1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và thương mại Phước Lộc

72 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 144,63 KB

Nội dung

Bước sang thế kỷ thứ 21, Việt Nam đang từng bước chuyển mình theo xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa hòa trong sự phát triển chung của thế giới. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm được rất nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng gặp không ít thách thức và khó khăn mới. Nhất là trong giai đoạn hiện nay căng thẳng Mỹ Trung leo thang, để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường thì trước hết các doanh nghiệp phải giải quyết tốt vấn đề tài chính mà cụ thể ở đây là vốn. Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là tiền đề, là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện được những mục tiêu của mình. Vốn kinh doanh và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề sử dụng vốn kinh doanh như thế nào để phát huy được sức mạnh của đồng vốn là không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những biện pháp, phương hướng rõ ràng đúng đắn, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Để có thể hiểu rõ nét tình hình của doanh nghiệp, các nhà quản trị phải phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn để từ đó đưa ra phương án sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hiện nay trong các doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt còn mới mẻ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này đã gây khó khăn cho sự phát triển và tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước. Vì vậy nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề mang tính cấp thiết của mọi doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần làm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam nói chung. Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chuyên: xây dựng công trình, nhà cửa; vận tải hàng hóa bằng đường bộ; khai thác quặng kim loại; lắp đặt hệ thống xây dựng, các khu vui chơi; bán buôn nhiên liệu và hoạt động xây dựng chuyên dụng khác,…

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐINH HẢI ANH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHƯỚC LỘC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Trang 2

HÀ NỘI, 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐINH HẢI ANH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHƯỚC LỘC

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số học viên: 1884010092 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS PHÍ THỊ KIM THƯ

Trang 3

HÀ NỘI, 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả Các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chính xác Các đánh giá, nhận xét và kết luận trong luận văn chưa từng được công bố trong công trình nào khác trước đó./

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả

Đinh Hải Anh

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sỹ Phí ThịKim Thư nói riêng và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu công trình tại trường Nhờ đó màtác giả đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ kịp tiến độ và hiệu quả.

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế, thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích, tổng hợp số liệu và viết luận văn

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thày giáo, cô giáo phòng Đào tạo sau Đại học, trường Đại học Mỏ - Địa chất, các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, chia sẻ với tác giả trong suốt quá trình học tập, công tác và thực hiện viếtluận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Bước sang thế kỷ thứ 21, Việt Nam đang từng bước chuyển mình theo xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa hòa trong sự phát triển chung của thế giới Điều này đã giúpcho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm được rất nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng gặp không ít thách thức và khó khăn mới Nhất là trong giai đoạn hiện nay căng thẳng

Mỹ Trung leo thang, để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường thì trước hết các doanh nghiệp phải giải quyết tốt vấn đề tài chính mà cụ thể ở đây là vốn

Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là tiền đề, là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp

có thể thực hiện được những mục tiêu của mình Vốn kinh doanh và việc nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Vấn đề sử dụng vốnkinh doanh như thế nào để phát huy được sức mạnh của đồng vốn là không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những biện pháp, phương hướng rõ ràng đúng đắn, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Để có thể hiểu rõ nét tình hình của doanh nghiệp, các nhà quản trị phải phân tích, đánh giá tình hình quản lý,

sử dụng vốn để từ đó đưa ra phương án sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hiện nay trong các doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt còn mới mẻ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Điều này đã gây khó khăn cho sự phát triển và tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước Vì vậy nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề mang tính cấp thiết của mọi doanh nghiệp

để nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần làm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam nói chung

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chuyên: xây dựng công trình, nhà cửa; vận tải hàng hóa bằng đường bộ; khai thác quặng kim loại; lắp đặt hệ thống xây dựng, các khu vui chơi; bán buôn nhiên liệu và hoạt động xây dựng chuyên dụng khác,…

CTY thành lập từ năm 2006 nằm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình , nằm trong địaphận khu dân cư khá đông và trẻ Đây là nguồn lao động dồi dào và tương đối rẻ mà CTY có thể sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh Là một thành phố có nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn CTY đã tận dụng được lợi thế này để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Tình hình đầu tư vào thành phố trong những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là đầu tư cho khu du lịch vì đây là vùng có lịch sử lâu đời,

có nhiều khu di tích, danh lam thắng cảnh đẹp

 Tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho ngành xây dựng

Trang 8

Mặc dù các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp đã được nghiên cứu khá nhiều dưới các khía cạnh khác nhau và tại các doanh nghiệp khác nhau song vấn đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc” hiện nay chưa có ai nghiên cứu.

Xuất phát từ thực tiễn khách quan và cần thiết phải hoàn thiện công tác quân trị và

sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích nhằm giúp Công ty có định hướng mục tiêu xây dựng Công ty lớn mạnh trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam, tôi lựa chọn đề tài

“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc” nhằm đáp ứng yêu cầu trên

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để Công ty TNHH Đầu tư Xâydựng và Thương mại Phước Lộc ngày càng phát triển bền vững

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là các nhân tố ảnh hưởng/tác động đến hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Về mặt không gian: Giới hạn những vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc

- Về mặt thời gian: Luận văn khảo sát hoạt động kinh doanh và đánh giáthực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng vàThương mại Phước Lộc giai đoạn 2014- 2018 và đề xuất ra giải pháp nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong thời gian tới

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp

- Nghiên cứu tổng quan thực tiễn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củamột số doanh nghiệp ngành xi măng và rút ra bài học kinh nghiệm cho Công tyTNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc

- Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, rút ra nhận xét

về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc sử dụng vốn kinhdoanh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc

- Đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Trang 9

TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc nhằm phát huy những lợi thếcủa đơn vị và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc sử dụng vốn.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài theo quan điểm của phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề một cách toàn diện, cụ thể có hệ thống đảm bảo tính logic

Các phương pháp cụ thể được sử dụng để nghiên cứu bao gồm:

- Phương pháp thống kê: tác giả đã thu thập, tổng hợp các số liệu tạiCông ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc về tình hình tài sản,nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2014-2018 phục vụ cho quá trình tínhtoán, phân tích các số liệu

- Phương pháp chứng thực so sánh: tác giả sử dụng phương pháp này sosánh giữa số liệu thực hiện kỳ này với kỳ trước để thấy xu hướng thay đổi về tàichính của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc như phân tíchmột số nét chính về kết quả sản xuất kinh doanh hay cơ cấu tài sản của đơn vị giaiđoạn 2014-2018

- Phương pháp dự báo, tham vấn chuyên gia: tác giả sử dụng phươngpháp này trong việc phân tích một số nhân tố đặc thù ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngvốn của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc, thực tiễn hiệu

sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng giai đoạn 2014-2018

và những năm tiếp theo

6 Ý nghĩa và thực tiễn

- Về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu, hệ thống hoá và tổng kết những lýluận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệpxây dựng

- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạnghiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thươngmại Phước Lộc chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng, đề tài đãđưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho Công tytrong thời gian tới Vì vậy, kết quả của đề tài có thể sử dụng để tham mưu cho lãnh

Trang 10

đạo đơn vị trong việc sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả nhất và là nguồn tài liệu thamkhảo phục vụ cho công tác nghiêncứu học tập, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực xây dựng và những người quan tâm khác.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Đầu

tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc giai đoạn 2014 - 2018

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phước Lộc

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.1.1 Vốn kinh doanh

Khái niệm về vốn kinh doanh

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hộikhác nhau và cùng với quá trình đó sản xuất kinh doanh đã trở thành hoạt động cơbản nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của conngười Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chủ thể tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh là các doanh nghiệp

Qúa trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào: sức laođộng và đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa dịch vụ Tuy nhiênmuốn tiến hành được quá trình trên thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có mộtlượng tư bản nhất định để mua sắm các yếu tố đầu vào cần thiết phục vụ cho quátrình sản xuất, lượng tư bản này được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộgiá trị tài sản được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinhlời Doanh nghiệp muốn phát triển được thì số tiền thu được do tiêu thụ các sản phẩmphải đảm bảo bù đắp được toàn bộ các chi phí bỏ ra và có một phần lợi nhuận, muốnvậy số tiền bỏ ra ban đầu phải được sử dụng một cách có hiệu quả

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn kinhdoanh của doanh nghiệp cũng vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu

Trang 12

chuyển của vốn Sự vận động của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp được môphỏng theo sơ đồ sau:

Tư liệu sản xuất

T - H … SX - H’ - T’ (T’>T)

Sức lao độngVòng tuần hoàn của vốn bắt đầu từ hình thái vốn tiền tệ (T) chuyển hóa sanghình thái vốn vật tư hàng hóa (H) dưới dạng các tư liệu lao động và đối tượng laođộng Qua quá trình sản xuất vốn được biểu hiện dưới hình thái H' (vốn thành phẩmhàng hóa) và cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ (T') Do sự luân chuyển khôngngừng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại dướinhiều hình thức khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông nên vốn còn là biểuhiện của những tài sản vô hình như: bằng sáng chế, phát minh, bản quyền tác giả, lợithế thương mại

Theo nghĩa hẹp: Vốn là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp,mỗi quốc gia

Theo nghĩa rộng: Vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sảnxuất hàng hóa, dịch vụ như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức kinh tế, kỹthuật của doanh nghiệp được tích luỹ, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệpcủa các cán bộ điều hành, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,

uy tín của doanh nghiệp Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thácđầy đủ hiệu quả của vốn trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, việc xác định vốntheo quan điểm này rất khó khăn phức tạp nhất là khi nước ta trình độ quản lý kinh tếcòn chưa cao và pháp luật chưa hoàn chỉnh

Vốn có vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệpnói riêng và nền kinh tế nói chung Do vậy, từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm

về vốn, ở mỗi một hoàn cảnh kinh tế khác nhau thì có những quan niệm khác nhau vềvốn

Theo quan điểm của Mác, dưới góc độ các yếu tố sản xuất ông cho rằng vốn (tư

Trang 13

bản) không phải là vật, là tư liệu sản xuất, không phải là phạm trù vĩnh viễn Tư bản

là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê Để tiến hànhsản xuất, nhà tư bản ứng tiền ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là tạo racác yếu tố của quá trình sản xuất Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo

ra giá trị thặng dư Mác chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến Tư bảnbất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị,nhà xưởng) mà giá trị của nó được chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm Còn tư bản khảbiến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức lao động, trong quá trình sản xuất thayđổi về lượng, tăng lên do sức lao động của hàng hoá tăng 1 Tuy nhiên, do trình

độ phát triển kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế nên quan điểm về vốn của Mác chỉ bóhẹp trong khu vực sản xuất vật chất và cho rằng chỉ có quá trình sản xuất mới tạo ragiá trị thặng dư cho nền kinh tế

Paul A.Samuelson, nhà kinh tế học người Mỹ thuộc trường phái tân cổ điển Vớiviệc kế thừa các quan điểm của trường phái cổ điển về yếu tố sản xuất, Ông coi đấtđai và lao động là các yếu tố bắt đầu sơ khai, còn vốn và hàng hóa chỉ là kết quả củaquá trình sản xuất Một số hàng hóa vốn có thể tồn tại vài năm, trong khi đó một sốkhác có thể tồn tại vài chục năm hoặc lâu hơn Đặc điểm cơ bản nhất của hàng hóavốn là chúng thể hiện vừa là sản phẩm đầu vào vừa là yếu tố đầu ra trong quá trìnhsản xuất 11 Quan điểm của Samuelson không đề cập đến các tài sản chính,những tài sản có giá trị có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Ông đã đồng nhấtvốn với tài sản của doanh nghiệp

Theo quan điểm của David Begg trong cuốn Kinh tế học, Ông cho rằng vốn hiệnvật là giá trị của hàng hoá đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hoá và dịch vụkhác Ngoài ra còn có vốn tài chính Bản thân vốn là một hàng hoá nhưng được tiếptục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo 12 Quan điểm này đã cho thấynguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của vốn, nhưng hạn chế cơ bản làchưa cho thấy mục đích của việc sử dụng vốn

Tóm lại, có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn, tuy nhiên các quan niệm đều

có điểm chung đó là doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều cần mộtnguồn vốn cố định phục vụ cho các nhu cầu cần thiết cơ bản của doanh nghiệp Vốn

Trang 14

đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều hình thái vật chất khác nhau để từ đótạo ra hàng hóa, dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường Để đảm bảo cho sự tồntại và phát triển, số tiền thu được phải bù đắp được cho khoản chi phí đã bỏ ra và phátsinh khoản lãi Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về vốn, tuy nhiên trong phạm

vi của luận văn thì vốn được hiểu là: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục địch sinh lời”.

