1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tân Xuân

59 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 536,5 KB

Nội dung

Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dựa trên phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp để thu thập những thông tin về công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD tạ

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại

và phát triển đòi hỏi trước tiên phải có vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả Vốn làyếu tố sản xuất đầu tiên của mỗi doanh nghiệp, quyết định hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp đó Vốn là chìa khóa, là điều kiện để cho các doanh nghiệpthực hiện mục tiêu kinh tế của mình

Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cácdoanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào một sân chơi bình đẳng trong khối kinh tế thếgiới Đây là cơ hội rất lớn, đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đối với cácdoanh nghiệp trong nước Gia nhập WTO chúng ta có cơ hội mở rộng thị trường, tiếpcận với khoa học công nghệ hiện đại Tuy nhiên mức độ cạnh tranh là rất lớn, xét vềnhiều mặt thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta còn hạn chế Vì vậy,các doanh nghiệp cần phát huy sức mạnh nội tại của mình, đồng thời tranh thủ tối đacác nguồn lực bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh doanh,xây dựng và củng cố thế lựccủa mình Để có một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp cần huy động và

sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả

Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã tiến hành nghiên cứu khóa luận với đề tài :

“ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tân Xuân” Khóa luận trình bày khái quát những lý luận về phân tích hiệu

quả sử dụng vốn kinh doanh, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh trong các doanh nghiệp Từ các dữ liệu thu thập được, em tiến hành phân tíchhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty để từ đó rút ra kết luận và đư ra một sốkiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dung vốn của Công ty

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân, được sựchỉ bảo và giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty, các anh chị trong phòng kế toán

và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.Tạ Quang Bình Em đã học hỏi

và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn để hoàn thành bài khóaluận tốt nghiệp của mình

Quá trình hoàn thiện báo cáo em đã vận dụng những kiến thức lý thuyết đã họcđược ở trường và những kiến thức thực tế đã thu nhận được qua quá trình thực tập tạicông ty Do kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo của em không tránh được những saisót kính mong ban giám đốc công ty, phòng kế toán và các thầy cô đóng góp ý kiếngiúp bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS.Tạ Quang Bình

và ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể anh chị trong phòng kế toán đã giúp đỡ em hoànthành tốt bài khóa luận của mình

Hà nội ngày 27 tháng 6 năm 2014

Sinh viên thực hiện Tăng Thị Hồng Nhung

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ 15

1.2.2.3 Phân hiệu quả sử dụng VCĐ 15

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân 24

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Đầu tư xây dựng 25

Tân Xuân 25

Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 27

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tân Xuân trong 2 năm 2012 và 2013 28

Bảng 2.3: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh 35

Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động 36

Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định 37

Phân tích hiệu quả sử dụng VKD nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lời của VKD từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng VKD tăng hay giảm thể hiện qua bảng sau: 38

Bảng 2.7: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 39

Bảng 2.8: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 41

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân Error: Reference source not found

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Đầu tư xây dựng Error: Reference source not found

Tân Xuân Error: Reference source not found

Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Error: Reference source not found

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

1.l Về góc độ lý thuyết

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn là yếu tố cơ bản, mang tính quyếtđịnh quy mô hiệu quả, chỗ đứng, vị thế của DN trên thương trường Bất kỳ DN nàomuốn tồn tại và phát triển được không những cần quan tâm đặc biệt tới việc tạo lập,quản lý vốn mà còn phải luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhất là trongnền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN thì việc sử dụng đồngvốn sao cho hiệu quả là rất quan trọng

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là mục tiêu phấn đấu lâu dài củamỗi DN Hiệu quả sử dụng vốn luôn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của

DN Vì vậy, vấn đề sử dụng vốn một cách có hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra với mọiDN

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phầnkinh tế và hoạt động bình đẳng trước pháp luật Lợi thế cạnh tranh của mỗi DN trênthương trường không chỉ phụ thuộc vào số vốn nhiều hay ít , mà quan trọng hơn là sốvốn đó có được sử dụng hiệu quả hay không Mỗi DN phải có phương pháp quản lýkhoa học các hoạt động kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất Để làmđược điều đó đòi hỏi DN phải quản lý hoạt động tính toán, kiểm tra việc sử dụng tiềnvốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chínhtrong DN

1.2 Về góc độ thực tiễn

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân, emnhận thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn được công ty, các cấp lãnh đạo quantâm, luôn cố gắng để tạo ra hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất, đề ra những biện pháp nângcao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các kỳ tiếp theo

Nhưng dựa trên kết quả khảo sát thực tế em nhận thấy được sự yếu kém trongviệc sử dụng vốn kinh doanh của công ty Hiện nay công ty còn gặp một số hạn chếtrong quá trình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh như: Các khoản phải thu còn khánhiều, vốn bằng tiền trong công ty còn chiếm tỷ trọng lớn, công ty chưa sử dụng hếtcông suất TSCĐ, công ty chưa chú trọng việc đầu tư mua sắm và nâng cấp TSCĐ

Trang 7

Điều này đã làm giảm đáng kể năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn của côngty.

Nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài phân tích hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh tại công ty Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân em đã lựachọn nghiên cứu đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công tyTNHH đầu tư xây dựng Tân Xuân

2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chung của khóa luận là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phânhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đưa ra các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh, từ đó áp dụng vào thực tiễn tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng TânXuân Các mục tiêu cụ thể bao gồm :

Thứ nhất : Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty.Thứ hai : Chỉ ra những tồn tại trong quá trình quản lý và sử dụng vốn tại Côngty

Thứ ba : Đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phân tích hiệu quả sử dung vốn kinh doanh có đối tượng nghiên cứu là vốn kinhdoanh, thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp và các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của phân tích hiệu quả sử dung vốn kinh doanh thứ nhất làgiới hạn về nội dung thì nghiên cứu về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh Thứ hai là giới hạn về thời gian thì nghiên cứu số liệu về tình hình sử dụng vốnkinh doanh của 2 năm: 2012, 2013 được thu thập tại doanh nghiệp và cuối cùng là giớihạn về không gian phạm vi nghiên cứu tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng TânXuân,khu hành chính 15 – đường Nguyễn Tất Thành – phường Liên Bảo – Vĩnh Yên– Vĩnh Phúc

Trang 8

4 Phương pháp thực hiện đề tài

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dựa trên phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp

để thu thập những thông tin về công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD tại công ty

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Qua Báo cáo tài chính,Bảng cân đối kếtoán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Web,sổ sách….của công ty

4.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Dựa vào các phiếu điều tra, phỏng vấn thu về, qua số liệu trên Bảng cân đối kếtoán, báo cáo kết quả kinh doanh và một số tài liệu khác em đã tiến hành tập hợp, tínhtoán và tổng hợp các số liệu làm cơ sở cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại công ty

4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu:

Phân tích hiệu quả sử dụng VKD sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau:

Phương pháp so sánh

So sánh số liệu giữa năm 2013 so với số liệu năm 2012 để thấy được tình hìnhtăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, tính toán, so sánh tỷ trọng của các khoản mụccủa chúng để đánh giá được tình hình phân bổ các khoản mục Gồm:

Phương pháp hệ số

Hệ số cũng là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu kinh

tế khác nhau nhưng có mối liên hệ, tác động phụ thuộc lẫn nhau Phương pháp nàycũng được sử dụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả sử dụng VKD Các hệ sốthường được sử dụng như: hệ số doanh thu trên VKD, hệ số lợi nhuận trên VKD, hệ sốdoanh thu trên VLĐ…

Phương pháp dùng biểu mẫu

Biểu mẫu trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn được thiết lập theo cột trong đóghi chép đầy đủ các khoản mục, các chỉ tiêu, số liệu phân tích.Công ty sử dụng cácbiểu mẫu 5 cột và 8 cột để so sánh số liệu năm 2013 so với số liệu năm 2012, so sánh

tỷ trọng các khoản mục Do vậy khi tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công

ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân thì phương pháp này được sử dụng trong tất cảcác nội dung phân tích

Trang 9

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt,danh mục tài liệu tham khảo, lời mở đầu và kết luận, khóa luận được chia làm3chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh

Chương II: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công tyTNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân

Chương III: Kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU

QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1.1 Một số vấn đề cơ bản về vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng VKD.

1.1.1 Những khái niệm cơ bản.

1.1.1.1 Vốn kinh doanh:

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, bất kỳdoanh nghiệp nào cũng cần phải có được các yếu tố cần thiết như kho tàng, cửa hàng,văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa… Muốn cóđược các tài sản này, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định để đầu tư,mua sắm, thuê mướn… Do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpthực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làmsao để có đủ vốn và phải sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất vậyvốn kinh doanh là gì?

* Theo quan điểm của Mark : nhìn dưới góc độ của các yếu tố sản xuất thì “vốn

chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sảnxuất” Tuy nhiên mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trịthặng dư cho nền kinh tế Đây là một hạn chế trong quan điểm của Mark Cách hiểunày phù hợp với nền kinh tế sơ khai – giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện và pháttriển

* Theo cuốn “ kinh tế học” của David Begg cho rằng: Vốn là một loại hàng

hóa nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo Có hailoại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hóa đãsản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác Vốn tài chính là tiền mặt, hay tiền gửi ngânhàng… Đất đai không được coi là vốn

* Theo giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, TS Bạch Đức Hiển – Học Viện Tài Chính: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của giá

trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp

* Theo giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại PGS.TS Trần Thế Dũng – Đại Học Thương Mại: Thì vốn kinh doanh là biểu hiện giá trị của những tài

sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh

Trang 11

Một số quan niệm về vốn ở trên tiếp cận dưới những góc độ nghiên cứu khácnhau, trong điều kiện lịch sử khác nhau Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hạchtoán và quản lý vốn trong cơ chế thị trường hiện nay, có thể khái quát “Vốn là mộtphần thu nhập quốc dân dưới dạng vật chất và tài sản chính được các cá nhân, tổ chức

bỏ ra để tiến hành kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận”

