện tiêu cực xâm nhập vào nhà

Trang 30

tìm hiểu, các cuộc vận động xây dựng nhà tình nghĩa Tổ chức tốt cuộc vậnđộng xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” tạo ra sự chuyểnbiến mạnh mẽ trong suy nghĩ và hành động để công tác giáo dục trong nhàtrường đạt hiệu quả.

Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm, chú trọng: mối quan hệ giữa

“gia đình- nhà trường- xã hội” được duy trì và phát triển, các lực lượng xã hộingày càng quan tâm, đầu tư, giúp đỡ nhà trường Công tác khuyến học đã đượcphát triển mạnh mẽ từ gia đình, nhà trường, các cơ quan, địa phương đến tỉnh

Có thể thấy rằng, mặc dù với nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đời sống nhândân còn vất vả, nhưng các cấp uỷ Đảng và nhân dân rất quan tâm đến sựnghiệp giáo dục Đặc biệt là sự sáng tạo trong công tác quản lý, điều hành củalãnh đạo sở GD-ĐT và các cấp quản lý giáo dục, biết khai thác, lựa chọn cácgiải pháp đúng, phù hợp với điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo, kiểm tra thực hiện có hiệu quả Chính vì vậy, trong những năm quangành GD-ĐT thị xã Sa Đéc đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ Quy mô,chất lượng giáo dục toàn diện phát triển, có nhiều tiến bộ tích cực, phong tràothi đua phát triển sâu, rộng Các điều kiện phục vụ dạy- học và giáo dục từngbước được đầu tư hoàn thiện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá Công tácquản lý được củng cố, tiếp tục đổi mới theo hướng hiệu lực và hiệu quả.Những kết quả đạt được trên tạo “thế” và “lực” để sự nghiệp GD-ĐT thị xã SaĐéc từng bước phát triển vững chắc, thực hiện thành công chiến lược pháttriển giáo dục 2010-2015

Nhiệm vụ và giải pháp tập trung phát triển GD-ĐT giai đoạn 2015.

2010-* Nhiệm vụ trọng tâm:

- Thực hiện đề án quy hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015, tầmnhìn đến năm 2020; xây dựng kế hoạch và lộ trình xây dựng CSVC-KT trườnghọc theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá

- Thực hiện tốt cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tácquản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh

Trang 31

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả GD-ĐT Xây dựng môi trường sư phạmlành mạnh Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy- học; phương pháp giáo dục.

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục

- Xây dựng chương trình, kế hoạch, cơ chế chính sách và tổ chức thực hiệnXHH giáo dục, tìm mọi biện pháp huy động nguồn lực để phát triển mạnh mẽ

sự nghiệp giáo dục

Toàn ngành tập trung thực hiện 7 nhóm giải pháp:

- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, tập trung tổng lực giữvững kết quả phổ cập giáo dục THCS ở 9 phường xã Thực hiện hệ thống giảipháp đồng bộ để hoàn thành kế hoạch

- Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển giáo dục từ tỉnh đến cơ sở, hoànthành quy hoạch phù hợp với xu thế phát triển

- Tăng cường chức năng quản lý Nhà nước về GD-ĐT

- Thực hiện hệ thống quản lý đồng bộ tác động mạnh mẽ vào người người học- người quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục và hoạt động giáodục

dạy Tiếp tục xây dựng đề án quy hoạch cán bộ Thực hiện tốt công tác tuyểndụng, bố trí, sử dụng cán bộ, giáo viên

- Tăng cường nguồn lực ngoài ngân sách giáo dục; có chính sách, cơ chếhuy động thêm nguồn kinh phí ngoài ngân sách thông qua XHH giáo dục

- Cũng cố phát triển các trung tâm học tập cộng đồng Thực hiện côngbằng trong giáo dục cả về trách nhiệm, nghĩa vụ và hưởng thụ thành quả từgiáo dục

2.2 Thực trạng về giáo dục THPT Thị xã Sa Đéc

Năm học 2010-2011: thị xã Sa đéc có 03 trường THPT Tổng số học sinh:

3700 em; các trường THPT có 97 phòng học

+ Tổng số cán bộ, giáo viên: 256

Trang 32

+ Tổng số tổ trưởng: 24

+ Số tổ ghép: 5 (chủ yếu ở các môn: Sử, Địa, GDCD, Kỹ thuật)

Học sinh THPT tăng 258 em so với năm 209-2010, số HS tăng nhưng nhucầu phòng học chưa được đáp ứng kịp thời Chất lượng giáo dục đã có chuyểnbiến tích cực song chưa được đồng đều giữa các trường

Cán bộ quản lý, GV có nhiều cố gắng trong giảng dạy, bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ Nhìn chung GV trẻ nhiệt tình, có kiến thức mới, tiếp cậnnhanh nhạy với trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến nhưng kinh nghiệm,nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, GV lớn tuổi rất giàu kinh nghiệm nghề nghiệpsong ngại đổi mới Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chưa được quan tâmđúng mức, đó chính là những rào cản của sự hoà nhập giữa các thế hệ GVtrong tổ, trong trường, dẫn đến trong chỉ đạo của TTCM còn gặp khó khăn, bấtcập

CSVC- KT đã từng bước được đầu tư nhưng chưa có trọng tâm, dàn trãi vàthiếu đồng bộ, một số thiết bị bất cập, lạc hậu Một bộ phận GV chưa mạnhdạn đổi mới phương pháp dạy, sử dụng thiết bị còn hạn chế Đời sống của GVcòn gặp nhiều khó khăn Đó là thực trạng cơ bản về giáo dục THPT ở thị xã SaĐéc trong giai đoạn hiện nay [28]

2.3 Thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của HT trong các trường THPT Thị xã Sa Đéc

Để tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyênmôn của HT ở các trường THPT thị xã Sa Đéc, chúng tôi tiến hành khảo sát 3trường THPT công lập với số lượng (bảng 2.2):

Tại mỗi trường, chúng tôi tiến hành khảo sát 3 đối tượng là: BGH, TTCM,

GV theo các nội dung sau đây:

- Các yêu cầu đối với người TTCM ở trường THPT

- Những tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của người TTCM

- Các hình thức bố trí TTCM

- Quy chế hoạt động giữa HT và TTCM

Trang 33

- Xây dựng mối quan hệ giữa TTCM và các đoàn thể trong nhà trường.

- Việc phân công giảng dạy của GV và quản lý đội ngũ GV của TTCM

- Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ choTTCM

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn TTCM

Bảng 2.2: Số lượng BGH, TTCM và GV các trường được khảo sát.

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về hình thức quản lý đội ngũ TTCM

Đối tượng BGH TTCM GV

S.L % S.L % S.L % Hiệu trưởng quản lý 3 30 7 29.1 36 24

Giao hiệu phó phụ trách chuyên môn 6 60 12 50 97 64.7

Ban giám hiệu 1 10 5 20.9 17 11.3

Hình thức khác 0 0.0 0 0.0 0 0.0

Từ kết quả khảo sát cho thấy, có từ 50% đến 64.7% đồng tình với ý kiếnnên giao cho phó HT phụ trách chuyên môn trực tiếp quản lý đội ngũ TTCM.Tuy nhiên vẫn còn có ý kiến cho rằng nên giao cho HT hoặc BGH, có thể một sốtrường muốn phân công từng thành viên trong BGH phụ trách các bộ phận đểđảm bảo chất lượng nhà trường Theo chúng tôi, giao cho phó hiệu trưởng phụtrách chuyên môn trực tiếp quản lý đội ngũ TTCM nhưng có kiểm tra là hợp lý,thể hiện tính hiệu lực cao trong chỉ đạo, điều hành trong nhà trường THPT

