1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC

58 796 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 686 KB

Nội dung

Công ty đạt được một số thànhtựu đáng kể như: Công ty đã xây dựng được cho mình một cơ chế quản lý hiệu quả tạocho cán bộ nhân viên công ty có một môi trường làm việc lành mạnh, thoải má

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay, giao lưu hàng hóa trên phạm vi toàn cầu đã trở nên phổ biến, việc áp dụng ISO đã trở thành thông lệ quốc tế chất lượng không còn tạo lợi thế cạnh tranh mà dần trở thành điều kiện cần thiết để có thể tham gia thị trường toàn cầu Bởi vậy mà các giá trị văn hóa doanh nghiệp dần trở thành vũ khí cạnh tranh hiệu quả của các công ty trên thế giới Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của công ty, một văn hóa doanh nghiệp mạnh giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp, uy tín, tạo dựng niềm tin với khách

hàng và đối tác kinh doanh, thu hút nguồn lao động giỏi đến với công ty, từ đó tạo ranhững lợi ích thiết thực cho công ty như: giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trịthương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cậnnhững thị trường mới

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, công ty TNHH giảipháp phần mềm đã có những đầu tư không nhỏ đến công tác xây dựng và phát triểnvăn hóa doanh nghiệp từ những ngày đầu thành lập Công ty đạt được một số thànhtựu đáng kể như: Công ty đã xây dựng được cho mình một cơ chế quản lý hiệu quả tạocho cán bộ nhân viên công ty có một môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái, côngbình, hiện đại, năng động và hiệu quả, phát huy tối đa năng lực làm việc, tính năngđộng và sáng tạo của mỗi nhân viên; Các nghi lễ, nghi thức, phong trào, hoạt động tậpthể trong công ty được tổ chức thường xuyên thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạocông ty, luôn chăm lo đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên; Có sự đầu tư kỹlưỡng về địa điểm đặt trụ sở thuận tiện trong giao dịch đối với khách hàng và các đốitác kinh doanh, kiến trúc trụ sở có tiêu chuẩn hạng A về không gian và trang thiết bịlàm việc, tòa nhà được đánh giá là tòa nhà thông minh với thiết kế hiện đại giúp chocán bộ nhân viên công ty có môi trường làm việc thoải mái; Công ty đã có một sốthành công nhất định trong việc xây dựng bản sắc thương hiệu, các giá trị cốt lõi, cácgiá trị theo đuổi của doanh nghiệp như: sứ mệnh kinh doanh, tầm nhìn chiến lược, mụctiêu phát triển,slogan, biểu tượng thương hiệu,…

Tuy nhiên công ty không tránh khỏi những mặt hạn chế còn tồn tại, cần khắc phụctrong công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty Trong quá trình thực tập,nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận em đã có thời gian tìm hiểu về công ty, côngtác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại trụ sở công ty TNHH giải pháp phầnmềm CMC Từ đó nhận ra một số mặt hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới nhằmđưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHHgiải pháp phần mềm CMC

Luận văn giải quyết một số mặt hạn chế cần khắc phục của công ty như: Công tychưa có quy định rõ ràng về phong cách ăn mặc như quần áo đồng phục, thẻ nhânviên,…cho mỗi cán bộ nhân viên trong công ty; Công ty chưa xây dựng cho mìnhnhững giai thoại, bài hát truyền thống điển hình, hình tượng điển hình của công ty,chưa có chuẩn mực hành vi, thái độ và phong cách làm việc cho các thành viên củacông ty; chưa dung hòa được các tư tưởng cá nhân trong tập thể dẫn tới chưa thốngnhất tư tưởng thành viên trong công ty; Công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp còngặp nhiều trở ngại bởi lối suy nghĩ cũ, chậm thay đổi; Công tác kiểm soát trong xâydựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa được sát sao

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đãnhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô và Ban lãnh đạo cùng toànthể các cán bộ công nhân viên trong công ty nơi em thực tập

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản trị Doanh nghiệp Đặcbiệt là PGS.TS Trần Hùng, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trongquá trình thực tập để em có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này

Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên công tyTNHH MTV giải pháp phần mềm CMC, cán bộ nhân viên phòng hành chính tổ chức,phòng kế hoạch kinh doanh,…đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty vàthực hiện đề tài nghiên cứu này

Do đề tài còn khá mới mẻ, có nhiều ý kiến và những cách tiếp cận khác nhau,thời gian thực tập, kinh nghiệm và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên trong luânvăn không thể tránh khỏi những thiết sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ

và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo công ty TNHH giải phápphần mềm CMC, để em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình một cách xất sắc Mộtlần nữa, em chân thành cảm ơn PGS TS Trần Hùng và Ban lãnh đạo cũng như tập thểcán bộ nhân viên công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC đã hướng dẫn và chỉ bảotận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Dương Việt Dũng

Trang 3

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

TÓM LƯỢC 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ HÌNH VẼ 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6

PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nguyên cứu đề tài 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu đề tài 7

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 8

1.1 Một số khái niệm cơ bản 8

1.1.1 Khái niệm về văn hóa 8

1.1.2 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 9

1.2 Các giá trị cốt lõi cấu thành văn hóa doanh nghiệp 10

1.2.1 Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp 10

1.2.2 Vai trò của phát triển văn hóa doanh nghiệp 14

1.2.3 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với văn hóa kinh doanh và văn hóa dân tộc 17

1.2.4 Các nhân tốt ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMC TRONG GIẠN ĐOẠN HIỆN NAY 21

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 22

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 23

Trang 4

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Công ty 25

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 25

2.2 Các nhân tố cấu thành nên văn hóa Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC 26

2.2.1 Các nhân tố truyền thống 26

2.2.2 Giá trị văn hóa cốt lõi 28

2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC 30

2.3.1 Nhân tố môi trường bên ngoài 30

2.3.1.1 Văn hóa dân tộc 30

2.3.1.2 Môi trường kinh doanh 31

2.3.2 Nhân tố môi trường bên trong 31

2.3.2.1 Bộ phận lãnh đạo công ty 31

2.3.2.2 Các thành viên trong công ty 32

2.3.2.3 Lịch sử hình thành của công ty 32

2.4 Thực trạng công ty 33

2.4.1 Kết quả xử lý kết quả dữ liệu sơ cấp 33

2.4.2 Kết quả xử lý kết quả dữ liệu sơ cấp 35

2.5 Những vấn đề đăt ra với việc phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC 40

2.5.1 Những thành tựu đã đạt được 40

2.5.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục 41

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 44

3.1 Phương hướng hoạt động cuả Công ty từ nay đến năm 2015 44

3.2 Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC 47

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty CMCSoft

Bảng 2.1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH giải pháp phần mềmCMC

Bảng 2.4.1: Số liệu về nhận thức của cán bộ nhân viên về biểu hiện các yếu tố cấuthành nên giá trị văn hóa điển hình của CMCSoft

Bảng 2.4.2: Số liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của công tyCMCSoft

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ILO : Tổ chức lao động quốc tế

