2.3.2.1.Những nhược điểm
Thứ nhất: Quá trình phát triển VHDN của Công ty được duy trì trong một thời gian dài mà chưa tạo ra sự đặc biệt, nổi bật.
Phần lớn các nhân viên đánh giá thực trạng phát triển VHDN của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh trong thời gian qua ở mức bình thường (90%). Công ty chưa xây dựng một quy trình phát triển VHDN cụ thể. Việc xây dựng các chính sách, kế hoạch đến việc triển khai VHDN chưa được thống nhất, đồng bộ toàn diện phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty.
Thứ hai: Việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình phát triển VHDN chưa có định hướng thống nhất, đồng bộ vì vậy chưa mang lại hiệu quả cao.
Các biểu trưng hữu hình của Quang Minh đã được xây dựng nhưng chưa được đầu tư, phát triển để qua đó thể hiện những nét đặc trưng nổi bật. Các yếu tố quan trọng của VHDN như đồng phục cho các nhân viên chưa được áp dụng, kiến trúc văn phòng chưa được đầu tư quan tâm đúng mức, những yếu tố quan trọng này cần được xem xét, đầu tư, quan tâm hơn để góp phần củng cố hình ảnh của Công ty.
Thứ ba: Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty còn yếu kém
Thương hiệu chính là biểu hiện các giá trị văn hóa của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng thương hiệu đồng nghĩa với việc xây dựng các yếu tố hữu hình của VHDN. Công ty còn tồn tại hạn chế trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, công việc này đơn thuần chỉ là công việc của bộ phận ban lãnh đạo trong khi đó phát triển văn hóa của doanh nghiệp là trách nhiệm của cả tập thể.
Thứ tư: Công ty chưa chú trọng đến việc truyền bá những giá trị cốt lõi cho nhân viên
Các giá trị văn hóa của Công ty được xây dựng, nhưng Công ty chưa có các chương trình, kế hoạch truyền bá những giá trị VHDN. Công ty chưa có các buổi sinh hoạt truyền thống giáo dục hành vi ứng xử, truyền bá giá trị giúp nhân viên thấy được lợi ích các công việc cần phải làm, các hành vi cần phải thực hiện trong quá trình phát triển VHDN để từ đó nhân viên có động lực, và ý thức tự giác trong công việc.
Thứ năm: Trong quá trình phát triển văn hóa các nguyên tắc, chuẩn mực hành vi chưa được Công ty quan tâm đúng mức.
Phần lớn các chuẩn mực, quy tắc bất thành văn chưa có sự kiểm soát, định hướng cho phù hợp từ phía Công ty, chưa mang tính chủ động xây dựng, thống nhất chung cho toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hoá lãnh đạo, xây dựng tiêu chuẩn, hành vi của cán bộ, công nhân viên, phát triển những nét bản sắc văn hoá và hình ảnh hướng tới khách hàng là những vấn đề cần được quan tâm để văn hoá doanh nghiệp của Quang Minh thực sự phát huy được sức mạnh tập thể thống nhất vì mục tiêu phát triển dài lâu và bền vững.
2.3.2.2.Nguyên nhân
a, Nguyên nhân khách quan
Văn hóa doanh nghiệp Công ty Xây dựng và Thương mại Quang Minh phát triển trong nền văn hóa và môi trường chung cả cả nước. Chính vì vậy, nó chịu tác động bởi tình hình phát triển chung của đất nước về văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nhân, các chuẩn mực hành vi ứng xử chung, chính sách pháp luật, sự phát triển chóng mặt của công nghệ.
Xây dựng VHDN là một quá trình kiên nhẫn và lâu dài, với thời gian lịch sử ngắn sẽ là không đủ để tạo nên sự thay đổi lớn trong việc tích lũy và mở rộng các giá trị VHDN.
Điều kiện tài chính doanh nghiệp còn hạn hẹp: quy mô vốn nhỏ; trụ sở công ty
được thuê lại nên khó khăn trong việc cải tạo, nâng cấp, điều chỉnh cho phù hợp với VHDN của công ty; đầu tư cho các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt, bồi dưỡng, đào tạo sẽ phần nào bị hạn chế.
Thiếu sót từ ban lãnh đạo: Công ty chưa có bộ phận, cá nhân chuyên phụ trách
về vấn đề phát triển văn hóa của doanh nghiệp, giám đốc ôm quá nhiều việc dẫn tới nhiều thiếu sót như trong việc truyền bá những giá trị cốt lõi cho nhân viên hay việc xây dựng các tiêu chuẩn, các quy tắc về hành vi ứng xử, xây dựng hình tượng tấm gương điển hình trong doanh nghiệp; sự không đồng bộ trong xây dựng, triển khai VHDN.
Mức độ nhận thức, thái độ của nhân viên: Một số thành viên trong công ty còn
mang nặng tính cá nhân, thiếu tính tập thể, thiếu tinh thần trách nhiệm đặc biệt là đối với sự thay đổi trong quá trình phát triển VHDN gặp phải sự chống đối của một số nhân viên cũ là những người làm việc trong Công ty đã lâu, là các khai quốc công thần, những người chủ chốt trong đơn vị.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓADOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI