1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH xây dựng và thương mại quang minh

51 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 173,18 KB

Nội dung

Nội dungcủa bài khóa luận tốt nghiệp này trình bày những lý luận cơ bản về văn hóa doanhnghiệp; các thành tựu mà Công ty đạt được như: Công ty đã xây dựng được các yếu tốhữu hình và vô h

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay, văn hóa doanh nghiệp dần trở thành

vũ khí cạnh tranh hiệu quả của các công ty trên thế giới Nhiều nghiên cứu đã chỉ rarằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của công ty, một văn hóa doanhnghiệp mạnh giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp, tạo dựng uy tín, niềm tin với kháchhàng và đối tác kinh doanh, thu hút nguồn lao động giỏi đến với công ty, từ đó công ty

có thể giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôiviệc, tăng năng suất và công ty có thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới

Qua việc nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp và thực trạng phát triển văn hóadoanh nghiệp tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh Nội dungcủa bài khóa luận tốt nghiệp này trình bày những lý luận cơ bản về văn hóa doanhnghiệp; các thành tựu mà Công ty đạt được như: Công ty đã xây dựng được các yếu tốhữu hình và vô hình của văn hoá doanh nghiệp, Công ty đã xây dựng một môi trườnglàm việc giúp nhân viên phát huy khả năng, năng lực của mình, Công ty đã bước đầuxây dựng được cho mình một hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo rađược uy tín với các đối tác

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác phát triển văn hóa doanh nghiệpcủa Công ty còn nhiều những hạn chế như: Việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho quátrình phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa có định hướng thống nhất, đồng bộ; côngtác truyền thông về văn hóa doanh nghiệp trong công ty còn yếu kém;

Chính vì vậy, trong bài khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì,hoàn thiện những thành tựu đã đạt được; giải quyết các hạn chế, khó khăn còn tồn tạitrong doanh nghiệp trong thời gian tới như: xây dựng một lộ trình phát triển văn hóadoanh nghiệp cụ thể, tăng cường đầu tư vào truyền thông về văn hóa doanh nghiệp tạiđơn vị, xây dựng bộ quy tắc ứng xử và đưa ra một số cách xử lý các hành vi chống lại

sự thay đổi trong việc thực hiện công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty.

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng củabản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô và Ban lãnhđạo cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty nơi em thực tập

Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô khoaQuản trị doanh nghiệp cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường đã tận tình giảngdạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập tại trường

Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.S Trịnh Đức Duy – người đãtrực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho em trong thời gian thực hiện khóa luận tốtnghiệp này

Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Công tyTNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh, cán bộ nhân viên phòng hành chính tổchức, phòng kinh doanh đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty và thựchiện đề tài nghiên cứu của mình

Do thời gian thực tập, kinh nghiệm và kiến thức thực tế của bản thân còn nhiềuhạn chế nên trong bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiết sót Vì vậy, em rấtmong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo Công tyTNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh, để bài khóa luận của em được hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện

Trần Đình Duy

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2

2.1 Một số nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp 2

2.2 Một số nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp ở một doanh nghiệp cụ thể 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

3.1 Mục tiêu chung 3

3.2 Mục tiêu cụ thể 3

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

5.1.Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp 4

5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp 4

6 Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 6

1.1 Một số khái niệm cơ bản 6

1.1.1 Khái niệm về văn hóa 6

1.1.2 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 6

1.2 Các nội dung lý luận về văn hóa doanh nghiệp 7

1.2.1 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 7

1.2.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 10

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp 12

1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 12

1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI QUANG MINH 17

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh .17

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 17

Trang 4

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 18

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 18

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh 19

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh (trong 3 năm gần nhất) 20

2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh 21

2.2.1.Tổng quan về công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty trong thời gian qua 21

2.2.2.Thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại Quang Minh 22

2.3.Các kết luận thực trạng vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh 28

2.3.1.Những ưu điểm đạt được 28

2.3.2 Những nhược điểm và nguyên nhân 29

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI QUANG MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 32

3.1 Phương hướng hoạt động của Công ty từ nay đến năm 2020 32

3.1.1 Phương hướng chung 32

3.1.2 Phương hướng cụ thể 32

3.2 Quan điểm giải quyết vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh 33

3.2.1 Xây dựng văn hóa dựa trên các giá trị cốt lõi của Công ty 33

3.2.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp xuất phát từ ban lãnh đạo 34

3.2.3 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên công tác truyền thông 34

3.2.4 Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về nguồn nhân lực 35

3.3 Một số đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh trong giai đoạn hiện nay 35

3.3.1 Một số đề xuất nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp củaCông ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh 35

3.3.2 Kiến nghị với nhà nước 39

KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

St

t Tên danh mục bảng biểu và sơ đồ hình vẽ

Tran g

1 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại

2 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng

3 Bảng 2.2: Danh sách các loại nghi lễ, nghi thức tại Công ty TNHH Xây

4 Hình 2.1: Logo của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trongsuốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp dưới tác động của môi trườngchung đó là các giá trị, các quan niệm, tập quán, truyền thống của dân tộc Việc xâydựng và phát triển VHDN có tác động đến sự thành công hay thất bại của một doanhnghiệp, bởi vì văn hóa doanh nghiệp chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi củamọi thành viên trong doanh nghiệp, khách hàng, và các đối tượng khác trong mối quan

hệ ngoài doanh nghiệp

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế trong nước và thế giới đang có nhiềukhó khăn Sự cạnh tranh trong các ngành trở nên ngày càng gay gắt Mỗi doanh nghiệp

để có thể tồn tại, phát triển thì các doanh nghiệp phải xây dựng được lợi thế cạnh tranhcủa riêng mình Trước đây, vấn đề xây dựng và phát triển VHDN ở Việt Nam thườngkhông được coi trọng, nhưng những năm gần đây nhiều doanh nghiệp Việt đã thực sựquan tâm, thậm chí có những doanh nghiệp không tiếc tiền mời công ty nước ngoàivào hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho doanh nghiệp của mình Với xu hướng hộinhập mang tính toàn cầu hóa như hiện nay, nguy cơ đồng hóa về văn hóa không hềnhỏ Chính vì vậy, để khẳng định mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng và phát triểncho mình một nét văn hóa riêng biệt để VHDN trở thành lợi thế về sức mạnh cạnhtranh của doanh nghiệp

Nắm được tầm quan trọng và lợi ích mang lại của vấn đề này Công ty TNHHXây dựng và Thương Mại Quang Minh đã không ngừng nỗ lực, cố gắng trong quátrình triển văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên trong quá trình này Công ty vẫn còn tồn tạinhiều hạn chế như: quá trình phát triển VHDN của Công ty được duy trì trong một thờigian dài mà chưa tạo ra sự đặc biệt, nổi bật; việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho quátrình phát triển VHDN chưa có định hướng thống nhất, đồng bộ; Công ty chưa chútrọng đến việc truyền bá những giá trị cốt lõi cho nhân viên; việc xây dựng và pháttriển thương hiệu của Công ty còn yếu kém Vì vậy đề tài “Phát triển văn hóa doanhnghiệp tại công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại Quang Minh” tập trung tìm hiểu,giải quyết một số những hạn chế còn tồn tại, nhằm giúp công ty hoàn thiện công tácphát triển VHDN trong tương lai

Trang 8

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2.1 Một số nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp

Tác giả Edgar H Schein (2012), “Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo”

-Organizational culture and leadership, NXB Thời Đại Tác phẩm này trình bày phươngpháp tiếp cận để có được những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về văn hóa doanhnghiệp cùng với những hàm ý dành cho công tác lãnh đạo, được Giáo sư Edgar Scheinphân tích nghiên cứu và đúc kết từ những trải nghiệm thực tiễn của ông trong nhiềuthập niên

PGS TS Lê Doãn Tá (2011),“Văn hóa doanh nghiệp - Nền tảng phát triển kinh tế doanh nghiệp thời kỳ 2011 – 2020”, NXB Chính trị Quốc gia Tác giả đi sâu phân

tích các quan niệm về văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam và các nhân tố tácđộng, ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Đồng thời đưa ra những kinh nghiệmtrong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam hiện nay

2.2 Một số nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp ở một doanh nghiệp cụ thể

Sinh viên Nguyễn Mạnh Cường (2014), “Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ An Khánh” – khóa luận tốt nghiệp trường Đại

học Thương mại Khóa luận cung cấp khá đầy đủ những lý luận cơ bản về xây dựng vàphát triển văn hóa doanh nghiệp, đưa ra nguyên nhân, tập trung giải quyết một số mặthạn chế tồn tại của công ty như: công ty thành lập chưa lâu, có đầu tư cơ sở vật chất kĩthuật cho quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp nhưng sự quan tâm chưa đượcthực sự đồng bộ, sự khác nhau về văn hóa giữa các nhân viên tạo ra nhiều mâu thuẫn

Sinh viên Dương Việt Dũng (2013), “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công

ty TNHH giải pháp phần mềm CMC” – khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Thương

Mại Khóa luận đã đưa những nội dung cơ bản về văn hóa doanh nghiệp, giải quyếtthực trạng một số những tồn tại cần khắc phục của doanh nghiệp như: Công ty chưa cóquy định rõ ràng về phong cách ăn mặc như quần áo đồng phục, thẻ nhân viên,… chomỗi cán bộ nhân viên; công ty chưa tạo ra các giai thoại, bài hát truyền thống điểnhình, cũng như chưa xây dựng cho mình một hình tượng điển; công ty chưa tạo ra môitrường làm việc có thể dung hòa hai hệ tư tưởng là chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tậpthể theo một trật tự hướng tới lợi ích chung

Sinh viên Phạm Thị Sen (2011), “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia” – khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Thương

Trang 9

mại Ngoài những lý luận cơ bản về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp,khóa luận còn tập trung giải quyết một số mặt hạn chế tồn tại như: Văn hóa ứng xử,hành vi giao tiếp của một số nhân viên còn nhiều yếu kém, công tác truyền đạt thôngtin giữa các phòng ban còn kém; quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệpchưa thực sự đồng bộ và toàn diện…

Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp,các nghiên cứu đã hệ thống các lý luận cơ bản, phân tích thực trạng vấn đề phát triểnvăn hóa doanh nghiệp tại nhiều doanh nghiệp cụ thể Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu

nào về đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại Quang Minh” Chính vì vậy, bản thân em đã lựa chọn đề tài này làm đề

tài khóa luận của mình để hoàn thành

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận về văn hóa doanh nghiệp và nghiên cứutìm hiểu công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty nhằm đề xuất các giảipháp hoàn thiện công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Xâydựng và Thương mại Quang Minh

3.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, nghiên cứu một số lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp trên nhiều khíacạnh, nhiều góc độ khác nhau, làm rõ khái niệm về văn hóa doanh nghiệp một cách hệthống các nhân tố ảnh hướng đến quá trình phát triển văn hóa của doanh nghiệp, cácvai trò và giá trị của văn hóa doanh nghiệp đối với các hoạt động sản xuất kinh doanhcũng như sự tồn tại và phát triển của Công ty

Thứ hai, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển văn hóadoanh nghiệp của Công ty các mặt như: các vấn đề còn tồn tại, những mặt mạnh, mặtyếu thông qua quá trình tìm hiểu, điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp

Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công tyTNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Xây dựng và

Thương mại Quang Minh

Trang 10

Thời gian: Nghiên cứu công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty Xây

dựng và Thương mại Quang Minh từ năm 2012- 2014 và đề xuất giải pháp trongnhững năm tới

Không gian: Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh Số 12, Ngõ

45, Nguyên Hồng, Đống Đa, Tp Hà Nội, Việt Nam

Nội dung: Đề tại nghiên cứu lý luận về các khái niệm liên quan đến văn hóa

doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đếnphát triển văn hóa doanh nghiệp, vai trò và tác động của văn hóa doanh nghiệp tớidoanh nghiệp, thực trạng công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp và các giải phápnhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mạiQuang Minh trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại QuangMinh để thu thập thông tin phục vụ việc nghiên cứu đề tài em đã sử dụng hai phươngpháp: phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập và xử lý

dữ liệu thứ cấp

5.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp.

Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, để đạt được hiệu quả trong quátrình nghiên cứu hoàn thiện đề tài em đã sử dụng phối hợp một số phương pháp sau:Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại những thông tin cần thiết phục vụcho đề tài

Phương pháp điều tra: Mẫu phiếu điều tra được thiết kế gồm 12 câu hỏi cho cácđối tượng là một số thành viên trong công ty

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Gặp và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng cầnthu thập thông tin như: Giám đốc, trưởng phòng tổ chức hành chính, trưởng phòngkinh doanh

Các thông tin sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích để phục vụ choquá trình nghiên cứu

5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập dữ liệu trong công tyTNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh, thu thập các thông tin từ các bản báocáo tài chính hợp nhất hàng năm của công ty, bản báo cáo thường niên của công ty,

Trang 11

những bài viết trên internet về văn hóa, diễn đàn, giáo trình, ấn phẩm, tạp chí viết vềvăn hóa doanh nghiệp.

Sau khi thu thập, những dữ liệu thứ cấp được tiến hành xử lý bằng phương phápphân tích thống kê và phương pháp so sánh để đưa ra các nhận định cụ thể nhất vềcông tác phát triển VHDN của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh.Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp thống kê các dữ liệu thứ cấp thuthập được và tiến hành phân tích, đưa ra các nhận định cụ thể nhất về công tác pháttriển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại QuangMinh trong thời gian qua

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng các thông tin sơ cấp và thông tinthứ cấp đã thu thập được so sánh chúng với nhau để từ đó rút ra các kết luận thông quachênh lệch của các số liệu, thông tin Dựa vào những chênh lệch này để đánh giá cácthông tin và đưa ra các nhận định về việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệpcủa Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh trong thời gian tới

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, doanh mục sơ đồ,hình vẽ, danh mục các từ viết tắt và phụ lục thì khóa luận của em bao gồm 3 chương sau:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển văn hóa doanh nghiệp Chương 2 Phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề phát triển văn hóa doanh

nghiệp của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh

Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh trong giai đoạn hiện nay.

Trang 12

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về văn hóa

Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại, nói cách khác, văn hóa có từ thủabình minh của xã hội loài người Bản thân về vấn đề văn hóa rất phức tạp, đa dạng Dovậy, các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau nên dẫn đến nhiều quanniệm về văn hóa:

Định nghĩa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa do nhà nhân chủng

học E.B.Tylor đưa ra năm 1871: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội” Định

nghĩa này nêu nên khá đầy đủ các khía cạnh của văn hóa tinh thần, nhưng lại ít quantâm đến văn hóa vật chất, là bộ phận khá phong phú trong kho tàng văn hóa nhân loại

Trong Từ điển tiếng Việt, văn hóa được định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” Phát triển cách tiếp cận này, Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường

tự nhiên và xã hội của mình” Định nghĩa này khẳng định văn hóa là những sáng tạo

của con người, mang lại giá trị cho con người, trong đó bao gồm cả giá trị vật chất vàgiá trị tinh thần Những giá trị văn hóa này được lắng đọng và kết tinh từ đời sống thựctiễn của con người trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội mà họ đangsống

Từ những khái niệm về văn hóa kể trên, với phạm vi đề tài này có thể hiểu: “Văn hóa là toàn bộ các giá trị về vật chất và tinh thần do con người được sáng tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và xã hội) và tính cách của từng tộc người Văn hóa ảnh hướng tới tình cảm, ý nghĩ và hành vi của con người”.

1.1.2 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp

Đã có rất nhiều khái niệm về VHDN được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa cómột định nghĩa chuẩn nào được chính thức công nhận:

Trang 13

Theo quan điểm của George De Sainte Marie - chuyên gia Pháp về doanh nghiệp

vừa và nhỏ: “VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp” Khái niệm này đã nêu ra tương đối đầy đủ các đặc điểm và thành tố

cấu thành lên VHDN, tuy nhiên khái niệm này vẫn còn chưa đề cập đầy đủ vì VHDN

là tất cả các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp

Một quan điểm khác của tổ chức lao động quốc tế ( ILO): “VHDN là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.

Một quan điểm khác được chấp nhận và phổ biến rộng rãi là định nghĩa của

Edgar H Schein: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử

lý các vấn đề với môi trường xung quanh”.