PGS TS : Phó giáo sư tiến sĩ

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập được nhận thức là xu thế phát triển của toàn thếgiới hiện nay và mọi tổ chức muốn phát triền một cách bền vững đều hướng tới xu thếnày Trong thời đại mà hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽnhư hiện nay buộc các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải tìm chomình cách thức hội nhập đảm bảo đúng đắn hiệu quả Đã có rất nhiều các cuốn sách,cuộc nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng một trong những những yếu tổ hàng đầugiúp thúc đẩy sự hội nhập và tạo ra sự thành công của doanh nghiệp chính là văn hóadoanh nghiệp

Văn hóa chính là thước đo cho sự phát triển của xã hội Khi một xã hội phát triểnđến các mức độ nhất định, cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triểncủa tri thức xã hội, các giá trị tinh thần dần được thay đổi để phù hợp Điều này được

thể hiện rất rõ từ năm 2007 khi nước ta tham gia vào tổ chức WTO – thương mại thế giới, nền văn hóa đã thay đổi không ngừng việc gìn giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống song hành cùng sự hội nhập và pha lẫn nét văn hóa nước ngoài đặc biệt là văn hóa phương tây đã và đang tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đa dạng phong phú nhiều màu sắc Bên cạnh sự phát triển của văn hóa đất nước thì trong một doanh nghiệp – được coi như 1 tế bào của xã hội cũng vậy, sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong xu thế hội nhập quốc tế càng làm tăng thêm sự giao thoa giữa văn hóa các doanh nghiệp nước nhà đối với các tập đoàn, doanh nghiệp thành công trên thế giới Bản sắc văn hóa doanh nghiệp trở thành tiêu chí đánh giá doanh nghiệp, thể hiện mức

độ phát triển của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tác động rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của nhân viên cũng như sự phát triển của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều có những nét dị biết khác nhau về nhân lực, cơ cấu tổ chức, quan điểm, mục tiêu, tiềm lực tài chính, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh,… Những nét riêng nét đặc biệt đó tạo cho doanh nghiệp một văn hóa riêng, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp tác động đến sự thành công

Trang 8

trong kinh doanh, đôi khi quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì vậy

mà ngày nay văn hóa doanh nghiệp được coi như một tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp thu hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các nhân viên, thúc đẩy niềm tin, niềm tự hào về doanh nghiệp, tạo động lực trong thực thi công việc, phát huy sự sáng tạo, nâng cao trách nhiệm và sự nhiệt huyết thông qua đó giảm bớt

đi các rủi ro trong kinh doanh Nhận thức được các lợi ích của văn hóa doanh nghiệp mang lại, mà giờ đây xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của một doanh nghiệp Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp có thể coi như xu hướng phát triển tất yếu cần đạt đươc, là kim chỉ nam cho sự phát triển của doanh nghiệp nền kinh tế thị trường hiện nay Một doanh nghiệp mạnh

sẽ có văn hóa doanh nghiệp mạnh và ngược lại khi một doanh nghiệp sở hữu một văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ thể hiện một doanh nghiệp mạnh với những tiềm lực về con người và kinh tế vững mạnh.

Việt Nam hiện nay, khái niệm về văn hóa doanh nghiệp đã không còn mới mẻ vàdần nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các tổ chức, doanh nghiệp Tuy nhiên sự nhậnthức về văn hóa doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự nhất quán và đúngđắn, chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp nên nhiềudoanh nghiệp vẫn còn coi nhẹ việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Cácdoanh nghiệp đa phần vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hạn chế nhiều ở nguồn lựctài chính, nguồn nhân lực có trình độ, công nghệ- cơ sở vật chán còn nghèo nàn chưatheo kịp thời đại, đặc biệt là tâm lý kinh doanh theo kiểu chộp- giật dẫn tới công tácxây dựng, tổ chức, kiểm soát và phát triển văn hóa doanh nghiệp ở các công ty cònnhiều hạn chế Nhưng thuận theo quy luật kinh tế, dòng vận động của thị trường, đểtồn tài và phát triển buộc doanh nghiệp phải có một nền tàng văn hóa doanh nghiệpbền vững, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lên sự thành công cho doanh nghiệp.Nắm được tầm quan trọng của vấn đề này Công ty TNHH giải pháp phần mềmCMC đã không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm tạolên bản sắc văn hóa riêng cho mình, thu hút khách hàng, nhân viên và các đối tác kinhdoanh Trong quá trình thực tập, khát sát và tìm hiểu tại công ty, em nhận thấy việcphát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty đã đạt được những thành công nhất định

Trang 9

tuy nhiên vẫn chưa thật sự hoàn thiện cần phải tiếp tục đi sâu giải quyết, tìm ra các giảipháp điều chỉnh kịp thời

2 Tổng quan tình hình nguyên cứu đề tài

Trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài “ Phát triển văn hóa doanh nghiệptại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC” em có tham khảo 3 đề tại khóa luận :

Đề tài thứ nhất: “ Phát triển một số giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của văn phòng công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát”- tác giả: Vũ Thị Ngọc, sinh viên K41A3 Luận văn này cung cấp khá đầy đủ lý luận về sự phát triển các giá trị

văn hóa doanh nghiệp điển hình, chỉ ra biểu hiện của các giá trị điển hình cấu thànhnên văn hóa công ty Hưng phát, những ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới việcphát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của Văn phòng công ty Hưngphát Luận văn đã chỉ ra một số mặt tồn tại cần khắc phục của công ty Hưng Phát như:

Do công ty mới thành lập chưa có nhiều sự đầu tư về thời gian và tiền bạc vào xâydựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp; sự đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho quátrình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa đồng bộ; Một số thành viêncòn làm việc cầm chừng, ngại phấn đấu gây ảnh hưởng tới không khí làm việc chung;Văn hóa ứng xử, hành vi giao tiếp của một số nhân viên còn nhiều yếu kém; Quá trìnhxây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ và toàn diện Từ

đó luận văn đưa ra một số cách giải quyết như: Nâng cao nhận thức về văn hóa doanhnghiệp, giá trị văn hóa điển hình và vai trò của việc phát triển các giá trị văn hóa điểnhình với doanh nghiệp; Hoàn thiện quy trình để phát triển các giá trị văn hóa doanhnghiệp điển hình; Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc xây dựng và pháttriển các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình trong công ty; Nên tập trung đầu tư,phát triển vào một số giá trị văn hóa điển hình của doanh nghiệp như: Văn hóa ứng

xử, thương hiệu, các lễ nghi và hoạt động tập thể, các giá trị cố lõi của doanh nghiệp

Đề tài thứ hai: “xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia”- tác giả: Phạm Thị Sen, sinh viên: K5HQ1C Luận văn này

cung cấp khá đầy đủ lý luận về sự phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp điểnhình, chỉ ra cụ thể biểu hiện của các văn hóa công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia Luậnvăn chỉ ra 5 mặt tồn tại cần khắc phục của công ty như: Do công ty mới thành lập chưa

có nhiều sự đầu tư về thời gian và tiền bạc vào xây dựng và phát triển văn hóa doanh

Trang 10

nghiệp; Một số thành viên còn làm việc cầm chừng, ngại phấn đấu gây ảnh hưởng tớikhông khí làm việc chung; Văn hóa ứng xử, hành vi giao tiếp của một số nhân viêncòn nhiều yếu kém, công tác truyền đạt thông tin giữa các phòng ban còn kém; Sự đầu

tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưađồng bộ; Quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ vàtoàn diện Từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanhnghiệp tại công ty như: Xây dựng chuẩn mực hành vi cho nhà quản trị với người laođộng; Đẩy mạnh công tác đào tạo văn hóa kinh doanh; Nâng cao năng lực đội ngũ nhânviên; Nâng cao ý thức tự hào về bản sắc văn hóa doanh nghiệp trong lòng mỗi cán bộcông nhân viên; Tăng cường công tác điều tra giám sát việc tiếp thu, duy trì và phát triểntruyền thống văn hóa trong doanh nghiệp; Tích cực phát triển và quảng bá hình ảnh doanhnghiệp; Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho quá trình xây dựng và phát triển vănhóa doanh nghiệp Bên cạnh đó luận văn còn đưa ra một số kiến nghị với nhà nước như:Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho văn hóa doanh nghiệp phát triển, tạo một sânchơi bình đẳng, công bằng lành mạnh cho các doanh nghiệp; Nhà nước cần phải tuyêntruyền, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái làm giàu cho mình

và cho đất nước; Nhà nước cần tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau vàvới toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp; Nhà nước cầncung cấp các thông tin, các kiến thức cần thiết cho doanh nghiệp để phục vụ cho quá trìnhxây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp;

Đề tài thứ ba: “Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV Thương mại Hà Tâm”- tác giả: Mai Xuân Thảo, sinh viên K5HQ1C Luận văn

này cung cấp khá đầy đủ lý luận về sự phát triển văn hóa doanh nghiệp, khá cụ thểbiểu hiện của các văn hóa công ty TNHH MTV Thương mại Hà Tâm Luận văn đã chỉ

ra 4 mặt tồn tại cần khắc phục của công ty như: Công ty chưa xây dựng cho mình mộttrong các biểu hiện của VHDN là phong cách ăn mặc như quần áo đồng phục, thẻ nhânviên,…cho mỗi CBCNV trong công ty; Công ty chưa tạo ra các giai thoại, bài háttruyền thống, ấn phẩm điển hình cũng như chưa xây dựng cho mình một hình tượngđiển hình; Việc xây dựng và phát triển VHDN của công ty vẫn chưa thực sự đồng bộ

và mạnh toàn diện; Công ty cần xây dựng và hoàn thiện hơn nữa chính sách đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật cũng như chính sách gìn giữ và phát huy những nhân viên giỏi

Trang 11

Qua đó luận văn đưa ra 5 giải pháp, kiến nghị về việc xây dựng và phát triển VHDNtại công ty TNHH MTV Thương mại Hà Tâm như sau: Tổ chức các buổi tọa đàm đểtuyên truyền nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về vai trò của văn hóa doanh nghiệpdối với công ty; Chấn chỉnh lại thái độ và phong cách làm việc; Quan tâm tới ban lãnhđạo công ty; Cơ cấu lại một số chính sách nhân sự của công ty; Định hướng tiếp thu cóchọn lọc các giá trị văn hóa mới.

Tìm hiểu về 3 đề tài trên đã giúp em có cái nhìn cơ bản hơn về các lý thuyết vănhóa doanh nghiệp, sự vận dụng của văn hóa doanh nghiệp vào đời sống công ty, giúp

em có thêm kiến thức và kinh nghiệm tiếp cận văn hóa doanh nghiệp nơi công ty thực

tập, phục vụ việc hoàn thành đề tài khóa luận của bản thân: “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC”.

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận về văn hóa doanh nghiệp và nghiên cứutìm hiểu công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty nhằm đề xuất các giảipháp hoàn thiện công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH giải phápphần mềm CMC

3.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, nghiên cứu một số lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp trên nhiều khíacanh, nhiều góc độ khác nhau, làm rõ khái niệm về văn hóa doanh nghiệp một cách hệthống, các vai trò và giá trị của văn hóa doanh nghiệp đối với các hoạt động sản xuấtkinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của Công ty

Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công

ty các mặt như: các vấn đề còn tồn tại, những mặt mạnh, mặt yếu thông qua quá trìnhnghiên cứu, tìm hiểu, điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp

Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công tyTNHH giải pháp phần mềm CMC

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH giải

pháp phần mềm CMC

Trang 12

Thời gian: Nghiên cứu quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty

TNHH giải pháp phần mềm CMC từ năm 2010- 2012

Không gian: Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC

Nội dung: Đề tại nghiên cứu lý luận về văn hóa, văn hóa kinh doanh, văn hóa

doanh nghiệp, thực trạng công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp và các giải phápnhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại công ty TNHH giải pháp phần mềmCMC để thu thập những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài em đã sử dụng 2phương pháp là: phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp và phương pháp thuthập và xử lý dữ liệu thứ cấp

a) Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp.

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thuthập trực tiếp từ văn phòng giao dịch công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC nhằmmục đích điều tra, nghiên cứu cho việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệpcủa công ty Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện đề tài em sử dụng phối hợp một sốphương pháp:

Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu

xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn,… để thu nhận các thông tin

từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục đích chủ yếu nhằm

đánh giá một cách khái quát nhất về tình hình văn hóa doanh nghiệp tại công ty

Phương pháp điều tra: Phiếu điều tra là một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lờiđược sắp xếp theo logic nhất định (bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câuhỏi mở) dành cho các đối tượng cần nghiên cứu, đây là công cụ ghi chép và lưu giữ kếtquả thu thập được trong cuộc điều tra, trong đó in sẵn nội dung và tiêu thức tìm hiểu Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn là một phương pháp được sử dụngrộng rãi nhất trong việc nghiên cứu xã hội Phương pháp này chủ yếu dùng phỏng vấntrực tiếp ban lãnh đạo của công ty TNHH giải pháp phần mềm như: Tổng giám đốc,giám đốc, trưởng phòng hành chính nhân sự, trưởng phòng kinh doanh với các chủ đề

và nội dung gồm mỗi đối tượng 2 câu hỏi phỏng vấn Với phương pháp này có thể chủđộng thay đổi

Trang 13

b) Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích cóthể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệuchưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Dữ liệu thứ cấp không phải

do người nghiên cứu trực tiếp thu thập Nhằm mục đích điều tra, nghiên cứu cho việcxây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty trong quá trình nghiên cứuhoàn thiện đề tài em tiến hành thu thập các thông tin từ: bản báo cáo tài chính hợp nhấthàng năm của công ty, bản báo cáo thường niên của công ty, những bài viết trêninternet về văn hóa CMCSoft, diễn đàn, giáo trình, ấn phẩm, tạp chí viết về văn hóadoanh nghiệp,… Tiến hành xử lý những dữ liệu thứ cấp bằng : Phương pháp phân tíchthống kê và Phương pháp so sánh

Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp thống kê các dữ liệu thứ cấp thuthập được và tiến hành phân tích, đưa ra các nhận định cụ thể nhất về xây dựng và pháttriển văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC trong thờigian qua

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng các thông tin sơ cấp và thông tinthứ cấp đã thu thập được so sánh chúng với nhau để từ đó rút ra các kết luận thông quachênh lệch của các số liệu, thông tin Dựa vào những chênh lệch này để đánh giá cácthông tin và đưa ra các nhận định về việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệpcủa công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC trong thời gian tới

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, doanh mục sơ đồ,hình vẽ, danh mục các từ viết tắt và phụ lục thì luận văn của em bao gồm 3 chương sau:

CHƯƠNG 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp

Chương II Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC trong giai đoạn hiện nay Chương III: Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC trong giai đoạn hiện nay

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA

DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liênquan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Có nhiều định nghĩakhác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khácnhau Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và ClydeKluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong cáccông trình nổi tiếng thế giới Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiêncứu như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hộihọc, và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.Một số khái niệm :

Theo nhà nhân chủng học E.B.Tylor đưa ra năm 1871: “ Văn hóa doanh nghiệp

là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật

lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách

là thành viên của một xã hội”[1] Theo khái niệm này, văn hóa bao gồm tất cả nhữnglĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạođức, pháp luật … đây chính là các lĩnh vực sáng tạo của con người

Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo vềtinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng giađình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệthuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệthống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”[2]; Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng ( ký hiệu) chi phối cách ứng xư và giatiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”[3]

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống ,loài người mới phát minh và sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoahọc, tôn giáo, văn hóa học nghề, những công cụ trong sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc

ở và các phương tiện, phương thức sinh hoạt cùng với toàn bộ những sáng tạo và phát

Trang 15

minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùngvới biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu củađời sống và đòi hỏi của sinh tồn”[4] Theo khái niệm này văn hóa sẽ bao gồm toàn bộnhững gì do con người sáng tạo ra và phát minh ra.

Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm: “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vậtchất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[5].Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên chúng ta có thể hiểu một cách khái quátnhất theo quan điểm sau:

“ Văn hóa là toàn bộ các giá trị về vật chất và tinh thần do con người được sáng tạo ra trong quá trình lao động ( từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và xã hội) và tính cách của từng tộc người Văn hóa ảnh hướng tới tình cảm, ý nghĩ và hành vi của con người”.

1.1.2 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp như một đặc điểm để phân biệt giữa doanh nghiệp này vớidoanh nghiệp khác Văn hóa doanh nghiệp mỗi nơi hiểu theo mỗi cách, mỗi doanhnghiệp đều có những cách làm khác nhau Nhưng dù cách nào đi nữa, cũng khôngngoài mục đích cuối cùng là nhằm tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất, thuận lợi,tạo niềm tin cho nhân viên, để họ gắn bó với công ty và hơn nữa là thu hút nguồn lựcnhững nhân viên tài năng về với doanh nghiệp, cùng chung tay phát triển doanhnghiệp Hiện nay văn hóa doanh nghiệp được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, từ

đó xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau, thông qua việc tìm hiểu các khái niệm này ta

có thể hiểu về văn hóa doanh nghiệp một cách toàn diện nhất:

Theo Georges de Saite Mairie chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ “văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, cácđiều cấm kị, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanhnghiệp”[6] Khái niệm này đã nêu ra tương đối đầy đủ các đặc điểm và thành tố cấuthành lên văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên khái niệm này vẫn còn chưa đề cập đầy đủ

vì văn hóa doanh nghiệp là tất cả các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quátrình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Trang 16

Theo tổ chức lao động quốc tế ( ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặcbiệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễnghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”[7]

Theo quan điểm của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “Văn hóadoanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công tyhọc được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môitrường xung quanh”[7]

Theo quan điểm của hai học giả là Rolff Bergman và Ian Stagg đồng thờ

i là giảng viên của khoa quản trị kinh doanh trường đại học Monash - Úc cho rằng: “V

ăn

hoá doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung bao trùm lên toà

n bộ doanh nghiệp, có tính chất quyết định tới mọi hành vi và hoạt động của toàn bộ cá

c thành viên trong doanh nghiệp đó”[8]

Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp nhưng thôngqua một số cách hiểu trên ta có thể rút ra một khái niệm khái quát về văn hóa doanhnghiệp như sau:

“ Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; Là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong doanh nghiệp đồng thuận áp dụng theo và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng tới tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của các thành viên”

1.2 Các giá trị cốt lõi cấu thành văn hóa doanh nghiệp.

1.2.1 Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, vì vậy mà văn hóa doanhnghiệp chỉ có thể được biểu hiện thông qua những dấu hiệu hay biểu trưng điển hình.Cũng theo cách tiếp cận này, văn hóa doanh nghiệp được biểu hiện thông qua hai yếu tố

cơ bản: một là các yếu tố hữu hình của văn hóa doanh nghiệp (những gì mọi người có thể

dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy những giá trị, triết lý cần được tôn trọng) và hai yếu

tố vô hình của văn hóa doanh nghiệp (những yếu tố thể hiện mức độ nhận thức đạt được ởcác thành viên và những người hữu quan về văn hóa doanh nghiệp)

Trang 17

Thứ nhất, các yếu tổ hữu hình của văn hóa doanh nghiệp:

Kiến trúc đặc trưng : Bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất, đây là

một giá trị văn hóa rất quan trọng, vì tại mỗi doanh nghiệp điều đầu tiên mà kháchhàng và đối tác cảm nhận được khi đến làm việc là kiến trúc công ty, nó thể hiện hìnhảnh và bộ mặt của công ty trong những mối quan hệ lâu dài sau này Phần lớn nhữngcông ty thành đạt hay đang phát triển hoặc muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sựkhác biệt, thành công và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và

đồ sộ, đó chính là biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng về doanhnghiệp Bên cạnh đó những thiết kế nội thất cũng rất được quan tâm, từ những lớn nhưtiêu chuẩn về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nội thất như mặt bằnglàm việc, quầy, bàn ghế, phòng làm việc, giá để hàng, lối đi, trang phục đến các chitiết nhỏ như đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trong phòng vệsinh…tất cả đều được thiết kế sao cho tiện ích dễ sử dụng, tạo ấn tượng thân quen thểhiện thiện trí và sự quan tâm

Nghi lễ, nghi thức: Đó là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị

kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa-xã hội chính thức, nghiêmtrang, tình cảm được tổ chức định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ trongdoanh nghiệp, giới thiệu về những giá trị được doanh nghiệp coi trọng và thường được

tổ chức vì lợi ích của những người tham dự Có bốn loại nghi lễ cơ bản: Nghi lễchuyển giao (khai mạc, bổ nhiệm thành viên mới chức vụ mới, lễ ra mắt…), nghi lễcủng cố (phát phần thưởng, tuyên dương trong các cuộc thi lao động giỏi…), Nghi lễnhắc nhở (sinh hoạt văn hóa, chuyên môn, khoa học…), nghi lễ liên kết (lễ hội, liênhoan, giao lưu văn nghệ, thể thao, tổ chức sự kiện…)

Biểu tượng: Là một thứ gì đó, biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có

tác dụng giúp cho mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị Các công trìnhkiến trúc, lễ nghi, giá thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng,bởi thông qua những giá trị vật chất, cụ thể, hữu hình, các biểu trưng này đều muốntruyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong Một biểu tượng khác là logo haymột tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện về hình tượng của một tổ chức, mộtdoanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông Các biểu tượng vật chất nàythường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý của người thấy nó vào một vài

Trang 18

chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt được những giá trị chủ đạo mà tổ chứcdoanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó.

Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình: Đây chính là các bài học kinh

nghiệp hay minh họa điển hình, mẫu mực, dễ hiểu về văn hóa doanh nghiệp được rút

ra từ việc thực hiện thành công hay thất bại một giá trị, triết lý Mẩu chuyện là nhữngcâu chuyện thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình về những giá trị,triết lý của văn hóa doanh nghiệp được các nhân viên trong doanh nghiệp thườngxuyên nhắc lại và phổ biến những nhân viên mới Một số mẩu truyện gắn với sự kiệnmang tính lịch sử và có thể khái quát hóa hoặc hư cấu thêm trở thành những giai thoại.Trong các mẩu chuyện kể thường xuất hiện những tấm gương điển hình, đó là nhữnghình mẫu lý tưởng về hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hóa doanh nghiệp

Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Đây là cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý hoạt động, kinh

doanh của một công ty, nó được coi như là một vũ khí quảng cáo, tiếp thị, xây dựngthương hiệu và cạnh tranh vô cùng quan trọng Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nhữngcâu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tài một ýnghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người liên quan Khẩu hiệu là hình thức

dễ nhập tâm, không chỉ được nhân viên mà cả khách hàng và nhiều người khác cũngthường xuyên nhắc tới Vì vậy khẩu hiệu thường rất đơn giản dễ nhớ và cũng có tácdụng khích lệ tinh thần lao động của các thành viên trong doanh nghiệp

Ấn phẩm điển hình: Đây là những tư liệu chính thức có thể giúp mọi người có thể

nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp Chúng có thể là bản tuyên bố

sứ mệnh, báo cáo thường niên, tái liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sổ vàng truyềnthống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phầm và công

ty, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo hành Đối với doanh nghiệp, thông quanhững tài liệu này doanh nghiệp làm rõ được mục tiêu, phương châm hành động, niềmtin và giá trị chủ đạo triết lý quản lý, thái độ đối với lao động, công ty, người tiêudùng, xã hội; Đối với khách hàng và những người liên quan, đây chính là những căn

cứ để xác định tính khả thi, hiệu lực của văn hóa doanh nghiệp

Thứ hai, yếu tố vô hình của văn hóa doanh nghiệp

Giá trị: Giá trị là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những chuẩn

mực đạo đức và cho biết con người cần thực hiện như thế nào Những giá trị trong văn

Trang 19

hóa doanh nghiệp và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông quá cácyếu tố hữu hình và những nhắc đi nhắc lại trong các chương trình đạo đức được cácthành viên tổ chức và những người liên quan tiếp nhận, tiếp thu và dần chuyển hóathành cách chuẩn mực hành vi trong những hoàn cảnh nhất định Ở các doanh nghiệpluôn đánh giá cao tính trung thực, nhất quán và sự cởi mở, nhân viên luôn hiểu rằng họcần hành động một cách thật thà, kiên định và thẳng thắn

Thái độ: Thái độ được định nghĩa là một thói quant ư duy theo kinh nghiệp để

phản ứng theo một cách thức nhất quán thể hiện sự mong muốn hoặc không mongmuốn đối với sự vật, hiện tượng Thái độ được hình thành theo thời gian từ sự tiếp thu,phân tích những giá trị của văn hóa doanh nghiệp và trên cơ sở những giá trị và triết lý

đã được nhận thức Thái độ của con người bị ảnh hưởng từ cảm giác và tình cảm,chúng tương đối ổn định và có những ảnh hưởng nhất định tới hành động

Niềm tin : Niềm tin là đề cập đến mọi người cho rằng làm thế nào là đúng, làm

thế nào là sai; là giá trị được hình thành một cách bững chắc về một cách thức hànhđộng hay trạng thái nhất định.Thực tế, khái niệm đúng-sai rất khó tách rời vì trongniềm tin luôn chứa đựng các giá trị và triết lý đã nhận thức, nhưng mức đệ nhận thứcphát triển ở mức độ cao hơn Khi nhận thức ở cấp độ niềm tin, con người luôn có xuthế hành động một cách chủ động, tự nguyện,; bộc lộ trạng thái tình cảm thông qua sự

tự giác và sự nhiệt tình trong hành động

Lý tưởng/ Sứ mệnh: Lý tưởng được định nghĩa là sự vận dụng lý luận vào thực

tiễn Ở mức độ nhận thức này, trạng thái tình cảm của con người không chỉ là sự tựgiác và lòng nhiệt tình, mà hơn thế nữa còn là sự sẵn sang hy sinh và cống hiến Lýtưởng tác động mạnh mẽ đến hành động, tình cảm của nhân viên, tạo ra động lực vànhững hành động cụ thể thể hiện sự cảm thông, chia sẻ và cống hiến

Giá trị, niềm tin, thái độ hay lý tưởng đều được hình thành trong quá trình pháttriển của doanh nghiệp Theo thời gian chúng được các thành viên chấp nhận và có ảnhhưởng sâu sắc đến việc tình cảm, cảm xúc và hành vi của từng người Là một trong cácgiá trị văn hóa mà doanh nghiệp quan tâm

Triết lý kinh doanh và cam kết hành động: Triết lý kinh doanh là những giá trị

cốt lõi mà một doanh nghiệp luôn hướng tới và đảm bảo để nó được thực hiện mộtcách tốt nhất Triết lý kinh doanh là động lực và cũng là thước đo để một doanh nghiệp

Trang 20

hướng tới, là nét đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp, do các thành viên trong doanhnghiệp sáng tạo ra, trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức mỗi thành viên trongdoanh nghiệp Triết lý kinh doanh là kim chỉ nam tron sự nghiệp phát triển của doanhnghiệp Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạoxác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đếndoanh nghiệp

Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa: Tuy có trước và tồn tại bất chấp mong

muốn và quan điểm thiết kế của người quản lý hiện nay, tuy nhiên chúng là nền tảng cho

sự hình thành và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, thông qua sự hình thành và lịch

sử phát triển của doanh nghiệp chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình hình thành, vận động

và thay đổi của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởngcủa chúng tới quá trình vận động và thay đổi của văn hóa trong tổ chức

