1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM

53 600 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 591,5 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng sử dụng ma trậnTOWS trong việc hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh hiện tại củacông ty, qua đó đề ra các giải pháp xây dựng ma

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề

“Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM” Để có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin chân

thành cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng các anh chị trong công ty TNHH Giải phápPhần mềm ELCOM đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực tập.Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường, khoa quản trị kinh doanh, bộmôn quản trị chiến lược đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài thựctập tại công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM Tôi xin gửi lời cảm chânthành tới cô giáo Đỗ Thị Bình đã hướng dẫn nhiệt tình cho tôi trong suốt quátrình xây dựng và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp Mặc dù đã rất cố gắngnhưng chuyên đề tốt nghiệp vẫn không thể tránh khỏi được những sai sót, rấtmong các thầy cô có những ý kiến đóng góp để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2011

Sinh viênBùi Thị Dung

Trang 2

TÓM LƯỢC

Tên đề tài: Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty

TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM

Sinh viên thực tập: Bùi Thị Dung.

Giáo viên hướng dẫn: Ths Đỗ Thị Bình.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng sử dụng ma trậnTOWS trong việc hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh hiện tại củacông ty, qua đó đề ra các giải pháp xây dựng ma trận TOWS nhằm nâng caohiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới

Nội dung nghiên cứu của đề tài: Bao gồm 3 chương

Chương 1: Tổng quan của đề tài

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạngphân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải pháp Phầnmềm ELCOM

Chương 3: Các kết luận và vấn đề cần đề xuất trong phân tích TOWSchiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7

1.1 Tính cấp thiết phải nghiên cứu đề tài 7

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 8

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 8

1.4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 8

1.5 Một số khái niêm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 9

1.5 1 Một số khái niệm cơ bản 9

1.5.1.1 Khái niệm chiến lược 9

1.5.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh 9

1.5.1.3 Khái niệm và các bước phân tích TOWS 9

1.5.2 Phân định nội dung phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 10

1.5.2.1 Nhận diện và đánh giá những cơ hội - thách thức chính tác động đến .10

1.5.2.2 Nhận diện và đánh giá những điểm mạnh – điểm yếu chính tác động đến chiến lược kinh doanh của công ty 14

1.5.2.3 Hoạch định các chiến lược kinh doanh qua kết hợp điểm mạnh/điểm yếu, cơ hội/thách thức 16

1.5.2.4 Lựa chọn chiến lược kinh doanh qua mô thức QSPM và đề xuất phương án chiến lược 18

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM ELCOM 20

2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu 20

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 20

2.1.1.1 Phương pháp sử dụng câu hỏi phỏng vấn 20

2.1.1.2 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra 20

2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 21

2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu 22

2.1.3.1 Phương pháp định tính 22

2.1.3.2 Phương pháp định lượng 22

2.2 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM 22

2.2.1 Giới thiệu chung 22

2.2.2 Lĩnh vực kinh doanh chính 23

2.2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 24

2.2.4 Kết quả họat động của công ty 1 số năm gần đây 24

2.3 Thực trạng vận dụng phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM 25

2.3.1 Thực trạng phân tích cơ hội/thách thức qua phân tích môi trường bên ngoài 25

Trang 4

2.3.1.1 Những cơ hội chủ yếu 27 2.3.1.2 Những thách thức chủ yếu 28

2.3.2 Thực trạng việc phân tích điểm mạnh/điểm yếu qua phân tích môi trường bên trong 29

2.3.2.1 Những điểm mạnh chủ yếu 30 2.3.2.2 Những điểm yếu chủ yếu 32

2.3.3 Thực trạng Hoạch định các chiến lược kinh doanh qua kết hợp điểm mạnh/điểm yếu, cơ hội/thách thức 33 2.3.4 Thực trạng Lựa chọn chiến lược kinh doanh cụ thể và đề xuất phương

án thực thi chiến lược của công ty 34

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ VẤN ĐỀ CẦN ĐỀ XUẤT TRONG PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM ELCOM 35 3.1.Các kết luận đạt được qua quá trình phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty 35

3.1.1 Kết quả đạt được trong phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty 35 3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại trong phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty 36 3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 37

3.2 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới và quan điểm

phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty 38

3.2.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 38 3.2.2 Quan điểm phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty 39