Trên cơ sở kế thừa và phát huy các quan điểm trên, có thể hiểu “VHDN là toàn

bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong tổ chức đồng thuận chấp nhận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng tới tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của các thành viên” Theo đó, tôi xin được sử dụng thống nhất định nghĩa này để phục vụ cho việc

tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp xuyên suốt trong toàn bộ đề tài của mình

1.2 Các nội dung lý luận về văn hóa doanh nghiệp

1.2.1 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

VHDN được biểu hiện thông qua hai yếu tố cơ bản: Các yếu tố hữu hình của VHDN(những gì mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy những giá trị, triết lýcần được tôn trọng) và các yếu tố vô hình của VHDN (những yếu tố thể hiện mức độ nhậnthức đạt được ở các thành viên và những người hữu quan về VHDN)

1.2.1.1 Các yếu tố hữu hình của văn hóa doanh nghiệp

Đặc điểm kiến trúc: Bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất, nó là một

giá trị văn hóa rất quan trọng, vì tại mỗi doanh nghiệp điều đầu tiên mà khách hàng vàđối tác cảm nhận được khi đến làm việc là kiến trúc công ty, nó thể hiện hình ảnh và

bộ mặt của công ty trong những mối giao tiếp xã hội Hiện nay những công ty thành

Trang 14

đạt hay đang phát triển muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác biệt, thànhcông và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ, đó chính

là biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng của công ty Bên cạnh đónhững thiết kế nội thất như tiêu chuẩn về màu sắc, kiểu dáng, mặt bằng làm việc, bànghế, phòng làm việc, lối đi và kể các chi tiết nhỏ như cây cảnh, vị trí sọt rác, các thiết

bị trong phòng vệ sinh,…tất cả đều được thiết kế sao cho tiện ích dễ sử dụng, tạo ấntượng thân quen thể hiện thiện trí và sự quan tâm

Nghi lễ, nghi thức và các hoạt động tập thể của doanh nghiệp : Đây là một

trong những giá trị văn hóa điển hình của doanh nghiệp được chuẩn bị kỹ lưỡng từtrước dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa - xã hội chính thức, nghiêmtrang, tình cảm và tự nguyện tham gia được tổ chức định kỳ hay bất thường nhằmthắt chặt mối quan hệ trong doanh nghiệp và thường được tổ chức vì lợi ích củanhững người tham dự

Thương hiệu: Các thành tố của hệ thống nhận diện thương hiệu như tên thương

hiệu, biểu tượng, logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, kiểu dáng cá biệt hóa của bao bì, màusắc,… tất cả đều có phần bề nổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của văn hóa Văn hóadoanh nghiệp là nền tảng để xây dựng thương hiệu, ngược lại thương hiệu thể hiện cácgiá trị văn hóa của một doanh nghiệp Thương hiệu không thể đặc biệt, nổi bật trên thịtrường nếu không tạo ra những điều đặc biệt, nổi bật và quan trọng tại nơi làm việc

Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình: Mẩu chuyện là những câu

chuyện thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình về những giá trị, triết

lý của VHDN được các nhân viên trong doanh nghiệp thường xuyên nhắc lại và phổbiến những nhân viên mới Một số mẩu truyện gắn với sự kiện mang tính lịch sử và cóthể khái quát hóa hoặc hư cấu thêm trở thành những giai thoại Trong các mẩu chuyện

kể thường xuất hiện những tấm gương điển hình, đó là những hình mẫu lý tưởng vềhành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị VHDN

Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp: là tập hợp các bộ phận (đơn

vị hay cá nhân) có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp khác nhau nhằmthực hiện chức năng quản lý và mục tiêu chung đã được xác định Chính vì vậy, cơ cấu

tổ chức ảnh hưởng tới môi trường làm việc cho các thành viên

Trang 15

Ấn phẩm điển hình: Đây là những tư liệu chính thức có thể giúp mọi người có

thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp Chúng có thể là các làđiều lệ, quy định, thủ tục được ban hành bằng văn bản hay bản tuyên bố sứ mệnh,cácbáo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sổ vàng truyền thống, ấnphẩm định kỳ hay đặc biệt, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo hành Thôngqua những tài liệu này doanh nghiệp làm rõ được mục tiêu, phương châm hành động,niềm tin và giá trị chủ đạo triết lý quản lý, thái độ đối với lao động, công ty, người tiêudùng, xã hội; đối với khách hàng và những người liên quan, đây chính là những căn cứ

để xác định tính khả thi, hiệu lực của VHDN

Ngoài ra, lớp bề mặt của văn hóa còn được biểu hiện qua: ngôn ngữ, trangphục, chức danh, hành vi ứng xử của nhân viên, công nghệ, thiết bị, máy móc, sảnphẩm, đều là các yếu tố hữu hình có thể dễ dàng nhận ra qua cái nhìn đầu tiên

1.2.1.2 Các yếu tố vô hình của văn hóa doanh nghiệp

VHDN còn cấu thành từ các yếu tố vô hình mà từ tiềm thức sâu của tập thể sốngcùng một thời gian dài mới hình dung được, bao gồm:

Lý tưởng, sứ mệnh của doanh nghiệp: Lý tưởng của doanh nghiệp là những mục

đích cao đẹp mà doanh nghiệp muốn hướng đến và đạt được Lý tưởng là một trongnhững yếu tố định hướng sự phát triển của doanh nghiệp cũng như VHDN Sứ mệnh là

lý do để tổ chức tồn tại Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh của mình bằng một

"tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽlàm gì để tồn tại

Triết lý kinh doanh và cam kết hành động: triết lý kinh doanh là những giá trị cốt

lõi mà một doanh nghiệp luôn hướng tới và đảm bảo để nó được thực hiện một cáchtốt nhất Không những vậy, nó còn là nét đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp, docác thành viên trong doanh nghiệp sáng tạo ra và trở thành quan niệm, ăn sâu vào tiềmthức của mỗi thành viên trong doanh nghiệp, đồng thời có tác dụng định hướng, là kimchỉ nam trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp Thông qua triết lý kinh doanh,doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắnkết mọi người và làm cho khách hàng biết đến doanh nghiệp

Cam kết hành động của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệthống các quy định về quản lý của doanh nghiệp, bằng phương pháp quản lý thích hợptrên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của doanh

Trang 16

nghiệp, người lao động, Nhà Nước và xã hội, là việc ứng xử trong quan hệ lao độngcủa doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, doanh nghiệp, kháchhàng và cộng đồng; bảo vệ người tiêu dùng.