Các đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh

- Thứ nhất, vốn phải vận động và sinh lời, vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng

tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để biến thành vốn thì đồng tiền đó phải được đưavào hoạt động kinh doanh nhằm kiếm lời Trong quá trình vận động, đồng vốn có thểthay đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuầnhoàn phải là giá trị - là tiền Đồng vốn phải quay về xuất phát với giá trị lớn hơn - đó

là nguyên lý đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn Do vậy khi đồng vốn bị ứ đọng, tài sản

cố định không được sử dụng, tài nguyên, sức lao động không được dùng đến và nảysinh các khoản nợ khó đòi là đồng vốn “chết” Mặt khác tiền có vận động nhưng bịphân tán quay về nơi xuất phát với giá trị thấp hơn thì đồng vốn cũng không đượcđảm bảo, chu kì vận động tiếp theo bị ảnh hưởng

- Thứ hai, vốn không chỉ được biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình

mà nó còn biểu hiện giá trị của những tài sản vô hình như nhãn hiệu, bản quyền, phátminh sáng chế, bí quyết công nghệ, vị trí địa lý kinh doanh Cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì những tài sản vôhình ngày càng phong phú và đa dạng, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khảnăng sinh lợi của doanh nghiệp Do vậy tất cả các tài sản này phải được lượng hóa đểquy về giá trị Việc xác định giá trị của các tài sản nói chung và các tài sản vô hìnhnói riêng là rất cần thiết khi góp vốn đầu tư liên doanh, khi đánh giá doanh nghiệp,khi xác định giá trị để phát hành cổ phiếu

Trang 15

- Thứ ba, phải xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn, điều này có nghĩa là

vốn có giá trị về mặt thời gian Trong điều kiện kinh tế thị trường yếu tố thời gian ảnhhưởng đến sự biến động của giá cả, lạm phát nên giá trị của đồng tiền ở mỗi thời kỳ

là khác nhau

- Thứ tư, vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể

phát huy tác dụng Để đầu tư vào sản xuất kinh doanh vốn phải được tích tụ, tậptrung thành một lượng nhất định đủ để đầu tư cho một dự án dù là nhỏ nhất, vì vậynếu vốn không đủ lớn để trang trải những chi phí đầu tư ban đầu thì không thể tiếnhành sản xuất kinh doanh Do đó doanh nghiệp không những chỉ khai thác nhữngtiềm năng về vốn của mình mà còn phải tìm cách thu hút các nguồn vốn khác như:nhận vốn góp liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu vay vốn,

- Thứ năm, vốn được coi là hàng hóa đặc biệt và cũng được lưu thông trên thị

trường Những người có vốn có thể cho vay và những người cần vốn sẽ đi vay, cónghĩa là mua quyền sử dụng vốn của người có quyền sở hữu vốn Người vay phải trảmột tỷ lệ lãi suất hay chính là giá của quyền sử dụng vốn Vốn bán đi sẽ không mấtquyền sở hữu mà chỉ mất quyền sử dụng trong một thời gian nhất định Việc mua nàydiễn ra trên thị trường tài chính, giá mua tuân theo quan hệ cung - cầu vốn trên thịtrường

Từ những đặc trưng của vốn cho thấy vốn là nguồn lực có hạn, là cơ sở cho việchoạch định cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quátrình kinh doanh

Phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau

a Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu về vốn

Theo hình thức sở hữu, vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại là vốnchủ sở hữu và nợ phải trả

* Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp,

Trang 16

doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạn, bao gồm: vốn điều lệ, vốn

tự bổ sung, vốn doanh nghiệp nhà nước tài trợ (nếu có) Trong đó:

- Nguồn vốn điều lệ: Trong các doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư banđầu do chủ sở hữu đầu tư Trong các doanh nghiệp Nhà nước vốn đầu tư ban đầu doNhà nước cấp một phần (hoặc toàn bộ)

- Nguồn vốn tự bổ sung: bao gồm tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp

tự bổ sung từ nội bộ doanh nghiệp như từ lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao, các quỹ dựphòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển

Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định cao, thểhiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Tỷ trọng của nguồn vốn này trong

cơ cấu nguồn vốn càng lớn, sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao vàngược lại Tuy nhiên, nguồn vốn này thường bị hạn chế về quy mô nên không đápứng mọi nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh Do vậy, doanh nghiệp vẫn cần phảihuy động thêm các nguồn khác từ bên ngoài

* Các khoản nợ phải trả: Là tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh

doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế, baogồm:

- Nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp: Trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp đương nhiên phát sinh các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp vớicác tác nhân kinh tế khác như với Nhà nước, với CBCNV, với khách hàng, với ngườibán từ đó mà phát sinh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng Thuộc về vốn chiếmdụng hợp pháp có các khoản vốn sau:

+ Các khoản nợ khách hàng chưa đến hạn trả

+ Các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp

+ Các khoản phải thanh toán với CBCNV chưa đến hạn thanh toán

Nguồn vốn chiếm dụng chỉ mang tính chất tạm thời, doanh nghiệp chỉ có thể sửdụng trong thời gian ngắn nhưng vì nó có ưu điểm nổi bật là doanh nghiệp khôngphải trả chi phí sử dụng vốn, đòn bẩy tài chính luôn dương, nên trong thực tế doanhnghiệp nên triệt để tận dụng nguồn vốn này trong giới hạn cho phép nhằm nâng cao

Trang 17

hiệu quả sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo kỷ luật thanh toán.

