luận văn đại học thương mại, chuyên đề kinh tế tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp k41 k42, luận văn thương mại, luận văn vip giá rẻ, chuyên đề đại học thương mại
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “ PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM HẢI” 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời. Trong những năm gần đây, thị trường thi công các công trình về nhôm, kính chất lượng cao đã có sự thay đổi rất lớn. Đã có rất nhiều công ty sản xuất và lắp ráp cùng những công ty phân phối sản phẩm nhôm, kính ra đời. Với nhiều hãng và công ty kinh doanh thi công về nhôm, kính xuất hiện trên thị trường như thế, người tiêu dùng Việt Nam giờ đây đã có thể tự do lựa chọn những sản phẩm theo nhu cầu của riêng mình. Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cụ thể sau Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải với nhóm sản phẩm chủ đạo là dòng sản phẩm cửa cuốn chấm dedo, ngay từ khi thành lập công ty nhận thấy rằng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, công ty phải có những chiến lược kinh doanh tốt cho từng dòng sản phẩm. Là một công ty nhỏ, mới thành lập, với năng lực tài chính hạn chế nên hiệu quả chưa cao, chẳng hạn như thị trường công ty còn nhỏ, lượng khách hàng không nhiều, dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường của công ty không cao. Ngoài ra việc tổ chức và quản lý mạng lưới của công ty còn dập khuôn máy móc, điều đó sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo của các thành viên. Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, em xin chọn đề tài: “Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải” vì tính hữu ích khi đi sâu phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh công ty trên quan điểm hệ thống từ thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty; những kết quả đã đạt được; những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục và những nguyên nhân chủ yếu. Từ đó định hướng những giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh một cách hệ thống, hiệu quả. Những giải pháp sẽ góp phần giúp công ty phát triển bền vững hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài 1.2.1 Về lý luận Đề tài đưa ra những lý luận chung nhất về chiến lược kinh doanh và phân tích TOWS chiến lược kinh doanh • Lý luận chiến lược và chiến lược kinh doanh • Vai trò của chiến lược kinh doanh • Những nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh • Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh • Lựa chọn chiến lược kinh doanh theo ma trận TOWS • Thiết lập mục tiêu của chiến lược kinh doanh theo ma trận TOWS • Nguồn lực cho chiến lược kinh doanh theo ma trận TOWS • Kiểm soát chiến lược kinh doanh 1.2.2 Về thực tiễn • Giới thiệu về công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải • Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty • Loại hình chiến lược theo TOWS của công ty • Phân bổ nguồn lực cho chiến lược kinh doanh theo TOWS của công ty 1.2.3 Về giải pháp • Đề xuất phương pháp phân tích môi trường chiến lược • Đề xuất cách kết hợp chiến lược kinh doanh theo TOWS • Đề xuất ngân sách, nguồn lực phân bổ cho chiến lược kinh doanh • Đề xuất khác 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Tập hợp hệ thống hóa những lý luận về phân tích TOWS chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nói chung Phân tích, đánh giá TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác phân tích và thiết lập chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải 1.4 Phạm vị nghiên cứu đề tài - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới thiết lập TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chiến lược kinh doanh đó của công ty - Về thời gian: Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, tập trung vào 3 năm 2008 – 2010. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho giai đoạn 2011- 2016. - Về không gian: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh sản phẩm cửa cuốn 1.5.1 Một số khái niệm cơ bản 1.5.1.1 Khái niệm và các nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh sản phẩm cửa cuốn + Chiến lược kinh doanh Nếu xét trên góc độ lịch sử thì thuật ngữ chiến lược đã có từ rất lâu bắt nguồn từ những trận đánh lớn diễn ra cách đây hàng ngàn năm. Khi đó, những người chỉ huy quân sự muốn phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của quân thù, kết hợp với thời cơ như thiên thời địa lợi nhân hòa để đưa ra những quyết định chiến lược quan trọng đánh mạnh vào những chỗ yếu nhất của quân địch nhằm giành thắng lợi trên chiến trường. Có rất nhiều những khái niệm khác nhau về chiến lược và chiến lược kinh doanh Theo Alfred Chandler (1962) “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của DN, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”. Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan”. Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản, phác họa quỹ đạo tiển triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là kế hoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giũa kỹ lưỡng nhằm dẫn dắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là việc ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh. + Vai trò của chiến lược kinh doanh trong công ty kinh doanh Môi trường kinh doanh biến đổi nhanh luôn tạo ra các cơ hội và nguy cơ trong tương lai. Vì vây, xác định chiến lược là một công việc cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào. chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn để đối phó và làm chủ các diễn biến của thị trường chiến lược kinh doanh còn làm bớt rủi ro và tăng cường khả năng của các doanh nghiệp trong việc tận dụng các cơ hội kinh doanh khi chúng xuất hiện Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp chủ động tạo ưu thế trong cạnh tranh + Các nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh • Khách hàng : Ai là người tiêu thụ sản phẩm của DN ? • Sản phẩm/ dịch vụ : Sản phẩm/dịch vụ chính của DN là gì? • Thị trường : DN cạnh tranh tại đâu? • Công nghệ : Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của DN ? • Quan tâm đến vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi : DN có phải ràng buộc với các mục tiêu kinh tế ? • Triết lý kinh doanh : Đâu là niềm tin, giá trị và các ưu tiên của DN? • Tự đánh giá về mình : Năng lực đặc biệt hoặc lợi thế cạnh tranh chủ yếu của DN là gì? • Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: hình ảnh cộng đồng có phải là mối quan tâm chủ yếu của DN hay không? • Mối quan tâm đối với nhân viên: thái độ của DN đối với nhân viên ? + Khái niệm về SBU: ( Strategic Business Unit) Là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp các ngành kinh doanh có liên quan (Cặp sản phẩm / thị trường), có đóng góp quan trọng vào sự thành công của DN. Có thể được hoạch định riêng biệt với các phần còn lại của DN. 1.5.1.2 Khái niệm và cấu trúc ma trận TOWS Khái niệm TOWS: Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài. Ma trận này không đưa ra những mô hình chiến lược cụ thể, nhưng nó có tác dụng nêu ra những định hướng chiến lược rất quan trọng với doanh nghiệp, ngành hoặc lĩnh vực. Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong, có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (thời cơ) và T (đe doạ). Qua đó chúng ta có 4 cặp kết hợp từng đôi một như sau: S và O, S và T;W và O, W và T. Đây là cách kết hợp thuần tuý của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Hơn nữa, trong mỗi cách kết hợp lại bắt đầu bằng điểm mạnh trước, điểm yếu sau đối với các yếu tố bên trong, còn với các yếu tố môi trường bên ngoài thì lại là cơ hội trước và đe doạ sau. Cách tiếp cận này là rất lạc quan. Hình 1: Cấu trúc ma trận TOWS STRENGTHS Các điểm mạnh WEAKNESSES Các điểm yếu OPPORTUNITIES Các cơ hội SO Strategies CL phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội WO Strategies CL hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội THREATS Các thứch thức ST Strategies CL phát huy điểm mạnh để hạn chế thách thức WT Strategies CL vượt qua (hạn chế) điểm yếu của DN và né tránh các thách thức 1.5.2 Phân định nội dung phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh sản phẩm cửa cuốn Hình 2: Mô hình nghiên cứu 1.5.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sản phẩm cửa cuốn của các doanh nghiệp a, Môi trường vĩ mô Hình 3: Cấu trúc môi trường bên ngoài Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là một tập phức hợp và liên tục các yếu tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vận hành và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. PHÂN TÍCH MTBN SBU PHÂN TÍCH MTBT SBU TOWS CÁC PHƯƠNG ÁN CLKD Các nhân tố môi trường kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên 20%). Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007. Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%) . Cơ cấu về lứa tuổi và tốc độ thành thị hóa Mục tiêu phát triển của Việt Nam đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp, có hơn 40% dân số sống ở đô thị. Không chỉ đối phó với nguy cơ gia tăng dân số trở lại và sự mất cân bằng giới tính, những năm gần đây Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số. Sức ép về dân số già đang là nỗi lo chung của xã hội. Nếu tính theo độ tuổi từ 60 trở lên, năm 2007, tỷ trọng người cao tuổi là 9,4%. Điều đó cho thấy xu hướng già hóa dân số ở nước ta đang tăng và sẽ trở thành thách thức trong vòng 10 - 20 năm tới. Doanh số của ngành hàng (Năng lực thị trường): Chi phí cho hệ thống cửa nẻo trong ngôi nhà trung bình chiếm từ 10 – 15% trên tổng chi phí xây dựng. Bên cạnh đó, theo dự báo của ngành xây dựng, nguồn cung cho thị trường bất động sản sẽ cải thiện đáng kể, đặc biệt là nhà ở xã hội. Giai đoạn 2009 – 2015 là 110 dự án, đáp ứng cho khoảng một triệu người với tổng vốn đầu tư hơn 25 ngàn tỉ đồng. Vậy trong các năm tới, nguồn nhà ở xã hội và nhà ở trong các khu quy hoạch với những dự án đầu tư và người dân tự xây dựng thì số lượng nhà xây thêm hẳn vượt lên con số đáng kể. Từ đó thị trường cửa cũng tăng trưởng mạnh. Chính trị - luật pháp: Với tình hình chính trị ổn định của Việt Nam là một điều kiện thuận lợi rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành. b, Môi trường ngành INCLUDEPICTURE "http://www.saga.vn/Upload/kingeric/5apluc.JPG" \* MERGEFORMATINET Hình 4: Mô hình 5 lực lượng thị trường của M. Porter Khách hàng: Với nguồn cung cấp sản phẩm ngày càng dồi dào và mẫu mã đa dạng thì sức mạnh của khách hàng ( bao gồm khách hàng tiêu dùng cuối cùng và các đại lý phân phối cấp 1, cấp 2 ) thông qua quyền lực thương lượng thể hiện ở sức ép của họ đối với doanh nghiệp trong ngành về : giá, nhu cầu và những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe về sản phẩm ( mẫu mã, chất lượng, vệ sinh an toàn… ) mà bắt buộc doanh nghiệp cần phải đáp ứng. Các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào Họ là những nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp, sức ép của họ thể hiện qua số lượng nhà cung cấp trên thị trường đầu vào, uy tín của nhà cung cấp, mức độ khó thay thế của sản phẩm đầu vào…Cần nghiên cứu khả năng, tiềm lực , quyền lực trong thương lượng của nhà cung ứng. Ngày càng nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào chất lượng cao nên các doanh nghiệp trong ngành có nhiều quyền lực hơn trong vấn đề thương lượng nhằm đem lại cho bản thân những lợi thế nhất định. Các đối thủ cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh hiện thời và cả những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn luôn là mối đe doạ đến miếng bánh thị phần và theo đó là lợi nhuận của DN. DN cần phân tích điểm mạnh điểm yếu ,những khả năng tiềm lực và những mục tiêu và những chiến lược đối thủ đang và có thể làm… Các sản phẩm thay thế Sức ép của các sản phẩm thay thế đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp mà càng có nhiều loại sản phẩm có thể thay thế hoặc mức độ bị thay thế càng cao thì mức độ cạnh tranh của các loại hàng đó càng lớn. 1.5.2.2 Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sản phẩm cửa cuốn Mục tiêu của phân tích và đánh giá thực trạng của Doanh nghiệp là có thể nhận thấy những điểm mạnh, yếu, những lợi thế và bất lợi trong kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu này được thể hiện thông qua biểu phân tích nội bộ doanh nghiệp. Các lĩnh vực chính cần phân tích và đánh giá bao gồm : Marketing, khả năng sản xuất nghiên cứu và phát triển (R& D), nguồn nhân lực, cơ cấu doanh nghiệp, năng lực tài chính của doanh nghiệp Văn hóa công ty, Hình ảnh công ty,Danh tiếng thương hiệu,Thị phần…. Phân tích khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển ( R&D). Phân tích khả năng sản xuất tập trung vào các vấn đề như : năng lực và chất lượng sản xuất, chi phí và thời hạn sản xuất, địa điểm sản xuất, tác động của kinh nghiệm và quy mô. Phân tích khả năng nghiên cứu và phát triển [...]... CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ “PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM HẢI” 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải 3.1.1 Những thành công đạt được Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp... quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải 2.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải Công ty TNHH đầu tư xây dựng & TM Nam Hải là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực sản xuất, lắp đặt các loại cửa cao cấp cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp... kế Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch Vận chuyển hàng hóa Đặc điểm về lao động của công ty: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Vốn điều lệ: 8.500.000.000 đ ( Tám tỷ năm trăm triệu đồng) Thành viên sáng lập TRẦN ĐÌNH HẢI TRẦN ĐÌNH HÀ Giới thiệu sản phẩm chủ đạo của công ty: Sản phẩm cửa cuốn chấm dedo 2.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty 2.2.2.1... cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng các lợi thế của mình để giảm thiệt hại đối với những thách thức bên ngoài Chiến lược W-T: Thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm yếu của doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG “ PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM HẢI”... hoạt động kinh doanh của công ty - Các câu hỏi về những tác động cơ hội, thách thức của môi trường vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của công ty - Các câu hỏi về những nhân tố cơ hội thách thức của môi trường ngành tới hoạt động kinh doanh của công ty Phần 2: Các câu hỏi về những yếu tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty - Các điểm mạnh của công ty ? - Các điểm yếu của công ty ? - Mục... hàng không được công ty áp dụng thường xuyên Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện mục tiêu chậm tiến độ, hoặc không đạt mục tiêu đề ra 3.2 Các giải pháp cho phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải 3.2.1 Tổng hợp đánh giá môi trường nội bộ công ty Sau khi đã phân tích các yếu tố thuộc môi trường nội bộ công ty, có thể tóm tắt... nhân viên, kỹ thuật, công nhân lành nghề, công ty sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Phương châm của công ty là luôn luôn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng! Công ty đã nỗ lực hoàn thiện và phát triển để trở thành một trong những nhà cung cấp cửa hàng đầu ở Việt Nam Để phù hợp với nhu cầu của thị trường và kiến trúc hiện đại Sản phẩm của Công ty TNHH đầu tư xây dựng &TM Nam Hải đã có mặt trên... kinh doanh hiện tại của công ty Phân tích tài chính doanh nghiệp Điểm mạnh, yếu của các doanh nghiệp thể hiện tập trung ở nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Khả năng tài chính doanh nghiệp được biểu hiện qua : cầu về vốn, khả năng huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, hiệu quả của sử dụng và phân phốn vốn của doanh nghiệp 1.5.2.3 Thiết lập mô thức TOWS Mục tiêu của sự phân tích phân tích môi trường của. .. điểm yếu của công ty ? - Mục tiêu chiến lược trong dài hạn và ngắn hạn của công ty ? Phần 3 : Công ty sử dụng công cụ nào để phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh, Các câu hỏi về phương án chiến lược kinh doanh của công ty ? + Số phiếu phát ra 10 phiếu, thu về 10 phiếu, không có phiếu hỏng + Đối tư ng trả lời phiếu STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Họ và tên Trần Đình Hải Trần Đình Hà Phan Thị Quỳnh... nguồn nhân lực Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Cần phân tích tính thích hợp của mô hình tổ chức của doanh nghiệp, của điều lệ công ty ( các chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp ), của quyền hạn và phạm vi ra quyết định của các nhà quản trị cấp cao cũng như các cán bộ quản lý bậc trung,khả năng thay đổi linh hoạt của cơ cấu tổ chức . gian: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của các công ty. ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải • Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty • Loại hình chiến lược theo TOWS của công ty