Giá trị, niềm tin và thái độ của các nhân viên trong doanh nghiệp: Giá trị, niềm

tin hay thái độ đều được hình thành trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.Chúng chính là chiếc la bàn định hướng cảm nhận, suy nghĩ, hành vi trong mỗi quyếtđịnh hằng ngày, đồng thời giúp các nhân viên có cách ứng xử thống nhất, chuẩn mựctrong mọi tình huống

Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa: là nền tảng cho sự hình thànhvà phát

triển văn hóa trong doanh nghiệp, thông qua sự hình thành và lịch sử phát triển củadoanh nghiệp chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình hình thành, vận động và thay đổicủa các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng củachúng tới quá trình vận động và thay đổi của văn hóa trong tổ chức

Các nguyên tắc, chuẩn mực và các quy tắc vô hình: Là các chính sách, quy định,

nguyên tắc kỉ luật của doanh nghiệp như chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phúclợi, đào tạo, đề bạt trong công ty Những nguyên tắc và chuẩn mực về đạo đức kinhdoanh và đạo đức nghề nghiệp,… Các hành vi ứng xử, giao tiếp trong doanh nghiệpnhư: cách xưng hô, nói năng, chào hỏi,…Các quy ước không thành văn là các quy ướcchưa thể cho thành văn bản quy định về các hoạt động văn hóa Trong gia đình, xã hộihay doanh nghiệp vẫn có những quy ước không thành văn về nhiều công việc như:thăm hỏi thủ trưởng và anh em trong các dịp lễ tết; tặng quà và tặng tiền; không đồngtình với tình yêu công sở; người trẻ tuổi hơn thì đi pha trà cho cả phòng vào buổi sáng;uống trà và nói chuyện với nhau trong giờ giải lao

1.2.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Thứ nhất: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Từ nửa sau thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, giao lưu hàng hóa trên phạm vitoàn cầu đã trở nên phổ biến, việc áp dụng ISO đã trở nên thông lệ quốc tế, chất lượngkhông còn là công cụ tạo ra lợi thế cạnh hiệu quả mà là trở thành điều kiện cần thiết để

có thể tham gia thị trường toàn cầu Để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ này,buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng vốn tri thức, bằng tài nguyên của conngười, và một công cụ quản lý mới chính là VHDN Việc xây dựng và phát triểnVHDN làm nền tảng gắn kết, thu hút, lôi kéo nhân tài trong và ngoài doanh nghiệp, tạo

Trang 17

ra một môi trường làm việc tốt với đời sống văn hóa cao tạo điều kiện cho nâng caonăng lực cá nhân, tạo động lực, thúc đẩy lòng nhiệt huyết, tính tự giác, sáng tạo và gắnkết các tư tưởng cá nhân vào hệ tư tưởng của tập thể.

Thứ hai: Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp.

Việc xây dựng và phát triển VHDN sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định được têntuổi của mình trên thương trường, in đậm hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí củakhách hàng, tạo sự nhận biết, phân biệt đối với các doanh nghiệp khác Bản sắc đóđược thể hiện thông qua các giá trị tài sản vô hình như: sự trung thành của mỗi nhânviên, bầu không khí làm việc như gia đình thứ hai, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệthuyết của nhân viên từ đó đẩy nhanh tiến độ trong thảo luận và ra quyết định, sự tintưởng vào các quyết định, chính sách của doanh nghiệp… Mặt khác thông qua các yếu

tố hữu hình như: kiến trúc, nghi lễ, biểu tượng logo, bao bì, mẫu mã sản phẩm,… tạonên sự nhận biết, cái riêng của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng

Thứ ba: Tạo ra khả năng thích ứng cao.

Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ có một VHDN mạnh mới có khả năngthích ứng cao với những thay đổi liên tục từ môi trường Bởi vì mọi yếu tố xã hội,khoa học công nghệ, khả năng của con người,… luôn luôn thay đổi vận động và pháttriển, chính vì vậy mà một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và thành công nếu không

có sự định hướng đúng đắn cho tương lai, cùng một tập thể thống nhất một lòng

Thứ tư: Tạo nên giá trị tinh thần

Làm việc trong một môi trường văn hóa lành mạnh với sự quan tâm thỏa đángcủa các cấp lãnh đạo sẽ làm cho mọi người cảm thấy lạc quan và cống hiến hết mìnhcho mục tiêu của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có VHDN ở cấp độ cao, có ảnhhưởng lớn thì nhân viên càng cần phải hy sinh nhiều hơn, họ nhận thức được rằng chỉ cósức mạnh tổng lực của tất cả nhân viên trong doanh nghiệp mới có thể giúp doanhnghiệp vượt qua những tình thế khó khăn nhất và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi nó cómột VHDN mạnh - văn hóa của sự hi sinh, đoàn kết

Thứ 5: Tạo sức hút cho doanh nghiệp.