- Các khoản nợ vay: bao gồm toàn bộ vốn vay ngắn - trung - dài hạn Ngân hàng,

nợ trái phiếu và các khoản nợ khác

Thông thường, một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và

nợ phải trả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Sự kết hợpgiữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp đang hoạtđộng cũng như quyết định tài chính của người quản lý trên cơ sở điều kiện thực tếcủa doanh để lựa chọn cơ cấu nguồn vốn hợp lý, điều này quyết định tới sự thành bạicủa doanh nghiệp

b Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn

Nguồn vốn thường xuyên: Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanhnghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài, bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu và cáckhoản nợ dài hạn

Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) màdoanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bấtthường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp xem xét huy động cácnguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, lập kế hoạch tài chính và hìnhthành những dự định về tổ chức vốn một trong tương lai

c Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động được từ bảnthân doanh nghiệp bao gồm: tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các khoản dựphòng, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huyđộng từ bên ngoài gồm: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, vốn liêndoanh liên kết, vốn huy động từ phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp và cáckhoản nợ khác

d Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn trong chu kỳ sản xuất kinh

Trang 18

Số vốn đầu tư ứng trước nếu sử dụng có hiệu quả nó sẽ không bị mất đi, doanhnghiệp sẽ thu hồi lại sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình.Mặt khác, là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng tài sản cố định nên quy

mô vốn dài hạn nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô tài sản cố định từ đó ảnh hưởng rấtlớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Ngược lại, những đặc điểm kinh tế của tài sản cố định trong quá trình

sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển củavốn dài hạn

+ Đặc điểm của vốn dài hạn:

Thứ nhất, vốn dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm điều này dođặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất quyếtđịnh

Thứ hai, vốn dài hạn được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sảnxuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vốn dài hạn được chia làm haiphần, một bộ phận vốn dài hạn tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định sẽđược luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phíkhấu hao) Bộ phận còn lại được lưu giữ trong giá trị còn lại của tài sản cố định đểđược chuyển dịch vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ kinh doanh tiếp theo

Thứ ba, sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn dài hạn mới hoàn thành mộtvòng luân chuyển

Trang 19

Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dầndần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại dần giảm xuốngcho đến khi hết thời gian sử dụng tài sản cố định, giá trị của nó được chuyển dịch hếtvào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn dài hạn mới hoàn thành một vòng luânchuyển Như vậy quá trình sản xuất kinh doanh cũng chính là quá trình vận độngkhông ngừng của vốn dài hạn.

Từ khái niệm và đặc điểm của vốn dài hạn ta có thể khái quát về vốn dài hạnnhư sau:

Vốn dài hạn của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tàisản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳsản xuất kinh doanh và hoàn thành xong một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hếtthời gian sử dụng

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vốn dài hạn chiếm tỷ trọng tươngđối lớn trong tổng vốn kinh doanh và có tính chất quyết định tới năng lực sản xuấtcủa doanh nghiệp, hơn nữa việc sử dụng vốn dài hạn thường gắn với các quyết địnhđầu tư dài hạn, thời gian thu hồi vốn chậm nên trong quá trình vận động vốn dài hạn

dễ gặp rủi ro như lạm phát, hao mòn vô hình do sự tiến bộ không ngừng của khoa học

kỹ thuật Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả vốn dài hạn doanh nghiệp cần thực hiện cácbiện pháp nhằm bảo toàn và phát triển vốn sau mỗi chu kỳ kinh doanh

* Vốn ngắn hạn:

Vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắmtài sản ngắn hạn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpđược thực hiện thường xuyên, liên tục

+ Đặc điểm của vốn ngắn hạn:

Phù hợp với các đặc điểm của tài sản ngắn hạn, vốn ngắn hạn của doanh nghiệpkhông ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sảnxuất và lưu thông Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn ngắn hạn luôn thayđổi hình thái biểu hiện từ hình thái tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư hàng hoá

dự trữ và vốn sản xuất rồi cuối cùng lại quay trở về hình thái vốn tiền tệ Sau mỗi chu

Trang 20

kỳ tái sản xuất, vốn ngắn hạn hoàn thành một vòng luân chuyển Quá trình vận độngcủa vốn ngắn hạn được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp đi lặp lại theo chu kỳ vàđược gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn ngắn hạn.

Như vậy có thể thấy đặc điểm vận động của vốn ngắn hạn khác hẳn với với vốn dài hạn đó là: tham gia toàn bộ và chu chuyển một lần vào giá trị sản phẩm, sau mỗi chu kỳ sản xuất lại phải mua sắm lượng tài sản ngắn hạn mới và hình thành một vòngtuân hoàn mới

Từ khái niệm và đặc điểm của vốn ngắn hạn có thể khái quát về vốn ngắn hạncủa doanh nghiệp như sau: Vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứngtrước để đầu tư, mua sắm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quátrình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục, nó chuyển toàn bộmột lần toàn bộ vào giá thành sản phẩm mới được tạo ra và được thu hồi sau khi bánhàng đi và thu tiền về

Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp

Vốn đối với quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có tầm quantrọng đặc biệt Dù doanh nghiệp thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào, với quy mô lớnhay nhỏ thì vốn vẫn là điều kiện đầu tiên và không thể thiếu được khi doanh nghiệpđược thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Trong quá trình hoạtđộng kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đủ điều kiện mà pháp luật quy địnhthì doanh nghiệp sẽ bị dừng hoạt động Vai trò của vốn đối với quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp có thể xem xét trên các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, vốn là yếu tố tiền đề của mọi quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Trong lý thuyết kinh tế, hàng hóa sản xuất thông dụng được biểu diễnbằng công thức P = f (k.l.t) trong đó k là vốn; l là lao động và t là công nghệ

Như vậy, vốn là một trong ba yếu tố tiền đề đối với sự ra đời và tồn tại của bất

kỳ loại hình nào Dù doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào với quy mô ra saothì vốn vẫn là điều kiện không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

Ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất doanh nghiệp đã cần một lượng

Trang 21

vốn nhất định để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cần thiết là sứclao động (cụ thể là thuê lao động); tư liệu sản xuất (cụ thể là máy móc thiết bị;nguyên vật liệu, công nghệ ) Như vậy, có thể thấy vốn không chỉ là một trong bayếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà nó còn là yếu tố có tính chất quyết định đốivới hai yếu tố còn lại Không có vốn thì doanh nghiệp cũng không thể đảm bảo đượchai yếu tố còn lại là lao động và công nghệ Đồng thời quy mô của vốn càng lớn sẽquyết định đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp.