Trang 34

2.3.1 Thực trạng đội ngũ TTCM ở các trường THPT thị xã sa Đéc

TTCM là người giúp HT quản lý đội ngũ GV trong tổ, là cầu nối liền giữa

HT và GV Trên thực tế các trường THPT thị xã Sa Đéc chưa xây dựng đượcchuẩn mực về tiêu chuẩn của người tổ trưởng Mỗi trường có những quy định,hình thức bầu chức danh TTCM khác nhau Do đó, cần có sự thống nhất yêucầu về tiêu chuẩn đối với TTCM Để có cơ sở lý luận và khoa học cho việc xâydựng, quản lý, đánh giá chính xác, khoa học đội ngũ tổ trưởng ở các trườngTHPT, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các tiêu chuẩn và lấy ý kiến của BGH,TTCM, GV chia thành 2 nhóm: Phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực cánhân

Người TTCM cần xây dựng cho mình vốn kiến thức và hiểu biết pháp luật,chính sách của Đảng, Nhà nước, hiểu được các nội dung chính sách, chiếnlược của ngành, có hiểu biết chính trị-xã hội, nhận thức được những sự thayđổi, biến động trên thế giới và của đất nước Với nội dung trên, chúng tôi thuđược ý kiến đồng tình rất cao của đội ngũ cán bộ quản lý, TTCM, GV chứng

tỏ rằng, phẩm chất chính trị, đạo đức là tiêu chuẩn nền tảng quan trọng củangười cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo Người tổ trưởng phải xác định rõvai trò, vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, hiểu và vận dụng có hiệu quảcác chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành, có ý thức tổ chức kỷluật, có trách nhiệm trong công việc, lối sống, tác phong mẫu mực; có tinhthần tự học, tự nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ; quan hệ tốt với đồng nghiệp, tạo ra không khí dân chủ trong nhà trường

Có thể nói, phấn đấu rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức là lương tâm củangười GV Chủ tịch Hồ Chi Minh đã dạy chúng ta cách dùng người: Độ lượng,rộng rãi, chịu khó dạy bảo, sáng suốt, thân mật, vui vẻ Người TTCM phảikhông ngừng học tập nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ ChíMinh để vận dụng có hiệu quả vào xây dựng sự nghiệp giáo dục nước nhà

Trang 35

Ngoài thâm niên giảng dạy, TTCM phải thực sự có năng lực, hiểu và vậndụng linh hoạt được các yêu cầu đặt ra của chuyên ngành, cập nhật được cácthông tin mới, hướng dẫn, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệuquả Người tổ trưởng phải có năng lực quản lý, năng lực giao tiếp nhằm thiếtlập mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường

để củng cố và phát huy thế mạnh của tổ Qua khảo sát, chúng tôi nhận được sựđồng tình cao của cán bộ quản lý, TTCM, GV đối với các nội dung tiêu chuẩn

về năng lực cá nhân Tuy nhiên, một số TTCM, GV cho rằng phẩm chất chínhtrị, đạo đức không cần thiết lắm Theo chúng tôi, vẫn có một số TTCM, GVchưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết của các tiêu chuẩn này Người tổtrưởng cần phải xây dựng cho mình năng lực giao tiếp, khả năng sử dụng, ứngdụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giáodục toàn diện

2.3.1.1 Yêu cầu về trình độ chuyên môn của người TTCM ở

trường THPT

Phần lớn GV các trường THPT có trình độ ĐHSP và cao học về mộtchuyên ngành nhất định Người tổ trưởng phải có trình độ chuyên môn, nănglực giảng dạy, năng lực quản lý Vì vậy, yêu cầu hiện nay về trình độ chuyênmôn của người tổ trưởng được đề cao hơn

Bảng 2.4: Kết quả điều tra yêu cầu về trình độ chuyên môn của TTCM

Đối tượng Số phiếu ĐHSP Cao học Hình thức khác

Trang 36

2.3.1.2 Thâm niên giảng dạy để bổ nhiệm TTCM

Hiện nay ở các trường THPT số lượng học sinh ngày càng tăng, đội ngũ

GV từng bước được bổ sung Nhưng trên thực tế ở các trường THPT thị xã SaĐéc có sự chênh lệch về thâm niên công tác và độ tuổi giữa các GV, trong chỉđạo chuyên môn có những thuận lợi nhất định nhưng đồng thời gặp rất nhiềukhó khăn, đặc biệt là trong chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy và ứngdụng CNTT hiện đại vào dạy học Vì vậy, HT phải chú ý đến đội ngũ TTCM

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về thâm niên giảng dạy phù hợp bố trí TTCM

2.3.1.3 Nhu cầu bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý của TTCM

Trong trường THPT, phần lớn tổ trưởng chủ yếu tập trung vào chuyên mônnghiệp vụ sư phạm, trong công tác quản lý chỉ qua học hỏi, bằng kinh nghiệmcủa bản thân Các cấp quản lý giáo dục đã có quan tâm đến công tác bồi dưỡngnâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ TTCMnhưng chưa thường xuyên nên ảnh hưởng đến chất lượng quản lý và hiệu quả

Trang 37

giáo dục.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý

Đối tượng PhiếuSố

Lý luận chính trị Nghiệp vụ quản lýCao

cấp

Trungcấp

Sơcấp

Khôngcần

Dàihạn

Ngắnhạn

Khôngcần lắm

Khôngcần

và của ngành một cách sâu sắc, vận dụng có hiệu quả vào việc giáo dục chínhtrị, tư tưởng, đạo đức, tác phong cho tập thể GV trong tổ Tuy nhiên cũng có

GV cho rằng người TTCM không cần bồi dưỡng lý luận chính trị Chúng tacần phải thấy rằng, trong thời đại ngày nay thế giới đang bước vào thời kỳtoàn cầu hoá, hội nhập; khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão Điều này đòihỏi người tổ trưởng không những giỏi về chuyên môn mà còn phải có hiểubiết chính trị - xã hội, cần trang bị cho mình lý luận chính trị vững vàng đểchỉ đạo hoạt động tổ có hiệu quả

Từ kết quả khảo sát cho thấy: có từ 72% đến 100% ý kiến cho rằng cần bồidưỡng nghiệp vụ quản lý cho TTCM thông qua các hình thức ngắn hạn Bởi

vì, TTCM thật sự là người quản lý: quản lý đội ngũ GV trong tổ, quản lýchương trình dạy, quản lý CSVC nhà trường trang bị Do đó người TTCM cầnphải có kiến thức khoa học quản lý về hành chính và quản lý giáo dục Chúngtôi nhận thấy rằng, một số TTCM còn xem nhẹ công tác quản lý hay trong chỉđạo tổ chuyên môn, đôi khi người tổ trưởng chưa thể hiện được vai trò làngười lãnh đạo, chỉ huy, còn phụ thuộc vào cấp trên, thiếu chủ động trong điều

Trang 38

hành hoạt động của tổ Có thể nói, nâng cao trình độ lý luận chính trị và nănglực quản lý cho đội ngũ TTCM là nhiệm vụ rất quan trọng của các cấp lãnhđạo, nhưng bản thân người TTCM cũng cần phải không ngừng tự nghiên cứu,tích cực tham gia bồi dưỡng coi đây là một trong những yêu cầu rất cần thiếtcủa người tổ trưởng.

2.3.1.4 Tình hình biên chế tổ chuyên môn ở trường THPT

Hiện nay, trong các trường THPT thị xã Sa đéc vẫn còn duy trì tổ chuyênmôn gồm nhiều bộ môn vì thế việc quản lý, chỉ đạo, điều hành chuyên môncủa người tổ trưởng còn gặp nhiều khó khăn

Với câu hỏi: Trong điều kiện hiện nay có cần duy trì nhiều bộ môn trongmột tổ chuyên môn ở trường THPT không? chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về việc có cần duy trì nhiều bộ môn trong một tổ chuyên môn