VHDN là hình ảnh phản ánh chân thực nhất về một doanh nghiệp, qua VHDN ta

có thể cảm nhận hoạt động của doanh nghiệp đó mạnh hay yếu, là sự khác biết màdoanh nghiệp khác không có Thông qua hình ảnh về một môi trường làm việc chuyênnghiệp, hiện đại, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết tận tâm sẽ giúp thu hút nguồn nhân lực

Trang 18

và các đối tác tiềm năng đến với doanh nghiệp Hay đối với khách hàng thì chính thái

độ phục vụ ân cần, chu đáo, nhiệt tình và sáng tạo sẽ đem lại cho khách hàng cảm giáchài lòng và hứa hẹn sự quay lại lần sau

Thứ sáu: Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế

hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức,giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó, văn hoá tạo lên một cam kếtchung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổchức đó, văn hoá tạo lên sự ổn định của tổ chức, cụ thể VHDN giúp ta: giảm xung đột,điều phối và kiểm soát, tạo động lực làm việc, tạo lợi thế cạnh tranh… thông qua việcnêu cao tinh thần làm việc tập thể vì sự thành công của tập thể

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.1.1 Nền văn hóa dân tộc

Văn hóa truyền thống dân tộc, nơi mà các tổ chức đang tồn tại và hoạt động cóảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa của tổ chức đó Bản thân VHDN là một tiểu vănhóa nằm trong VHDT chính vì vậy sự phản chiếu của VHDT lên VHDN là một điềutất yếu Có ba vấn đề chính tồn tại trong nền văn hóa dân tộc tác động tới VHDN:

Thứ nhất, sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: Trong những

nền văn hóa mà “chủ nghĩa cá nhân được coi trọng” thì quan niệm cá nhân hành động vìlợi ích của bản thân họ hoặc những người thân của họ rất phổ biến Nền văn hóa mà

“chủ nghĩa tập thể được coi trọng” thì quan niệm việc thỏa mãn lợi ích của các cá nhânđược thực hiện thông qua việc đạt được lợi ích của tổ chức, hay cá nhân phải hành độngtheo lợi ích của tổ chức và tổ chức chăm lo lợi ích của cá nhân Trong thời buổi hiện naythì hai quan niệm được thừa nhận ở mọi tổ chức, và nhiệm vụ của người lãnh đạo là tạo

ra một môi trường làm việc có thể dung hòa hệ tư tưởng cá nhân theo một trật tự hướngtới lợi ích của công ty

Thứ hai, sự phân cấp quyền lực: Đây là một thực tế tất yếu bởi các cá thể trong

xã hội không thể có sự tương đồng về thể chất, trí tuệ và năng lực Biểu hiện của sựphân cấp quyển lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân,quan niệm về sự phân hóa giai cấp, mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cha mẹ -con cái, thầy - trò, lãnh đạo - nhân viên,… trong một công ty được biểu hiện qua biểu

Trang 19

tượng của địa vị, mức thu nhập, vị trí công tác, khối lượng công việc, trách nhiệmđược giao… sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệmcàng rõ ràng, cụ thể.

Thứ ba, quan niệm về nam quyền và nữ quyền: trong hầu hết các nền văn hóa thì

vai trò của giới tính luôn rất được coi trọng, sự phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ vàquyền lợi đối với nam và nữ ăn sâu vào trong tiềm thức hàng ngàn năm Chính vì vậyVHDN cũng chịu ảnh hưởng từ hệ tư tưởng này, và để tạo ra sự bình đẳng nam và nữtrong doanh nghiệp thì việc phát triển văn hóa phải tuân thủ những quy định trong luậtbình đẳng giới và tạo ra môi trường thi đua công bằng giữa các cá nhân

1.3.1.2 Văn hóa kinh doanh

Văn hoá kinh doanh ở đây được hiểu như môi trường kinh doanh, là sự quy ướcchung cho các thành viên trong cộng đồng kinh doanh Nếu một doanh nghiệp nào đólàm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh

Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi năm nhân tố: Triết lý kinh doanh, đạođức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa ứng xử trong kinh và doanh văn hóadoanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận nằm trong nền văn hóa kinhdoanh của một quốc gia, vì vậy yếu tố văn hóa kinh doanh có sự tác động rất lớn tới sựhình thành văn hóa doanh nghiệp

VHKD mang những đặc điểm của văn hóa truyền thống, đồng thời thể hiệnnhững tập quán, quan niệm trong kinh doanh được hình thành trong thực tiễn lịch sửtiến hành các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và thương nhân Vì vây,VHDN phải đảm bảo phù hợp với nền VHKD và văn hóa dân tộc thì mới có thể tồn tại

và phát triển Một môi trường có nền VHKD lành mạnh có thể xem là chìa khoá mở ra

sự thành công và phát triển của cả nền kinh tế đất nước

1.3.1.3 Văn hóa du nhập

Văn hóa du nhập bao gồm: văn hóa du nhập là những luồng văn hóa tới từ cácquốc gia khác và văn hóa du nhập là văn hóa đến từ các doanh nghiệp khác Doanhnghiệp sẽ chịu tác động của văn hóa du nhập trong quá trình làm việc, tương tác vớinhững yếu tố của môi trường bên ngoài và tạo nên quá trình chọn lọc các yếu tố phùhợp với các giá trị đang xây dựng hoặc là các giá trị mà các doanh nghiệp mong muốnhướng đến

Trang 20

a, Văn hóa du nhập giữa các quốc gia

Trong thời kì hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu quá trình giao lưu văn hóa giữacác nền văn hóa khác nhau trên thế giới không ngừng đẩy mạnh.Thông qua hội nhập,doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi, trao đổi và cùng thúc đẩy các hoạt động sảnxuất kinh doanh phát triển với các doanh nghiệp nước ngoài

Tại Việt Nam, vào thời gian trước đây khi việc sử dụng tin học và ngoại ngữ cònchưa được chú trọng, nhờ hội nhập giữa các nền kinh tế xuất hiện nhu cầu ngoại ngữ

và tin học ngày càng cao Hầu hết hoạt động trong đời sống hay công việc đều có thể

sử dụng thông qua các phương tiện điện tử Điều này đã làm thay đổi những tập quán,thói quen làm việc bên trong doanh nghiệp