1.1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độkhai thác sử dụng vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mụcđích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một vấn đề phức tạp có liên quan tới tất cảcác yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh cho nên doanh nghiệp chỉ có thể nâng caohiệu quả trên cơ sở sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quảcao Để đạt hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh thì doanh nghiệp phải giải quyếtđược các vấn đề như: đảm bảo tiết kiệm, huy động thêm để mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình và doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trong quátrình sử dụng vốn của mình và doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trongquá trình sử dụng vốn của mình

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được xác định bằng công thức:

Kết quả từ hoạt động KD Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh bình quân

1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

1.1.2.1 Phân loại vốn kinh doanh.

a Phân loại vốn theo nguồn hình thành.

* Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số vốn góp do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp: Số vốnnày không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, khôngphải trả lãi suất Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do kinh doanh có lãi của doanh nghiệp

sẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ phần vốn góp cho mình Tùy theo loại hình

Trang 12

doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu được hình thành theo các cách thức khác nhau Thôngthường nguồn vốn này bao gồm vốn góp và lãi chưa phân phối.

* Nợ phải trả.

Nợ phải trả là nguồn vốn kinh doanh ngoài vốn pháp định được hình thành từnguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân và sau một thời gian nhấtđịnh, doanh nghiệp phải hoàn trả cho người cho vay cả lãi và gốc Phần vốn này đượcdoanh nghiệp dử dụng với những điều kiện nhất định như: Thời gian sử dụng, lãi suất,thế chấp… Nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Vốn vay có hai loại lavốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn

b Phân loại dựa trên tốc độ chu chuyển vốn.

* Vốn cố định:

Là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của tài sản cố định, bao gồn tài sản cốđịnh hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình tài sản cố địnhdùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giátrị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh

Vốn cố định biểu hiện dưới hai hình thái:

Hình thái hiện vật: Là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanh của cácdoanh nghiệp Nó bao gồn nhà cửa, máy móc, thiết bị, công cụ…

Hình thái tiền tệ: Đó là toàn bộ tài sản cố định chưa khấu hao và vốn khấu haokhi chưa được sử dụng để sản xuất Tài sản cố định là toàn bộ vốn cố định đã hoànthành vòng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu

* Vốn lưu động:

Là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn sử dụng trong kinh doanh

Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trởlại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa Nó là bộ phận của vốnsản xuất bao gồm: Giá trị nguyên liệu, vật liệu phụ, tiền lương… Những giá trị nàyđược hoàn lại hoàn toàn cho chủ doang nghiệp sau khi đã bán hàng hóa trong quá trìnhsản xuất, bộ phận giá trị sức lao động biểu hiện dưới hình thức tiền lương Được táihiện trong giá trị mới của sản phẩm còn giá trị nguyên vật liệu được chuyển toàn bộvào sản phẩm trong chu kỳ sản xuất kinh doanh đó Vốn lưu động ứng với các doanhnghiệp khác nhau thì khác nhau Không những thế tỷ trọng, thành phần cơ cấu của các

Trang 13

loại vốn này trong các doanh nghiệp cũng khác nhau Trong doanh nghiệp thương mại

tỷ trọng của vốn lưu động chiếm chủ yếu trong nguồn vốn kinh doanh thì trong doanhnghiệp sản xuất tỷ trọng vốn cố định lại chiếm chủ yếu Trong 2 loại vốn này, vốn cốđịnh có đặc điểm chu chuyển chậm hợn vốn lưu động Trong khi vốn cố định chuchuyển dc một vòng thì vốn lưu động đã chu chuyển được nhiều vòng Việc phân chiatheo cách này giúp các doanh nghiệp thấy được tỷ trọng cơ cấu từng loại vốn Từ đódoanh nghiệp chọn cho mình một cơ cấu phù hợp

c Phân loại theo phạm vi huy động và sử dụng vốn.

* Nguồn vốn trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản

thân của doanh nghiệp như: Tiền khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận giữ lại, các khoản

dự trữ, dự phòng, khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định…

* Nguồn vốn ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy

động từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như:Vay ngân hàng, vay của các tổ chức kinh tế khác, vay của các nhân viên trong công ty,vay cá nhân…

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể có các nguồn vốn khác như: Nguồn vốnFDI, ODA… Thông qua việc thu hút các nguồn vốn này, các doanh nghiệp có thể tăngvốn đáp ứng nhu cầu về vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

d Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn.

* Vốn thường xuyên:

Vốn thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanhnghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu độngtối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồmvốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp

* Vốn tạm thời.

Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( dưới 1 năm) mà doanhnghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinhtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm cáckhoản vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của bạn hàng

e Phân loại theo hình thái biểu hiện.

Trang 14

* Vốn kinh doanh được biểu hiện ở cả hai hình thái giá trị và hiện vật.

Biểu hiện ở cả hai hình thái giá trị và hiện vật Ví dụ như: nguyên vật liệu, công

cụ, hàng gửi đi bán…

* Vốn kinh doanh được biểu hiện ở hình thái giá trị.

Biểu hiện ở hình thái giá trị Ví dụ: Tiền ( tiền mặt, tiền gửi ngân hang…), cáckhoản nợ phải thu, đầu tư tài chính

Như vậy phân loại vốn sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp lập kế hoạch tàichính, hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai trên cơ sởxác định quy mô về số vốn cần thiết, lựa chọn thích hợp cho từng hoạt động sản xuấtkinh doanh để đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất

1.1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn KD trong công ty.

a Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản

Tài sản ngắn hạn (hoặc tài sản dài hạn)

Hệ số cơ cấu tài sản =

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp phân bổ tài sản như thế nào: tài sản ngắnhạn chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản và tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu % trongtổng tài sản

b Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bình quân.

* Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân

Trang 15

nhiêu đồng doanh thu Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân càng lớn càngtốt.

* Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh.

LN kinh doanh đạt được trong kỳ

Hệ số LN trên VKD =

Vốn kinh doanh bình quân

Vai trò : Nhằm thấy được mối tương quan giữa vốn kinh doanh bỏ ra và kết quảthu được hay nói cách khác là tính toán xem với 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được baonhiêu đồng doanh thu thuần và bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế? Từ đó thấy đượchiệu quả kinh doanh của doanh ngiệp

c Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

* Hệ số doanh thu trên vốn lưu động.

* Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động.

Lợi nhuận kinh doanh đạt được trong kỳ

Hệ số LN trên VLĐ =

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Trang 16

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ bỏ ra có khảnăng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nếu hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân tăng thì hiệu quả sử dụng vốnlưu động tăng và ngược lại

+ Số vòng chu chuyển VLĐ: phản ánh trong kỳ KD vốn lưu động của DN quay

được bao nhiêu vòng

+ Số ngày chu chuyển VLĐ: chỉ tiêu này phản ánh độ dài 1 vòng quay của VLĐ

Số ngày trong kỳ( năm )

Số ngày chu chuyển VLĐ =

Số vòng chu chuyển VLĐ

Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tốc độ chu chuyển VLĐ càng lớn và ngược lại

Tăng tốc độ chu chuyển sẽ làm tăng doanh thu từ đó tìm kiếm lợi nhuận

* Mức tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động.

Nó thể hiện trong quá trình sử dụng VLĐ do sự thay đổi tốc độ quay của nó Cóhai cách xác định:

Trang 17

-Số ngày 1 vòng quay VLĐ

kỳ gốc

x 1

360

d Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.

* Hệ số doanh thu trên vốn cố định

* Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định.

Lợi nhuận đạt được trong kỳ

Hệ số LN trên VCĐ =

Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ có khả năng tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nếu hệ số lợi nhuận trên vốn cố định tăng thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốntăng và ngược lại

* Sức sản xuất cố định.

Tổng doanh thu

Sức sản xuất cố định =

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ bình quân đem lại mấy đồng doanh thu (hay giá trị tổng sản lượng)

Trang 18

1.1.2.3 Mục đích của phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm nhận thức đánh giá,, hoànthiện, khách quan tình hình sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, thấy được sựảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các nhiệm vụ, kết quả kinh doanh Qua phân tích

có thể đánh giá được tình hình tổ chức, huy động và phân bổ vốn kinh doanh đã hợp lýchưa? Đồng thời phân tích hiệu quả sử dụng vốn còn nhằm mục đích tìm ra nhữngđiểm còn tồn tại và đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để đạt đượckết quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tiếp theo

1.1.2.4 Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh là tài liệu chủ yếu sử dụngdùng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

* Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quáttoàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hìnhthức tiền tệ vào một thời điểm xác định ( Thời điểm lập báo cáo tài chính )

Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: một bên là tài sản và một bên là nguồn vốn.Bên Tài sản phản ánh quy mô kết cấu các tài sản của doanh nghiệp đang tồn tạidưới mọi hình thức, nó cho biết tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ nguồn nào.Bên Nguồn vốn phản ánh nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài sản củadoanh nghiệp Nó cho biết từ những nguồn vốn nào doanh nghiệp có được những tàisản trình bày trong phần tài sản

* Báo cáo kết quả kinh doanh:

Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm có 3 phần chính là lãi lỗ,phần thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và phần thuế giá trị gia tăng được khấu trừ,được hoàn lại, được miễn giảm

1.2 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty

1.2.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh

1.2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh

a.Mục đích

Phân tích cơ cấu và sự biến động của VKD có liên hệ với doanh thu và lợi nhuậnnhằm đánh giá khái quát cơ cấu phân bổ các loại vốn để thấy được sự phân bổ đó có hợp lý

Trang 19

hay không, đánh giá sự biến động về vốn để thấy được quy mô kinh doanh, và so sánh sựbiến động vốn trong mối lien hệ với doanh thu, lợi nhuận để thấy được hiệu quả sử dụngVKD

b.Nguồn số liệu

Nguồn số liệu phân tích : “ tài sản ngắn hạn ’’, “ tài sản dài hạn ’’, trên Bảng cân đối

kế toán, chỉ tiêu “ doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ’’, “lợi nhuận sau thuế ’’trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

b Nguồn số liệu phân tích

Nguồn số liệu phân tích : “ Tiền và các khoản tương đương tiền ’’, “ Các khoảnđầu tư tài chính dài hạn ’’, “ các khoản phải thu ngắn hạn’’, “ hàng tồn kho ’’

“ tài sản ngắn hạn khác ”, được lấy trên Bảng cân đối kế toán, số liệu “ doanhthu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ’’lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

c Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu so sánh giữa năm 2013 với năm 2012

để thấy được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, tính toán, so sánh tỷtrọng của các khoản mục trên tổng số vốn lưu động để đánh giá tình hình phân bổ vốnkinh doanh

Nguồn số liệu lấy ở bảng cân đối kế toán năm 2012, 2013 do phòng kế toáncung cấp

1.2.1.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định

a Mục đích

Nhận thức, đánh giá được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm củavốn cố định, qua đó thấy được sự tác động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Trang 20

b Nguồn số liệu phân tích

Nguồn số liệu phân tích : “Các khoản phải thu dài hạn’’, “ tài sản cố định ”, “bất động sản đầu tư ”, “ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn ’’, “tài sản dài hạn khác’’,được lấy trên Bảng cân đối kế toán, số liệu “ doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch

vụ ’’lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

c Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánhgiữa số cuối kì và số đầu năm, so sánh tỉ trọng của từng khoản mục trên tổng vốn cốđịnh căn cứ vào các số liệu trên bảng phân bố kế toán

Nguồn số liệu lấy ở bảng cân đối kế toán, và báo cáo kết quả kinh doanh năm

2012, 2013 do phòng kế toán cung cấp

1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng VKD

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được tính toán, phân tích thông qua một hệthống các chỉ tiêu bao gồm : hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bình quân, hiệu quả sửdụng vốn lưu động ( tài sản ngắn hạn ), vốn cố định ( tài sản dài hạn )

1.2.2.1 Phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Phân tích hiệu quả sử dụng VKD nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lờicủa VKD từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng VKD tăng hay giảm Phân tích hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp về tài sản, nguồn vốn kinhdoanh trên Bảng cân đối kế toán như chỉ tiêu “ tổng tài sản”, chỉ tiêu “ vốn chủ sở hữu

” và các chỉ tiêu “ doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ’’, “ lợi nhuận sau thuế ”trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tương ứng Phươngpháp phân tích sử dụng là phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa năm 2013 vớinăm 2012

1.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ

Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm đánh giá việc sử dụng VLĐ có đạt đượchiệu quả cao hay không, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm hay lãng phí, doanh thu và lợinhuận mà VLĐ mang lại.Nguồn tài liệusử dụng để phân tích thì căn cứ vào số liệu trênBảng cân đối kế toán Phương pháp phân tích là phương pháp so sánh và lập biểu so sánhgiữa số thực hiện kỳ này so với số thực hiện kỳ trước hoặc số thực hiện với số kế hoạch,

so sánh tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng số VLĐ

1.2.2.3 Phân hiệu quả sử dụng VCĐ

Trang 21

Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ nhằm mục đích đánh giá việc sử dụng VCĐ

có đạt được hiệu quả cao hay không, sử dụng VCĐ một cách tiết kiệm hay lãng phí,doanh thu và lợi nhuận mà VCĐ mang lại và nguồn số liệu sử dụng là căn cứ vào các

số liệu trên bảng cân đối kế toán.Phương pháp phân tích là phương pháp so sánh và lậpbiểu so sánh giữa số thực hiện kỳ này so với số thực hiện kỳ trước hoặc số thực hiệnvới số kế hoạch, so sánh tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng số VCĐ

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công

ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân

1.2.3.1 Môi trường bên ngoài.

* Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước.

Hầu hết các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh đều sử dụng vốn vay, vìviệc vay vốn đã tạo ra một lá chắn thuế cho doanh nghiệp Lãi suất vốn vay chịu tác độnglớn của lãi suất thị trường Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, và lãi suất thịtrường ngày càng tăng lên, tiền lãi doanh nghiệp phải thanh toán ngày càng tăng, dẫn đếnlợi nhuận giảm và làm giảm tỷ suất lợi nhuân trên vốn

Năm 2010, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất huy động bịđẩy lên cao Thay vì chỉ cần áp dụng mức lãi suất huy động và cho vay tương ứng là10% và 13% thì lãi suất trên thị trường đã cao hơn mức lãi suất mục tiêu tới 4 -5% Do

đó doanh nghiệp không thể vay vốn để quay vòng vốn và làm cho quy mô sản xuất củacông ty bị thu hẹp

* Lạm phát.

Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua giánguyên vật liệu đầu vào và giá thành sản phẩm đầu ra Lạm phát tăng cao gây ra tìnhtrạng với một lượng tiền như cũ thì không thể mua sắm lại tài sản của doanh nghiệpvới quy mô như ban đầu, tức là giảm sức mua của đồng tiền Doanh nghiệp phải ứng

ra một lượng vốn lớn hơn để có những tài sản tương đương như cũ, khi đó năng lựcvốn đã bị giảm Mặt khác, trong thời kỳ lạm phát, thu nhập của người dân điều chỉnhgây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, nếu doanhnghiệp không có biện pháp quản lý tốt có thể dẫn tới tình trạng mất vốn

Cụ thể: Do lạm phát làm cho giá cả của hàng hóa lên cao cụ thể như sắt thépthành phẩm của công ty phải nhập khẩu phôi sắt thép do lạm phát đồng tiền Việt Nam

Trang 22

mất giá so với USD do đó giá mua vào cao làm cho giá bán của sắt thép cũng lên giálàm cho sản phẩm của công ty tiêu thụ chậm hơn.

* Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

Đây là yếu tố quan trọng trong việc quyết định khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng lợi nhuậnnhờ vào nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng tính cạnhtranh cho sản phẩm Đồng thời doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ sản xuất kinhdoanh Doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức thuê tài chính để nhanh chóng nắm bắt kỹthuật công nghệ mới, mà số vốn bỏ ra ban đầu không nhiều

* Những rủi ro bất thường trong kinh doanh.

Các rủi ro bất thường mà doanh nghiệp không thể lường trước được như hỏahoạn, bão lụt… làm tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất, giảm dần giá trị dẫn tới mấtvốn của doanh nghiệp, các rủi ro này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốncủa công ty

1.2.3.2 Sự ảnh hưởng của nhân tố bên trong doanh nghiệp.

Các nhân tố thuộc môi trường bên trong có ảnh hưởng một cách trực tiếp đếntình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như quy chế tài chính, trình độchuyên môn của người lao động, ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên

* Quy chế tài chính, cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Quy chế tài chính của công ty là đưa ra các quyết định vay vốn, chuyển tiền,thanh toán nợ, các khoản phải thu của khách hàng… Trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty Các quy chế tài chính nội bộ của công ty đã đưa ra giúp cho cácnhân viên thực hiện đúng theo sự chỉ đạo đã đề ra của ban lãnh đạo công ty Bên cạnh

đó là các quy chế lương thưởng hay cho vay nợ đối với các nhân viên của công ty Khinhân viên làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm, hăng say trong công việc… Công ty

có chế độ thưởng cho các nhân viên này, dù không nhiều nhưng một chế độ tốt sẽkhuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn

Cơ cấu vốn của công ty là nhân tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đếnquá trình nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Cơ cấu vốn của công tynăm 2012 là chưa hợp lý

* Trình độ quản lý doanh nghiệp.

Trang 23

Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tây Hà có ban lãnh đạo có trình độquản lý tốt nên việc quản lý và sử dụng vốn khá tốt và hiệu quả Tuy nhiên do nhữngnăm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng gặp nhiều khó khăn làmột doanh nghiệp nên doanh nghiệp cũng không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng chungcủa nền kinh tế Công ty cũng chưa thu được hiệu quả như mong muốn có những kếhoạch huy động vốn chưa hợp lý, nhanh chóng, kịp thời, chi phí huy động vốn còncao.

* Trình độ chuyên môn của người lao động.

Trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả côngviệc, đối với cùng một công việc người có trình độ chuyên môn cao sẽ có thể hoànthành được nhanh, đúng yêu cần chất lượng hơn là người có trình độ chuyên môn kémhơn Vì vậy tại công ty đã thực hiện phân công công việc cụ thể theo đúng trình độ củangười lao động để nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh Các nhân viên khi được tuyển dụng vào công ty đều được sắp xếp vào các côngviệc phù hợp với ngành học

* Ý thức trách nhiệm của người lao động.

Ý thức trách nhiệm của người lao động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty Khi người lao động làm việc với hết trách nhiệm, ý thức trongcông việc thì công việc sẽ được hoàn thành tốt đúng kế hoạch giúp tăng năng suất laođộng hiệu quả công việc cũng được nâng cao, tiết kiệm chi phí Vì vậy công ty cổ phầnxây dựng và thương mại Tây Hà đã có các quy định trong lao động đối với nhân viên củamình nhằm tăng cường ý thức lao động làm việc Các nhân viên của công ty cũng đã có ýthức làm việc, giữ gìn của công ty tuy nhiên do công ty không quản lý chặt chẽ lắm nênmột số nhân viên vẫn chưa có ý thức thái độ nghiêm túc trong công việc, dẫn đến côngviệc bị sao nhãng, chưa tập trung, hiệu quả làm việc chưa tốt

* Kỹ thuật và máy móc thiết bị.

Các máy móc thiết bị của công ty cũng đóng vai trò quan trọng không kém.Máy móc thiết bị hiện đại thì công việc sẽ được hoàn thành nhanh, tốt Ngoài ra công

ty còn sử dụng máy vi tính là chủ yếu nên việc tạo lập và sử dụng các phần mềm máy

Trang 24

tính, phần mềm điện tử của công ty phải tốt và dễ sử dụng, đảm bảo không có trục trặckhi sử dụng Mặc dù vậy đôi khi các máy tính hỏng đột xuất, dẫn đến công việc bịngưng trệ, không lấy được số liệu Vì thế, hàng thánh, công ty đã trích một khoản đểdùng cho việc bảo dưỡng các máy tính đảm bảo hoạt động tốt nâng cao hiệu quả côngviệc.

Trang 25

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÂN XUÂN

2 1 Tổng quan về công ty TNHH đầu tư Xây dựng Tân Xuân

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân

2.1.1.1 Giới thiệu về công ty.

Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Xuân là một doanh nghiệp tư nhân đượchình thành theo giấy phép kinh doanh số 2500491328 cấp ngày 03/10/2012 của Sở kếhoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Địa chỉ trụ sở chính : Khu hành chính 15 – đường Nguyễn Tất Thành – phườngLiên Bảo – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc

Công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng là chủ yếu, là một đơn vị hạch toánkinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại Ngân HàngĐầu Tư và Phát Triển Vĩnh Phúc

Điện thoại: 02113.656.189

Số Fax: 02113656189

Mã số thuế: 2500491328

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.

a.Chức năng của Công ty:

Căn cứ vào giấy chứng nhận kinh doanh số 2500491328, công ty TNHH đầu tưxây dựng Tân Xuân được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép là một công

ty kinh doanh với chức năng nhiệm vụ “kinh doanh mua bán xi măng, sắt thép, sơn,gạch gói và các loại vật liệu khác, xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường

bộ, công trình công ích, công trình kỹ thuật dân dụng khác, cung cấp các dịch vụ vậnchuyển” Đến nay công ty đã được mở rộng với các đối tác, xác định lại phươnghướng, nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh, đổi mới bộ máy quản lý, đào tạo và nângcao trình độ chuyên môn của cán bộ

b Nhiệm vụ của Công ty

Công ty đã năng động tìm kiếm các nguồn hàng phong phú, đa dạng, bán hangđến tận công trình và phục vụ bán lẻ cho nhân dân Để có lượng hang thường xuyên

Trang 26

cung cấp cho thị trượng nhằm bình ổn giá cả, công ty tiến hành dự trữ, bảo quản một

số mặt hang chủ yếu, tổ chức tốt hệ thống kho hàng

Là một doanh nghiệp thương mại, việc cạnh tranh trong kinh doanh là một yếu

tố khách quan không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường Để đứng vững đượccông ty đã làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu củangười tiêu dung, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đem lại hiệu quả cao,thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, trả lương cho người lao động và có tíchlũy để tái sản xuất kinh doanh mở rộng

2.1.1.3 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty.

Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tân Xuân thuộc loại hình công ty cổ phần kinhdoanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng các công trình: “kinh doanh mua bán xi măng,sắt thép, sơn, gạch gói và các loại vật liệu khác, xây dựng nhà các loại, xây dựng côngtrình đường bộ, công trình công ích, công trình kỹ thuật dân dụng khác, cung cấp cácdịch vụ vận chuyển”

2.1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tân Xuân được thành lập theo giấy chứngnhận kinh doanh số 2500491328 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày03/10/2012

Tuy mới thành lập nhưng công ty đã nhanh chóng ổn định, giữ vững nhịp dộkinh doanh, củng cố cơ sở làm việc tạo đà cho việc phát triển hoạt động kinh doanhtrong thời gian tới

Công ty đã tích cực đầu tư chiều sâu, mua thêm nhiều máy móc chuyên nghànhhiện đại, trang thiết bị, từng bước cơ giới hóa công việc giảm bớt nạng nhọc cho ngườilao động

Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tân Xuân mới chỉ thành lập tính đến nay chỉđược hơn một năm chưa phải là thời gian dài nhưng công ty THHH đầu tư xây dựngTân xuân đã có được một số thành tích đáng kể Năm qua doanh thu và lợi nhuận củacông ty đạt được khá cao, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước, đảmbảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty

Trang 27

2.1.1.5 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Xuân.

Mô hình hạch toán của Doanh nghiệp đang áp dụng đối với các nhóm hàng củacông ty đang kinh doanh như sau:

Kinh doanh sắt thép:

Gồm các loại thép như: thép vằn có đường kính từ D10mm – D32mm, thépống, thép tấm, thép dây buộc, thép tròn cuộn, thép tròn đốt,… của các Nhà máy thépViệt Ý (VIS), thép Việt Nhật (HPS), thép Việt Úc, thép Việt Hàn (VPS), thép HòaPhát, thép Vinakansai (VKS) Theo các tiêu chuẩn SD 295/SD390; CII/CIII;GR40/GR60 (L = 11.7m)

Kinh doanh gạch ốp lát.

Gồm các loại gạch ốp như: gạch ốp Bati ốp mã 274 L1, gạch DUNY lát 40*40

mã 601 L1, Bati ốp 25*40 mã 241 L1, Prime build C trơn mã 273 L1, Sasulo lát 40*40

mã 408 L1, Sosulo lát 40*40 mã 026 L2, platino 50*50 mã 594 L1…s

Kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác:

Cung cấp các vật liệu khác phục vụ cho xây dựng như: xi măng, sơn,…cho cáccông trình, cũng như các nhu cầu nhỏ lẻ

Kinh doanh các loại dịch vụ:

Nhận thi công các công trình đường bộ,nhà các loại, công trình công ích và cáccông trình kỹ thuật dân dụng khác…

Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính công ty còn cung cấp các dịch vụ như: vậnchuyển hàng hóa đường bộ bằng xe ô tô, vận chuyển hành khách bằng xe taxi và cungcấp dịch vụ tư vấn công trình

Tất cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty đều tuân theo chu trình kinh doanhcủa một doanh nghiệp thương mại Cụ thể là: khi có đơn đặt hàng theo các phươngthức khác nhau, công ty tiến hành gửi bảng báo giá và hợp đồng kinh tế, sau khi haibên đã thỏa thuận và ký kết hợp đồng

Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính công ty còn cung cấp các dịch vụ như: vậnchuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách, và các dịch vụ khác

Tất cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty đều tuân theo chu trình kinh doanhcủa một doanh nghiệp thương mại Cụ thể là: khi có đơn đặt hang theo các phương

Trang 28

thức khác nhau, công ty tiến hành gửi bảng báo giá và hợp đồng kinh tế, sau khi haibên đã thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng công ty tiến hành mua hang của các nhàcung cấp và giao hang đúng như thỏa thuận Phương thức thanh toán được nêu rất rõrang trong hợp đồng Đối với từng khách hang thì công ty quy định thời gian thanhtoán khác nhau để đảm bảo nhu cầu thu chi và cũng như đảm bảo hoạt động kinhdoanh được diễn ra liên tục.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Xuân.

2.1.2.1 Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh.

Với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khi, thống nhấttheo đúng quy định hiện hành, Công ty đã xây dựng cho mình mô hình quản lý theohướng gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của mình

* Ban Giám đốc công ty

Ban Giám đốc là người giám sát trực tiếp các bộ phận: Bộ phận kinh doanh; Bộphận Văn phòng, Bộ phận tài chính kế toán

Giám đốc quản lý gián tiếp các Tổ kinh doanh thị trường và bán hàng; Tổ kiểmsoát; Tổ vận tải …thông qua các bộ phận trên

* Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh là phòng điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty,trực tiếp quản lý các tổ kinh doanh thị trường; tổ kiểm soát; tổ vận tải và là người chịutrách nhiệm trước giám đốc

và là người chịu trách nhiệm trước giám đốc

* Tổ kinh doanh thị trường và bán hàng

Tổ này có chức năng và nhiệm vụ là tìm kiếm và phân tích thị trường từ đó xemxét nên kinh doanh ở thị truờng nào.Tổ này chịu trách nhiệm trực tiếp trứơc Phó giámđốc phụ trách kinh doanh

Trang 29

* Tổ kiểm soát gồm có Thủ kho và bảo vệ

Thủ kho là người quản lý tất cả các hoạt động xuất nhập hàng có nhiệm vụkiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của các chứng từ nhập xuất kho theo đúng nguyên tắcquản lý hàng tồn kho của công ty và chịu trách nhiệm trước Phó giám đốc phụ tráchkinh doanh

Bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn của kho hàng và trong công ty đồng thờiquản lý việc giao nhận hàng trong quá trinh xuất nhập kho hàng hoá

Bộ phận kinh doanhPhó GĐ phụ trách kinh doanhVăn Phòng

Bộ phận Tài chính

Kế toánTrưởng phòng Tài chính kế toán

Tổ kinh doanh thị

trường và bán

hàng

Tổ kiểm soát Thủ kho + Bảo vệ Đội vận tải + Bốc Tổ vận tải

xếpBan Giám đốc

Ngày đăng: 07/05/2015, 18:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w