- Thứ hai, quy mô của vốn là điều kiện quyết định đến quy mô kinhdoanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Muốn được thành lập mọi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định theoquy định Vì thế quy mô của vốn đủ lớn là điều kiện không thể thiếu cho mỗi doanhnghiệp khi khởi nghiệp kinh doanh Trong quá trình kinh doanh, để tồn tại pháp triển

và nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư đổi mới

kỹ thuật, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô kinhdoanh Điều đó đòi hỏi quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phảiđược bổ sung, mở rộng để đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp trên thị trường

Tóm lại, vốn có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một việc là cần thiết củadoanh nghiệp Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải có chính sách biệnpháp sử dụng tài sản của mình tốt hơn

Cơ cấu vốn kinh doanh

Cơ cấu vốn là một thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp sử dụng các nguồnvốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó giữa các nguồn tài trợ cho tổng tài sản của nó.Nói khác đi là tỷ trọng giữa các khoản nợ với tổng số vốn của doanh nghiệp Sau khidoanh nghiệp tiến hành nghiên cứu và phân tích một số nhân tố liên quan đến vốn,doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết lập cơ cấu vốn hợp lý Mục tiêu này có thể thay đổitheo thời gian khi một hoặc nhiều điều kiện thay đổi Chính sách cơ cấu vốn liênquan tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp Việc tăng sử dụng

nợ làm tăng rủi ro đối với thu nhập và tài sản của chủ sở hữu, do đó tất nhiên các cổ

Trang 22

đông sẽ có xu hướng đòi hỏi một mức lợi tức đền bù cao hơn Để đạt được mục tiêutăng giá trị tài sản của chủ doanh nghiệp, cơ cấu vốn tối ưu cần đạt được sự cân bằnggiữa rủi ro và lợi nhuận.

Do chịu sự ảnh hưởng của nhân tố khác nhau nên cơ cấu vốn trong doanh

nghiệp khác nhau Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu vốn bao gồm:

mô của vốn huy động Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn,khi kết quả kinh doanh có lãi sẽ là nguồn để trả lãi vay Trong trường hợp này tỷtrọng của vốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại

chu kỳ kinh doanh dài, vòng quay của vốn chậm thì cơ cấu vốn nghiêng về vốn chủ

sở hữu, ngược lại những doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, bán buôn thì vốn tàitrợ từ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng cao

chấp nhận rủi ro, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận Tăng

tỷ trọng của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm

lãi suất vốn vay sẽ là cơ hội tốt để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, khi đó doanhnghiệp sẽ lựa chọn hình thức tài trợ bằng vốn vay Ngược lại khi doanh lợi vốn nhỏhơn lãi suất vốn vay thì cấu trúc lại nghiêng về vốn chủ sở hữu

nghiệp có cấu trúc nghiêng về vốn chủ sở hữu, với cấu trúc này thì doanh nghiệp cókhả năng trả nợ đúng hạn, có sự an toàn của đồng vốn mà họ đã bỏ cho vay

Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến chiphí vốn, đến khả năng đầu tư kinh doanh và do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lờicủa đồng vốn Chính vì vậy, cơ cấu vốn là nhân tố tuy chủ yếu tác động gián tiếp,song rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt đảm bảo

tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực (vốn đầu tư vào tài sản cố định tham gia trựctiếp vào sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ) và vốn cố

Trang 23

định không tích cực (kho tàng, nhà xưởng, trụ sở văn phòng ) Một cơ cấu vốn hợp

lý sẽ thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh giữa các cao độ của quá trình sản xuất kinhdoanh, không bị ứ đọng hay sử dụng sai mục đích

1.1.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

* Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là kinhdoanh được lợi nhuận tối đa Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuấtkinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanhnghiệp, lợi nhuận tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu Để đạt được lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp khôngngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó việc tổ chức huy độngvốn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn có hiệu quả có ýnghĩa rất quan trọng

Vốn có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nhưchúng ta đã biết, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiếnhành kết hợp các yếu tố đầu vào: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức laođộng Muốn có được các yếu tố đầu vào để tiến hành hoạt động sản xuất thì doanhnghiệp phải có một lượng vốn nhất định Nếu không có vốn thì doanh nghiệp sẽkhông thể hoạt động được, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ không tồn tại Do vậy, có thểnói vốn là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường

Mặt khác trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnhtranh gay gắt Doanh nghiệp nào cũng muốn giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh vàmong muốn có sự phát triển bền vững Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cầntiếp tục bổ sung vốn để tăng thêm tài sản kinh doanh tương ứng với sự tăng trưởngcủa quy mô doanh nghiệp Lúc này vốn là điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư đổimới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó tăng lợi

Trang 24

nhuận, giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh.

Nói tóm lại vốn kinh doanh là một yếu tố quan trọng, nó quyết định tới tương laicủa doanh nghiệp Vì vậy việc tổ chức quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có

ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định tới sự sống còn và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

* Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn luôn phấn đấu đạtđược hiệu quả cao nhất Để đạt được điều này, các doanh nghiệp không ngừng nângcao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng

Hiệu quả sử dụng vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vàkết quả tài chính của doanh nghiệp Nếu hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cao

sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, vững vàng về mặt tài chính, đồng thời có điềukiện đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ đó tăng sức cạnh tranhtrên thương trường Ngược lại nếu vốn không được bảo toàn và sử dụng không cóhiệu quả thì mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp không được thực hiện mặt khác còngây hiệu quả nghiêm trọng như thua lỗ, mất thị trường, phá sản

Hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không chỉ đem lại lợi ích kinh

tế cho riêng mình mà còn góp phần làm tăng hiệu quả của toàn nền kinh tế Nếu tất cảcác doanh nghiệp cùng phấn đấu đạt hiệu quả sử dụng vốn cao và ngày càng nâng caohơn nữa hiệu quả sử dụng vốn thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khi nềnkinh tế đã phát triển ổn định sẽ kích thích đầu tư, tăng sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho

xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng các khoản thu cho ngân sách nhà nước

Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệpkhông những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và cho người lao động

mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội Do vậy, doanh nghiệp luôn phải tìm cácbiện pháp, giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản

Trang 25

xuất kinh doanh.