Xu thế toàn cầu hóa, mở rộng giao lưu hợp tác không có nghĩa là các giá trị văn hóa

du nhập đều đáng được tôn vinh Do định hướng giá trị và chuẩn mực văn hóa giữa cácnước có khác nhau bởi điều kiện địa lý, kinh tế, lịch sử, khác nhau Nên khi các sản phẩmvăn hóa du nhập vào một nước khác thường được tiếp nhận dưới một lăng kính khác, khiếngiá trị đích thực của nó thường không được nguyên vẹn Bên cạnh đó, du nhập văn hóa đòihỏi các doanh nghiệp phải gìn giữ được tính độc đáo, những giá trị văn hóa truyền thốngcủa dân tộc Nếu xu hướng tiếp nhận văn hóa bên ngoài nếu quá mạnh lại trong thế bị động

sẽ chứa đựng nguy cơ làm suy yếu các giá trị văn hóa truyền thống Việc này đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải gìn giữ được tính độc đáo, những giá trị văn hóa truyền thống của dântộc là nền tảng cho sự hình thành và phát triển VHDN

b, Sự giao lưu văn hóa của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau mở cửa vàphát triển giao lưu về văn hóa Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện chocác doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanhnghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại.Khi một hay nhiều thành viên gia nhập từ tổ chức này vào tổ chức khác, họ sẽđem đến tổ chức mới những giá trị văn hóa mới Những giá trị đó có thể từ tổ chứctrước kia họ từng tham gia hoặc những giá trị tích lũy từ kinh nghiệm sống và làm việccủa họ Đó có thể là những niềm tin, những hành vi giao tiếp, những cách ứng xửtrong tổ chức… Những giá trị đó nếu phù hợp với văn hóa của tổ chức sẽ được tổ chứcchấp nhận, giữ lại, tạo điều kiện phát huy truyền bá ra toàn tổ chức để tất cả các thànhviên trong tổ chức đều biết đến và cuối cùng trở thành văn hóa của tổ chức

Trang 21

1.3.1.4 Văn hóa gia đình

Các doanh nghiệp gia đình được xem là một loại định chế độc đáo trong đó mộtgia đình là hạt nhân của doanh nghiệp VHDN gia đình chịu ảnh hưởng của truyềnthống gia đình, sự kế tục giữa các thế hệ và lòng trung thành với những triết lý kinhdoanh, kinh nghiệm, bí quyết được gia đình đúc rút được trong quá trình kinh doanh.VHDN gia đình chịu ảnh hưởng rất lớn tác động của phong cách lãnh đạo củangười chủ gia đình Kỷ luật trong doanh nghiệp gia đình thường được đề cao vì họ vừa

là người chủ sở hữu vừa là người sử dụng các tài sản của gia đình

1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.3.2.1 Lịch sử hình thành doanh nghiệp

VHDN được xây dựng theo suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Lịch sử hình thành của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây dựng vàvun đắp, là niềm tự hào của các nhân viên trong doanh nghiệp Các giá trị văn hóa sẽđược tích lũy và sàng lọc theo thời gian Một doanh nghiệp thành công trong việc đưalịchsử hình thành doanh nghiệp lâu dài, ổn định trở thành lợi thế là một doanh nghiệpphát huy những truyền thống tập quán tốt đẹp, và tiếp thu có chọn lọc những nét vănhóa mới từ khi doanh nghiệp bắt đầu thành lập

1.3.2.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm về môi trường kinhdoanh khác nhau, từ đó có những đòi hỏi khác nhau về nhiều mặt giá trị văn hóa, biểuhiện như sự khác nhau về lý tưởng, sứ mệnh kinh doanh cũng như triết lý kinh doanhcủa doanh nghiệp,…

Chính vì vậy, để VHDN trở thành lợi thế thì doanh nghiệp phải xây dựng chomình được những nét văn hóa riêng biệt nhưng phải phù hợp với VHKD trong từngngành nghề

1.3.2.3 Ảnh hưởng từ nguồn nhân lực

a, Ảnh hưởng của người lãnh đạo

Định hình và phát triển những chuẩn mực cho một doanh nghiệp, trách nhiệmtrước hết thuộc về người lãnh đạo doanh nghiệp Lãnh đạo là người đặt nền móng xâydựng VHDN, và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng, quan trọng nhất đối vớidoanh nghiệp Vì vậy, họ phải là tấm gương xây dựng VHDN Họ phải đưa ra nhữngquyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa, tư duy chiến lược,

Trang 22

nhận thức học hỏi các giá trị văn hóa và phải là người đi đầu trong việc thực hiện cácmục tiêu đề ra, để làm động lực gắn kết các thành viên trong công ty.

Ban lãnh đạo phải là những người hỗ trợ, hướng dẫn cho nhân viên và là nhữngtấm gương để cho nhân viên noi theo trong việc thực thi văn hóa doanh nghiệp trongdoanh nghiệp

b, Thái độ của nhân viên

Mỗi nhân viên là một cá thể có văn hoá, người lãnh đạo đóng vai trò đầu tàutrong xây dựng VHDN Với mỗi sự thay đổi trong quá trình xây dựng và phát triển vănhóa doanh nghiệp, sẽ xuất hiện những người ủng hộ cho quyết định thay đổi văn hóadoanh nghiệp của lãnh đạo, cũng xuất hiện những nhóm người chống đối với sự thayđổi văn hóa của doanh nghiệp, đi ngược với những chuẩn mực hành vi mà ban lãnhđạo đã đưa ra

Quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể thành công với

sự đóng góp tích cực của mọi thành viên trong doanh nghiệp Các thành viên có nghĩa

vụ cùng với người lãnh đạo xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp mình Cũng trong quátrình đó, họ sẽ thấu hiểu và cảm thông với những khó khăn mà công ty đang gặp phải

và quyết định sống chết với doanh nghiệp, bởi sự tồn vong của doanh nghiệp quyếtđịnh sự sống còn của bản thân mình

1.3.2.4 Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, khả năng tài chính luôn là một con số có hạn, còn đểxây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp thì sẽ gắn liền với chi phí Việc xây dựngcác yếu tố hữu hình như bàn ghế, nhà xưởng, văn phòng, công nghệ thiết bị, đồngphục nhân viên, xây dựng thương hiệu, các chương trình quan hệ cộng đồng,… đềuphát sinh các khoản chi phí nhất định Vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triểnvăn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lựa chọn các giá trị văn hóa cần để xây dựngtrước hay sau, đầu tư nhiều hay ít sao cho phù hợp với khả năng tài chính của mình

Trang 23

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ

THƯƠNG MẠI QUANG MINH

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Tên đơn vị: Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh

Địa chỉ: Số 12, Ngõ 45, Nguyên Hồng, Đống Đa, Tp Hà Nội, Việt Nam

Công ty Xây dựng và Thương mại Quang Minh được thành lập và hoạt động năm

2003 với mục tiêu trở thành nhà cung cấp thiết bị chuyên nghiệp trong lĩnh vực cấp,thoát nước và xử lý nước thải

Năm 2005, công ty đã trở thành đại diện chính thức của một số Hãng sản xuấtlớn trên thế giới tại thị trường Việt Nam như: máy thổi khí Longtech – Đài Loan; máy

ép bùn, máy gạt rác Chi-shun – Đài Loan; máy bơm định lượng OBL – Italy; máychâm clo Severn trent – Mỹ; máy bơm công nghiệp Rovatti – Italy; máy bơm chìm,máy bơm thoát nước, máy khuấy chìm: Homa – Đức; van đầu bình: Shewood – Mỹ;máy sục khí làm thoáng bề mặt – Fuchs Đức, đĩa và ống phân phối khí Jaeger - Đức Năm 2009, bắt tay chế tạo trong nước một số loại thiết bị đơn giản; thiết kế, thicông cho các công trình xử lý nước thải có công suất nhỏ và trung bình

Năm 2013, công ty đã trúng thầu và cung cấp lắp đặt thiết bị cho một số dự ánlớn: dự án xử lý nước sạch 2900 m3/ngđ - KCN Quế Võ mở rộng; dự án cấp nước sinhhoạt tập trung xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh công suất 500 m3/ngđ;

dự án trạm xử lý nước thải hầm lò – Mỏ than Mạo Khê tỉnh Quang Ninh, công xuất

1200 m3/h;dự án xử lý nước thải rỉ rác Thủy Phương - Thừa Thiên Huế, dự án xử lýnước thải cho KCN Minh Hưng

Năm 2014 là năm có nhiều sự kiện quan trọng: kỷ niệm 11 năm – ngày thành lậpcông ty, tham gia hội trợ triển lãm Vietwater 2014, tiếp đón và làm việc với nhiều đại

Trang 24

diện quan trọng như: Varisco tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Fuchs ở trụ sởchính tại Hà Nội,

Hiện nay, công ty đã xây dựng được mối quan hệ vững chắc với nhiều kháchhàng trên cả nước

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng và nhiệm vụ của công ty được ghi trong quyết định thành lập và giấyphép kinh doanh là:

Nhập khẩu - phân phối các thiết bị xử lý nước; thiết kế, xây dựng, sửa chữa, nângcấp các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải công trình dân dụng, công nghiệp,giao thông thủy lợi, cấp thoát nước; thi công, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước và xử lýnước; tư vấn, thiết kế thiết bị, phụ kiện trong các công trình, dự án về xử lý nước; dịch

vụ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị xử lý nước

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh

Chức năng của các phòng ban:

 Phòng Kinh doanh

Phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh của công

ty, chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng các

Phòng xuấtnhập khẩu

Giám đốc

Đội thi công –

lắp đặt Phòng kinh doanh Phòng kế toán -tài chính Phòng tổ chức hành chính

Trợ lý giám đốc

Chi nhánhTp.HCM

Chi nhánh

Hà Nội

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

Trang 25

chiến lược phát triển thị trường, kế hoạch về kinh doanh chịu trách nhiệm về các hoạtđộng của phòng trước giám đốc.

 Phòng Kế toán - Tài chính

Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công tybằng cách thu thập chứng từ, thu nhận chứng từ, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, tínhtoán, tổng hợp phân tích để đưa ra các thông tin dưới dạng các báo cáo kinh tế

 Phòng Tổ chức Hành chính

Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc tronglĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chínhsách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công

ty Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chếcông ty, làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty

 Phòng xuất nhập khẩu

Là bộ phận có nhiệm vụ thiết lập quan hệ với các đối tác nước ngoài Lập và thựchiện các kế hoạch xuất – nhập khẩu của công ty Đồng thời, tìm kiếm đối tác cung cấpcác máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến từ các nước ngoài để phục vụ cho công tácbán hàng, phân phối sản phẩm của công ty

 Đội thi công – lắp đặt

Đây chính là bộ phận thực hiện công tác lắp đặt, sửa chữa, xây dựng các côngtrình, dự án mà công ty nhận được Đội thi công – lắp đặt được cơ cấu giống như một

tổ chức độc lập dưới sự kiểm soát của giám đốc và hoạt động trong mối quan hệ tươngtác với các phòng ban khác trong công ty

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh

Hiện tại công ty đang thực hiện kinh doanh trên các ngành nghề:

 Buôn bán thiết bị xử lý nước

 Thoát nước, xử lý nước thải

 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước

 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, công nhiệp và công trình công ích.Các sản phẩm kinh doanh của Công ty là sản phẩm mang tính chất kĩ thuật vì vậycác nhân viên trong Công ty được khuyến khích tự chia sẻ các kiến thức về sản phẩmcũng như kĩ năng bán hàng với nhau, tạo ra môi trường đoàn kết thống nhất trongdoanh nghiệp

Ngày đăng: 18/06/2015, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w