1.2.2 Vai trò của phát triển văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết cho một doanh nghiệp, nó có thể làm cho một

tổ chức doanh nghiệp phát triển, và nếu thiếu nó, sẽ làm cho công ty lụi tàn Theonhững nghiên cứu của những nhà xã hội học Mỹ thì những công ty tuân thủ và thựchiện một Văn hóa doanh nghiệp chính đáng, thì giá trị của nó có thể sẽ tăng lên 200%,

và có nhiều doanh nghiệp còn đạt được hiệu quả cao hơn như những công ty GeneralElectric (GE), Southwest,Airline,,ConAgra,IBM, Nếu bất kỳ một doanh nghiệp nàothiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, điềunày được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, một khi công ty có một văn hóa mạnh và phùhợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà doanh nghiệp đã đề ra sẽ tạo được lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp Bởi bì khi văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ tạo ra niềm tựhào của nhân viên về doanh nghiệp, từ đó mọi người luôn sống, phấn đấu và chiến đấuhết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tự nguyện, giúp cho Lãnh đạo

dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty, giúp cho nhân viên thoải mái và chủđộng hơn trong việc định hướng cách nghĩ và cách làm của mình, từ đó tạo ra sự thốngnhất, giảm thiểu rủi ro, tăng cường sự phối hợp và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việccủa mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiểu quả trong thực hiện công việc, từ đó tạo ra

Trang 21

lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Đặc biệt là từ nửa sau thập kỷ cuối cùng của thế

kỷ XX, giao lưu hàng hóa trên phạm vi toàn cầu đã trở nên phổ biến, việc áp dụng ISO

đã trở nên thông lệ quốc tế, chất lượng không còn là công cụ tạo ra lợi thế cạnh hiệuquả mà là trở thành điều kiện cần thiết để có thể tham gia thị trường toàn cầu Để tạo

ra lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ này, buộc các doanh nghiệp của Việt Nam phải cạnhtranh bằng vốn tri thức, bằng tài nguyên của con người, và một công cụ quản lý mớichính là : Văn hóa doanh nghiệp Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệplàm nền tảng gắn kết, thu hút, lôi kéo nhân tài trong và ngoài doanh nghiệp, tạo ra mộtmôi trường làm việc tốt với đời sống văn hóa cao tạo điều kiện cho nâng cao năng lực

cá nhân, tạo động lực, thúc đẩy lòng nhiệt huyết, tính tự giác, sáng tạo và gắn kết các

tư tưởng cá nhân vào hệ tư tưởng của tập thể

Thứ hai: Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp.

Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp khẳngđịnh được tên tuổi của mình trên thương trường, in đậm hình ảnh doanh nghiệp trongtâm trí của khách hàng, tạo sự nhận biết, phân biệt đối với các doanh nghiệp khác Bảnsắc đó được thể hiện thông qua các giá trị tài sản vô hình như: sự trung thành của mỗinhân viên, bầu không khí làm việc của doanh nghiệp như gia đình thứ hai, tinh thầntrách nhiệm, lòng nhiệt huyết của nhân viên từ đó đẩy nhanh tiến độ trong thảo luận và

ra quyết định, sự tin tưởng vào các quyết định, chính sách của doanh nghiệp… Mặtkhác thông qua các yếu tố hữu hình như: kiến trúc, nghi lễ, biểu tượng logo, bao bì,mẫu mã sản phẩm,… tạo nên sự nhận biết, cái riêng của doanh nghiệp trong tâm tríkhách hàng

Thứ ba: Tạo ra khả năng thích ứng cao.

Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ có một văn hóa doanh nghiệp mạnhmới có khả năng thích ứng cao với những thay đổi liên tục từ môi trường Bởi vì mọiyếu tố xã hội, khoa học công nghjee, khả năng của con người,… luôn luôn thay đổivận động và phát triển, chính vì vậy mà một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại vàthành công nếu không có sự định hướng đúng đắn cho tương lai, cùng một tập thểthống nhất một lòng

Trang 22

Thứ tư: Tạo nên giá trị tinh thần

Làm việc trong một môi trường văn hóa lành mạnh với sự quan tâm thỏa đángcủa các cấp lãnh đạo sẽ làm cho mọi người cảm thấy lạc quan và cống hiến hết mìnhcho mục tiêu của doanh nghiệp Nhất là những doanh nghiệp đang trên bờ vực của sựphá sản thì sự đoàn kết cùng khí thế làm việc quên mình mới là điều cần thiết nhất Tất

cả mọi thành viên của doanh nghiệp cần tinh thần đoàn kết và hy sinh Các doanhnghiệp có văn hóa doanh nghiệp ở cấp độ cao, có ảnh hưởng lớn thì nhân viên càng cầnphải hy sinh nhiều hơn, họ nhận thức được rằng chỉ có sức mạnh tổng lực của tất cảnhân viên trong doanh nghiệp mới có thể giúp doanh nghiệp vượt qua những tình thếkhó khăn nhất và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi nó có một văn hóa doanh nghiệp mạnh-văn hóa của sự hi sinh, đoàn kết

Thứ 5: Tạo sức hút cho doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là hình ảnh phản ánh chân thực nhất về một doanh nghiệp,qua văn hóa doanh nghiệp ta có thể cảm nhận hoạt động của doanh nghiệp đó mạnhhay yếu, là sự khác biết mà doanh nghiệp khác không có Thông qua hình ảnh về mộtmôi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết tận tâm sẽgiúp thu hút nguồn nhân lực và các đối tác tiềm năng đến với doanh nghiệp Hay đốivới khách hàng thì chính thái độ phục vụ ân cần, chu đáo, nhiệt tình và sáng tạo sẽđem lại cho khách hàng cảm giác hài lòng và hứa hẹn sợ quay lại lần sau Chính vìvậy, doanh nghiệp muốn có được nhiều khách hàng trung thành, các hợp đồng kinh tế,

cơ hội liên doanh liên kết đối với các đối tác tốt hay không thì cẩn phải có một môitrường văn hóa doanh nghiệp tốt mới có thể tạo được lòng tin với khách hàng và cácđối tác kinh doanh

Thứ sáu: Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiềuthế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó,văn hoá tạo nên một camkết chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong

tổ chức đó, văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức, cụ thể là, văn hóa doanh nghiệpgiúp ta: giảm xung đột, điều phối và kiểm soát, tạo động lực làm việc, tạo lợi thế cạnhtranh… thông qua việc nêu cao tinh thần làm việc tập thể vì sự thành công của tập thể

Trang 23

1.2.3 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với văn hóa kinh doanh và văn hóa dân tộc

Doanh nghiệp được hình thành nên từ một tập hợp các cá thể riêng biệt, chính vìvậy mà khi tìm hiểu về thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung hoặc mộtdoanh nghiệp nói riêng không thể không xem xét các nguồn đầu vào của văn hóadoanh nghiệp, trong đó phải kể đến nguồn từ văn hóa dân tộc, văn hóa vùng, văn hóa

cá nhân và đặc biệt là văn hóa của người đứng đầu tổ chức

Trước hết văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất sâu đậm bởi văn hóa dân tộc,đây là lý do vì sao có sự khác biệt giữ văn hóa doanh nghiệp các nước phương Tây vàcác doanh nghiệp châu Á Văn hóa doanh nghiệp kế thừa những đặc trưng của vănhóa dân tộc, là một phần quan trọng của văn hóa dân tộc được lưu truyền, kế thừa vàbồi đắp qua các thế hệ, được gìn giữ và bảo tồn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Bênh cạnh đó văn hóa doanh nghiệpnước ta có sự tiếp thu, học hỏi những nét văn hóa hay, hiện đại của các nền kinh tếhàng hóa trên thế giới, từ đó tạo nên bản sắc văn hóa doanh nghiệp Việt Nam vừamang tính truyền thống lâu đời của dân tộc vừa pha nét hiện đại của thế giới Đó là sựkết hợp có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành văn hóa doanh nghiệp mangbản sắc Việt Nam

Văn hóa doanh nghiệp nằm trong văn hóa kinh doanh của một quốc gia, của mộtnền kinh tế, là tế bào cấu thành nên văn hóa kinh doanh của quốc gia, là sự thể hiệnvăn hóa kinh doanh ở cấp độ doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp được coi là bộ phậnquan trọng mang tính quyết định , là đầy mối trung tâm của quá trình xây dựng nềnvăn hóa kinh doanh của quốc gia hiện nay Một văn hóa doanh nghiệp mạnh phải thỏamãn giúp thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp, tạo thêm lợi ích cho khách hàng, phùhợp với thuần phong mỹ tục và luật pháp quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của xã hội

Vì vậy chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển văn hóakinh doanh của quốc gia

Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp giúp tạo ra nguồn nội lựcvững chắc cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, nâng cao khảnăng cạnh tranh trên thương trường, xây dựng và phát triển hệ thống nhãn hiệu thươnghiệu thương mại, từ đó góp phần xây dựng hệ thống thương hiệu và văn hóa kinh

Trang 24

doanh Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và hiện đại Bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinhdoanh bền vững, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp còn đáp ứng tốt các yêucầu về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,… thông qua việc giải quyết hài hòa lợi íchdoanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

1.2.4 Các nhân tốt ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp

a) Nền văn hóa dân tộc

Văn hóa dân tộc trực tiếp tới nếp suy nghĩ, lời nói và hành động của mọi thànhviên trong doanh nghiệp Mỗi một cá nhân đều thuộc một dân tộc nhất định và mangtheo phần nào giá trị văn hóa dân tộc của họ vào trong doanh nghiệp Vì vậy mà tổnghợp những văn hóa cá nhân đó làm nên một phần văn hóa doanh nghiệp Có bốn vấn

đề chính tồn tại trong nền văn hóa dân tộc tác động tới văn hóa doanh nghiệp:

Thứ nhất, sự đối lập giữ chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: Trong những nền

văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng thì quan niệm cá nhân hành động vì lợiích của bản thân họ hoặc những người thân của họ rất phổ biến Nền văn hóa mà chủnghĩa tập thể được coi trọng thì quan niệm việc thỏa mãn lợi ích của các cá nhân đượcthực hiện thông qua việc đạt được lợi ích của tổ chức, hay cá nhân phải hành động theolợi ích của tổ chức và tổ chức chăm lo lợi ích của cá nhân Trong thời buổi hiện nay thìhai quan niệm được thừa nhận ở mọi tổ chức, và nhiệm vụ của người lãnh đạo là tạo ramột môi trường làm việc có thể dung hòa hệ tư tưởng cá nhân theo một trật tự hướng tớilợi ích của công ty

Thứ hai, sự phân cấp quyền lực: Đây là một thực tế tất yếu bởi các cá thể trong

xã hội không thể có sự tương đồng về thể chất, trí tuệ và năng lực Biểu hiện của sựphân cấp quyển lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân,quan niệm về sự phân hóa giai cấp, mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cha me-con cái, thầy- trò, lãnh đạo- nhân viên,… trong một công ty được biểu hiện qua biểutượng của địa vị, mức thu nhập, vị trí công tác, khối lượng công việc, trách nhiệmđược giao… sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệmcàng rõ ràng, cụ thể

Thứ ba, quan niệm về nam quyền và nữ quyền: trong hầu hết các nền văn hóa thì

vai trò của giới tính luôn rất được coi trọng, sự phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ và

Trang 25

quyền lợi đối với nam và nữ ăn sâu vào trong tiềm thức hàng ngàn năm Chính vì vậy vănhóa doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng từ hệ tư tưởng này, và để tạo ra sự bình đẳng nam

và nữ trong doanh nghiệp thì việc phát triển văn hóa phải tuân thủ những quy định trongluật bình đẳng giới và tạo ra môi trường thi đua công bằng giữa các cá nhân

Thứ tư, cách thứ xây dựng mối quan hệ: điều này thể hiện khá rõ nét trong cách

thức ký kết hợp đồng của người phương Tây và người phương Đông Bởi vì ngườiphương Đông luôn muốn ký kết hợp đồng trong bàn tiệc còn người phương Tây là ởvăn phòng Do tư duy người phương tây mang tính phân tích hơn, trìu tượng hơn, giàutính tưởng tưởng hơn nên khi xem xét công việc họ khá chú trọng đến lợi ích cá nhân

họ nhân được Trong khi đó người phương Đông lại có tư duy tổng hợp hơn, thiên vềtình cảm và trực giác hơn nên chú trọng tới không gian làm việc tạo ra sự thoải mái và

đề cao sự thân quen, gia đình trong các mối quan hệ Trong một doanh nghiệp cũngvậy, cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp nhằm thúc đẩy sự thích nghi và hòanhập đối với nhân viên

b) Ảnh hưởng của người lãnh đạo

Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, họ được

ví như những người chèo lái cho doanh nghiệp tiến bước ra thị trường rộng lớn đầycạnh tranh và thử thách Họ là người quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọngmang tính chiến lược, và cũng là người góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành

và phát triển văn hóa doanh nghiệp Phong cách của ban lãnh đạo, những hành động ýchí, tinh thần và thái độ làm việc của ban lãnh đạo tạo nên giá trị cốt lõi của văn hóadoanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp thể hiện những phong cách, ý chí, phong tháilàm việc của ban lãnh đạo Tầm nhìn xa của người lãnh đạo quyết định tính đổi mớitrong kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệphòa nhập với môi trường

c) Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có một môi trường kinh doanh khác nhau,điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanhnghiệp Dựa vào đặc thù của mỗi ngành nghề mà hình thành những nét đặc trưng củavăn hóa doanh nghiệp, từ đó tạo ra bản sắc riêng cho một khối ngành kinh doanh Ví

Trang 26

dụ trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh thì hầu hết các doanh nghiệp sẽ chọn cácmàu chủ đạo là màu đỏ vì nó khơi gợi sự thèm ăn và nhanh no của khách hàng

d) Nhận thức và sự học hỏi các giá trị văn hóa doanh nghiệp khác

Trong thời buổi hội nhập, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cũngchịu tác động không nhỏ của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, trong nước cũngnhư nước ngoài Sự giao thoa về văn hóa với xu hướng toàn cầu hóa các doanh nghiệpcần tích cực xây dựng cho mình một nền văn hóa mở, có sự kế thừa văn hóa dân tộc vàkhông ngừng học hỏi, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại , tăng cường sựgiao thoa về văn hóa nhằm giúp doanh nghiệp mau chóng thích nghi trong môi trườngkinh doanh luôn biến động, kích thích sáng tạo và đổi mới các giá trị văn hóa kinhdoanh của dân tộc Bản thân doanh nghiệp phải biết cập nhật, học hỏi, chọn lọc tiếpthu phương châm hoạt động, kinh doanh mới tiến bộ, phù hợp

e) Lịch sử hình thành doanh nghiệp

Đây là một trong các yếu tố cốt lõi có vai trò quyết định tới việc xây dựng và pháttriển văn hóa doanh nghiệp, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển văn hóa doanhnghiệp Lịch sử hình thành của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xâydựng và vun đắp cho doanh nghiệp, là niềm tự hào cho các nhân viên trong doanhnghiệp Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời và bề dàytruyền thống thương khó thay đổi về tổ chức hơn là các doanh nghiệp mới, non trẻ, chưađịnh hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa Những truyền thống, tập quán, nhân tốvăn hóa đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa, những cũng có thể trởthành những rào cản tâm lý không dễ vượt qua trong xây dựng và phat triển những đặctrưng văn hóa mới

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI

PHÁP PHẦN MỀM CMC TRONG GIẠN ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm CMC ( CMCSoft) là một thành viên củaCMC Group – một trong những tập đoàn ICT lớn của Việt Nam

1996, Trung tâm phát triển phần mềm CMCSoft – tiền thân của Công ty Giảipháp phần mềm CMC ngày nay, được thành lập với mục tiêu trở thành một đơn vịkinh doanh chiến lược của CMC Group Ngay từ những ngày đầu thành lập, CMCSoft

đã tập trung vào việc phát triển phần mềm dành cho doanh nghiệp và chính phủ

Năm 1997, Phòng Hệ thống và phần mềm CMC đổi tên thành Trung tâm pháttriển phần mềm của CMC đồng thời cho ra đời Docman – phần mềm quản lý văn bản

và luồng công việc

Năm 2000, cho ra đời sản phẩm iLib- Giải pháp thư viện tích hợp

Năm 2001, thành lập phòng eDocman, phòng giải pháp tài chính và bảo hiểm vàdịch vụ theo yêu cầu; Phát hành giải pháp thư viện số Dilib; ra đời Smilib- giải phápcho thư viện có quy mô vừa và nhỏ

Năm 2004, thành lập phòng OSDC- Trung tâm gia công và xuất khẩu phần,thông qua đó công ty sẽ kinh doanh thêm dịch vụ gia công phần mềm cho nước ngoài.Đây là một hướng đi mới và trở thành một mục tiêu chiến lược trong thời gian tới củacông ty

Năm 2005, phòng giải pháp phần mềm CSS được thành lập

Năm 2006, CMCSoft được thành lập trên cơ sở trung tâm phát triển phầm mềmCMC Từ đó đến nay, công ty đã cung cấp rất nhiều những sản phẩm, giải pháp vàdịch vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực như Tài chính, Ngân hàng,Bảo hiểm, Giáo dục, Chính phủ… như CPC, eDocman, iLib, IU… Các sản phẩm này,không chỉ được khách hàng đánh giá cao, mà còn nhận được rất nhiều giải thưởng docác tổ chức, hiệp hội về Công nghệ thông tin trong và ngoài nước trao tặng

Năm 2007, CMCSoft trở thành đối tác bán hàng cao cấp nhất của Microsoft(LARs – Large Account Resellers) Thành lập liên doanh với Segmenta, Đan Mạch vềcung cấp giải pháp ERP của SAP

Trang 28

Năm 2008, CMCSoft đạt chứng chỉ ISO 27001 và CMMi cấp 3.

Năm 2009, CMCSoft cho ra đời dịch vụ xử lý dữ liệu, thực hiện thành công một

số dự án ban đầu Thành lập liên doanh Thongnhat Software tại Nhật Bản và Liêndoanh Blue France tại Pháp nhằm tạo thuận lợi nhất cho việc cung cấp dịch vụoutsourcing tại thị trường Nhật Bản và Châu Âu

Hiện nay, công ty có khoảng trên 300 cán bộ có trình độ và kinh nghiệm.Vớichiến lược của mình, CMCSoft đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu củamình trong nghành phần mềm Việt Nam, cùng góp phần khẳng định vị trí hàng đầucủa CMC Group trong lĩnh vực CNTT và truyền thông

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

- Chức năng:

Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC là đơn vị kinh tế độc lập, thực hiệnchức năng sản xuất trong lĩnh vực sản xuất phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tinphụ vụ lĩnh vực quản lý hệ thống thông tin Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Giáo dục,Chính phủ… góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Bao gồm:

Sản xuất, kinh doanh phần mềm đóng gói và cung cấp các dịch vụ theo sảnphẩm đóng gói

Cung cấp giải pháp và dịch vụ phần mềm trong lĩnh vực Tài Chính, Bảo Hiểm,Ngân hàng, Viễn thông, Quản lý Thư viện, Chính phủ và Doanh nghiệp

Tư vấn và triển khai các ứng dụng ERP, Business Intelligence, Billing,…

Kinh doanh cung cấp dịch vụ gia công phần mềm

Kinh doanh cung cấp các thiết bị, phần mềm đặc thù và chuyên dụng

Ngoài ra công tác cải thiện, nâng cấp các phần mềm luôn được chú trọng đặt nênhàng đầu, đảm bảo cho chất lượng sản phẩm phải ngày càng được nâng cao, nhanhchóng tới tay người tiêu dùng, các sản phẩm sau chú trọng hơn đến việc tích hợp nhiều

Trang 29

chức năng hơn, xử lỷ dữ liệu nhanh chóng giúp tiết kiểm thời gian, tính khắt khe cũngnhư sự chuẩn xác trong số liệu không nhừng được nâng cao

Các ứng dụng của quy trình quản lý quy trình và hồ sơ vào trong tổ chức phảiđảm bảo hạn chế được những nhược điểm của phương thức quản lý truyền thống, khaithác tối đa những tiện ích của ứng dụng để phát huy những lợi thế sẵn có, đưa hoạtđộng của tổ chức đạt năng suất và hiệu quả cao

Liên tục triển khai hoàn thiện các dự án sản phẩm mới đảm báo tính sáng tạo, khả thi.Thông qua việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, CMCSoft đã góp mộtphần không nhỏ trong sự ủng hộ tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn : Phòng tổ chức-nhân sự) Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty CMCSoft

FIS Chất lượng

Hành chính

Quản trị

mạng

Tổng giám đốc

Ngày đăng: 17/03/2015, 12:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w