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường mục đích cao nhất của mọi doanh nghiệp trong sảnxuất kinh doanh chính là tối đa hoá lợi ích của chủ sở hữu mà trực tiếp là gia tăng lợinhuận Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng triệt đểmọi nguồn lực sẵn có của mình, trong đó sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là yêu cầubắt buộc đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để làm rõ khái niệm hiệu quả sử dụng vốn, trước hết cần tìm hiểu các khái niệm

có liên quan đến hiệu quả Có thể thấy rằng hiệu quả là một phạm trù kinh tế có phạm

vi rộng và nội hàm phức tạp Quan điểm về hiệu quả có thể được xem xét từ nhiềugóc độ khác nhau Về góc độ lợi ích có thể phân chia thành hiệu quả kinh tế, hiệu quảchính trị - xã hội, hiệu quả an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sống Về cấp độhay phạm vi xem xét hiệu quả như hiệu quả kinh tế quốc dân (ở tầm vĩ mô), hiệu quảngành và vùng lãnh thổ, hiệu quả của doanh nghiệp (ở tầm vi mô) Như vậy, khi xemxét ở các góc độ khác nhau thì hình thức biểu hiện và cách đánh giá hiệu quả cũngkhác nhau

Khi nghiên cứu sự phát triển của các hệ thống kinh tế nói chung, người tathường quan sát mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của chúng Đây là mốiquan hệ biện chứng, nhân quả được lượng hóa theo quan hệ hàm số mà đầu vào lànguyên nhân được coi là biến số, còn đầu ra là kết quả được coi là hàm số Theo mốiquan hệ này thì thấy sự phát triển của các hệ thống kinh tế là sự kết hợp của hai hìnhthức phát triển chiều rộng và chiều sâu phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.Nhìn chung, khi trình độ phát triển của sản xuất xã hội ở mức độ thấp, các hệ thốngkinh tế thường hướng vào sự phát triển theo chiều rộng Đặc điểm của loại hình pháttriển này là sự gia tăng sản phẩm đầu ra chủ yếu dựa vào sự gia tăng số lượng của cácyếu tố đầu vào như tăng diện tích đất đai, tăng lao động, tăng số lượng máy móc, thiết

bị Nhưng khi các loại nguồn lực của xã hội trở nên khan hiếm, đồng thời trình độ sảnxuất của xã hội tiến lên ở mức cao hơn thì các hệ thống kinh tế lại thiên về phát triển

Trang 26

kinh tế theo chiều sâu Theo loại hình này sự gia tăng sản phẩm đầu ra lại chủ yếu dựavào sự gia tăng chất lượng đầu vào như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và năng suấtlao động Như vậy, dù với cùng một lượng đầu vào như cũ hoặc ít hơn vẫn có thểtạo ra được một lượng đầu ra lớn hơn Sự phát triển của khoa học công nghệ làchìa khóa quyết định và đảm bảo cho loại hình phát triển theo chiều sâu.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu theo nghĩa chung nhất: “Hiệu quả là mộtphạm trù kinh tế phản ảnh chất lượng và tính hữu ích của việc sử dụng các yếu tố chiphí đầu vào trong quá trình sản xuất, được xác định bằng mối quan hệ so sánh giữakết quả đầu ra và chi phí đầu vào của hệ thống kinh tế trong một thời gian nhất định”

Ở đây đầu vào và đầu ra của các hệ thống kinh tế ở các cấp độ khác nhau nhưng

có những điểm giống và khác nhau Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân (ở tầm vĩmô), kết quả đầu ra đáng quan tâm nhất là sản lượng của nền kinh tế, hiện nay đangđược sử dụng các thước đo chủ yếu là GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GNP(tổng sản phẩm quốc dân); đầu vào của nó là các nguồn dữ liệu có như đất đai, tàinguyên, lao động, vốn, công nghệ và các nguồn lực khác Đối với các doanh nghiệp(ở tầm vi mô), đầu ra chủ yếu là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưtổng giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng, còn chi phí đầu vào baogồm hai loại:

Loại thứ nhất, là chi phí để tạo ra nguồn lực (gọi tắt là nguồn lực) như diện tíchđất đai, số lượng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, số lượng vốn, lao động thuộc quyềnquản lý của doanh nghiệp

Loại thứ hai, là chi phí sử dụng nguồn lực (gọi là chi phí thường xuyên) là sựtiêu hao hoặc chi phí các yếu tố sản xuất như chi phí trung gian, tổng thời gian làmviệc của máy, tổng thời gian làm việc của người lao động

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sử dụng vốn, vì thế ở đây tác giả chỉxem xét các yếu tố đầu ra thuộc kết quả kinh doanh và đầu vào là vốn kinh doanh củadoanh nghiệp, một loại nguồn lực có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệptrong nền kinh tế thị trường

Trang 27

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh được sử dụng nhằm thukết quả kinh doanh cuối cùng là lợi nhuận, nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thườngđược đánh giá dựa trên sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và vốn kinh doanh bỏ ra.Như vậy có thể nói: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trùkinh tế phản ảnh chất lượng và tính hữu ích của việc sử dụng vốn kinh doanh, đượcxác định bằng quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh và vốn kinh doanh của doanhnghiệp.

Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

a Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn ngắn hạn

Cũng như các chỉ tiêu tính toán đối với vốn kinh doanh, vốn dài hạn các chỉ tiêutính toán đối với vốn ngắn hạn bao gồm:

+ Hiệu suất toàn phần vốn ngắn hạn:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn ngắn hạn tham gia tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu trong kỳ Hiệu suất toàn phần vốn ngắn hạn càng cao chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

+ Mức doanh lợi toàn phần vốn ngắn hạn:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậntrong kỳ Mức doanh lợi toàn phần vốn ngắn hạn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụngvốn ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

+ Suất vốn ngắn hạn của doanh thu:

Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất toàn phần vốn ngắn hạn Nó phảnánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng ngắn hạn Chỉ tiêu này càngnhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn càng cao

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả vốn ngắn hạn người ta cũng có thể xem xét thêm chỉtiêu vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu trong kỳ của doanh nghiệp

Trang 28

+ Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyểntrong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳnhất định Số vòng quay hàng tồn kho càng cao chỉ ra rằng việc tổ chức và quản lý làtốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ ravào hàng tồn kho

+ Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thuthành tiền mặt của doanh nghiệp Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏtốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của doanh nghiệp ít bị chiếm dụng.+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế Nếu tỷ suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốntốt, có hiệu quả cao và ngược lại, tỷ suất này thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạtđộng kém hiệu quả Đây là một chỉ tiêu tương đối quan trọng trong đánh giá hiệu quảhoạt động của một doanh nghiệp

+ Tỷ suất lợi nhuận Vốn chủ sở hữu (ROE):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính,được chủ sở hữu rất quan tâm vì nó cho biết một đồng vốn mà họ bỏ ra mang lại cho

họ bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã

sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả

b Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn, người ta sử dụng một số chỉ tiêu chủyếu sau:

+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Trang 29

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định tham gia tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu trong kỳ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao thì hiệu quả sử dụngtài sản cố định càng cao và ngược lại.

+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thuthuần trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càngcao và ngược lại

+ Hệ số huy động vốn cố định:

Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Nó phảnánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định Chỉ tiêu nàycàng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định ngày càng tốt

+ Sức sinh lời của vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, phản ánh một đồngvốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặcsau thuế) Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao vàngược lại

c Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn

Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt và quyết địnhđối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổngvốn phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn, tài sản của một doanhnghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời nó phản ánh chất lượng vàtrình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bao gồm các chỉ tiêu sau:+ Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh

Trang 30

thu trong kỳ.

Từ hệ số trên ta thấy, hiệu suất toàn phần vốn kinh doanh không chỉ phụ thuộcvào doanh thu sản phẩm tiêu thụ mà còn phụ thuộc vào sự tăng, giảm của tổng vốnkinh doanh bình quân Do đó, muốn tăng hiệu suất toàn phần vốn kinh doanh khôngnhững phải tăng doanh thu sản phẩm mà còn phải tiết kiệm vốn Hiệu suất toàn phầnvốn kinh doanh càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao

Có thể đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh kỳ này so với kỳ trước hoặc với kếhoạch để thấy được xu hướng vận động của nó

Công thức xác định hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trên đây được tính cho:

- Tổng số vốn thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp (tính bình quân)

- Số vốn bình quân có thể sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ

- Số vốn bình quân đã được sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn

+ Mức doanh lợi toàn phần của vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh có thể đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ Đây là một trong những chỉ tiêu phân tích quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Mức doanh lợi toàn phần của vốn kinh doanh càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại Tuỳ theo tình hình doanh nghiệp, phạm vi và mục đích phân tích mà tử số có thể chọn là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế và có thể so sánh mức doanh lợi toàn phần vốn kinh doanh kỳ này so với kỳ trước để thấy được hiệu quả sử dụng vốn

+ Suất vốn kinh doanh (toàn phần) của doanh thu:

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ thì doanh nghiệpphải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn kinh doanh Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của hiệu suấttoàn phần vốn kinh doanh, chỉ tiêu này càng giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Trang 31

+ Suất vốn kinh doanh (toàn phần) của lợi nhuận:

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng lợi nhuận trong kỳ thì cần phải bỏ rabao nhiêu đồng vốn kinh doanh Suất vốn kinh doanh của lợi nhuận càng nhỏ thì hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ngoài việc sử dụng các chỉtiêu để phân tích, chúng ta cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sửdụng vốn, từ đó giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác, sát thực vớiđiều kiện hoàn cảnh cụ thể môi trường hoạt động của doanh nghiệp Nhìn chung cácnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bao gồm:

a. Nhân tố bên ngoài

Môi trường tự nhiên

Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như nguồn tài nguyênthiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường sinh thái Các điều kiện làm việc trong môitrường tự nhiên thích hợp sẽ làm tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc.Tính chất thời vụ, thiên tai, có thể làm giảm năng suất thu hoạch của các doanhnghiệp nông nghiệp Kể cả doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cũng có thể bị ảnhhưởng không nhỏ

Chính sách vĩ mô của Nhà nước

Vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưngcác chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định,

sự thay đổi các chính sách thuế, chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhậpmột số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp Bên cạnh đó các quy định của Nhà nước về phương hướng, địnhhướng phát triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của

Trang 32

doanh nghiệp Tuỳ từng doanh nghiệp và tùy từng thời kỳ khác nhau mà mức độ ảnhhưởng, tác động của các yếu tố này có khác nhau.

Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp Nhà nước thì chủ trương, định hướngphát triển của ngành cùng với quy định riêng của các đơn vị chủ quản cấp trên cũngảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Chính sách lãi suất

Lãi suất tín dụng là một công cụ chủ yếu để điều hành lượng cung cầu tiền tệ, nóảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và kinh doanh của doanh nghiệp Khi lãisuất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có cơ cấu vốn hợp lý, sảnxuất - kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn nhất là đối với phần vốnvay sẽ giảm sút Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là vấn đề quan trọng khi quyếtđịnh thực hiện một hoạt động đầu tư hay một phương án sản xuất kinh doanh Doanhnghiệp phải tính toán xem liệu hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có đảm bảođược doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất tiền vay hay không, nếu nhỏ

hơn thì có nghĩa là không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ không thu hồi vốn Đối vớihoạt động đầu tư hay phương án sản xuất sử dụng vốn tự có cũng phải tính đến chiphí vốn, nếu có hiệu quả thì mới nên thực hiện

Chính sách thuế

Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung vàđiều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng Chính sách thuế của Nhà nước có tácđộng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì mức thuếcao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trựctiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Nhân tố thị trường

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mọi hoạt động sử dụng vốncủa doanh nghiệp từ việc huy động vốn, sử dụng vốn mua sắm các yếu tố đầu vào,đến việc bán sản phẩm thu hồi vốn đều diễn ra trên thị trường Do vậy, thị trường làmột nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Thị

Trang 33

trường gắn liền với quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hóa, là nơi quyếtđịnh trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì; Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai Nóảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào (các yếu tố sản xuất) và đầu ra (khách hàng và lợinhuận của doanh nghiệp) Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều chịuchi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ thôngqua sự vận động của giá cả Đó là nơi cuối cùng kiểm tra chủng loại các hàng hóa,sản lượng và chất lượng sản phẩm, là trung tâm của toàn bộ các quá trình sản xuất.Hay nói một cách bao trùm nhất, nó ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc đời của doanhnghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay suy vong của mỗi doanh nghiệp,

và sự tác động của nó tới hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện qua các điểm sau:

- Để sản xuất cần có các yếu tố sản xuất, thị trường chính là nơi cungcấp các yếu tố đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường Tuynhiên, nếu chi phí trả cho các yếu tố sản xuất đó cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêuthụ sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn

- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, để bán, thị trường là nơi tiêuthụ hàng hóa cho doanh nghiệp Thông qua thị trường, giá trị hàng hóa được thực hiện

và các doanh nghiệp thu hồi được vốn Do đó, khi hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ làm cho vốn lưu động không luân chuyển được, bị ứ đọng, không sinh lời thì

đó là một hiện trạng của sử dụng vốn không hiệu quả

- Sự biến động của nền kinh tế cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả

sử dụng vốn của doanh nghiệp Sự biến động này kéo theo hai chiều hướng tích cựchoặc tiêu cực, thể hiện ở cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp:

+ Khi có sự biến động của các yếu tố đầu vào dẫn đến dự trữ lớn, ảnh hưởng tớichi phí sản xuất tức là ảnh hưởng tới giá bán của sản phẩm và khả năng tiêu thụ Điều

đó có nghĩa là ảnh hưởng tới giá trị của đồng tiền vốn làm cho vốn chậm lưu chuyển

và làm giảm mức luân chuyển hàng hóa

+ Sự biến động của thị trường đầu ra (sự biến động của khâu tiêu thụ sản phẩm)như thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, thu nhập cá nhân giảm dẫn đến hàng hóakhông tiêu thụ được gây ứ đọng làm lãng phí vốn, tăng chi phí hàng tồn kho, từ đótác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

+ Thị trường tài chính: Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ

Trang 34

chức tài chính trung gian cũng là một nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động củadoanh nghiệp nói chung và hoạt động tài chính nói riêng Một thị trường tài chính và

hệ thống các tổ chức tài chính trung gian phát triển đầy đủ, đa dạng sẽ tạo điều kiệncho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn có chi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể

đa dạng các hình thức đầu tư và có được cơ cấu vốn hợp lý mang lại hiệu quả caonhất trong việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Nhân tố công nghệ

Trong điều kiện hiện nay, khoa học phát triển với tốc độ chóng mặt, thị trườngcông nghệ biến động không ngừng và chênh lệch về trình độ công nghệ giữa cácnước là rất lớn, làn sóng chuyển giao công nghệ ngày càng gia tăng, một mặt nó tạođiều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất mặt khác, nó đặt doanhnghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vàcông nghệ mới có khả năng biến đổi quá trình sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp và tác động sâu sắc đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường đó là chất lượng sản phẩm và giá bán sản phẩm

Do vậy, để sử dụng vốn có hiệu quả phải xem xét đầu tư vào công nghệ nào vàphải tính đến hao mòn vô hình do phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹthuật Từ đó doanh nghiệp có thể đạt kết quả tốt hơn trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

b. Nhân tố bên trong

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề sản xuất kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp Sự ảnh hưởng này thể hiện trong việc bố trí cơ cấu vốncủa doanh nghiệp, bố trí vốn khác nhau vào tài sản của doanh nghiệp, tùy thuộc vàotừng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu vốn của chúng cũng khác nhau (ví dụ: trongcác doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng chủ yếu), do đó ảnhhưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là độc quyền hay cạnh tranh, là cạnhtranh hoàn hảo hay không hoàn hảo Sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh có

Trang 35

chu kỳ sống đang đi lên hay đi xuống tất cả những điều này đều ảnh hưởng tới kếtquả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng tới hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn giữacác thời kỳ trong năm thường không biến động lớn, doanh nghiệp lại thường xuyênthu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đảm bảo cân đối thuchi bằng tiền và đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh, vốn được quay vòng nhiều lầntrong năm Ngược lại những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳsản xuất dài phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn, vốn thu hồi chậm,quay vòng ít

Trình độ quản lý doanh nghiệp

Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng

Sự điều hành và quản lý sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưucác yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinhdoanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu nhà quản lý không có phương án sảnxuất hữu hiệu, không bố trí hợp lý các khâu, các giai đoạn sản xuất, sẽ gây lãng phí

về nhân lực, vốn, nguyên vật liệu Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinhdoanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng Trong quản lý tài chính, nhà quản

lý doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn kinh doanh, phải bố trí cơ cấu vốn hợp lý,không để vốn bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động đủ vốn cho sản xuất Nếu vốn không

đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thì quá trình sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng Nếu

cơ cấu vốn không hợp lý, vốn đầu tư lớn vào các tài sản không sử dụng hoặc ít sửdụng, vốn trong quá trình thanh toán bị chiếm dụng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, làmgiảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn

Nhân tố nguồn nhân lực

Đây cũng được coi là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp Con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của mọi hoạt động, conngười là nhân tố trung tâm và quyết định tới sự phát triển và tồn tại của doanh

Trang 36

nghiệp, Trình độ quản lý của doanh nghiệp và tay nghề của công nhân ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp.

Trình độ người lao động

Chất lượng tay nghề của người công nhân có tác động đáng kể đến kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chấtlượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc rất lớn vào trình độ tay nghề của người côngnhân sản xuất Họ chính là các nhân tố trực tiếp thực hiện và chính họ tạo ra kết quảkinh doanh, vì vậy để có được kết quả kinh doanh tốt đòi hỏi người công nhân phải

có trách nhiệm cao và tay nghề giỏi Từ đó doanh nghiệp có thể nâng cao năng suấtlao động, tiết kiệm vật liệu; hạ giá thành sản xuất từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh

và tiêu thụ sản phẩm, đạt kết quả kinh doanh cao và nâng cao hiệu quả sử dụngvốn.Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có một cơchế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng Ngược lại, nếu

cơ chế khuyến khích không công bằng quy định trách nhiệm không rõ ràng sẽ làmcản trở mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn làcung ứng, sản xuất và tiêu thụ:

Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất nhưnguyên vật liệu, lao động, … nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ Một doanhnghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xác địnhđược lượng phù hợp của từng loại nguyên vật liệu, số lượng lao động cần thiết vàdoanh nghiệp đã biết kết hợp tối ưu các yếu tố đó Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả kinhdoanh thì chất lượng hàng hoá đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hàng giảmđến mức tối ưu Còn mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinhdoanh không bị gián đoạn, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên để đồng vốn được sử

Ngày đăng: 19/03/2021, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w