Nội dung S.LRất cần% S.LCần % S.LKhông cần%

Tuy vậy, có 10% đến 26.7% ý kiến tán thành nên duy trì Qua tìm hiểu

và trao đổi với BGH, TTCM, GV, chúng tôi nhận thấy, do đặc thù một số bộmôn có số tiết trong tuần ít (Lịch sử, Địa, GDCD, Kỹ thuật, Tin), quy môtrường không lớn, số GV trong bộ môn không nhiều (khoảng 2-3 người),

HT các trường ghép các bộ môn đó thành một tổ để sinh hoạt, thuận tiệncho quản lý

Trang 39

2.3.2 Thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của HT các trường THPT thị xã Sa Đéc

2.3.2.1 Xây dựng các tiêu chí chuẩn mực của người TTCM

HT cần xây dựng các tiêu chuẩn người tổ trưởng để GV có cơ sở lựa chọn

và phấn đấu Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: Khi bổnhiệm TTCM, cần chú ý các tiêu chuẩn (xếp theo thứ tự 1,2,3 ) nào sau đây?

Từ bảng kết quả cho thấy, về trình độ chuyên môn có: 50% ý kiến BGH;54.2% TTCM; 52.7% GV tán thành xếp ở mức 2, coi đây là yếu tố cần củangười tổ trưởngnhưng chưa phải là yếu tố quyết định, do đó vẫn có ý kiến xếp

ở mức1: 30% BGH; 29.2% TTCM; 34.7% GV Có nhiều ý kiến đánh giá cao

về năng lực giảng dạy: 50% BGH; 50% TTCM; 60% GV đồng tình xếp mức

1, ngoài ra có ý kiến đề nghị xếp ở các mức 2,3,4, chỉ có rất ít xếp mức 5 Điềunày chứng tỏ TTCM phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vữngvàng, kỹ năng hiểu đối tượng, có thể xem đây là yếu tố phẩm chất quan trọngcủa người tổ trưởng

Năng lực quản lý tổ được sự đồng tình cao, xếp vào mức 3: 40% BGH; 58.3% TTCM; 49.3% GV Năng lực quản lý thể hiện ở việc xây dựng kế

hoạch, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra thực hiện kế hoạch, bồi dưỡng nâng caotrình độ, đổi mới phương pháp, đánh giá xếp loại GV Các ý kiến cho rằngđây là các yêu cầu cơ bản của người TTCM

Năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch được sự đồng tình với tỷ lệ nhưsau: 50% BGH; 50% TTCM; 48% GV để mức 4 Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy,

để quy trình hoạt động có hiệu quả, người tổ trưởng cần làm việc có kế hoạch,sắp xếp công việc phải phù hợp với khả năng của từng cá nhân, nên động viên,khen thưởng kịp thời Tuy nhiên có 10% BGH; 8.3% TTCM; 6.0% GV chorằng nên xếp mức 2 và 30% BGH; 16.7% TTCM; 26% GV xếp mức 3 Chúngtôi đồng tình cao với các ý kiến đó, vì cùng với trình độ chuyên môn, năng lựcgiảng dạy, năng lực quản lý, năng lực xây dựng, thực hiện kế hoạch thể hiệnvai trò điều hành, quản lý của người TTCM

Trang 40

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về các tiêu chuẩn cần chú ý khi bổ nhiệm TTCM