3.3 Một số đề xuất phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty 39

3.3.1 Đề xuất về nhận dạng và đánh giá điểm mạnh điểm yếu 39 3.3.2 Đề xuất về nhận dạng và đánh giá cơ hội thách thức 41 3.2.3 Đề xuất hoạch định các chiến lược kinh doanh qua kết nối điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 42 3.2.4 Đề xuất việc lựa chọn và đưa ra các phương án thực hiện chiến lược

phát triển thị trường 44

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Ma trận mô thức TOWS 10Bảng 1.2: Mô thức QSPM 12Bảng 2.1.Danh sách đối tượng điều tra khảo sát 13Bảng 2.2 Kết quả họat động kinh doanh của công ty từ năm 2009 - quý I/201117Bảng 2.2: Bảng tổng hợp cơ hội, thách thức 19Bảng 2.3: Bảng tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu 22Bảng 3.1 Mô thức IFAS của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM 31Bảng 3.3 Ma trận mô thức TOWS của công ty TNHH Giải pháp phần mềm

ELCOM 32Bảng 3.4: Mô thức QSPM 34

DANH MỤC BIỂU HÌNH

Hình 1.1: Cấu trúc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp 5Hình 1.2: Mô hình 5 tác động của môi trường ngành (Michael E.Porter) 6Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM 17Hình 2.2 Mô thức TOWS của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM 24

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới,một trong những ngành được đánh giá thay đổi với tốc độ cao nhất Đặc biệt vớiViệt nam, kể từ khi gia nhập WTO sức phát triển càng trở lên mạnh mẽ, songhành với nó là các công ty Việt Nam trong ngành này cạnh tranh ngày càngkhốc liệt giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài, các công tyViệt Nam đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược Các công tycần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tínhlinh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường Chiến lược kinh doanhđược xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh,điểm yếu của công ty, giúp cho công ty có được những thông tin tổng quát vềmôi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của công ty Các công việccủa nhà quản trị rất đa dạng từ việc hoạch định, tổ chức, triển khai, kiểm trakiểm soát Nhà quản trị luôn phải tính toán cân đối giữa các công việc của công

ty mình và đánh giá trong tổng thể mọi công việc thì việc hoạch định chiến lượccho công ty được coi là khâu quan trọng nhất Ma trận TOWS là một trongnhững công cụ hữu hiệu nhất hỗ trợ các công ty trong việc hoạch định và lựachọn cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất Để cụ thể hóa hơntrong công tác nghiên cứu và nhận rõ công việc phải làm, vai trò ảnh hưởng haycác nhân tố quyết định đến đến chiến lược, tôi xin được cụ thể hơn trong chuyên

đề: “Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM”

Trang 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1Tính cấp thiết phải nghiên cứu đề tài

Trong bối cảnh của nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mộtdoanh nghiệp muốn thành công không thể bị động trước những thay đổi của thịtrường Một doanh nghiệp muốn thành công chắc chắn phải biết mình đang làm

gì, mình sẽ làm gì và nếu làm như vậy thì kết quả sẽ là gì? Để trả lời đượcnhững câu hỏi trên đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định chứ không phảibằng cảm tính chủ quan Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải

có những chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hiện nay sự bùng nổ của côngnghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng khiến nền kinh tế gần nhưthay đổi hoàn toàn cục diện Dù bạn kinh doanh trong bất kì lĩnh vực nào bạncũng phải sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả luôn phải tính đến yếu tố côngnghệ thông tin đang trỗi dậy Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp kinhdoanh trong lĩnh vực công nghệ, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiêu tháchthức khi càng ngày càng xuất hiện nhiều công ty lớn nhỏ nhẩy vào lĩnh vực nàykhiến cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên khốc kiệt

Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ kháccông ty TNHH Giải pháp phần mềm ELCOM nhận rõ tầm quan trọng của chiếnlược kinh doanh đối với sự tồn tại và phát triển của công ty Để có được nhữngchiến lược kinh doanh phù hợp đòi hỏi công ty phải xác định rõ những điểmmạnh, điểm yếu, các cơ hội thời cơ cũng như những thách thức đe dọa hay còngọi là phân tích TOWS Nếu việc phân tích mô thức TOWS được làm tốt sẽmang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho công ty và ngược lại có thể gây ra nhữngtổn thất to lớn trong hoạt động kinh doanh Vì vậy quá trình phân tích mô thứcTOWS chiến lược kinh doanh trong công ty cần được nghiên cứu một cách kỹlưỡng và cẩn thận Tuy nhiên qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Giải phápPhần mềm ELCOM em nhận thấy việc xây dựng và phân tích mô thức TOWS