TT Tiêu chuẩn tượngĐối Mức độ ưu tiên (xếp theo thứ tự 1,2,3 ) tính %

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1999), Tổ chức và quản lý, Từ một số cách tiếp cận, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và quản lý
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1999
2. Bộ GD-ĐT (2001), Các quy định về nhà trường, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định về nhà trường
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
3. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyên(1998), Tâm lý học quản lý, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyên
Nhà XB: NXBgiáo dục
Năm: 1998
4. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
5. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1986
6. Phạm Minh Hạc (2000), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2000
7. Hà Sĩ Hồ(1989), Những bài giảng về quản lý trường học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về quản lý trường học
Tác giả: Hà Sĩ Hồ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1989
8. Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh(1998), Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước, Tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý hànhchính Nhà nước, Tập II
Tác giả: Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
10.Đặng Xuân Kỳ(chủ biên) (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Đặng Xuân Kỳ(chủ biên)
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
Năm: 2003
12. Phùng Đình Mẫn (chủ biên)(2002), Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục trung học phổ thông, Trường ĐHSP- ĐH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáodục trung học phổ thông
Tác giả: Phùng Đình Mẫn (chủ biên)
Năm: 2002
13. Phạm Trọng Mạnh(Chủ biên) (1999), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khoa học quản lý
Tác giả: Phạm Trọng Mạnh(Chủ biên)
Nhà XB: NXBXây dựng
Năm: 1999
14. Hồ Chí Minh (1988), Toàn tập, Tập 4, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 4
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1988
15. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường CBQL GD TWI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
16. Nguyễn Ngọc Quang (1992), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1992
17. Vũ Hào Quang(2001), Xã hội học quản lý, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học quản lý
Tác giả: Vũ Hào Quang
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2001
18. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Hiến Pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992(sửa đổi) , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến Pháp nước cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992(sửa đổi)
Tác giả: Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
19. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật giáo dục, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Tác giả: Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: NXB Laođộng- Xã hội
Năm: 2010
20. Trường CBQLGD-ĐT TW1(1996), Tổng quan về lý luận quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về lý luận quản lý giáo dục
Tác giả: Trường CBQLGD-ĐT TW1
Năm: 1996
21. Nguyễn Kiên Trường và nhóm dịch giả(2004), Lãnh đạo & quản lý nhà trường hiệu quả, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lãnh đạo & quản lý nhàtrường hiệu quả
Tác giả: Nguyễn Kiên Trường và nhóm dịch giả
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
22. Thái Duy Tuyên (2003), Những vấn đề chung của giáo dục học, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung của giáo dục học
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý (Trang 11)
Sơ đồ 1.2  Quan hệ giữa các chức năng quản lý - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Sơ đồ 1.2 Quan hệ giữa các chức năng quản lý (Trang 15)
Bảng 2.2:  Số lượng BGH, TTCM và GV các trường được khảo sát. - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.2 Số lượng BGH, TTCM và GV các trường được khảo sát (Trang 32)
Bảng 2.4: Kết quả điều tra yêu cầu về trình độ chuyên môn của TTCM Đối tượng Số phiếu ĐHSP Cao học Hình thức khác - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4 Kết quả điều tra yêu cầu về trình độ chuyên môn của TTCM Đối tượng Số phiếu ĐHSP Cao học Hình thức khác (Trang 34)
Bảng 2.6:  Kết quả khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng lý luận chính trị và - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng lý luận chính trị và (Trang 36)
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về việc có cần duy trì nhiều bộ môn trong một - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về việc có cần duy trì nhiều bộ môn trong một (Trang 37)
Bảng 2.8:  Kết quả khảo sát về các tiêu chuẩn cần chú ý khi bổ nhiệm - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về các tiêu chuẩn cần chú ý khi bổ nhiệm (Trang 39)
Bảng 2.11:  Kết quả khảo sát về quy chế giao ban, báo cáo giữa HT và - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát về quy chế giao ban, báo cáo giữa HT và (Trang 43)
Bảng 2.12:  Kết quả khảo sát công tác quản lý hoạt động TTCM của hiệu trưởng - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát công tác quản lý hoạt động TTCM của hiệu trưởng (Trang 44)
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp: - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp: (Trang 79)
Hình thức khác - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Hình th ức khác (Trang 86)
Hình thức kiểm tra BGH TTCM GV - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Hình th ức kiểm tra BGH TTCM GV (Trang 87)
Hình thức bổ nhiệm BGH TTCM GV - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Hình th ức bổ nhiệm BGH TTCM GV (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w