Trang 8

của công ty còn tồn tại một số điểm chưa phù hợp làm cho việc kinh doanh còngặp nhiều khó khăn Do đó, kết hợp với tình hình thực tế kinh doanh của công tyTNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM cùng với những kiến thức đã được học

trong nhà trường, em đã chọn đề tài “Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM”

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh đốivới hoạt động của doanh nghiệp và qua quá trình tìm hiểu thực tập tại công tyTNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM em quyết định lựa chọn và triển khai đề

tài chuyên đề: “Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM”.

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sẽ mang lại một kiến thức khái quát về việc phân tích

mô thức TOWS chiến lược kinh doanh tại một doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiếp theo, đề tài nghiên cứu đi sâu vào phân tích thực trạng của công ty:Công ty đã sử dụng TOWS để định hướng chiến lược chưa? Hiệu quả sử dụng

đã tốt chưa?

Cuối cùng qua cơ sở lý luận và những phân tích thực tế, nhằm đề xuất ramột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phân tích TOWS chiến lược kinhdoanh tại công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM, qua đó góp phần giúpcông ty nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới

1.4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Nghiên cứu dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của công

ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM từ năm 2009-2011

- Về không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH Giải pháp Phần mềmELCOM, chiến lược kinh doanh của công ty

Trang 9

- Về nội dung: Chuyên đề tập trung phân tích môi trường bên trong, môitrường bên ngoài từ đó thiết lập mô thức TOWS và định hướng chiến lượckinh doanh phù hợp với công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM.

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu.

1.5 1 Một số khái niệm cơ bản

1.5.1.1 Khái niệm chiến lược

*Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu

cơ bản, dài hạn của DN, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như

sự phân bố các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”

* Johnson &Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi củamột tổ chức về dài hàn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việcđình dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầuthị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan”

1.5.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một nghệ thuật xây dựng các mục tiêu dài hạn và các chính sách thực hiện nhằm định hướng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

1.5.1.3 Khái niệm và các bước phân tích TOWS

* Phân tích TOWS là phân tích các yếu tố, hoàn cảnh môi trường bêntrong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp để nhận diện các cơ hội, các đedọa và các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó nhà quản trị hoạchđịnh các chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp và thị trường

* Các bước phân tích TOWS

 Liệt kê các cơ hội

 Liệt kê các thách thức

 liệt kê các thế mạnh bên trong

Trang 10

 Liệt kê các điểm yếu bên trong

 Hoạch định CL SO (CL Điểm mạnh & Cơ hội)

 Hoạch định CL WO (CL Điểm yếu & Cơ hội)

 Hoạch định CL ST (CL Điểm mạnh & Thách thức)

 Hoạch định CL WT ( CL Điểm yếu & Thách thức)

1.5.2 Phân định nội dung phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

1.5.2.1 Nhận diện và đánh giá những cơ hội - thách thức chính tác động đến chiến lược kinh doanh của công ty

a Nhận diện những cơ hội và thách thức qua phân tích Môi trường bên ngoài

Cơ hội là thời điểm hội tụ một số điều kiện thuận lợi mà DN có thể nắmbắt được để thay đổi DN theo chiều hướng tốt hơn

Thách thức là những cơ hội lớn, có khả năng đem lại hiệu quả lớn cho

DN nhưng đòi hỏi DN phải thực sự đủ điều kiện và tính toán kỹ lưỡng mới cóthể nắm bắt được vì nó chứa rất nhiều rủi ro lớn

Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược vì nó ảnh hưởng đếntoàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược, đến các chiến lượcđược xây dựng và lựa chọn Việc đánh giá các yếu tố bên ngoài sẽ giúp doanhnghiệp thấy được các cơ hội và mối đe dọa quan trọng để doanh nghiệp có thểsoạn thảo được các chiến lược nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và tối thiểu hóanhững ảnh hưởng từ các đe dọa

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môitrường ngành

 Môi trường vĩ mô bao gồm các nhân tố sau:

Trang 11

Hình 1.1: Cấu trúc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp

Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược

- Nhân tố kinh tế: các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt

động của doanh nghiệp và do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức thu hút tiềmnăng của các chiến lược khác nhau Các yếu tố chủ yếu thường được các doanhnghiệp quan tâm là lãi suất ngân hàng, giai đoạn chu kỳ kinh tế, cán cân thanhtoán, chính sách tài chính tiền tệ, tỷ giá hối đoái…

- Nhân tố văn hóa địa lý xã hội, và nhân khẩu: những thay đổi về địa

lý, văn hóa xã hội và nhân khẩu có ảnh hưởng quan trọng đến hầu như tất cả cácsản phẩm, dịch vụ, thị trường và người tiêu thụ Và do đó hầu như các doanhnghiệp đều bị ảnh hưởng từ những cơ hội và thách thức xuất phát từ các yếu tốnày mặc dù sự tác động của chúng thường mang tính dài hạn

- Nhân tố luật pháp – chính trị: bao gồm những ảnh hưởng từ hệ thống

các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiệnhành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chínhtrị trong nước, trong khu vực và toàn thế giới Các yếu tố này có vai trò ngàycàng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh kinh tếtoàn cầu hóa hiện nay buộc các nhà quản trị chiến lược không những phải quantâm đến những yếu tố hiện tại mà còn phải dự báo chính xác các xu hướng chínhtrị, chính phủ và luật pháp trong nước, khu vực và toàn thế giới

NHÂN TỐ VĂN HÓA - XÃ HỘI

DOANH NGHIỆP

NHÂN TỐ KINH TẾ

NHÂN TỐ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

NHÂN TỐ CÔNG NGHỆ

Trang 12

- Nhân tố công nghệ: các ảnh hưởng về công nghệ cho thấy những cơ hội

và thách thức cần được xem xét trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh

Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự chuyển giao công nghệ không những ảnhhưởng đến các sản phẩm dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến cả khách hàng, nhàphân phối, người cạnh tranh, quá trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của doanhnghiệp

* Môi trường ngành: bao gồm các yếu tố trong ngành và có tác động

quyết định đến tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành Môi trường ngành

có năm yếu tố cơ bản là: Đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đốithủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế

Hình 1.2: Mô hình 5 tác động của môi trường ngành (Michael E.Porter)

Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược

- Phân tích khách hàng: là phân tích quyền lực thương lượng của người

mua đối với DN đó là khả năng đưa ra các yêu càu hoặc áp đặt các mức giá củakhách hàng đối với những DN trong cùng 1 ngành KD Các yếu tố ảnh hưởng

Trang 13

đến quyền lực thương lượng của khách hàng bao gồm: số lượng người mua, quy

mô của người mua, tần suất mua hàng, giá trị hàng mua

- Phân tích nhà cung ứng: Phân tích khả năng đưa ra các yêu cầu hay áp

đặt các mức giá của nhà cung ứng đối với những DN trong 1 ngành KD Cácyếu tố ảnh hưởng đến quyền lực thương lượng của nhà cung ứng: Mức độ tậptrung ngành, Chuyên biệt hóa sản phẩm/dịch vụ, chi phí chuyển đổi nhà cungứng

- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Các nhân tố cạnh tranh giữa các đối thủ

cạnh tranh trong ngành gồm: Số lượng các đối thủ cạnh tranh trng ngành, tăngtrưởng của ngành, sự đa dạng của đối thủ cạnh tranh, đặc điểm của sản phẩmdịch vụ, các rào cản rút lui khỏi ngành

b Đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường bên ngoài (mô thức EFAS)

Các bước xây dựng mô hình EFAS

Bước 1: Xác định và lập danh mục từ 10 đến 20 nhân tố (Cơ hội và đedọa) có vai trò quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp

Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng cho mỗi nhân tố này từ 1.0 (quan trọngnhất) đến 0.0 (không quan trọng) dựa vào ảnh hưởng (mức độ, thời gian) củatừng nhân tố đến vị thế chiến lược hiện tại của doanh nghiệp Mức phân loạithích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh những đối thủ cạnh tranhthành công với nhưng doanh nghiệp không thành công Tổng độ quan trọng củacác mức độ này =1

Bước 3: Đánh giá xếp loại cho mỗi nhân tố từ 4 (nổi bật) đến 1 (kém) căn

cứ cách thức mà định hướng chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng vớicác nhân tố này Như vậy sự xếp loại này là riêng biệt của từng doanh nghiệp,trong khi đó sự xếp loại độ quan trọng ở bước 2 là riêng biệt dựa theo ngành

Bước 4: Nhân độ quan trọng của mỗi nhân tố với điểm xếp loại để xácđịnh số điểm quan trọng của từng nhân tố

Trang 14

Bước 5: Cộng điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài để xácđịnh tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp Tổng số điểm quan trọng nằm

Điểm yếu là những bất lợi hay những khó khăn còn tồn tại của doanh nghiệp

mà doanh nghiệp chưa khắc phục được

Mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng trong lĩnhvực mình kinh doanh Việc nhận ra, đánh giá điểm mạnh/điểm yếu của bản thândoanh nghiệp là điều cơ bản trong việc xây dựng chiến lược vì các chiến lượcđược lập ra để tận dụng những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu củadoanh nghiệp Theo Fred R David các yếu tố bên trong doanh nghiệp cần nhậnđịnh đánh giá bao gồm chủ yếu các nguồn lực bên trong, các năng lực, lợi thếcạnh tranh, và chuỗi giá trị của doanh nghiệp Tuy nhiên trong phạm vi nghiêncứu của đề tài em chỉ xin đề cập tới chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Thuật ngữ chuỗi giá trị chỉ ý tưởng coi một công ty là một chuỗi các hoạtđộng chuyển hoá các đầu vào thành các đầu ra tạo giá trị cho khách hàng Quátrình chuyển hoá các đầu vào thành đầu ra bao gồm một số hoạt động chính vàcác hoạt động hỗ trợ Mỗi hoạt động làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm Trongchuỗi giá trị, các hoạt động chính chia làm bốn hoạt động: quản trị, R&D, sảnxuất, marketing, và dịch vụ, tài chính –kế toán

- Quản trị: bao gồm các chức năng cơ bản như hoạch định, tổ chức, thực

thi và kiểm soát Phân tích các yếu tố này giúp doanh nghiệp nắm rõ các nhà

Trang 15

quản trị cần thực hiện chức năng nào ở mỗi giai đoạn của quá trình quản trịchiến lược.

- Marketing: là quá trình dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu, mong

muốn của người tiêu dùng

- Tài chính – kế toán: điều kiện tài chính thường được xem là phương

pháp đánh giá vị thế cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp Để xác định điểmmạnh điểm yếu của doanh nghiệp ở yếu tố này, cần đánh giá các yếu tố như khảnăng về nguồn vốn hiện tại so với yêu cầu của việc thực hiện các kế hoạch,chiến lược, khả năng huy động từ bên ngoài, tình hình phân bổ và sử dụng vốn,kiểm soát chi phí…

- Sản xuất – tác nghiệp: nó ảnh hưởng quyết định đến sự thành công hay

thất bại của doanh nghiệp nên cần phân tích kỹ trong quá trình xây dựng chiếnlược Các nội dung cần đánh giá là quy trình sản xuất, năng suất lao động, chiphí hoạt động, hàng tồn kho, lực lượng lao động…

- Nghiên cứu và phát triển (R&D): hoạt động này nhằm phát triển sản

phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, cải tiến quy trình sản xuất để giảm bớt chiphí Nếu hoạt động này thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp dẫn đầu ngành

b Đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường bên trong (mô thức IFAS)

Các bước xây dựng mô hình IFAS

Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh/điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng)đến 1,0 (không quan trọng nhất) cho từng yếu tố Tầm quan trọng được ấn địnhcho mỗi yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối chủ yếu của yếu tố đó đối với

sự thành công của doanh nghiệp

Bước 3: Xếp loại cho từng nhân tố từ 1(thấp nhất) đến 4 (cao nhât) căn cứ vàođặc điểm hiện tại của DN đối với nhân tố đó Việc phân loại ở bước này căn cứvào đặc thù của DN trong khi tầm quan trọng ở bước 2 căn cứ vào ngành hàng

Trang 16

Bước 4: Nhân mức quan trọng của mỗi nhân tố với điểm xếp loại của nó nhằmxác định điểm quan trọng cho từng biến số.

Bước 5: Xác định tổng số điểm quan trọng của DN bằng cách cộng điểm quantrọng của từng biến số

1.5.2.3 Hoạch định các chiến lược kinh doanh qua kết hợp điểm mạnh/điểm yếu, cơ hội/thách thức

cơ chế kiểm soát chiến lược

- Phân tích TOWS là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu đượcsắp xếp theo định dạng TOWS dưới một trật tự lôgíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễthảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyếtđịnh Để xây dựng TOWS điều quan trọng là phải phân tích, tìm hiểu những cơhội, mối đe dọa từ môi trường bên ngoài, những điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi.Bước tiếp theo là kết hợp các cặp để đưa ra được những chiến lược

Bảng 1.1: Ma trận mô thức TOWS

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Cơ hội (O)

(SO): sử dụng điểm mạnh

để tận dung cơ hội

(WO): hạn chế mặt yếu bằng cách tận dụng cơ hội

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược)

Trang 17

a Các chiến lược SO

Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): các chiến lược này sử dụngnhững điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bênngoài

b Các chiến lược ST

Chiến lược điểm mạnh – đe dọa (ST): các chiến lược này sử dụng nhữngđiểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của nhữngmối đe dọa bên ngoài

c Các chiến lược WO

Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): các chiến lược này nhằm cảithiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng cơ hội từ môi trường bênngoài

d Các chiến lược WT

Chiến lược điểm yếu – đe dọa (WT): là những chiến lược phòng thủ nhằmgiảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môitrường bên ngoài

1.5.2.4 Lựa chọn chiến lược kinh doanh qua mô thức QSPM và đề xuất phương

án chiến lược

Mục đích của TOWS là đề ra những chiến lược khả thi có thể lựa chọnchứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất Do đó trong số các chiến lượcphát triển của TOWS thì chỉ có một chiến lược được lựa chọn Sau khi xây dựng

mô thức TOWS doanh nghiệp cần xây dựng mô thức QSPM để lựa chọn chiếnlược tối ưu nhất cho doanh nghiệp

Các bước xây dựng mô thức QSPM

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/đe dọa và điểm yếu/điểm mạnh cơ bản vào cộtbên trái của ma trận QSPM

Trang 18

Bước 2: Xác định thang điểm cho mỗi yếu tố thành công cơ bản bên trong

và bên ngoài

Bước 3: xem xét lại các mô thức trong giai đoạn 2 và xác định các chiếnlược thế vị mà công ty nên quan tâm thực hiện

Bước 4: Xác định điểm số cho tính hấp dẫn

Bước 5: Tính điểm tổng cộng của tổng điểm hấp dẫn

2- hơi yếu

3- hơi mạnh

4- mạnh nhất

1 – nghèo nàn2- trung bình3- khá

4- tốt nhất

Trang 19

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM ELCOM

2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

2.1.1.1 Phương pháp sử dụng câu hỏi phỏng vấn

Trong quá trình thực hiện đề tài để có được những thông tin về thực trạngphân tích TOWS của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM em đãphỏng vấn trực tiếp ông Phạm Minh Thắng, phó giám đốc của công ty một sốcâu hỏi liên quan tới việc công ty đã nhận dạng những thách thức, những cơ hộicũng như những điểm mạnh điểm yếu của công ty trong giai đoạn hiện nay khithực hiện chiến lược kinh doanh của công ty và tìm hiểu về cơ sỏ mà công ty đãxây dựng nên chiến lược kinh doanh, các phương án của công ty nhằm thực hiệntốt các chiến lược kinh doanh sắp tới

2.1.1.2 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra

Để thực hiện đề tài em đã sử dụng 5 phiếu điều tra phát cho 5 nhân viêntrong công ty phụ trách việc nghiên cứu thị trường và các bộ phận khác của công

ty TNHH Giải pháp phần mềm ELCOM.Cụ thể đó là:

Bảng 2.1 Danh sách đối tượng điều tra khảo sát

Nguyễn Xuân Thanh Trưởng phòng kỹ thuật

(Nguồn: Lấy từ thực tế những người đã điều tra/khảo sát )Thời gian trả lời phiếu là 2 ngày từ 20-5 đến 22-5 Sau ngày 22-5 thu lại 5trên tổng số 5 phiếu đã phát ra Các phiếu điều tra nhằm xác định mức độ đánh

Trang 20

giá tầm quan trọng của mỗi nhân tố( thách thức/cơ hội và điểm mạnh/ điểm yếu)đồng thời đánh giá khả năng thích ứng của DN đối với mối nhân tố đó.Bên cạnh

đó phiếu điều tra cũng nhằm xác định xem nhân viên công ty đánh giá như thếnào về các chiến lược của lãnh đạo công ty, họ có thấy những chiến lược đó làphù hợp với công ty hay không và họ đánh giá về phương án thực hiện các chiếnlược đó như thế nào Các tiêu chí này được đánh giá theo thang mức độ hiệu quảcủa quá trình triển khai chiến lược kinh doanh trong các năm trước đấy

2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Trong quá trình thực tập được ban lãnh đạo công ty giúp đỡ và tạo điềukiện thuận lợi, nhằm mục đích tăng thêm tính chính xác của các dữ liệu sơ cấpthu thập được của công ty, em tiến hành thu thập thêm thông tin từ những nguồn

- Báo cáo tình hình phân tích TOWS của công ty trong hơn 2 năm qua

Ngoài ra tác giả còn tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến chuyên

đề nghiên cứu thông qua sách, báo, internet và các luận văn khoá trước củatrường Đại học Thương Mại Dữ liệu ngoại vi: các văn bản, tài liệu của chínhphủ về sản xuất kinh doanh, điều tra thị trường

2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.1.3.1 Phương pháp định tính

Phân tích theo cảm tính và qua tìm hiểu phân tích thị trường và ngành kinhdoanh của công ty để nhận định những đánh giá nhận định của công ty qua môthức IFAS và EFAS là hợp lý hay còn thiếu sót những gì cần bổ xung Qua điều

Trang 21

tra khảo sát để làm căn cứ đánh giá thực trạng phân tich TOWS của công tyTNHH Giải pháp phần mềm ELCOM

2.1.3.2 Phương pháp định lượng

Phân tích tổng hợp: phân tích kết quả điều tra, phỏng vấn Tổng hợp số liệu

và sử lý dữ liệu thành 1 bản để đánh giá kết quả điều tra khảo sát

Dựa vào các số liệu về tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ

2009 – quý I năm 2011, từ đó đưa ra kết luận So sánh các số liệu trong hơn 2năm, lập bảng thống kê và các cột so sánh về các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệtđối giữa các năm với nhau.và so sánh giữa quý I năm 2011 với quý I năm 2010

2.2 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM

2.2.1 Giới thiệu chung

Công ty TNHH giải pháp phần mềm ELCOM là thành viên của Công ty

cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Điện tử - Viễn thông Là một doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm và điện tử viễn thông, cóđầy đủ tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập

Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM được thành lập theo giấyphép kinh doanh số 0104005003 của Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nộicấp ngày 29 tháng 12 năm 2008

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM

Tên giao dịch: ELCOM SOFTWARE SOLUTION COMPANY LIMITED

Giám đốc hiện tại: TRẦN HÙNG GIANG

Địa chỉ: Số 18 Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thànhphố Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 38359359

Fax: (84-4) 38355884

Trang 22

Email:

Mã số thuế: 0103136549

2.2.2 Lĩnh vực kinh doanh chính

 Sản xuất lắp ráp các sản phẩm điện tử - tin học

 Lắp ráp, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông, tổng đài điện thoại thuê baodung lượng nhỏ, thiết bị phụ trợ, nguồn điện, lắp đặt các thiết bị truyềndẫn cho các tuyến Viba và mạng cáp thông tin

 Sản xuất phần mềm máy tính; chuyển giao công nghệ thông tin; lắp đặtcác hệ thống, dây chuyền công nghệ cao

 Tư vấn các hệ thống thông tin, hệ thống tự động hóa và các hệ thống điện

tử - viễn thông

 Cung cấp và khai thác cơ sở dữ liệu, dịch vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu

 Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị điện, điện tử, viễn thông, thiết bị khoahọc

 Dịch vụ quảng cáo

 Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông

Trang 23

2.2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm

ELCOM

(Nguồn : Lấy từ sơ đồ cơ cấu hoạt động của công ty)

2.2.4 Kết quả họat động của công ty 1 số năm gần đây

Bảng 2.1 Kết quả họat động kinh doanh của công ty từ năm 2009 - quý I/2011

Đơn vị: Triệu đồng

So sánh 2010/2009

So sánh

QI 2011/QI 2010 Số tiền Tỷ lệ % tiền Số Tỷ lệ %

BAN GIÁM ĐỐC

P.Kế toánP.Nghiên cứu

P.Kinh doanh

P.Presale P.Kỹ thuật

P.Phần mềm 1P.Phần mềm 2P.Phần mềm 3P.Nhân sự

Trang 24

Qua kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009-quý I 2011 của công ty ta cóthể thấy Doanh thu năm 2010 tăng 27.216 triệu đồng so với năm 2009 (tăng15%) Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng 31.711 triệu đồng so với năm 2009(tăng 25,3%), mức tăng đáng kể Tính riêng quý I năm 2011 doanh thu từ hoạtđộng kinh doanh tăng 5.529 triệu đồng so với quý I năm 2010(tăng 18,57%).Lợi nhuận sau thuế quý I năm 2011 tăng 9.635 triệu đồng so với quý I năm2010( tăng 57,02%) Qua từng năm doanh số và lợi nhuận của công ty tăng đáng

kể điều này cho thấy chiến lược kinh doanh hợp lý của công ty và nó cần đượcphát huy trong những năm tiếp theo

2.3 Thực trạng vận dụng phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công

ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM

2.3.1 Thực trạng phân tích cơ hội/thách thức qua phân tích môi trường bên ngoài

Qua phỏng vấn và điều tra khảo sát về thực trạng kinh doanh và quá trìnhphân tích TOWS của công ty, công ty đã phân tích môi trường vĩ mô và môitrường ngành để có thể nhận dạng được những cơ hội và thách thức chủ yếu đốivới công ty

Trang 25

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp cơ hội, thách thức.

Các nhân tố

Rất quan trọng (5 Đ)

Khá quan trọng (4 Đ)

Quan trọng (3 Đ)

Bình thường (2 Đ)

Không quan trọng lắm (1 Đ)

Mức độ

quan trọng trung bình

Thứ tự độ

quan trọng

Nguồn: Phiếu điều tra trắc nghiệm

2.3.1.1 Những cơ hội chủ yếu

Trang 26

- Thị trường viễn thông còn nhiều tiềm năng và thiết yếu trong đời sốngkinh tế xã hội nên mở ra nhiều cơ hội cho Công ty trong tương lai Hoạt độngkinh doanh của Công ty gắn liền với 02 mảng đó là đầu tư vào hệ thống cơ sở hạtầng kỹ thuật và đẩy mạnh các giá trị gia tăng Hiện nay, với việc ứng dụng côngnghệ mới 3G, các nhà khai thác không chỉ phải thay đổi, nâng cấp hạ tầng mạng

và còn cần phải phát triển đa dạng hóa các giá trị gia tăng cho các thuê bao Mặtkhác, theo chu kỳ thì khoảng 10-15 năm, các mạng di động sẽ quay trở lại đầu tư

về cơ sở hạ tầng mạng Do vậy, sự phát triển của các nhà khai thác sẽ phải gắnliền với hoạt động kinh doanh của Elcom

- Các mảng sản phẩm mới của Công ty trong lĩnh vực điện tử, tự động hóa,môi trường, vật liệu mới cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Công ty trong tương lai

- Sự phát triển sản jphẩm dịch vụ của nhà cung cấp trong nước và ngoài nước

- Việt Nam gia nhập WTO mở cửa nhiều cơ hội hội nhập công nghệ mới.Công ty được tiếp cận với những công nghệ mới trên thế giới, được nhập nhữngmáy móc thiết bị hiện đại nhất phục vụ cho công tác sản xuất phần mềm Bêncạnh đó còn được tiếp cận với những phần mềm ứng dụng hiệu quả của cácnước từ đó tạo sự sáng tạo đẻ công ty sản xuất ra những phần mềm có khả năngứng dụng cao

- Ngành công nghệ được nhà nước khuyến khích phát triển

2.3.1.2 Những thách thức chủ yếu

- Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt: Việt Nam gia nhập WTO

mở ra nhiều cơ hội cũng như đem lại nhiều thách thức đối với các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực công nghệ viễn thông bởi sự cạnh tranh trên thị trườngngày càng gay gắt Trên thị trường xuất hiện nhiều sự gia nhập mới của các tổchức trong và ngoài nước đặc biệt là các hãng đến từ Trung Quốc có chính sáchgiảm giá mạnh Điều này gây khó khăn cho Công ty khi tham gia đấu thầu

Ngày đăng: 24/03/2015, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình quản trị chiến lượcPGS.TS. Lê Thế Giới – TS. Nguyễn Thanh Liêm –Ths. Trần Hữu Hải Nhà xuất bản thống kê – Năm 2007 Khác
2. Giáo trình quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại Trường Đại học Thương Mại Khác
3. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại GS. TS. Phạm Vũ LuậnNhà xuất bản thống kê – năm 2007 Khác
4. Quản trị makerting - Kotler Phillip Nhà xuất bản thống kê – năm 2005 Khác
5. Báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009 đến 2011 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w